1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cổ nào sẽ ăn bằng lần trong năm 2021?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 21/03/2021.

4999 người đang online, trong đó có 486 thành viên. 22:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 427962 lượt đọc và 2039 bài trả lời
  1. XmarKien

    XmarKien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2015
    Đã được thích:
    2.936
    Hôm nay vào TDG của PÁC đó.
    xauzai77 thích bài này.
  2. Nguyenthanhvan

    Nguyenthanhvan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    759
    hết bctc, ls tăng thì tháng 4 cũng chỉnh
  3. hoa_mua_tim

    hoa_mua_tim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2020
    Đã được thích:
    362
    Tăng bằng lần 2021 chỉ có thể là Flc
    thanh90 thích bài này.
  4. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    Dầu ăn trên toàn cầu có xu hướng tăng mạnh .....lý do các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước cũng sẽ tăng mạnh thời gian tới

    https://nongnghiep.vn/dau-an-toan-cau-tang-gia-gay-lo-ngai-lam-phat-luong-thuc-d286578.html


    Dầu ăn toàn cầu tăng giá gây lo ngại lạm phát lương thực
    Thứ Bảy 20/03/2021 , 20:44 (GMT+7)

    Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy nhiên liệu xanh bằng cách sử dụng dầu ăn đang tiếp tục đẩy giá dầu thực vật vốn đã ở gần mức cao kỷ lục tăng thêm.

    Chỉ số giá dầu thực vật của Liên hợp quốc đã tăng 70% kể từ tháng 6 năm ngoái lên mức cao nhất trong 9 năm sau khi tình trạng thiếu lao động tại các đồn điền trồng cọ ở châu Á và thời tiết xấu ở các khu vực trồng hướng dương, hạt cải dầu và đậu tương chính làm sản lượng dầu ăn bị ảnh hưởng và cắt giảm tồn kho xuống mức thấp nhất trong 10 năm .

    Giá dầu ăn tăng làm chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, gây nhức nhối cho người tiêu dùng ở các nước đang phát triển và đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Nhu cầu dầu ăn phục hồi mạnh khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng tích trữ khi phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng thắt chặt nguồn cung, cũng như chiến thắng trong cuộc bầu cử của Biden và hứa hẹn 'Cuộc cách mạng năng lượng sạch' sẽ kích thích nhu cầu nhiên liệu sinh học.

    “Có một yếu tố mới xuất hiện sau cuộc bầu cử của Tổng thống Biden, dự báo nhu cầu cao hơn đối với dầu đậu nành”, nhà phân tích dầu ăn hàng đầu Dorab Mistry cho biết. “Bốn nhà máy lọc dầu đã nói rằng họ sẽ chấm dứt lọc nhiên liệu hóa thạch (và) thay vào đó bắt đầu sản xuất nhiên liệu từ dầu thực vật”.

    Việc tăng giá mạnh đối với tất cả các loại dầu ăn, vốn rất quan trọng để chế biến thực phẩm và trong khẩu phần ăn hàng ngày của hàng tỷ người, đã và đang làm tổn thương một số người tiêu dùng.

    Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết trong tuần này là giá dầu cọ ở Myanmar tăng 20% kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 là một trong nhiều dấu hiệu đáng lo ngại đối với những người dễ bị tổn thương ở đó.

    Giá dầu tăng cũng đang kìm hãm nhu cầu ở Ấn Độ, nước mua dầu thực vật hàng đầu trên toàn cầu, và dự kiến sẽ hạn chế nhập khẩu do người tiêu dùng buộc phải cắt giảm bất chấp các động thái mở cửa trở lại nền kinh tế sau phong tỏa do đại dịch Covid-19.

    Sandeep Bajoria, Giám đốc điều hành của Sunvin Group, một nhà môi giới dầu thực vật, cho biết: “Chúng tôi đã kỳ vọng nhu cầu phục hồi sau khi đất nước mở cửa, nhưng nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ sẽ vẫn ở mức năm ngoái là 13,2 triệu tấn”.

    "Trước đó, nhập khẩu năm 2021 được dự báo là 14 triệu tấn nhưng giá cao hơn ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ".

    Giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn, giá chuẩn cho loại dầu ăn được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, gần đây lần đầu tiên đã đạt mức 4.000 ringgit/tấn kể từ năm 2008.

    Dầu hạt cải đã tăng khoảng 25% giá trị trong năm nay, trong khi dầu hướng dương Biển Đen tăng gần 30%. Dầu đậu nành đã tăng hơn 27% vào năm 2021.

    Mistry, một giám đốc của Godrej International, nói với Reuters: “ Không ai dám nói mối quan hệ giữa thực phẩm và nhiên liệu vì hiện nay tất cả đều vì năng lượng xanh,”.

    “Sẽ mất nhiều thời gian và ồn ào từ các nước đang phát triển, trước khi mọi người thực sự cố gắng làm chậm tốc độ sản xuất năng lượng xanh”.

    Người tiêu dùng thực phẩm đang cắt giảm tiêu thụ.

    Một cơ quan thương mại hàng đầu cho biết vào tuần trước, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ đã giảm 27% trong tháng 2 so với một năm trước đó xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, phản ánh nhu cầu trong nước giảm.

    “Những người vận chuyển dầu cọ đóng hộp cho chúng tôi biết là nhu cầu từ châu Phi đã chậm lại,” Mistry nói thêm.

