Có một lý thuyết, nghe rất lạ đời, nhưng lại cực kỳ hiệu quả ở TTCK VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanh_loc9302, 06/11/2014.

4116 người đang online, trong đó có 379 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 80684 lượt đọc và 643 bài trả lời
  1. nhadaututhucsu

    nhadaututhucsu Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2015
    Đã được thích:
    99
    cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường
  2. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    Hệ quả chiến tranh tiền tệ (K1): Cuộc chơi của nước lớn

    Tâm điểm chiến tranh tiền tệ lần 3 là cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mặc dù chính thức cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 diễn ra vào năm 2010 nhưng nguồn gốc của nó đã diễn ra từ những năm 1990, bắt đầu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc sau 1/4 thế kỷ chìm đắm trong nền kinh tế kế hoạch.

    Việc Trung Quốc phá giá hơn 4% đồng NDT vừa qua đã khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ leo thang. Tuy nhiên, đây chỉ là một diễn biến trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 nổ ra từ năm 2010. Vậy đâu là nguồn gốc của chiến tranh tiền tệ lần 3, hướng đi tiếp theo và hệ quả của nó đến nền kinh tế toàn cầu sẽ ra sao?

    Tam Quốc đại chiến

    Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, mục tiêu của Trung Quốc là tăng trưởng và việc làm, thay vì sự ổn định theo chính sách “thép, gạo, ăn uống”. Điều này cho thấy Trung Quốc không bao giờ từ bỏ việc thao túng tỷ giá - phương tiện để đạt mục tiêu việc làm. Vào ngày 1-1-1994, Trung Quốc thông báo cải cách thị trường ngoại hối và tiến hành phá giá mạnh 38% ở mức 8,7NDT đổi 1USD. Cú sốc này khiến Bộ Tài chính Hoa Kỳ lên án Trung Quốc đã sử dụng tỷ giá để giành lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế. Mãi đến tháng 7-2005, Trung Quốc mới bỏ neo buộc tỷ giá vào đồng USD và cho phép biến động trong biên độ 2%.

    Hoa Kỳ tất nhiên cũng quan tâm đến vấn đề việc làm. Bong bóng thị trường cổ phiếu năm 2000 và nợ dưới chuẩn năm 2008 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ tăng từ mức 6% vào cuối năm 2002 lên mức 9,9% vào năm 2009. Nỗi e sợ giảm phát khiến Cục Dự trữ liên bang (FED) duy trì mức chính sách lãi suất thấp lâu hơn so với bình thường trong cả 2 đợt đổ vỡ.

    Lãi suất liên bang giảm hơn 4,75% từ tháng 7-2000 đến tháng 7-2002. Đến năm 2004, lãi suất liên bang vẫn ở mức thấp 1,76%. Hệ quả của 5 năm duy trì lãi suất thấp là một quả bom nợ dưới chuẩn vào năm 2008. Lần này, FED phải duy trì mức lãi suất 0% trong suốt hơn 7 năm qua. Với 3 vòng nới lỏng định lượng (QE) chưa từng có trong tiền lệ từ 2008-2014, FED đã bơm ra 4.400 tỷ USD, khiến báo chí Hoa Kỳ gọi Chủ tịch Bernanke là “máy in tiền”. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức 5,9% vào tháng 1-2015.

    Nỗi ám ảnh giảm phát của Hoa Kỳ và e sợ bất ổn chính trị tại Trung Quốc là lý do cuộc chiến giữa 2 nước trở nên dai dẳng suốt 3 thập niên qua. Cả 2 quốc gia đều cố gắng phá giá nội tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, giải quyết nhu cầu việc làm trong nước. Nhưng cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 giống như câu chuyện “Tam Quốc chiến” giữa 3 bên là Trung Quốc, Hoa Kỳ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

    Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tồn tại mối quan hệ đối kháng, thì Hoa Kỳ và Eurozone cùng hội cùng thuyền trong thị trường tài chính. Vì thế, việc Hoa Kỳ tung gói QE2 vào tháng 11-2010 ngoài lý do riêng (hỗ trợ EUR tăng giá để giành lấy lợi thế xuất khẩu) còn là sự phối hợp với Eurozone trong việc duy trì an toàn hệ thống tiền tệ toàn cầu. Nhờ vậy, đồng EUR gần như không đổi trong suốt giai đoạn 2007-2011, khi giao dịch ở quanh mức 1,3USD/1EUR.

