Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

3586 người đang online, trong đó có 270 thành viên. 23:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149956 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. hamchoisg

    hamchoisg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Đã được thích:
    1
    Cổ đông lớn của LIX, TTF, VPK , EBS đều thấy tên chú này.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Vâng em có đáp án rồi. Bọn này có cách đánh quá giống Cộng quân nên mới thắc mắc. Nó không giống bọn DB chút nào. Cũng khác xa bọn Nhật.

    Tóm lại bọn này có cách đánh rất giống du kích Cộng quân nhà mình. Đánh tập kích bất ngờ và không thông báo.
  3. scorpion83

    scorpion83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    5.024
    Bọn này chuyên đầu cơ và chơi penny, để ý làm gì bác...mua kiểu cắc bụp chả có lộ trình gì hết..
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Quay trở lại việc BOJ cung tiền ....

    Mấy hôm nay em hơi bận nên ít có thời gian giải đáp các câu hỏi về vấn đề BOJ cung tiền. Về cơ bản đây thực sự là bước ngoặt rất lớn trên TT tiền tệ TG. Nó có lẽ chỉ thua sự kiện FED bắt đầu chiến dịch cung tiền ồ ạt QE mà thôi. Việc này nó làm cho mọi phần dự của em trước đó buộc phải có sự điều chỉnh dựa theo quy mô và tốc độ cung của nó sang nền KT của VN nói chung và TTCK VN nói riêng.

    Đương nhiên không chỉ bọn tép riu như các thành viên F319 như chúng ta mà em tin chắc rất nhiều các TCTD lớn trên TG đều phải xem xét điều chỉnh chiến lược.

    Từ Soros cho đến BF, từ FED cho đến NHTW Trung Quốc đều sẽ theo dõi sát sao động thái này. Đương nhiên anh Chai nhà mình với SBV cũng sẽ xem xét. Tại sao lại thế?

    Em chỉ giải thích ngắn gọn vài điểm thế này:

    Chúng ta đều biết Nhật suốt 5 năm qua và dài hơn là cả giai đoạn trước đó luôn ở trạng thái giảm phát. Giảm phát và tăng GDP thấp nhưng Nhật vẫn giữ nguyên chính sách cho đến khi Abe nó lên và quyết định thay đổi chính sách toàn diện: Không giữ giảm phát nữa mà đặt mục tiêu lạm phát 2%. Rất kinh khủng nếu nhìn vào con số tuyệt đối này.

    Như suốt phần đầu thớt này em nói CP hoàn toàn có thể tạo ra lạm phát có chủ đích khi in tiền theo mục tiêu tăng lạm phát.

    Chúng ta cần chú ý rằng ở nền KT Nhật lạm phát bị ảnh hưởng bới 2 yếu tố chính:

    - Thứ 1- Thặng dư thương mại cực lớn suốt trong thời gian dài kể cả như nói trên kể cả đó là thời kỳ giảm phát. Do vậy bất cứ động thái cung tiền ( in tiền ) đều làm giá trị của đồng Yên giảm rất mạnh. Điều này lại thêm 1 lần nữa là thặng dư thương mại của Nhật ngày càng lớn và nó làm cho các nước có trao đổi thương mại với Nhật rất bất mãn, nhiều trường hợp sẽ vượt quá sức chịu đựng của họ.

    - Thứ 2, do đặc điểm dân số lao động của Nhật. Dân số Nhật có lứa tuổi già, nghỉ hưu cực lớn nhưng những người này lại có trong tay những khối tài sản gửi TK khổng lồ do họ lao động suốt thời kỳ còn đi làm với cường độ cao. Tiền này họ thường gửi đến các quỹ đầu tư và các quỹ này gửi trong các NH hoặc mua Trái phiếu các loại vô cùng lớn.

    Với đặc điểm này giảm phát lại là điều mong muốn và được chấp nhận ( các bác chú ý nó cũng tương đồng với người nghỉ hưu ở VN. Người nghỉ hưu gửi TK chỉ mong CPI thấp để họ có thực dương LS ).

