Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

5468 người đang online, trong đó có 527 thành viên. 20:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 150218 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Riêng AMC em đã có đoạn chém dài rồi. Đó là rừng mơ. Nếu cứ đẻ rừng mơ thì rất tốt vì binh sỹ dân chúng tin có mơ nhưng nếu dẫn dân chúng vào rừng họ sẽ dễ dàng nhận ra được chẳng có quả Mơ nào hết mà chỉ có rừng mà thôi. !
  2. ganbate

    ganbate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Em đã đọc rất kỹ thớt rừng mơ AMC của bác. Ý bác hoàn toàn đúng. Nhưng với những gì NHNN đang làm em cảm nhận rừng mơ có thể k to, k nhiều như mọi người nghĩ nhưng nó đang cụ thể hoá từng bước và với phạm vị khiêm tốn. Có thể nó k có tác dụng lớn nhưng trước mắt nó sẽ có tác dụng gì đó. Cũng như tin giá xăng, tăng giá điện mọi người đều nghĩ nó tăng từ tháng 2 , nhưng hôm qua ra tin mọi người lại ngỡ ngàng

  3. hg.n.thon

    hg.n.thon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2011
    Đã được thích:
    28
    Ờ ờ mà nhà em thắc mắc là khong biết bác thống đốc NHNN nhà mình có tài sản đảm bảo gì không nhỉ? Nếu không có thì sao nhỉ?
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Chả có gì ngỡ ngàng cả.

    Đúng ra nó tăng từ tháng 2 thật nhưng động thái bất ngờ chính là anh X xuất hiện và không cho tăng ấy.

    Khi đó em nói thế thì CPI tháng 3 sẽ rất thấp thay vì rất cao. Nếu nó cho tăng giá xăng đúng dự kiến là tháng 2 thì CPI sẽ rất khác rồi.

    Nhưng mục đích thì rất có lý là kiềm chế lạm phát để tạo cơ hội hạ LS. Nếu CPI tăng tháng 3 thì cơ hội hạ LS là không có và dẫn theo việc không thể mở rộng tín dụng.

    Do vậy việc cực chẳng đã là phải dùng biện pháp hành chính không cho tăng xăng, dầu, điện, nước, y tế .... để mở đường cho việc hạ LS.

    Cái này là trái quy luật cung cầu nhưng có lý tại thời điểm đó.

    Giờ thì xăng tăng, nước sạch tăng, điện có thể tăng, y tế có thể tăng .... là đúng lộ trình. Cái hạ LS là chen vào giữa thôi chứ việc tăng những thứ kia là tất yếu không thể khác được.

    Dù sao họ cũng làm được 1 việc trong tháng 3 là hạ LS còn hơn là không làm được việc gì. Nếu chúng ta tăng sớm các loại hàng hóa này thì việc hạ LS dù chỉ 1% cũng đã không thể rồi.

    Quên có 1 điều ngỡ ngàng 1chút là hồi đó em dự sẽ tăng 1300 VND trong đó dân chịu 900 đồng còn nhà nước 400. Nhưng với tình hình này thì dân chịu cả 1400 đồng.

    Bác mở lại mà xem !
  5. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Hơ hơ hơ....
    Cái mà bác nói đây chính là món săng uých truyền thông đấy ạ! Muốn trôi miếng thịt bằm giá xăng ta kẹp nó vào giữa lát sanwich lãi suất và AMC thía là xong ! mọi việc thật là đơn giản như thời mồ ma bác Tố Hữu đi làm kinh tế giá- lương- tiền ấy mà.=))=))=

    Giê su ma ! Lạy Chúa tôi ! TCT của em ![-)
  6. Murex

    Murex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    238
    Nếu nghiền ngẫm việc tăng giá xăng dưới góc độ này thì còn đỡ, em chỉ sợ nó mang ý nghĩa nào đó khác cơ :)
  7. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Có thêm cái này nữa nè......