    Nạn nhân

    Cuộc chiến giữa 3 ông lớn đã tạo ra ảnh hưởng rộng khắp toàn cầu. Năm 2010-2011, sự mất giá của đồng USD bởi QE2 khiến giá hàng hóa tăng vọt. Một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao. Trong khi đó, các nước mới nổi khác như Nga, Brazil bị dòng vốn đổ vào khiến nội tệ tăng giá rất mạnh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

    Tuy nhiên, chiến tranh tiền tệ, không phải là cuộc chơi của những quốc gia nhỏ, luôn phải chật vật đối phó với những thay đổi chính sách của FED và các ngân hàng trung ương lớn. Cần phải hiểu rằng bị bán phá giá đồng tiền do nguy cơ đảo ngược dòng vốn và chủ động phá giá để tạo lợi thế cạnh tranh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

    Kể từ đáy giữa năm 2011, đồng USD đã mạnh lên khoảng hơn 30% so với các cặp tiền tệ chủ chốt và còn lớn hơn so với nhiều đồng tiền của các quốc gia mới nổi. Một thảm họa mới lại xuất hiện: Nguy cơ đảo ngược dòng vốn ở các quốc gia mới nổi và dòng tiền trở về Hoa Kỳ.

    Việc FED duy trì lãi suất thấp kỷ lục trong suốt 7 năm qua đã khiến quả bom nợ toàn cầu tãng lên. Theo báo cáo của Mc Kinsey Global Institute, vào tháng 2-2015, tổng nợ toàn cầu đã tăng lên 40% so với năm 2007, lên mức 199.000 tỷ USD. Tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu năm 2014 là 286% so với 269% năm 2007 do tăng trưởng GDP không theo kịp tăng trưởng nợ.

    Đồng USD rẻ đã khiến đòn bẩy tài chính của các quốc gia, doanh nghiệp tăng lên và thực sự “thấm đòn” khi USD mạnh trở lại. Brazil là một thí dụ điển hình. Đồng real đã mất giá tới hơn 40% so với USD từ tháng 9-2014 đến tháng 7-2015 khi xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này bị hạ.

    Chưa đầy 1 năm, giá trị các khoản nợ của Brazil đã tăng thêm 1/3 bởi nội tệ mất giá. Các công ty mía đường, ngành xuất khẩu mũi nhọn của Brazil, bị tổn thương nghiêm trọng khi USD mạnh. Nhiều doanh nghiệp đường bị phá sản, kéo theo giá đường thế giới giảm mạnh.

    Hệ quả, đồng nội tệ của hàng loạt quốc gia ở châu Á như Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc... sụt giảm mạnh khi dòng vốn rút đi. Dòng vốn rút khỏi 15 nền kinh tế mới nổi là khoảng 600 tỷ USD trong quý I-2015, theo ước tính của NN Invest Patners.

    Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng đứng trước thực tế đảo ngược dòng vốn. Tờ Telegraph cho biết trước khi Trung Quốc diễn ra đổ vỡ chứng khoán vào tháng 6-2015, lượng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc 800 tỷ USD trong vòng 1 năm trước đó. Một con số thực sự lớn cho dù Trung Quốc có đến 4.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối.

    Đối phó

    Việc FED tung ra gói QE2 được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến tranh tiền tệ, bởi nó khiến các quốc gia phát triển khác phải vào cuộc. Đó là vào tháng 10-2010, chương trình QE của Nhật Bản được mở rộng lên 5.000 tỷ yen để giảm bớt ảnh hưởng của QE2. Sau đó được mở rộng lên 45.000 tỷ yen vào tháng 10-2011 và 70.000 tỷ yen vào tháng 4-2013.

    Đến tháng 10-2014, ngay sau khi FED kết thúc QE3, Nhật Bản tiếp tục mở rộng lên mức 80.000 tỷ yen/năm (khoảng 724 tỷ USD). Đi kèm với các gói QE là chương trình kích cầu theo Abenomics từ tháng 11-2012. Trong khi đó, Anh mở rộng gói QE vào tháng 10-2011, nâng tổng tài sản mua vào đạt 275 tỷ USD. Đến tháng 7-2012, Anh đã mua vào lượng tài sản tổng cộng 375 tỷ USD.