    Do vậy chúng ta dễ dàng hiểu giai đoạn trước đây giới lãnh đạo Nhật luôn lấy quyền lợi số đông để hành động. Hò định hướng chính sách KT nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng phục vụ cho lợi ích số đông và đó chính là nhóm người già rất đông có lượng gửi TK khổng lồ.

    VN chúng ta có vì lợi ích số đông hay không các bác tự trả lời nhé ...:))

    Như thế Nhật chỉ thay đổi chính sách khi thay đổi lãnh đạo CT. Và giờ nó làm thật khi Abe quay trở lại.

    Em đọc thấy nó nói vui rằng Nhật chỉ cần thêm 1 số 0 ở các mệnh giá đồng Yên hay ra 1 sắc lệnh cho người bán chấp nhận đồng tiền ấy ở mức cao hơn đồng thời tăng giá hàng bán lên cao hơn là tạo ngay ra lạm phát.

    Vấn đề chỉ xảy đến khi Nhật bắt đầu mang nhưng đồng Yên đó sang nước ngoài thanh toán. Tài sản của Nhật ở hải ngoại sẽ đột nhiên tăng vọt nếu nước đang có trao đổi thương mại không có động thái tương ứng.

    Thằng FED đương nhiên là thằng hiểu nhất và là thằng bắt Nhật phải kiểm soát nhiều nhất.

    Về lý thuyết đứa nào cũng muốn chỉ mình tao được quyền in tiền và sang nước mày tiêu nhưng quyền lực thực tế này lại dựa trên vô vàn sức mạnh tiềm ẩn. Là sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế....

    Thế nên việc đầu tiên thằng Abe làm là sang Mẽo đàm phán và tuy không công bố nhưng chúng ta đều hiểu là nó sang để thảo luận với Mẽo những thông tin về vấn đề cung tiền lần này. Với Mẽo không có chuyện Nhật dám qua mặt. Nó chỉ qua mặt với các nước nghèo và hèn mà thôi.

    Nếu bàn vấn đề này thì em e nó sẽ động đến 9T quá nhiều vì đó là bản chất của quyền lợi các nước lớn. Các nước lớn luôn có quyền trao đổi, chia sẻ thị phần toàn cầu với nhau. Chúng không bao giờ tham bát bỏ mâm cả nên luôn thỏa thuận nhượng bộ với nhau và thịt các nước nhỏ.

    Trong 1 khu rừng lý thuyết cộng sinh luôn đúng đó là sư tử có phần của sư tử và sói có phần của sói. Khi sư tử ăn thịt sói khi và chỉ khi sói dám mạo phạm cướp mồi hoặc khu rừng hết sạch mồi nên sói cũng thành mồi của sư tử.

    Thế nên nhìn rộng hơn ra chúng ta thấy các cường quốc còn lại cuống cuồng họp nhau lại và về bản chất là bàn phương án đối phó với động thái chung của Mỹ - Nhật - EU.

    Tất cả chúng đều bàn nhau chia thị phần mà thôi.

    Tóm lại như em nói nếu xét trên quan điểm NDT nhỏ lẻ chúng ta thấy rất có lợi khi có thêm 1 lượng vốn ngoại khủng sẽ vào TTCK VN từ Nhật và các bọn theo đuôi tương tự. Giá CP về trung hạn phải tăng ( trung hạn là 2 năm nhé )

    Ngược lại trên quan điểm nhà nước thì vấn đề này vô cùng nan giản. Đòi hỏi phải rất tỉnh táo. Mềm mỏng nhưng phải cương quyết vì nếu không nhìn ra bản chất thì lợi bất cập hại.
  5. xfighting

    xfighting Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.296
    @cuongstock
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Thủ tướng Abe thăm Mỹ - mũi tên nhắm ba đích

    Chiều 21/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo sang thăm chính thức Washington để hội đàm với Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm này của ông Abe diễn ra trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực Đông Bắc Á đang ngày càng xấu đi do tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Vì vậy, theo các chuyên gia phân tích, mục đích chính của chuyến thăm này là gửi tới cộng đồng quốc tế, nhất là Trung Quốc, rằng quan hệ đồng minh an ninh Nhật-Mỹ, vốn được coi là nhân tố quan trọng trong việc duy trì an ninh khu vực, đang ngày càng chặt chẽ hơn.

