CƠ HỘI ĐẦU TƯ x3 tài khoản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tranlocvnd, 18/07/2022.

3044 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 04:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 59948 lượt đọc và 331 bài trả lời
  1. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Thành tích
    1. Huân chương lao động hạng I về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 theo Quyết định số 1139/QĐ-CTN ngày 27/08/2008.
    2. Huân chương lao động hạng II về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1998-2002 theo Quyết định số 568/2003/QĐ/CTN ký ngày 28/08/2003;
    3. Huân chương lao động hạng III về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1990-1995 theo Quyết định số 625 KT/CT ký ngày 12/10/1995;
    4. Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về việc đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 28/04/2008;
    5. Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ tổ quốc số 1164/ QĐ-TTg ngày 06/09/2007;
    6. Huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng
  2. Tuan2017

    Tuan2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2018
    Đã được thích:
    1.876
    Mấy ngày trước có đứa nào dìm ITC thế nhỉ ??? nay lại có pic mọc lên PR =)) kịch vl
    Tranlocvnd thích bài này.
  3. Giang78

    Giang78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2020
    Đã được thích:
    663
    VKC lãi quý 2/2022 là 25 tỉ gấp 20 lần so với quý 1 và cùng kỳ năm 2021.
    Bắt đầu trở lại đường đua
    Tranlocvnd thích bài này.
  4. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Thị trường luôn có người này người kia. Người có quan điểm này, người có quan điểm kia. Mà thường thì ai muốn mua sẽ chê, ai nắm giữ cổ sẽ khen
    --- Gộp bài viết, 21/07/2022, Bài cũ: 21/07/2022 ---
    Chúc bác thành công với deal này
    --- Gộp bài viết, 21/07/2022 ---
    [​IMG]



    Nợ mỗi năm một ít dần
  5. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
    Chừng nào nổ vol, tui xúc t3
    --- Gộp bài viết, 21/07/2022, Bài cũ: 21/07/2022 ---
    Mai xúc thêm 300 cổ ủng hộ chủ pick
    --- Gộp bài viết, 21/07/2022 ---
    .
  6. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Dự án đường vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội thông qua: Xắn tay triển khai dự án
    17/06/2022 08:47 GMT+7
    Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM
    [​IMG]
    Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Bến Lức, tình Long An) kết nối với dự án vành đai 3 TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

    Đây là tin vui mà hàng triệu người dân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mong chờ suốt nhiều năm qua, vậy kế hoạch triển khai sẽ ra sao?

    Nhiều cơ chế đặc thù

    Theo nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư khoảng 76,34km đường vành đai 3, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Về giải phóng mặt bằng toàn tuyến sẽ thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) đã đầu tư.

    Dự án cũng được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể như về nguồn vốn đầu tư sẽ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỉ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về các địa phương để thực hiện, trong đó TP.HCM là 10.627 tỉ đồng, Đồng Nai là 856 tỉ đồng, Bình Dương là 4.266 tỉ đồng và Long An là 1.397 tỉ đồng. Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

    Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và địa phương theo tỉ lệ vốn góp đầu tư.

    UBND TP.HCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

    Trong 2 năm kể từ khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; các gói thầu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

    Thời gian tới triển khai ra sao?

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở GTVT TP.HCM - cho hay TP rất vinh dự được giao nhiệm vụ làm cơ quan chuẩn bị, lập chủ trương đầu tư và là cơ quan đầu mối điều phối dự án.

    Ở bước tiếp theo, ông Lâm cho biết TP sẽ phối hợp với các địa phương để trình Chính phủ ban hành nghị quyết triển khai dự án, đồng thời bàn giao hồ sơ cho các địa phương. Vành đai 3 có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm 2 dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Các địa phương sẽ chỉ đạo thực hiện nhanh từng phần liên quan đến mình, đảm bảo tiến độ chung. TP.HCM là nơi điều phối chung để đảm bảo thống nhất về tiến độ, các yếu tố kỹ thuật, chất lượng công trình...

    Ông Lâm cho biết hiện kế hoạch phối hợp triển khai dự án đã được xây dựng, dự kiến các địa phương sẽ ký kết trong đầu tháng 7. Các mốc thời gian được xác định rõ ràng: tháng 7-2022 khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; quý 4-2022 bàn giao ranh dự án để triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cuối năm 2023 bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng. Tất cả các công việc đều phải triển khai đồng bộ, khẩn trương để đảm bảo khởi công dự án vào cuối năm 2023.