    Chưa phải lúc phá giá tiền đồng

    TBKTSG giới thiệu thêm một ý kiến về chuyện điều chỉnh tỷ giá. Phần thắng trong cuộc tranh luận giữa các chuyên gia kinh tế, về chuyện nên hay không phá giá tiền đồng, đang nghiêng về phía phản đối. Bài phân tích của TS. Phan Minh Ngọc trên TBKTSG số ra ngày 14-3, dù đã đưa ra nhiều lý lẽ ủng hộ chuyện phá giá, nhưng xem ra phân tích của ông cũng chưa đủ sức thuyết phục.
    Quan điểm chính của bên ủng hộ cho rằng, tiền đồng đã mất giá nhiều do lạm phát trong những năm qua, nên cần phá giá để kích thích xuất khẩu và hỗ trợ cạnh tranh cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước. Hơn nữa, phá giá để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không bị áp lực phải bơm ngoại tệ ra nhằm giữ ổn định tỷ giá. Và, lạm phát đang ở mức thấp, cán cân thương mại hiện nay đang có thặng dư. Đó là cơ hội tốt để phá giá tiền đồng.
    Lập luận trên đúng, nhưng mới đúng về lý thuyết. Để có thể quyết định nên phá giá hay không, còn phải nhìn vào hiện trạng của nền kinh tế.
    Trước hết, câu hỏi đặt ra là mức lạm phát thấp và xuất siêu mà Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây có thật sự bền vững, có xuất phát từ sức mạnh nội tại của nền kinh tế? Câu trả lời chắc chắn là không.
    Nhiều chuyên gia đã phân tích thành quả này và đều đi đến kết luận thống nhất: lạm phát thấp và xuất siêu chưa bền vững. Sức mua của người dân kiệt quệ; doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm nên phải cắt giảm sản xuất, hạ giá bán sản phẩm và chấp nhận lỗ... Đó là yếu tố chính kéo lùi lạm phát và giảm nhu cầu nhập khẩu, góp phần tạo ra xuất siêu.
    Thứ hai, NHNN có đang chịu áp lực phải bơm ngoại tệ ra để ổn định tỷ giá không? Câu trả lời cũng là không.
    Năm ngoái, NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ, nhờ đó mức dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dẫn số liệu từ NHNN cho thấy, dự trữ ngoại tệ hiện tương đương 14-16 tuần nhập khẩu, tăng mạnh so với mức 8-9 tuần hồi quí 1-2012. Tất nhiên, thành quả này chỉ là tạm thời. Một khi khó khăn qua đi, kinh tế phát triển trở lại, nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất gia tăng, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tăng, thì sức ép tỷ giá có thể sẽ xuất hiện. Nhưng đó là chuyện của tương lai.
    Tiếp đến, hãy xem xét đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2012 (theo Tổng cục Hải quan).
    Từ số liệu thống kê đó, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
    Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là có giá trị gia tăng thấp. Ngay những nhóm hàng công nghệ, như điện thoại, máy tính, hàng điện tử, phương tiện vận tải... phần giá trị tăng thêm cũng thấp, do phần sản xuất của Việt Nam chủ yếu là lắp ráp ở công đoạn cuối từ nguồn linh kiện nhập khẩu. Vì giá trị gia tăng thấp, nên chi phí nguyên vật liệu đầu vào (nhập khẩu) thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, đến 60-70% và thậm chí trên 90% (hàng điện tử). Phần trong nước, chủ yếu là phí nhân công, chi phí điện nước và xăng dầu, cùng một số chi phí dịch vụ.
    Nhóm hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ thực nhiều nhất cho Việt Nam là tài nguyên thô (dầu thô, than đá và khoáng sản khác) và hàng nông lâm thủy sản.
    Sản phẩm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trong đó, có nhiều nhóm hàng phục vụ cho sản xuất để tiêu thụ trong nước là chính (máy tính, hàng điện tử; hóa chất, thép, nguyên liệu chất dẻo, giấy, xăng dầu, dược phẩm và nguyên liệu dược, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, phân bón...).
    Nếu phá giá tiền đồng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trước hết giá xăng dầu sẽ lập tức tăng và giá điện cũng sẽ tăng. Đây là hai mặt hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Cũng cần phải nhắc lại, sau đợt NHNN phá giá tiền đồng 9,3% vào đầu năm 2011, tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn còn đang treo 25.000 tỉ đồng lỗ do chênh lệch tỷ giá để chờ phân bổ vào giá bán điện.
    Giá các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu khác như thuốc chữa bệnh, sữa, cước phí vận tải cũng sẽ tăng. Nhất là vận tải biển, vì phí dịch vụ này lâu nay vẫn được tính quy đổi theo đô la Mỹ. Vì vậy, nguy cơ lạm phát, nếu phá giá tiền đồng, không phải là rủi ro nhỏ.
