CƠ HỘI ĐẦU TƯ x3 tài khoản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tranlocvnd, 18/07/2022.

3943 người đang online, trong đó có 252 thành viên. 06:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 59957 lượt đọc và 331 bài trả lời
  1. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
  3. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
    múc
  4. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    vừa nãy có vài lệnh mua lên khá quyết liệt, thị trường biết tốt rồi
  5. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    * Giai đoạn 1: Nên đầu tư tuyến Bình Dương - Sài Gòn - Cần Thơ [171 Km]… Cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long & Miền Đông Nam Bộ … sẽ phát triển “ Tầm Thế giới “ * Giai đoạn 2: Sai Gòn - Nhà Trang * Giai đoạn 3: Hà Nội - Đà Nẵng

    [​IMG]
  6. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ xây đường sắt cao tốc Bắc Nam
    Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, phát triển đường sắt cao tốc Bắc Nam.

    Sáng 22/7, tại buổi tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Thủ tướngPhạm Minh Chínhnêu rõ, phát triển đường sắt cao tốc Bắc Nam có thể theo tinh thần làm từng đoạn, dễ trước, khó sau, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

    Ngoài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản và JBIC thúc đẩy chương trình hợp tác ODA thế hệ mới mà Thủ tướng hai nước đã trao đổi; hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, trong đó có các dự án đường bộ cao tốc đang được đẩy mạnh trên cả nước, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, nâng cao năng lực y tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

    Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản và JBIC giúp đỡ Việt Nam tiếp cận khoản hỗ trợ 10 tỷ USD Thủ tướng Nhật Bản đã cam kết tại Hội nghị COP26 để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), sáng 22/7. Ảnh:Nhật Bắc

    JBIC tập trung hỗ trợ Việt Nam về tham vấn chính sách, nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản trị để phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo; đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chế tạo, sản xuất các trang thiết bị trong lĩnh vực điện mặt trời, điện gió, với kế hoạch, dự án cụ thể.

    Thủ tướng mong muốn JBIC khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang Việt Nam, thúc đẩy Nhật Bản sớm thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam.

    Đáp lại, Chủ tịch JBIC đánh giá cao những cam kết, hành động của Việt Nam về các vấn đề môi trường. Ông Maeda Tadashi nhất trí với đề nghị của Thủ tướng, khẳng định JBIC mong muốn hợp tác cùng Việt Nam về nhiều mặt trong nhiều lĩnh vực.

    Việt Nam là một trong hai quốc gia đối tác trọng điểm của Nhật Bản tại ASEAN về triển khai các chiến lược hợp tác thích ứng biến đổi khí hậu để thực hiện ý tưởng tạo lập cộng đồng phát thải ròng bằng 0 ở châu Á, thông qua các kế hoạch, dự án cụ thể.

    Chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc từng được trình Quốc hội vào tháng 6/2010 songkhông đượcthông qua. Đầu năm 2022, báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ và đang được Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét.

    Lần này, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1.559 km, tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách; còn đường sắt Bắc Nam quốc gia hiện nay được cải tạo để chở hàng.

    Tổng mức đầu tư dự kiến trên 58 tỷ USD (tương đương 1,3 triệu tỷ đồng). Giai đoạn một (trước năm 2030) sẽ đầu tư hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang, tổng mức đầu tư khoảng 112.000 tỷ đồng.

    Đơn vị tư vấn tính toán đoàn tàu khai thác tốc độ 320 km/giờ đi từ Hà Nội đến Vinh mất một giờ, trong khi di chuyển bằng đường hàng không bao gồm thời gian bay, kiểm tra an ninh sẽ mất 3 giờ. Đường sắt đi trên chặng Hà Nội - Nha Trang là 4,2 giờ, tương đương đi máy bay và làm thủ tục khoảng 4,5 giờ; chặng Hà Nội - TP HCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ một giờ.