    Sự mở rộng gói QE của Nhật Bản và Anh vào năm 2011 đã làm chặn lại đà giảm của đồng USD. Giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm với việc giá vàng lập đỉnh 1.923USD/oz vào tháng 9-2011. Chính sách QE của các quốc gia phát triển đã làm thay đổi xu hướng của dòng vốn quốc tế. Sự trồi sụt của thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi và cận biên đang tùy thuộc rất lớn vào dòng vốn này.

    Theo ước tính của NN Investment Partner, khoảng 22.000 tỷ USD đã chảy vào 15 quốc gia mới nổi từ tháng 7-2009 đến tháng 6-2015, đẩy thị trường chứng khoán các quốc gia này tăng giá. Trong đó, xu hướng nhận thấy, phần lớn dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi vào năm 2010-2011.



    [​IMG]
    Ảnh minh họa.



    Sau 3 năm đứng ngoài chiến tranh tiền tệ, tháng 3-2015, Eurozone bất ngờ thông báo trở lại chính sách QE với việc mua vào 60 tỷ EUR/tháng trái phiếu chính phủ các quốc gia trong EU, dự kiến đến tháng 9-2016 mua vào khoảng 1.100 tỷ EUR. Nhưng trước khi Eurozone tham chiến, động thái đi trước của Thụy Sĩ khiến thị trường tiền tệ thế giới chao đảo.

    Thụy Sĩ trở thành nơi trú ẩn của dòng vốn quốc tế từ năm 2011 khi Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ liên tục nới lỏng tiền tệ, trong khi đồng EUR đứng trước nguy cơ tan vỡ. Sự mạnh lên của đồng Franc Thụy Sĩ khiến quốc gia này phải can thiệp tiền tệ nhằm giảm bớt ảnh hưởng đến xuất khẩu.

    Lo ngại bị ảnh hưởng của việc Eurozone nới lỏng tiền tệ, Thụy Sĩ đã đón trước bằng việc bỏ tỷ giá EUR/CHF ở mức 1,2 vốn duy trì trong suốt 3 năm qua. Sự kiện khiến đồng CHF mất giá 40% so với EUR chỉ trong 1 ngày. Các định chế tài chính như Barclay, Citigroup và Deutsche Bank mất hơn 150 tỷ USD trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường. Các sàn giao dịch forex bị đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Đồng EUR thậm chí có lúc đưa vào danh sách hạn chế giao dịch.

    (còn tiếp)

    Trương Minh Huy
    Binh Yen, GiaoThong, vni6401 người khác thích bài này.
  3. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    vâng
    --- Gộp bài viết, 28/08/2015, Bài cũ: 28/08/2015 ---
    TT chạm đáy, mua nhóm nào, để khi TT bật lại thì TRẦN TRẦN TRẦN.... - Siêu Blue: MSN VIC BVH VNM HPG DHG FPT... - Dòng dầu khí đã giảm thê thảm - Ngân hàng - Siêu đầu cơ, cờ bạc: HAI FLC KLF VIX FIT VHG KSA - Chíp hôi giá 1.000 - 3.000 Rủi ro cao thì lợi nhuận cao, thế thôi.
    Binh Yen, vni640khoaita2009 thích bài này.
  4. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    Thị trường quá đẹp... Tăng trong nghi ngờ

    Chúng ta chết quá nhiều, bị lừa quá nhiều, giờ như chim sợ cành cong, đậu phải cành thẳng cũng cứ tưởng là cành cong, nhìn đâu cũng bi quan, nhìn đâu cũng bịp bợm, lừa đảo... và chính vì điều này khiến TT tăng trong nghi ngờ, tăng rất bền vững. Các nhóm ngành thay nhau gánh vác đưa VNI dâng lên...

    Hôm nay VNI tăng 5 điểm là đẹp, không nên tăng quá nóng.
    3 phiên tăng 35 điểm là vừa đẹp, cứ thế túc tắc tăng 20 phiên liên tiếp... Lúc đó nhà nhà đều tin là TT vào uptrend... và lại úp sọt, lại làm vòng mới... cứ thế năm này qua tháng nọ.
    MuaXuan66GiaoThong thích bài này.
  5. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    Để thành công, cần có 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, trong đó yếu tố “Nhân hoà” là quan trọng nhất. Nhưng nhân hoà là những nhân nào, hoà với ai, hoà như thế nào mới là quan trọng. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra “thuyết lục nhân”, nghĩa là để thành công, từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có sáu loại người (nhân) sau.