    Củng cố quan hệ đồng minh

    Kể từ khi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) giành quyền kiểm soát chính phủ sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện hồi cuối tháng 8/2009, quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ đã bị rạn nứt sâu sắc, nhất là dưới thời chính quyền của Thủ tướng Yukio Hatoyama - người chủ trương xây dựng mối quan hệ đối tác “bình đẳng” với Mỹ và khơi lại vấn đề di chuyển căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa.


    Thủ tướng Abe (trái) và Tổng thống Obama (Ảnh AFP)
    Mối quan hệ này chỉ được cải thiện sau khi Thủ tướng Hatoyama thông qua thỏa thuận Nhật-Mỹ về việc di chuyển căn cứ không quân Futenma của Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ từ khu vực đông dân ở Thành phố Ginowan về khu vực ít dân hơn ở Thành phố Nago, đều thuộc đảo Okinawa hồi tháng 5/2010. Sau đó, các chính quyền khác của DPJ đều nỗ lực cải thiện quan hệ đồng minh với Mỹ nhưng mối quan hệ này hầu như không có bước tiến đáng kể nào do sự suy yếu của DPJ.

    Sau khi giành lại quyền kiểm soát chính phủ từ tay DPJ trong cuộc bầu cử Hạ viện vào giữa tháng 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Thủ tướng Abe chủ trương “tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ” và “khôi phục hoàn toàn quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Mỹ”, đồng thời coi mối quan hệ này là “nền tảng cho chính sách ngoại giao và an ninh của Nhật Bản”.

    Trong cuộc hội đàm tiến hành vào sáng sớm ngày 23/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe nhấn mạnh Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy ổn định và tăng trưởng kinh tế tại Châu Á-Thái Bình Dương.

    Theo đó, Tổng thống Obama khẳng định Nhật chắc chắn là một đồng minh thân cận của Mỹ và liên minh của họ là nền tảng để ổn định an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

    Về phần mình, Thủ tướng Abe khẳng định, lòng tin trong quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ đã được khôi phục và Tokyo sẽ tiếp tục hành động một cách điềm tĩnh trong việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

    Quyết tâm của Thủ tướng Abe đã được khẳng định trong phát biểu trước chuyến thăm khi ông nói: “Tôi sẽ nỗ lực để hàn gắn quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ đã bị xấu đi trong 3 năm và 3 tháng (cầm quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản). Tôi hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh (giữa ông và Tổng thống Obama) sẽ chứng tỏ rằng mối quan hệ vững chắc (giữa Nhật và Mỹ) được khôi phục”.

    Bình luận về chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Abe, Giáo sư Mikitaka Masuyama của Viện Đào tạo Sau đại học Quốc gia về Nghiên cứu Chính sách ở Tokyo, nói: “Tình hình ở Đông Bắc Á đang ngày càng bất ổn. Một trong những điều Thủ tướng Abe muốn đạt được sẽ là củng cố quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ”.

    Tìm kiếm sự ủng hộ đối với Abenomics

    Ngay sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã thực thi cái gọi là Abenomics (chính sách kinh tế kiểu Abe), với trọng tâm là tăng cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đạt được tỷ lệ lạm phát 2%/năm.

    Gần 3 tuần sau khi nhậm chức, hôm 15/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ 2 trong tài khóa 2012 (kết thúc vào cuối tháng 3/2013) với tổng trị giá lên tới 13.100 tỷ yên, lớn thứ 2 từ trước tới nay, để tài trợ cho gói biện pháp kích thích tăng trưởng. Tiếp đó, hôm 22/1, Chính phủ Nhật Bản và BOJ đã ra tuyên bố chung về việc phối hợp chấm dứt tình trạng giảm phát và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ của nước này, theo đó BOJ quyết định đặt tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2% theo đúng đề xuất của Thủ tướng Abe.

