Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

3075 người đang online, trong đó có 101 thành viên. 01:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149889 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen68

    khongquen68 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Đã được thích:
    2
    Bác nói hay quá, tự nhiên làm em nhớ đến quan điểm của Hồ Chí Minh: "Viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào?" – câu hỏi không bao giờ cũ!

    Em sẽ đãi cát tìm vàng, học mỗi bác một ít làm hành trang oánh chứng [:D]
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Cám ơn bác đã góp ý và bác nói hoàn toàn đúng.

    Vấn đề bài trên chỉ là mở đầu, phần dẫn nhập còn nội dung em chưa chém mà. Hôm qua đêm muộn nên chỉ vào đề thế thôi.
  3. Chan.Dat

    Chan.Dat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2012
    Đã được thích:
    151
    Bác viết em mới hiểu ra , cho hỏi bác đắc đạo chưa [:D]
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Đọc những gì bác traveltour viết thì có thể thấy bác có hiểu biết rất rộng rồi. Có lẽ bác cũng là người đầu tiên phát hiện ra em định chém đến điều gì cho dù bài hôm qua em chưa có viết chút gì về nội dung topic này cả.

    Đúng em sẽ chém về tính tương đối trong dự báo kinh tế.

    Bác cũng rất tinh ý khi phát hiện em là dân Vật lý. Quả thực ngày xưa em học chuyên Lý 1 thời gian và môn học có nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên cũng là vật lý lượng tử. Do vậy em sẽ bắt đầu bằng nó cho nó liền mạch.

    Ai cũng biêt kinh tế học ngày nay có rất nhiều điều dựa trên nhưng khái niệm vật lý nên việc dùng vật lý để giải thích các khaí niệm kinh tế học hiện đại rất được các nhà kinh tế học hàng đầu thế giới vận dụng.

    Những nhà KT học đoạt giải nobel về kinh tế gần đây đều dùng lý thuyết điều kiển học hiện đại cả.

    Do vậy em sẽ bắt đầu với khái niệm thị trường ổn định ( thị trường hiệu quả ) và TT bất ổn định để chém ( giải thích ) nguồn gốc và xu hướng vận động cái chúng ta đang quan tâm.
  5. traveltour

    traveltour Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Đã được thích:
    123
    Mình đang chờ bạn chém đây.
    Vì mình cũng cho rằng, bạn hiểu biết rất rộng. Càng lên cao của tư duy, các ngành dường như càng hợp nhất, đến nỗi chả phân biệt nổi cái nào với cái nào.
    Bạn cứ thể hiện quan điểm đi.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em sẽ bắt đầu từ ý của bác luôn:

    "Về "sự không chắc chắn", chả phải trong tài chính tiền tệ mới có, tôi lấy ví dụ luôn về cái ngành mà bạn đam mê, bạn là thành viên CLB gì đó, Vật lý học đúng không? Chắc cũng từng có thời đam mê với các ý nghĩa triết học thuộc về tư duy của Cơ học lượng tử rồi đúng không? Nói đến đây, nếu bạn yêu vật lý lý thuyết, hẳn bạn sẽ biết tôi muốn nói đến cái gì. Nói gì chứ, cái bàn, cái ghế, cái computer của bạn cũng chẳng có gì chắc chắn cả".

    Chắc bác nào từng học Lý đều nhớ tới nhà vật lý thiên tài người Đức có tên Heisenberg - người cũng từng đoạt giải Nobel khi phát hiện ra tự nhiên không phải lúc nào cũng tuân thủ quy luật bảo toàn năng lượng.

    Ngày trước khi học vật lý cổ điển chúng ta tin hiển nhiên 1 điều năng lượng không tự nhiên sinh ra và không tư nhiên mất đinh mà nó chỉ biến đổi dạng này sang dạng khác.

    Sau đó chúng ta cải biên trong KT học thành tiền không tự nhiên sinh ra và mất đi mà nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác.

    Nhưng giờ với vật lý hiện đại và KT học hiện đại điều này không còn luôn đúng. Với Heisenberg ông chứng minh được rằng trong 1 thời gian rất ngắn năng lượng này có thể được dùng để tạo ra các hạt vật chất mà chúng ta trước đây chưa từng biết đến. Đó là hạt phản vật chất.