    Với dự trữ đậu tương của Mỹ dự kiến giảm xuống dưới 4 triệu tấn trong mùa này so với hơn 14 triệu của năm ngoái, giá dầu đậu nành của Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều tháng nữa, Mistry cho biết.

    Nhưng sản lượng dầu cọ ở châu Á dự kiến sẽ tăng từ tháng 4 trở đi, điều này sẽ giúp hạ nhiệt thị trường dầu thực vật toàn cầu, ông nói thêm.

    Phin Ziebell, nhà kinh tế kinh doanh nông nghiệp tại Ngân hàng Quốc gia Úc ở Melbourne, cho biết thêm, việc thúc đẩy các phương tiện chạy điện sẽ giúp hạn chế việc gia tăng sử dụng dầu ăn cho dầu diesel sinh học.

    “Dầu diesel sinh học có nhiều khả năng được sử dụng trong các phương tiện giao thông hạng nặng, chẳng hạn như xe tải và xe lửa, cũng như di chuyển trên trái đất và xây dựng", ông nói.
    vinachemxauzai77 thích bài này.
  5. H3d

    H3d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2019
    Đã được thích:
    128
    Chỉ có đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau. Mà thế thì lại càng cần dầu ăn và tốn dầu ăn !
    vinachemxauzai77 thích bài này.
  6. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    vinachemxauzai77 thích bài này.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ngành thực phẩm nói chung và dầu ăn nói riêng là ngành hàng thiết yếu, anh em không phải lo.
    Ngay cả thời điểm khó khăn nhất như tháng 3-4-5 năm 2020 khi dịch Covid bùng phát thì VOC, TAC vẫn báo lãi tăng trưởng.
    vinachem, DoanhsotaHanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
    Hhs siêu cổ nhưng a hạ thích ăn ngỗng=))
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 22/3: Rút tiền trên HOSE chuyển sang HNX và UPCoM
    Tác giả N.T
    3 giờ trước

    (ĐTCK) Trong khi áp lực bán ròng hàng trăm tỷ đồng với tâm điểm là các bluechip vẫn duy trì trên sàn HOSE thì trên HNX và UPCoM, khối ngoại đã chuyển sang trạng thái mua ròng trong phiên đầu tuần ngày 22/3.

    Trên sàn giao dịch HOSE,
    khối ngoại đã mua vào với khối lượng 48,25 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.297,08 tỷ đồng, giảm 24,68% về lượng và 41,18% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 19/3.

    Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 55,27 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 1.712,17 tỷ đồng, giảm 41,13% về lượng và 48,55% về giá trị so với phiên trước đó.

    Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 7,03 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng đạt 415,09 tỷ đồng, giảm 76,45% về lượng và 63% về giá trị so với phiên trước đó.

    Phiên hôm nay, khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất MSB với khối lượng đạt 2,53 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 55,43 tỷ đồng.

    Tiếp đó, VHM được mua ròng 22,82 tỷ đồng và FUEVFVND được mua ròng 11,54 tỷ đồng, còn lại các mã đều được mua ròng chưa đến 10 tỷ đồng.

    Trái lại, cổ phiếu lớn VNM dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về giá trị, đạt 172,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 1,7 triệu đơn vị. Còn CTG là mã bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt 3,79 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 156,1 tỷ đồng.

    Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo là HPG đạt 79,92 tỷ đồng, POW đạt 25,2 tỷ đồng, SSI đạt 24,2 tỷ đồng, GAS đạt 20,23 tỷ đồng, MBB đạt 17,69 tỷ đồng…

    Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 785.840 đơn vị với tổng giá trị 16,71 tỷ đồng, tăng hơn 216% về lượng và 124% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 19/3.

    Trong khi đó, bán ra 397.090 đơn vị, giá trị 7,7 tỷ đồng, cùng giảm hơn 81% cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.

    Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 388.750 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 9,01 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 1,89 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 35,22 tỷ đồng.

    Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất VCS với giá trị đạt hơn 4,52 tỷ đồng, tương đương khối lượng 49.170 đơn vị. Còn PVS dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 164.360 đơn vị, giá trị tương ứng 3,94 tỷ đồng.

    Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất GLT với khối lượng 116.260 đơn vị, giá trị tương ứng 2,65 tỷ đồng.

    Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 482.540 đơn vị, giá trị tương ứng 30,21 tỷ đồng, giảm 68,92% về lượng và 66,46% về giá trị so với phiên trước đó.

    Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 386.880 đơn vị, giá trị 24,04 tỷ đồng, giảm 50,66% về lượng và 46,66% về giá trị so với phiên trước.

    Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 95.660 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 6,17 tỷ đồng, giảm 87,55% về lượng và 86,29% về giá trị so với phiên trước đó.

    Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất ACV với khối lượng đạt 230.400 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 17,15 tỷ đồng. Tiếp theo là MML và SIP cùng được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.

    Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất VTP với khối lượng 127.590 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 11,68 tỷ đồng. Tiếp theo là VEA bị bán ròng 1,44 tỷ đồng và CTR bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/giao-...hose-chuyen-sang-hnx-va-upcom-post264853.html
    HanaNguyen2020, hackbladeHungF99 thích bài này.
    hackblade đã loan bài này
  10. HungF99

    HungF99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2021
    Đã được thích:
    171
    Bác nghiên cứu 1 em đón dòng tiền tây lông này đi bác :D:D:D
    xauzai77 thích bài này.

Chia sẻ trang này