Có khả năng lại "đánh nhau" : Thị trường hồi phục phiên thứ 4 liên tiếp ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 10/10/2012.

7221 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7447 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. satthuvni83

    satthuvni83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2010
    Đã được thích:
    2.941
    Ngân hàng Mỹ rót 1,5 tỷ USD cho Việt Nam

    Ông James S. Lewis, Giám đốc phát triển kinh doanh US Eximbank cho biết, nhà băng này sẽ dành hạn mức tín dụng 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các dự án hợp tác thương mại giữa Mỹ với Việt Nam.

    - Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về gói tín dụng 1,5 tỷ USD mà Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ muốn dành cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới?

    - Trước đó, vào tháng 6/2011, Chủ tịch của US Eximbank sang thăm Việt Nam và có ký kết bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển (VDB), trong đó thỏa thuận sẽ mở ra khoản tín dụng tài trợ 500 triệu USD cho phía Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm đó, US Eximbank đã quyết định nâng mức tín dụng này lên 1,5 tỷ USD.

    Khoản tiền này được nhà băng tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở, các dự án tái tạo năng lượng, và các dự án về y tế... Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ dừng lại ở các dự án do nhà nước đầu tư mà còn mong muốn làm việc và hợp tác trực tiếp với các tập đoàn lẫn công ty tư nhân ở Việt Nam.


    Ông James S. Lewis, Giám đốc phát triển kinh doanh US Eximbank. Ảnh: Lệ Chi
    - Vậy thì theo ông làm sao để thu hút doanh nghiệp tư nhân vay vốn?

    - Đúng là US Eximbank quan tâm những mảng liên quan đến cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, môi trường và y tế... nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất khuyến khích các mảng khác mà các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam có thể tham gia được. Theo đó, những đối tượng này có thể làm việc với các ngân hàng trong nước là đối tác của Eximbank để đứng ra bảo lãnh.

    US Eximbank là một ngân hàng cho vay nên cần phải đảm bảo rằng khi cho vay thì phải thu hồi được vốn về. Và chúng tôi khó có thể tự đánh giá về năng lực hoặc hiệu suất của các doanh nghiệp của Việt Nam. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải hợp tác với các ngân hàng Việt Nam để có thể giúp chúng tôi rõ hơn về thông tin của các doanh nghiệp này.

    Tại các buổi hội thảo mới đây, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa này nên có quan hệ tốt với ngân hàng Việt Nam để thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn 1,5 tỷ USD này.

    - Lý do nào khiến US Eximbank quan tâm mở rộng tín dụng đến khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam?

    - Có hai lý do, thứ nhất là tại Mỹ, Quốc hội quy định có ít nhất 20% hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, chúng tôi có khoảng 85% các khoản vay là dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

    Vì lý do đó, chúng tôi cũng muốn các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiểu rằng, US Eximbank cũng muốn hỗ trợ cho họ các khoản vay để đảm bảo nguồn tài chính khi mua hàng từ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ.

    Ngoài ra, việc cung ứng vốn này cũng nhằm tạo ra niềm tin cho các doanh nghiệp Mỹ khi bán hàng hóa cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam. Đây là một phần mà Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho xuất khẩu nên các khoản vay có mức lãi suất khá ưu đãi.

    - Ông có thể cho biết trong những năm qua, việc hỗ trợ tín dụng từ phía US Eximbank dành cho thị trường Việt Nam diễn ra như thế nào?

    - Trong năm 2011, US Eximbank đã có những giao dịch mới trị giá 36 triệu USD. Đây là số tiền tương đối thấp và chúng tôi sẽ tăng cường các giao dịch để tăng số vốn giải ngân lên.

    Theo đó, trong năm 2012 này, giao dịch giữa hai bên hy vọng sẽ đạt 230 triệu USD. Và thời gian tới, chúng tôi mong muốn nguồn vốn vay dành cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giải ngân hết hạn mức 1,5 tỷ USD.

    - Vậy thưa ông, cách thức và tiến độ giải ngân gói tín dụng 1,5 tỷ USD này được triển khai ra sao?

    - US Eximbank sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong nước để thực hiện giải ngân số vốn này. Hiện nay, chúng tôi đã chính thức làm việc với 6-7 ngân hàng của Việt Nam (đa số là ngân hàng khối cổ phần, có đóng góp vốn của Nhà nước) để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, vì theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên, chúng tôi phải giữ bí mật về thông tin cụ thể của các ngân hàng này, trừ khi các nhà băng đó tự chia sẻ thông tin ra ngoài.

    Theo đó, US Eximbank sẽ làm việc với các ngân hàng thương mại của Việt Nam và gặp gỡ các công ty Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị từ Mỹ.

    Về tiến độ giải ngân 1,5 tỷ USD tùy thuộc vào việc triển khai các dự án hợp tác với Việt Nam và nhu cầu của các doanh nghiệp cần mua trang thiết bị như thế nào.

    Thực ra thì nguồn vốn dự kiến 1,5 tỷ USD này chúng tôi đã có sẵn, vấn đề là US Eximbank còn chờ những giao dịch cụ thể từ các nhà nhập khẩu Việt Nam để tiếp cận số vốn trên.