    Giá vé tàu tốc độ cao 320 km/giờ được tính toán và giữ ở mức bằng khoảng 75% giá vé bình quân máy bay.
  7. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
  8. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Gửi các bác đọc cho vui

    Chuyên gia: Nếu thuận lợi, dòng vốn đổ vào BĐS cả năm nay rơi vào khoảng 800.000 tỷ đồng

    14:41 | 16/08/2022
    Chia sẻ
    Theo số liệu từ Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 420.000 tỷ đồng. Và nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì con số cả năm sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ đồng.
    Trong bối cảnh bất động sản rơi vào trầm lắng, nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt, thị trường dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.

    [​IMG]
    TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh:TheLEADER).

    Chia sẻ tại “Diễn đàn bất động sản: Những vùng đất tiềm năng" doTạp chí điện tử Nhà Quản Trịtổ chức sáng 16/8, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, thị trường bất động sản đang bị điều chỉnh giảm và đây cũng là thời điểm vàng để chấn chỉnh thị trường. Bởi trong hai năm vừa qua có hiện tượng, nhà nhà người người đầu tư đất đai, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế.

    Theo chuyên gia, thời gian vừa qua, có ít nhất 4 dòng vốn vào bất động sản. Thứ nhất, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái, cao hơn so với mức 9,35% tăng trưởng chung và chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67%.

    Thứ hai là vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022).

    Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7. Và cuối cùng là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng lượng phát hành 7 tháng qua.

    “Theo thống kê của chúng tôi, tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 420.000 tỷ đồng và nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì con số cả năm sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ. Đây là một con số không hề nhỏ so với toàn bộ lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế”, vị này cho biết.

    Cũng theo thông tin từ ông Lực, trong tháng 8 này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 153 sửa đổi. Qua đó, kênh trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng sôi động trở lại, dù không bùng nổ như hai năm vừa qua nhưng mức tăng trưởng khả thi có thể đạt 30 – 35%.

    Ông Lực cho biết thêm, dòng vốn đang tồn đọng trong thị trường bất động sản hiện nay tương đối lớn, tức là doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau. Cụ thể, có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT, CEO FiinGroup. (Ảnh:TheLEADER).

    Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT, CEO FiinGroup cho biết, 54 doanh nghiệp bất động sản niêm yết hiện có số dư nợ vay khoảng 435.000 tỷ đồng. Con số này theo ông Thuân là rất lớn, tương đương khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng cho các chủ đầu tư bất động sản. Ngoài ra, còn có vốn tín dụng quốc tế với số dư huy động khoảng 4 tỷ USD.

    “Điều này cho thấy trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ, rủi ro tại thị trường bất động sản Việt Nam tăng lên, vẫn có nhà đầu tư quốc tế sẵn sàng rót vốn. Tuy nhiên, cần phải nhìn rộng hơn. Trên thực tế, tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản không lớn, chỉ chiếm 14%, còn lại là từ khách hàng, đối tác. Để đánh giá đúng về tín dụng bất động sản, chúng ta cần một góc nhìn rộng hơn, không chỉ room tín dụng, không chỉ trái phiếu doanh nghiệp, mà là toàn bộ cơ chế tín dụng trong lĩnh vực này”, vị này nhận định.

    Cũng theo ông Thuân, hoạt động phát hành trái phiếu bất động sản tại Việt Nam đã giảm sút mạnh trong nửa đầu năm nay nhưng không đóng băng. Chất lượng tín dụng của doanh nghiệp bất động sản trong nước vẫn rất ổn, với mức độ đòn bẩy nói chung chưa đến 1,5 lần. Nếu tính cả đòn bẩy từ đối tác kinh doanh, con số này vẫn khoảng 1 lần, thấp hơn khá nhiều khi so sánh với thị trường Trung Quốc.

    Mặt khác, mức lợi nhuận gộp của chủ đầu tư Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc, đây là dự địa quan trọng để các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam “co giãn” khi có biến cố.

    Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, điểm đáng lo ngại là vòng quay hàng tồn kho bất động sản vẫn duy trì ở mức cao. Hiện vòng quay hàng tồn kho bất động sản đã tăng lên 1.500 ngày, tương đương với lượng hàng đang có trên thị trường hiện nay phải 4 năm mới hấp thụ hết. Con số này tương đương với thị trường Trung Quốc, cho thấy rủi ro đáng lo ngại.

    Đổi lại, điểm tích cực là nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn, qua đó giảm đáng kể áp lực vỡ nợ dây chuyền.

    “Theo quan điểm tôi từng tham vấn nhiều lần cho Chính phủ, chúng ta có thể chấp nhận một khẩu vị rủi ro nhất định, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận vỡ nợ. Tỷ lệ nợ xấu bất động sản tính đến hết tháng 6 là 1,5%. Vậy nếu trái phiếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ xấu 1 – 3% cũng là mức bình thường. Với quy mô 1,5 triệu tỷ đồng, chúng ta có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu khoảng 15.000 – 30.000 tỷ đồng tôi nghĩ là điều chấp nhận được. Quan trọng là làm sao để rủi ro này không ảnh hưởng xấu tới người dân, xã hội và nền kinh tế.
  9. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Chính phủ quyết nghị khởi công xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM vào 30/6/2023
    16-08-2022 - 18:49 PM|Bất động sản

    ĐỌC BÀI-7:30
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
    [​IMG]
    Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là 75.378 tỉ đồng.

    Chính phủ quyết nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Quốc hội khóa XV quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, cụ thể như sau:

    Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (Dự án) đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022, chia thành 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công, đi qua địa bàn 03 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 04 dự án thành phần bồi thường hỗ trợ tái định cư. Mỗi dự án là một dự án thu hồi đất trên địa bàn của 01 tỉnh mà không phải là dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Đất đai năm 2013.

    4 tỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư các dự án thành phần

    Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư các dự án thành phần. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các dự án thành phần.

    Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết số 57/2022/QH15 được Quốc hội thông qua. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

    Dự kiến tiến độ, kế hoạch triển khai

    Nghị quyết cũng nêu cụ thể dự kiến tiến độ, kế hoạch triển khai. Theo đó, lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thành phần: Bắt đầu từ 5/8/2022, hoàn thành 15/11/2022.

    Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng dự án thành phần: Bắt đầu từ 10/8/2022, hoàn thành 30/11/2022.

    Bàn giao hồ sơ và cọc GPMB cho địa phương: Bắt đầu từ 10/8/2022, hoàn thành 30/9/2022.

    Địa phương thực hiện công tác GPMB: Bắt đầu từ 1/10/2022, hoàn thành 30/3/2024

    Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán; lựa chọn nhà thầu xây lắp, Tư vấn giám sát,... và khởi công: Bắt đầu từ 30/11/2022, hoàn thành 30/6/2023.

    Tổ chức thi công: Bắt đầu từ 30/6/2023, hoàn thành 30/6/2026.

    Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện

    ADVERTISING
    iTVCfrom Admicro
    Chính phủ cho phép UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án, bao gồm:

    Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến) để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng trên sẽ được cập nhật đảm bảo phù hợp dự án đầu tư được duyệt.

    Khẩn trương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở, căn cứ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng được phê duyệt, các địa phương xác định nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức thực hiện các bước tiếp theo; tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).

    Các địa phương xác định vị trí diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu của các dự án thành phần; thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có) bảo đảm tiến độ thi công.

    Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; điều chỉnh cục bộ các quy hoạch có liên quan đến Dự án; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần đảm bảo nguyên tắc kết quả thực hiện của một số công việc được thực hiện ở bước trước là cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

    Cơ chế khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ và các cơ chế sau:

    Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác:

    Trước khi khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 57/2022/QH15, nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 53 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; trình tự thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho Dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan.