    Cũng theo ông Lâm, dự án vành đai 3 sẽ có mô hình tổ chức lãnh đạo, điều hành dự án tương ứng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Trong đó, tổ công tác dự án vành đai 3, vành đai 4 do TP.HCM thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng sẽ chỉ đạo các vấn đề quan trọng, mang tính chất liên tỉnh như vấn đề kỹ thuật, vật liệu, chính sách bồi thường..., còn địa phương sẽ thành lập ban chỉ đạo dự án thành phần. Cùng với đó sẽ có ban chỉ huy dự án vành đai 3 do TP.HCM là cơ quan thường trực để điều hành giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

    Để tư vấn cho Ban chỉ đạo dự án, TP sẽ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và am hiểu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, vật liệu xây dựng, công nghệ, tổ chức thi công, đấu thầu... tham gia hội đồng cố vấn dự án. Còn để điều hành dự án, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin để quản lý. Nếu đơn vị nào, khâu nào để chậm trễ làm ảnh hưởng tiến độ, ứng dụng sẽ tự động nhắc việc và báo cáo Ban chỉ đạo theo dõi, đôn đốc. Nếu tiếp tục bị chậm trễ thì sẽ bị xử lý, như vậy mới đáp ứng được yêu cầu cấp bách của dự án này.

    "Dự án vành đai 3 đã được Quốc hội cho áp dụng các cơ chế đặc biệt, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các bộ ngành. TP.HCM và các địa phương sẽ nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành công trình đúng theo tiến độ cam kết", ông Lâm nói.

    TP.HCM khẩn trương điều chỉnh quy hoạch

    Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản khẩn yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan rà soát điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với dự án tuyến đường vành đai 3 TP.HCM. Theo đó, Sở GTVT và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP được giao trong 5 ngày làm việc cung cấp thông tin, dữ liệu ranh dự án mới nhất để TP Thủ Đức và các huyện rà soát, điều chỉnh quy hoạch.

    UBND các địa phương trong 10 ngày làm việc thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể của công tác tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch. Sau đó, báo cáo để Sở Quy hoạch - kiến trúc tổng hợp trình TP trong 7 ngày làm việc. Các địa phương được yêu cầu chủ động thực hiện các thủ tục, hồ sơ cụ thể để tiến hành điều chỉnh theo quy định.

    Sở Tài nguyên và môi trường TP trong 7 ngày làm việc hướng dẫn huyện Củ Chi về đơn giá lập quy hoạch sử dụng đất để huyện phê duyệt dự toán và tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai đồ án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

    Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định. Sở Tài nguyên và môi trường TP trong 5 ngày làm việc có ý kiến hướng dẫn các địa phương về cơ sở pháp lý của dự án nhằm phục vụ công tác cắm mốc giới và thuhồi đất.
  7. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Tập trung nguồn lực phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 460.000 tỷ đồng.
    Thanh Liêm (TTXVN/Vietnam+)21/06/2022 21:06 GMT+7
    https://link.gov.vn/b8mkdv4sĐồng bằng sông Cửu Long kết nối hành lang đô thị công nghiệp toàn vùng[/paste:font]
    21/06/2022 11:05
    Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    21/06/2022 08:56
    Hội tụ đủ các điều kiện tạo "đột phá" cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    20/06/2022 17:01
    Công bố quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030[/paste:font]
    18/06/2022 15:41
    Phát triển kinh tế ĐBSCL: Khơi thông điểm nghẽn phát triển logistics[/paste:font]
    09/06/2022 16:38
    [​IMG]Cánh đồng lúa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trên cao. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
    Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 diễn ra ngày 21/6 tại thành phố Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 460.000 tỷ đồng.

    Dồn lực cho giai đoạn 2021-2025

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

    Kinh tế-xã hội vùngĐồng bằng sông Cửu Longđã đạt kết quả khá toàn diện, trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp, là trụ đỡ bảo đảm an ninh lương thực, có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây. Tuy nhiên, sự phát triển của vùng còn khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, do nhiều nguyên nhân nội vùng và ngoại vùng.

    Trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách Nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án do địa phương quản lý dự kiến khoảng 320.000 tỷ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016-2020.

    Ngoài ra, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua một số bộ như Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế... để triển khai các công trình dự án trong vùng đạt khoảng 140.000 tỷ đồng. Tổng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng khoảng 460.000 tỷ đồng.

    Với số vốn được bố trí như trên, sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm như các tuyến đường bộ cao tốc: Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cần Thơ-Cà Mau, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, các quốc lộ; toàn bộ tuyến đường ven biển; một số trục động lực quan trọng kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ; cảng hàng không; các công trình thủy lợi cấp nước, trữ nước, kiểm soát mặn...

    Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải và 13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm việc với nhóm sáu ngân hàng phát triển gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB) thống nhất tài trợ khoảng 2,2 tỷ USD để triển khai 20 dự án liên kết vùng trong giai đoạn 2021-2025.

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long xác định các đột phá mang tính chiến lược; trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy con người làm trung tâm.

    Vùng tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt chú trọng đến hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ thông qua hai trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thủy nội địa và tuyến đường sắt nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ trong tương lai.

    Đồng thời phát triển tuyến đường bộ ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang, gắn với kiểm soát xâm nhập mặn, sắp xếp lại dân cư, bảo đảm quốc phòngan ninh, hình thành hành lang kinh tế mở, hướng ra biển.