    Một là phải có quý nhân phù trợ. Quý nhân là người nâng đỡ, tạo điều kiện cho bạn, giới thiệu bạn với ai đó. Họ là những bề trên của bạn, đối xử tốt với bạn. Tất nhiên, bạn phải là người tốt mới có quý nhân phù trợ. Xin đừng hiểu quý nhân phù trợ là trời, là phật hay một thế lực siêu nhiên nào đó. Đó có thể là sếp của bạn, người thầy của bạn, người giữ cương vị cao hơn bạn trong cơ quan…

    Hai là cần có cổ nhân để chỉ dẫn. Cổ nhân là những người tuy không giúp bạn về tiền bạc hay nâng đỡ bạn như quý nhân, nhưng cho bạn những hài học quý giá, chỉ dẫn cho bạn đường đi nước bước. Họ không hẳn phải là người già. Đó có thể là thầy giáo của bạn, nhà tư vấn, người tiền nhiệm hay đơn giản chỉ là người bạn đã đi trước bạn một bước.

    Dù có quý nhân phù trợ, có cổ nhân chỉ bảo, nhưng cái nhân thứ ba mới quan trọng. Đó chính là “bản nhân”, tức chính bản thân bạn. Sự nỗ lực của chính bạn mới quyết định bạn có thành công hay không. Chính vì có bản nhân vững vàng, bạn mới nhận ra ai là quý nhân, ai là hiền nhân để cậy nhờ, hỏi han, xin chỉ giáo. Có người bản nhân yếu, nên gặp quý nhân mà không biết, ngồi cạnh cổ nhân chẳng khai thác được gì, ngoài chuyện tào lao.

    Không ai có thể làm việc gì thành công mà không có hiền nhân. Hiền nhân là những người cùng chí hướng, sống chết cùng với bạn. Bạn hô có hiền nhân ủng hộ. Bạn làm, có hiền nhân làm cùng. Làm cùng nhau nhưng mỗi người theo đuổi một mục đích riêng, giữ miếng, thủ thế với nhau thì không phải hiền nhân.

    Đừng quên rằng ở đời không bao giờ hết “tiểu nhân”. Đó là những kẻ ghen ăn tức ở, ghanh ghét bạn, chọc phá bạn. Đừng ngạc nhiên hay tức giận, bởi tiểu nhân rất có lợi cho bạn. Nhờ tiểu nhân “chọc ngoáy” mà ý kiến của bạn, dự định của bạn được phản biện, bạn lại cẩn trọng hơn trong suy nghĩ, làm ăn. Thế là chính tiểu nhân đã giúp bạn hoàn thiện bản thân, tránh được tư tưởng chủ quan, lạc quan thái quá.

    Thứ nhân cuối cùng trong lục nhân chính là “tình nhân”. Đừng vội nghĩ về nghĩa xấu của hai tiếng tình nhân. Đó chỉ là người có tình với bạn, nặng lòng về bạn. Với tình nhân, bạn có thể dốc bầu tâm sự, dựa đầu vào vai họ để khóc mà không sợ người ta chê bạn yếu đuối, bạn hứng khởi la hét, không bị người đó nói bạn có vấn đề. Tình nhân là dòng nước mát bạn tắm khi nóng, là lò sưởi khi bạn lạnh, là miếng ngon khi bạn đói. Ai là tình nhân của bạn, bạn phải tự xác định.

    Có lục nhân bạn sẽ thành công nhanh chóng. Nhờ có lục nhân, nó có thể làm đảo ngược tình thế, ngay cả khi chưa có được thiên thời, địa lợi. Nào, hãy kiểm điểm xem bạn có mấy nhân rồi? nếu còn thiếu, phải tự mình tạo dựng.
    Binh Yentobefriend thích bài này.
  6. kutatachoi

    kutatachoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Đã được thích:
    12.742
    đang PR cho TTF ah
  7. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Hay quá !!! :)cám ơn cụ Chun @BVLGARII...:)...cụ Chun của mềnh trẻ người & đẹp zai ...:)...mà sao thâm thúy quá trời dzậy ta :)!!!
    Binh Yen thích bài này.
  8. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    HE HE -
    --- Gộp bài viết, 31/08/2015, Bài cũ: 31/08/2015 ---
  9. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @BVLGARII: Đọc đi đọc lại 5 lần & ngẫm nghĩ ...:)... mới biết cụ Chun/BVLGARII đúng là cổ nhân....:) @willstrong: bác có rảnh thì mời cafe cụ Chun ở Sài Gòn nhé !!!:D
    Để thành công, cần có 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, trong đó yếu tố “Nhân hoà” là quan trọng nhất. Nhưng nhân hoà là những nhân nào, hoà với ai, hoà như thế nào mới là quan trọng. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra “thuyết lục nhân”, nghĩa là để thành công, từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có sáu loại người (nhân) sau.

