Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

4291 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 15:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149934 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khi nào 1 CP vỡ nợ ?

    Đây là 1 phần rất thú vị mà mỗi chúng ta có thể tự kiểm chứng thông qua các tin tức về Síp, Hy lạp hay Tây ban Nha.

    Khi NHTW có khả năng in tiền vô hạn thì đồng nghĩa CP có thể trả bất cứ khoản nợ công nào. Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó. Nếu như lão Alan Phan hay nói tới cụm từ không có bữa ăn trưa nào miễn phí thì em hay thấy bọn dân TC chuyên nghiệp gọi là không có gì cho không ( nothing for nothing ).

    Khi in tiền lan tràn lập tức lạm phát xảy ra nó làm về cơ bản và lâu dài sẽ làm tài sản của tư nhân ( cá nhân ) chuyển sang CP ( Nhà nước ). Xét 1 cách bản chất nó không khác gì đánh thuế toàn dân.

    Ở chiều ngược lại nếu CP mà in tiền tài trợ cho khu vực tư nhân thì hệ quả lại là quá trình tái phân phối tài sản và sức mua ở khu vực này..

    Với việc dùng tiền pháp định như hiện nay NHTW có toàn quyền tiếp cận đến 1 nguồn dự trữ vô hạn là quyền in tiền nên NHTW không bao giờ hết tiền.

    Do vậy 1 CP không bao giờ vỡ nợ nếu ( cái này quan trọng này ) CP này chỉ vay nợ bằng đồng nội tệ.

    Điều này cũng lập tức dẫn ra 1 vế thứ 2 là CP đó chỉ vỡ nợ nếu họ đi vay nợ bằng ngoại tệ ( hehe ...VN đang vay ngoại tệ kha khá đấy.... Bọn nó nói nếu vay ròng trên 60 tỷ - nghĩa là không còn dự trữ ngoại tệ ấy thì VN sẽ rơi vào trạng thái vỡ nợ quốc gia. May quá VN đang dự trữ được tầm 30 tỷ $ theo lời anh Chai ). Khi đó các chủ quyền về KT không còn và đương nhiên quyền in tiền cũng không còn.

    Lưu ý thêm là VN đi vay ngoại tệ nghĩa là vay cái giá trị ảo mà NHTW nước ngoài có quyền in nhé. Đây chính là phần em thấy hay nhất và tinh vi nhất. Vì khi nó cho nước khác vay thì bản thân nước nó không chịu lạm phát mà khái niệm xuất khẩu lạm phát từ đây mà ra. Em thì thích gọi là khuyếch tán lạm phát hơn vì em là dân vật lý mà.

  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Mai em sẽ trình bày đến 2 phần quan trọng nhất và sau phần này các bác sẽ lý giải được phần nào công và tội của NHTW .

    Sau phần đó các bác sẽ hiểu tại sao 1 số BCs trên TTCK VN lại được Tây ( Nhật ) mua cao hơn định giá trước đó của chúng ta 20%.

    Phần trước em trình bày lý thuyết cung định hướng cầu hay cung tạo cầu nhưng phần sau sẽ là phần Quản lý cầu ở tầm vĩ mô.

    Lúc đó chúng ta cùng soi NHTW dưới 3 chức năng quan trọng nhất là:

    1 - Thúc đẩy quá trình tạo tín dụng khi quản lý cầu

    2 - Hạn chế quá trình tạo tín dụng để đảm bảo ổn định tài chính

    3 - Hạn chế lưu hành tiền để tránh lạm phát
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt với nhóm lợi ích - Bài của VNeconomy

    Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò.

    Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982”.

    Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để rồi có thời điểm công ty này đạt thị giá 700 triệu USD.

    Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự.

    Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng những điều đó.

    “Công kích cá nhân”
    Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò. Không có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi việc đang thuận chiều!

    Đáng tiếc, từ phát biểu của Alan Phan, những ai kỳ vọng vào một cuộc tranh luận mở để từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết sách phù hợp nhất cho thị trường hiện nay, sẽ cảm thấy thất vọng. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho dù không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã lên tiếng một cách không theo lối tranh luận thông thường.

    15 câu hỏi mà câu lạc bộ này gửi đi ghi rõ là để “chất vấn”, trong khi tính chính danh của bảng câu hỏi cũng đáng bị nghi ngờ: danh mục cập nhật của câu lạc bộ đăng trên website mới chỉ có chưa đầy 200 thành viên cả thể nhân và pháp nhân, thay vì “1.000 thành viên” như đã giới thiệu.

    Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận.

    Người tinh ý cũng sẽ nhận ra rằng, danh mục thành viên của câu lạc bộ này không có nhiều đại gia đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường mấy năm qua. Không chỉ vậy, chính nội dung các câu hỏi mới đáng quan tâm nhất: thay vì tạo ra không khí phản biện và tranh luận, nhiều câu hỏi đã vượt quá khuôn khổ của vấn đề.

    Sẽ tốt biết bao nếu câu lạc bộ cử ra một vài chuyên gia, trên tinh thần thiện chí, cùng tranh luận mở với Alan Phan, dưới sự chứng kiến của truyền thông, về vấn đề cứu hay không cứu thị trường, thay vì những câu hỏi đại loại như, “ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa”? Hay “kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường bất động sản Việt Nam là gì”?...

    Thái độ khá “căng thẳng” của phía Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội còn thể hiện ở những bài báo công kích chính… Alan Phan, nêu lại những thất bại trước đây của vị chuyên gia này. Nếu chứng minh được sự cần thiết, thông qua những con số và lập luận thuyết phục, về việc cần có các chính sách giải cứu thị trường, vì sao Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội không làm điều đó qua những bài tham luận, kiến nghị của mình?

    Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad hominem).

    “Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích nguyên văn từ bài viết nói trên.

    Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu mà ông Alan Phan đã nhận được.

    Tranh luận mở

    Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề của đời sống.

    Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm.

    TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại Nhật Bản, từng nói: “Độ "lớn" hay "nhỏ" của một quốc gia không được tính bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”.

    Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. TS. Alan Phan

    Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành.

    Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm 2008 - 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo ngắn hạn.

    Alan Phan cho rằng, “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên trí thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân”.

    “So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để Chính phủ lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự này của Alan Phan, dường như đang mở ra những tranh luận mới, không chỉ về bất động sản.
  4. noithatday

    noithatday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    24
    Lời bình rất hay, tks[};-
  5. KuteU50

    KuteU50 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    1
    Vậy là những ng` chỉ theo đuôi bác trên F319 trong đó có tôi sẽ mất phương hướng !
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Oh bác lại quá quan trọng cái F319 này rồi. F319 chỉ là nơi giao lưu học hỏi chung thôi. Không đủ điều kiện kỹ thuật lẫn công nghệ để thành nơi trao đổi thông tin giao dịch được đâu.Nó làm kênh thông tin tham khảo thì chấp nhận được

    Bác đặt kỳ vọng vào F319 là không đúng rồi. Có thể quen từ F319 nhưng khi để thành quan hệ có thể dùng và đầu tư thì rất khác. Mình phải tự xử lý chứ.

    Em không có ý coi thường F319 về nhân sự nhưng thực sự không thể dùng nó để làm kênh thông tin chính được. Bác buộc phải biết con người thật, trình độ thật của nhau ngoài đời.

    Tốc độ của F319 không cho phép xử lý thông tin được.

    F319 chỉ là nơi ta làm quen với ai ta cảm thấy hữu ích mà thôi.
  7. KuteU50

    KuteU50 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    1
    Tôi ko quá coi trọng F nhưng cũng ko xem nhẹ như nơi vui chơi giải trí ,tôi thấy trên F vẫn còn có 1 số bài đáng đọc để tham khảo ,lúc trước khi bác mở pic ngày nào tôi cũng vào đọc tham khảo vì cá nhân tôi thấy rất hay ,tôi luôn coi các bài của bác như 1 cái phanh nó rất cần cho mọi loại xe ,từ ngày thấy bác nói chia tay F và sẽ ít viết nhận định tôi cũng thấy thiếu vắng và rất lấy làm tiếc là sẽ ko còn đc đọc bài của bác nhìu như trước nữa , hôm nay đọc đc mấy dòng bác nói là trên F bác nói HOÀN TOÀN KHÁC với trên room nên tôi mới có mấy dòng ( vì tôi vốn chỉ hay vào đọc chứ cực ít khi nói trong pic của bác )
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Như em nói bác tham khảo thì được chứ lấy thông tin ở F319 để ra quyết định đầu tư thì là sai lầm. Nó đúng nghĩa chỉ là tham khảo mà thôi.

    Còn em nói trong room khác với trong F319 không theo nghĩa bác hiểu. Đương nhiên là em vẫn nói hệt như trên F319 này nhưng ở đó toàn người biết nhau, ít xung đột quyền lợi nên em nói chính xác ngay giá vào giá ra về mã. Trong room không có thời gian cho việc chém vĩ mô vì lúc đó yếu tố thời gian thực lại là hàng đầu. Nó khác hoàn toàn là về nội dung và tốc độ chứ không phải về sự không chính xác hay ngược thông tin.

    Trên thớt em kể chuyện con tằm nó ăn lá dâu chứ trên room lúc đó là phải nhanh gọn, dứt khoát.

    Khi em nói vào mã A trên Room đương nhiên trên Thớt em vẫn nói là vào chứ làm gì có chuyện nói vào là ra hay ra là vào.Hoàn toàn khác theo nghĩa đó nha bác.

    Bác phải hiểu rõ như thế !


    Mất lòng trước được lòng sau nên em nói vậy.

    Vụ em đi làm bên dược thì nhiều bác biết rồi. Em cũng chẳng ngại gì vì em thấy vào kênh phân phối dược cũng khá hay cho dù em là dân ngoại đạo.

    Đợt này em vẫn tìm nhân sự cho dự án và em chịu trách nhiệm hầu như toàn diện ở mảng mới này. Hy vọng tháng 5 em kick off được dự án dược này.

    Đúng là khi vào CK thấy kể cả dược là siêu lợi nhuận vẫn không địch lại nổi CK nếu giao dịch giỏi. Không cái gì lại nếu mỗi lần GD kiếm được tới 5-10% cả.

    Với 1 DN cực xuất sắc kiếm 40%/năm là phi thường và hầu như toàn bộ nhân sự từ GD đến nhân viên đều phải full time, đổ mồ hôi công sức lo hàng trăm thứ.

    Đằng này CK lại có quyền mua DN tốt nhất để có 5-10% chỉ sau 1 vài tuần. Rất kinh ngạc.
  9. mtkrin91

    mtkrin91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    775
    Mình chỉ nghĩ đơn giản, khi mình đang làm việc gì, thì bằng mọi khả năng làm sao cho việc đó tốt nhất đối với mình thôi các bác ợ.
  10. KuteU50

    KuteU50 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    1
    Lúc trước tôi vào đọc pic của bác chủ íu là xem bác nhận định xu hướng tt chung chứ chưa bao giờ tôi quan tâm những mã ck mà bác nêu ra trong bài .
    Điều tôi thắc mắc đã đc bác giải đáp ở những dòng màu đỏ ,tôi hiểu .
    Còn tôi thấy ai đã từng đi qua ttck thì rất khó rời xa nó .

Chia sẻ trang này