    Với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho Dự án đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho Dự án (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường sau khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký văn bản cam kết cung cấp vật liệu cho nhà thầu thi công Dự án. Nội dung giấy phép khai thác (điều chỉnh) phải xác định đơn vị sử dụng khoáng sản là nhà thầu thi công Dự án. Sau khi đã khai thác cung cấp đủ khối lượng cho Dự án, dừng việc nâng công suất, tiếp tục khai thác theo công suất quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

    Cho phép UBND Thành phố Hồ Chí Minh cập nhật chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án vào Tổng mức đầu tư của dự án thành phần 1: xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc).

    Nghị quyết cũng giao một số nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành và địa phương.
  10. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Thu nhập của lao động trong ngành nào tăng nhiều nhất trong 6 năm qua?
    16-08-2022 - 15:08 PM|Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    ĐỌC BÀI-3:10
    [​IMG]
    Theo Niên giám thống kê 2021, thu nhập bình quân (TNBQ) một tháng của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động năm 2015 đạt mức 6,966 triệu đồng. Đến năm 2020, mức thu nhập này đã tăng lên hơn 9,5 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 1,4 lần so với năm 2015.

    Báo cáo chỉ ra TNBQ một tháng của lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2015 - 2020.

    Xét theo loại hình doanh nghiệp, TNBQ một tháng của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đã tăng gấp 1,4 lần trong giai đoạn 2015 - 2020, từ 7,5 triệu đồng/người (năm 2015) lên 10,5 triệu đồng/người (năm 2020).

    Cũng trong giai đoạn này, TNBQ một tháng của người lao động trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng từ 6,2 triệu đồng/người lên 8,2 triệu đồng/người trong vòng 6 năm. Trong khi đó, TNBQ một tháng của người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 9,5 triệu đồng/người lên 15,3 triệu đồng/người.

    Xét theo ngành kinh tế,lao động hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập có mức tăng nhất trong vòng 6 năm. Năm 2015, trung bình lao động trong ngành này có mức thu nhập gần 16 triệu đồng/tháng và tăng vọt lên gần 22 triệu đồng/tháng vào năm 2017. Đến năm 2020, người lao động trong ngành này trung bình một tháng có thu nhập trên 25 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015.

    Cụ thể, TNBQ của lao động trong hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) vào năm 2020 là 25,3 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,6 lần so với năm 2015.

    Thu nhập của lao động trong lĩnh vực bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc) năm 2015 đạt hơn 21 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2020, mức thu nhập này tăng 1,5 lần, đạt hơn 32 triệu đồng/người/tháng.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Thống kê

    ADVERTISING
    iTVCfrom Admicro
    Ngành có thu nhập tăng nhiều thứ 2 là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Năm 2020, lao động trong ngành này có TNBQ một tháng trên 12,2 triệu đồng/người, tăng 1,53 lần so với năm 2015.

    Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là một ngành có mức tăng thu nhập cao. Cụ thể, năm 2020, TNBQ mỗi tháng của một lao động trong ngành công nghiệp này đạt hơn 9 triệu đồng, cao gấp 1,4 lần so với năm 2015.

    Trong nhóm ngành này, lao động trong hoạt động sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy có mức thu nhập tăng nhiều nhất với 1,49 lần, từ 6,5 triệu đồng/người/tháng năm 2015 lên 9,6 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm cũng là lĩnh vực lao động có mức thu nhập tăng cao khi tăng từ 6,4 triệu đồng/người/tháng (năm 2015) lên 9,5 triệu đồng/người/tháng (năm 2020).

    Ngoài ra, lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và khai khoáng cũng có thay đổi nhiều trong thu nhập khi TNBQ năm 2020 tăng 1,35 lần so với năm 2015.

    Bên cạnh đó, lao động trong vận tải hàng không lại có mức thu nhập giảm nhiều nhất trong 6 năm qua. Năm 2015, TNBQ một tháng của lao động đạt 24,5 triệu đồng và tăng lên 29,6 triệu đồng vào năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2020, mức thu nhập của lao động trong ngành giảm xuống còn 18,5 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ trang này