    Một là phải có quý nhân phù trợ. Quý nhân là người nâng đỡ, tạo điều kiện cho bạn, giới thiệu bạn với ai đó. Họ là những bề trên của bạn, đối xử tốt với bạn. Tất nhiên, bạn phải là người tốt mới có quý nhân phù trợ. Xin đừng hiểu quý nhân phù trợ là trời, là phật hay một thế lực siêu nhiên nào đó. Đó có thể là sếp của bạn, người thầy của bạn, người giữ cương vị cao hơn bạn trong cơ quan…

    Hai là cần có cổ nhân để chỉ dẫn. Cổ nhân là những người tuy không giúp bạn về tiền bạc hay nâng đỡ bạn như quý nhân, nhưng cho bạn những hài học quý giá, chỉ dẫn cho bạn đường đi nước bước. Họ không hẳn phải là người già. Đó có thể là thầy giáo của bạn, nhà tư vấn, người tiền nhiệm hay đơn giản chỉ là người bạn đã đi trước bạn một bước.

    Dù có quý nhân phù trợ, có cổ nhân chỉ bảo, nhưng cái nhân thứ ba mới quan trọng. Đó chính là “bản nhân”, tức chính bản thân bạn. Sự nỗ lực của chính bạn mới quyết định bạn có thành công hay không. Chính vì có bản nhân vững vàng, bạn mới nhận ra ai là quý nhân, ai là hiền nhân để cậy nhờ, hỏi han, xin chỉ giáo. Có người bản nhân yếu, nên gặp quý nhân mà không biết, ngồi cạnh cổ nhân chẳng khai thác được gì, ngoài chuyện tào lao.

    Không ai có thể làm việc gì thành công mà không có hiền nhân. Hiền nhân là những người cùng chí hướng, sống chết cùng với bạn. Bạn hô có hiền nhân ủng hộ. Bạn làm, có hiền nhân làm cùng. Làm cùng nhau nhưng mỗi người theo đuổi một mục đích riêng, giữ miếng, thủ thế với nhau thì không phải hiền nhân.

    Đừng quên rằng ở đời không bao giờ hết “tiểu nhân”. Đó là những kẻ ghen ăn tức ở, ghanh ghét bạn, chọc phá bạn. Đừng ngạc nhiên hay tức giận, bởi tiểu nhân rất có lợi cho bạn. Nhờ tiểu nhân “chọc ngoáy” mà ý kiến của bạn, dự định của bạn được phản biện, bạn lại cẩn trọng hơn trong suy nghĩ, làm ăn. Thế là chính tiểu nhân đã giúp bạn hoàn thiện bản thân, tránh được tư tưởng chủ quan, lạc quan thái quá.

    Thứ nhân cuối cùng trong lục nhân chính là “tình nhân”. Đừng vội nghĩ về nghĩa xấu của hai tiếng tình nhân. Đó chỉ là người có tình với bạn, nặng lòng về bạn. Với tình nhân, bạn có thể dốc bầu tâm sự, dựa đầu vào vai họ để khóc mà không sợ người ta chê bạn yếu đuối, bạn hứng khởi la hét, không bị người đó nói bạn có vấn đề. Tình nhân là dòng nước mát bạn tắm khi nóng, là lò sưởi khi bạn lạnh, là miếng ngon khi bạn đói. Ai là tình nhân của bạn, bạn phải tự xác định.

    Có lục nhân bạn sẽ thành công nhanh chóng. Nhờ có lục nhân, nó có thể làm đảo ngược tình thế, ngay cả khi chưa có được thiên thời, địa lợi. Nào, hãy kiểm điểm xem bạn có mấy nhân rồi? nếu còn thiếu, phải tự mình tạo dựng.
    Binh Yen thích bài này.
  10. BVLGARII

    BVLGARII Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Đã được thích:
    429
    khoaita2009 thích bài này.

Chia sẻ trang này