    Gần đây cả thế giới khoa học đã gần đi đến thừa nhận có tồn tại trạng thái này - trạng thái phản vật chất. Nếu muốn tìm hiều sâu hơn thì có thể sang box Vật lý nhưng nếu không ta có thể hỏi giáo sư Gù với khái niệm " hạt của Chúa "

    Cái chúng ta biết rằng là thời gian tái tạo này là vô cùng nhanh và giới khoa học phải dùng siêu gia tốc.

    Bây giờ thế giới cũng đã dùng lý thuyết này để giải thích hiện tượng khủng hoảng tiền tệ tài chính ngày nay thay cho lý thuyết TT ổn định, hiệu quả.

    Quá trình tạo tín dụng trong nền KT được họ giải thích như cặp vật chất - phản vật chất của Heisenberg. Tín dụng và nợ thành từng cặp. Cấp tín dụng thì có hình thành nợ.

    Tín dụng/nợ từ không có, không tồn tại bắt đầu sinh ra, bắt đầu tồn tại trong 1 khoảng thời gian và sau đó biến mất khi tái hợp.

    Vay tạo thành : Tiền - nợ

    Trả thì phá vỡ nó.

    Tạm thời thế đã nhé !
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Thế nên khi đi tìm hiểu lý thuyết mới trong kinh tế học chúng ta hãy nhìn hiện tượng trước khi chúng ta đi sâu vào bản chất vấn đề.

    So với nền KT toàn cầu, với Mỹ, với TQ chúng ta có khoảng cách xa vời vợi nhưng đã là quy luật kinh tế học nó sẽ có rất nhiều điểm tương đồng.

    Chúng ta thấy rằng đầu tiên là sự bùng nổ TTCK sau khi TTCK lắng xuống thì là TT BDS, sau BDS chuyển thành khủng hoảng tín dụng. Tần suất của các cuộc khủng hoảng ngày càng mạnh, rộng khắp và có cảm giác không tránh được. Nó làm chúng ta luôn thấy nó có quy mô và tần suất phổ biến hơn.

    Vậy cái chúng ta nếu đủ kiến thức, đủ thời gian thì đi sâu vào nó, nhận diện nó và xử lý nó.

    Tuy là rất phức tạp nhưng cái lợi là chúng ta là nước đi sau nên có cơ hội nhìn thấy quá trình nó đang diễn ra và vận động ở các nền KT lớn hơn.

    Thế nên bác nào máu mới nên vào chứ không sẽ loạn óc mất !
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Phần này chắc chắn em sẽ đề cập đến trong topic nhưng nếu đi thẳng vào nó sẽ vô cùng khó lý giải. Bác kiên nhẫn chờ 1 chút sẽ đến phần đó nhé.

    Nó giống kiểu con tằm nó ăn lá dâu rồi nó nhả ra tơ .... ấy .... =))=))=))

    Thêm nữa nó phải như Mầm Đá mới thấy ngon bác ạ.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bác hỏi thế em mới liều mượn 1 câu chuyện cũ để trả lời :

    Loạn tử KQ25 được thầy A chọn làm người truyền Đạo ! hihi...Ngày KQ25 đến gặp thầy để từ giã xuống núi, thày A hỏi KQ25 :

    Trâu đã thuần chưa mà ra khỏi núi truyền Đạo ?

    Dạ thưa, trâu đã thuần .

    Thầy A hỏi gắt :

    Trâu đã thuần chưa ?

    Loạn tử KQ25 biến sắc, đứng yên như hòn vọng phu.

    Thầy A nói :

    Trâu ở trong núi như thuần, trâu ra khỏi núi mất hẳn phương....=))=))=))
  10. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269

    Phát minh nổi tiếng nhất của Heisenberg chính là "Nguyên lý bất định", xét về mặt khoa học nguyên lý này phản bác hoàn toàn các quy luật nguyên lý về cơ học của Vật lý Newton cổ điển. Ngày xưa học môn này thầy Nguyễn Minh Hiển cho mình thi lại đới......

Chia sẻ trang này