    Đối với ngành sản xuất công nghiệp, nếu thuần chỉ bán hàng ở thị trường nội địa, trong bối cảnh sức mua thị trường yếu như hiện nay thì áp lực sẽ rất lớn. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng và phí khấu hao máy móc thiết bị, điện nước, cước phí vận tải cũng tăng. Nếu không thể tăng giá bán thì sẽ là ác mộng với họ.
    Doanh nghiệp xuất khẩu chưa hẳn đã được lợi nhiều. Như đã nói ở trên, do sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, nên phần lớn số thu về do chênh lệch tỷ giá sẽ bù trừ cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Đồng thời, ngay những chi phí chủ chốt ở trong nước, như giá điện, xăng dầu, cước phí vận tải cũng tăng theo tỷ giá, nên kết quả còn lại sẽ chẳng còn được bao nhiêu. Đó là chưa nói những doanh nghiệp vừa bán hàng trong nước, vừa xuất khẩu, phần thu được từ xuất khẩu chưa chắc bù đắp nổi chi phí tăng lên cho phần bán nội địa, nếu họ không thể tăng giá bán.
    Được lợi rõ nhất có lẽ ở ngành nông sản. Nhưng cũng cần làm rõ là lợi cho ai, cho nông dân hay cho doanh nghiệp xuất khẩu? Nếu nói phá giá tiền đồng có lợi cho nông dân thì chưa chắc. Hãy lấy gạo, sản phẩm ảnh hưởng đến nông dân nhiều nhất, làm ví dụ.
    Để sản xuất gạo nông dân phải bỏ nhiều chi phí, trong đó chi phí lớn nhất là phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu. Đây đều là những chi phí mà sự thay đổi tỷ giá có tác động trực tiếp. Nhưng không phải tất cả lúa làm ra đều để xuất khẩu, mà chỉ xuất khoảng một phần ba. Nếu giá bán lúa cho thị trường trong nước không thể tăng theo chi phí, thì liệu lợi ích thu được từ thay đổi tỷ giá của phần xuất khẩu có đủ bù đắp cho thiệt hại của phần lúa bán nội địa do chi phí tăng?
    Ngoài ra, những ngành không có xuất khẩu, như chăn nuôi gia súc và gia cầm, đánh bắt hải sản (chỉ 10% hải sản đánh bắt được xuất khẩu), việc phá giá dẫn đến chi phí (giá thức ăn, giá xăng dầu) tăng thì lợi hay hại cho họ?
    Như vậy, người được hưởng lợi một cách rõ ràng nhất chỉ là những doanh nghiệp khai thác tài nguyên để xuất khẩu.
    Một yếu tố nữa mà bên ủng hộ đưa ra là phá giá tiền đồng để tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước cho doanh nghiệp nội địa. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế thì thế nào? Cần biết rằng, hầu hết sản phẩm tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu là từ Trung Quốc. Đây là đối thủ mà doanh nghiệp Việt Nam đã xác định là không thể cạnh tranh với họ về giá. Như vậy, nếu hàng Trung quốc nhập về đắt hơn 3-4%, thậm chí 9-10%, chưa biết sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước có cải thiện hơn không, nhưng chắc chắn rằng số nợ họ đã vay để đầu tư máy móc thiết bị thì tăng ngay lập tức.
    Bên ủng hộ còn lo, nếu không phá giá thì doanh nghiệp sẽ quay sang vay ngoại tệ, thay vì vay tiền đồng, làm tăng cầu ngoại tệ và gây sức ép buộc NHNN phải bơm ngoại tệ ra để ổn định tỷ giá.
    Nhưng lo ngại này không đúng. Nếu doanh nghiệp vay để thanh toán cho hàng nhập khẩu, thì dù vay tiền đồng, ngoại tệ vẫn chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu để thanh toán nội địa, dù có vay bằng ngoại tệ thì ngoại tệ đó vẫn ở lại trong nước, chẳng mất đi đâu cả.
    Cũng cần nói thêm, nếu tỷ giá ổn định và doanh nghiệp vay được ngoại tệ để làm vốn kinh doanh thì tốt quá đi chứ. Ít ra họ cũng còn có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn rẻ. Biết đâu, nguồn vốn rẻ đó chẳng cứu cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản.
    Cuối cùng, không nên xem nhẹ yếu tố tâm lý của người dân. Các chuyên gia thuộc bên ủng hộ luôn nhấn mạnh “phá giá có kiểm soát”, nhưng NHNN có kiểm soát nổi hay không thì chưa ai dám chắc.
    Tỷ giá ổn định suốt hai năm qua, ngoài nguyên nhân do nhu cầu vay ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu giảm, còn nhờ người dân chuyển đô la Mỹ thành tiền đồng (vì lãi suất tiết kiệm tiền đồng cao). Từ cuối năm ngoái đến nay, lãi suất huy động tiền đồng giảm liên tục, nhưng nguồn cung ngoại tệ vẫn dồi dào. Đó có thể là nhờ niềm tin của người dân vào sự ổn định của tỷ giá, nhưng niềm tin này cũng rất mong manh. Nếu phá giá tiền đồng vào lúc này và trong tình huống xấu nhất là niềm tin của người dân dao động, thì liệu NHNN có kiểm soát nổi không, có thuyết phục được họ tin đó là “phá giá có kiểm soát không”? Xin các chuyên gia kinh tế hãy nhìn vào thị trường vàng!