    Lệ Chi
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI tháng 10/2012 có thể tăng dưới 1%

    (NDHMoney) Mô hình Leontief và ARIMA tiếp tục cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 có thể tăng dưới 1%.

    Kiểu tăng “giật cục” của dịch vụ y tế và học phí khiến mặt bằng giá có bước đệm “dày” để hạ nhiệt trong tháng này. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục do tiền tệ được nới lỏng hơn so với giai đoạn trước.

    Mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt, được NDHMoney áp dụng, tiếp tục cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 có thể tăng dưới 1%. Như vậy, biên độ thay đổi là khá lớn nếu so với mức 2,2% của tháng 9/2012.

    Còn so với cuối năm ngoái, CPI tháng này tăng khoảng 6%; so với cùng kỳ năm trước tăng khoảng 7%, đạt tới mức trần phấn đấu đặt ra hồi đầu năm nay. Diễn biến này cũng hiện thực một bước nữa dự báo lạm phát cả năm khoảng 8% mà nhiều chuyên gia đưa ra thời gian gần đây.

    Nhìn lại từ đầu năm, chỉ trong vài ba tháng nay, CPI đột ngột tăng cao, sau nhiều tháng chỉ “là là” mức 0%, thậm chí có tháng giảm. Việc nới lỏng tiền tệ có tác động nhất định đến sự thay đổi này.

    Cho đến quá nửa năm nay, tăng trưởng tín dụng vẫn còn âm so với hồi cuối năm ngoái, nhưng vài tháng trở lại đây đã bắt đầu được cải thiện.

    Nếu tính đến cuối tháng 8, mức tăng trưởng tín dụng mới khoảng 1,4% thì theo công bố mới nhất, con số này đã lên mức 2,35% vào ngày 20/9 vừa qua, tức tăng được gần 1 điểm phần trăm chỉ trong vòng 1 tháng.

    Tuy nhiên, việc giá vàng và USD tương đối ổn định từ đầu năm đến nay (trừ vàng có giai đoạn giá tăng đột biến trong tháng 9 và 10 nhưng so với cuối năm ngoái chỉ tương đương), khiến cho tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng tốc gấp khoảng 5 lần so với mức độ tăng dư nợ tín dụng.

    Điều này cho thấy trạng thái tiết giảm chi tiêu trong xã hội. Biểu hiện ở nhiều mặt hàng không chịu ảnh hưởng đột biến chính sách và thị trường như đồ uống, thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình duy trì mức tăng thấp từ đầu năm đến nay.

    Trong khi đó, nhìn về phía những đột biến, các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu ảnh hưởng của thay đổi chính sách, những mặt hàng nhiên liệu chịu tác động từ giá cả bên ngoài liên tục khuấy đảo diễn biến chỉ số giá.

    Ở tháng này, NDHMoney có thêm cảnh báo đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, bên cạnh tác động từ các nhóm thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục; nhà ở, vật liệt xây dựng đã duy trì từ tháng trước.

    Theo quan sát, vẫn có một số tỉnh, thành phố tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế trong tháng này, kéo theo nhóm thuốc và dịch vụ y tế vẫn còn khả năng tác động lớn nhất đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng chỉ bằng một phần nhỏ so với tháng trước.

    Trong khi đó, tác động của thay đổi học phí một số bậc học; tăng giá xăng dầu cũng chìm xuống khá nhanh, dù vẫn tạo mức ảnh hưởng đáng kể lên chỉ số giá tháng này. Ước hai nhóm này đều làm CPI chung tăng thêm khoảng 0,1 điểm phần trăm trong tháng 10/2012.

    Nhưng quan ngại hơn cả là lạm phát dường như đang trở lại với tác động đáng lo ngại từ nhóm hàng lương thực và thực phẩm. Sau một chu kỳ kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến nay với diễn biến giảm giá là chủ đạo, thì nay nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đang “trỗi dậy”.

    Khả năng lớn là chỉ số giá nhóm này có thể tạo thêm khoảng 0,1 điểm phần trăm tăng thêm cho CPI tháng 10/2012. Diễn biến này sẽ cần được đặc biệt chú ý, nhất là ở giai đoạn cuối năm đang đến gần.

    Và kết quả từ những diễn biến kể trên là khoảng 80% mức tăng của CPI tháng này chịu ảnh hưởng từ tăng giá dịch vụ y tế, học phí, xăng dầu, và lương thực, thực phẩm.

    Tuy nhiên, dự báo này có thể chịu rủi ro thay đổi của việc các tỉnh dù đã cho phép tăng viện phí nhưng nếu theo yêu cẩu của Thủ tướng Chính phủ, chưa áp dụng trong tháng này thì khả năng CPI sẽ chịu tác động ít hơn. Nhưng, mức tăng CPI sẽ vẫn khó xuống mức dưới 0,5% so với tháng trước.

    NDHMoney sẽ tiếp tục cập nhật tình hình sau khi Hà Nội và Tp.HCM công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012.


    Trần Lê Minh - NDHMoney
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134

Chia sẻ trang này