    Đến năm 2030, vùng sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000km đường quốc lộ; bốn cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

    Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, suy giảm tài nguyên nước, một số cửa sông bị bồi lắng, rồi biến mất, dòng chảy ít nhiều bị tác động bởi các công trình đập nước, hồ chứa ở thượng nguồn gây hệ luỵ sụt lún, sạt lở... là những thách thức của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Xác định tính cấp thiết của thách thức này, Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh quan điểm phát triển vùng là “Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi.” Tài nguyên nước không chỉ giới hạn ở nước ngọt mà còn cả nước lợ, nước mặn.

    [Thủ tướng: Thực hiện thật tốt chủ trương, chính sách phát triển ĐBSCL]

    Tài nguyên nước gắn kết chặt chẽ, mật thiết với các vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng, dựa vào nguồn nước, bao gồm vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái mặn-lợ, vùng chuyển tiếp ngọt lợ, ngọt-lợ luân phiên. Với tinh thần “chủ động, linh hoạt” thích ứng với sự thay đổi sẽ tiếp tục mở ra dư địa phát triển mới.

    Về đầu tư xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nhu cầu đầu tư cho vùng khoảng 41.257 tỷ đồng; trong đó, rà soát những nội dung ưu tiên thì nhu cầu khoảng 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.

    [​IMG]Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vùng đồng Đằng sông Cửu Long từ trên cao. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
    Dự kiến danh mục một số dự án trọng điểm cần đầu tư gồm: hoàn thiện hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên; dự án hệ thống thủy lợi liên tỉnh vùng giữa sông Tiền-sông Hậu và bán đảo Cà Mau; cụm công trình kiểm soát mặn, củng cố, nâng cấp đê biển Tây; hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A; công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn…

    Tháo điểm nghẽn về giao thông

    Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, với sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, trong nhiệm kỳ này, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm 400km đường cao tốc. Bên cạnh đó, cảng nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ tạo điểm đến thuận lợi, thu hút đầu tư mạnh mẽ để phát triển đột phá cho vùng.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, giao thông vận tải của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang là điểm nghẽn rất lớn. Dù Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư nhưng hệ thống giao thông hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu.

    Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2021-2025, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã tập trung điều chỉnh giao thông; trong đó, xác định giao thông vận tải đã đóng góp những gì cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư đến với khu vực này.

    Có một số điểm đột phá như đảm bảo cho tàu tải trọng 10.000 tấn đến với cảng Cần Thơ, đồng thời bổ sung cảng nước sâu Trần Đề. Đây được xem là cửa ngõ chính miền Tây, nơi tàu 80.000-100.000 tấn có thể hoạt động.

    Về đường bộ, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đây là lĩnh vực hết sức cần thiết và cần phải kết nối với các cảng biển với trung tâm thành phố Cần Thơ. Trong nhiệm kỳ này, Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ đã tập trung cho Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đến thời điểm này, 86.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thống nhất để tập trung vào phát triển đột phá hệ thống đường cao tốc.

    Hiện nay, cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 90km đường cao tốc và 30km đường cao tốc nữa đang được triển khai. Trong nhiệm kỳ này, dự kiến sẽ có thêm 400km đường cao tốc nữa sẽ hoàn thành kết nối Thành phố Hồ Chí Minh-thành phố Cần Thơ, thành phố Cần Thơ đến mũi Cà Mau. Hiện nhiều dự án cao tốc đang được từng bước triển khai như: cao tốc Cần Thơ-Trần Đề (Sóc Trăng), tuyến An Hữu-Cao Lãnh-Rạch Giá.

    “Chúng tôi xác định cao tốc phải kết nối để phát triểnkinh tế, do đó điểm cuối của hệ thống cao tốc này kết nối vào cảng Trần Đề, tàu 100.000 tấn chỉ cách Cần Thơ 100km.

    Với hệ thống đường cao tốc kết nối với cảng Trần Đề, cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, chúng tôi tin rằng sau nhiệm kỳ này, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là điểm đến thuận lợi, thu hútđầu tưmạnh mẽ, đạt hiệu quả cao, có đủ tiềm năng và điều kiện để phát triển đột phá,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

    Ngoài đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ tập trung phát triển vận tải biển, đường sắt, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với đường hàng không, ngoài sân bay Cần Thơ, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu nâng cấp ba sân bay là Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, đảm bảo tiếp nhận được máy bay loại Airbus A320 từ 180-250 ghế.

    Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng kêu gọi các nhà đầu tư đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, các địa phương trong vùng phải nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, vì sự phát triển chung của vùng và sự kỳ vọng của người dân./.

    [​IMG]Thành phố Cần Thơ nhìn từ trên cao. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
    --- Gộp bài viết, 22/07/2022, Bài cũ: 22/07/2022 ---
    .
  8. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
    mới xúc mấy trăm cổ t3 mà yếu quá
  9. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
  10. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    [​IMG]

    Vốn hóa hiện tại ITC chỉ hơn 900. Định giá hiện tại quá rẻ, chờ itc về giá trị

Chia sẻ trang này