    Tấn Đức
    TBKTSG
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    À chiện 9T thì muôn hình muôn vẻ nhưng có vẻ giai đoạn này không có chỗ cho thái độ trung dung. Nó lúc này hơi giống số hóa nghĩa là 0 hoặc 1. Hoặc chống hoặc ủng hộ.

    Thêm vào đó cứ mỗi lần chiến tranh là hao người tốn của nên chuyện tích lũy lương thảo phục vụ cho chiến tranh cũng có thể xảy ra.

    Các DN lớn chắc chắn sẽ phải tỏ thái độ rõ ràng không phải là 0 thì là 1. Nếu là 1 thì phải biểu hiện bằng hành động cụ thể chứ chắc nó không cho khẩu hiệu xuông.

    Hành động cụ thể chắc là góp thóc nuôi quân rồi .... =))=))=))
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    May quá rừng mơ lại có. Nó lại hoãn AMC vì nhiều lý do rồi chứ nếu nó cho ra thật là tèo.

    Hôm trước em có nhắc cái vu AMC bị đội UB NS của QH phản ứng kinh quá nên mấy lão trong CP éo dám đồng ký. Bọn nó không chịu ký ruồi ký nháy bố thằng nào dại ký chính thức.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đây là phần em dự ngày 11/3 khi em nói AMC chưa thể thông qua được và tranh luận cùng vài bác!

    Trích:
    okesss viết lúc 15:49 - 11/03/2013

    Rất tiếc là UB NS QH chẳng có vai trò gì mấy trong vụ này đâu bác à, bác check lại sẽ rõ

    Khongquen25 viết lúc 11/03/13, 16:25 #838

    Hihi ... Về nguyên tắc em ngoài học CH về CNTTVT cũng học CH về hành chính nên em hiểu luật ban hành VB QLPL chứ bác.

    Ban đầu AMC dự kiến là Nghị định do TT CP ban hành nhưng vì lần này như em nói nó tác động quá lớn đến KT nên nó mới phải trình BCT cho ý kiến và cũng phải gửi cho QH 1 bản.

    Về lý thuyết có thể bỏ qua QH khi ban hành ND này nhưng khi thực thi thì sẽ khác và vướng ngay.

    Theo dự thảo AMC do SBV trình thì nói là không dùng đến NS nhưng có như thế không? Nếu có liên quan đến sử dụng NS thì lập tức QH sẽ phải xem và đương nhiên bộ phận chuyên trách của QH về NS chính là UB NS của QH. Hiện giờ cái AMC đã sửa nó đang nằm ở đó đấy.

    Nhưng trong NQ số 32/NQ-QH về dự toán NS NN năm 2013 lại không có mục này nên QH nó đòi nếu làm gì thì làm không được đụng đến 978K tỏi năm 2103 là đúng rồi.

    Nếu liều thì có thể bỏ qua không cần QH cho ý kiến nhưng em không tin anh Chai và anh X lại liều thế. Tốt nhất là cứ gửi sang để UB nó cho ý kiến rối tiếp thu hay bảo lưu là tùy.

    Nhưng là UB này hiện nó có ủng hộ hay không lại là dấu hỏi lớn !

    Thế nên chờ QH cho ý kiến cũng làm AMC nó dừng lại thêm 1 vài tuần còn BCT thì đương nhiên chẳng ông nào đủ sức đọc cả mà nó cũng lại gửi về QH để xem QH có ý kiến thế nào mà thôi.

    Do vậy quanh đi quẩn lại thì vẫn cần có 1 đội tham mưu cho các bác trong BCT xem và đội tham mưu đó có 1 phần chính là đội UB NS này. Vòng vèo nhưng nó thế đấy.

    An toàn là bạn nên chẳng ông nào dại gì ký khi chưa thấy báo cáo của các ban tham mưu, thư ký ký nháy, ký ruồi dày đặc đâu.

Chia sẻ trang này