    Abenomics đã khiến đồng yên liên tiếp giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, dẫn tới nguy cơ về khả năng xảy ra một cuộc chiến tiền tệ giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, cùng với việc củng cố quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày ở Mỹ này, Thủ tướng Abe cũng mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Washington cho Abenomics nhằm ngăn chặn cuộc chiến tiền tệ giữa hai nước.

    Giáo sư Masuyama khẳng định “chuyến thăm Mỹ sẽ là một chuyến thăm thành công đối với Thủ tướng Abe nếu chính sách kinh tế của ông nhận được sự ủng hộ từ phía Mỹ hoặc chí ít là nó không bị thẳng thừng bác bỏ”.

    Đối phó với các thách thức an ninh

    Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama là các vấn đề an ninh đang nổi lên ở khu vực Đông Bắc Á, trong đó có vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Chỉ cách đây hơn 1 tuần, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ 3 và khẳng định vụ thử hạt nhân này “là một chiến thắng chính trị và quân sự vĩ đại, bởi vì, nó khiến cộng đồng quốc tế phải công nhận vị thế (của Triều Tiên) là một nước sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa chiến lược”. Hành động này của Triều Tiên đã khiến Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực lo ngại.

    Vì vậy, trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, Thủ tướng Abe tìm kiếm sự hợp tác của phía Mỹ nhằm thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua các lệnh cấm vận bổ sung đối với Triều Tiên nhằm gây áp lực buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Bên cạnh đó, Thủ tướng Abe đã thảo luận với Tổng thống Obama về việc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó với Triều Tiên.

    Cùng với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, những hành động thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý (mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông gần đây đã khiến Tokyo lo lắng cho dù Washington đã tuyên bố rằng quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.

    Với lý do trên, Thủ tướng Abe cũng đã tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ nhằm đối phó với các thách thức an ninh đến từ nước láng giềng Trung Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Fumio Kishida của Nhật Bản vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku. Giáo sư khoa học chính trị Fumiaki Kubo của Đại học Tokyo cho rằng lời cảnh báo trên sẽ có hiệu ứng lớn hơn nếu Thủ tướng Abe nhận được bảo đảm chắc chắn hơn từ phía Tổng thống Obama./.

    Nhật - Mỹ ký Hiệp định “bầu trời mở”

    Bùi Hùng/VOV online
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Do vậy về lý thuyết khi Nhật nó in tiền chẳng dại gì nó đi mua Trái phiếu 1 nước khác ( cũng là giá trị ảo ) ví dụ như TP của VN ta chẳng hạn. Đố các bác thấy Nhật mua TP của VN đấy.

    Nhưng riêng với Mỹ thì khác. Sau vụ Nhật in tiền và Abe sang xin phép Obama thì điều hiển nhiên ta thấy sẽ có việc Nhật tăng mua TP Mỹ. Đó tất yếu là sự nhượng bộ của Nhật với Mỹ như 1 điều kiện tiên quyết để FED đồng ý cho BOJ in tiền.

    Mày cũng phải mua giá trị ảo của tao tao mới cho phép, không thì liệu hồn....
  8. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.840
    10h52: Đại diện FPT cho biết, quý 1/2013, lợi nhuận của FPT đạt xấp xỉ với năm 2012 khoảng từ 560-600 tỷ đồng.

    FPT cũng đâu kém gì nhỉ? Ngon quá...

    http://*********.vn/2013/04/dhdcd-f...p-tuc-kiem-nhiem-tong-giam-doc-737-290694.htm
  9. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    Chào anh. Từ anh em học hỏi dc rất nhiều điều , có cái nhìn sâu hơn , rộng hơn về CK VN.
    Anh viết rất chuẩn , Mong dc đọc nhiều bài viết của anh hơn nữa
    Chúc anh và gia đình cuối tuần vui vẻ[r2)][r2)]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Về koảng này PX đã dự từ năm ngoái rồi bác , Nhật buộc phải chọn cách này vì nhiều nguyên nhân ...nhưng điều này lại tốt , cứ nhìn Nhật đầu tư vào VN các bác nhà mình chẳng sướng ....thông thường PX dự trước khoản vài tháng thì sau đó mới thấy rõ



    phuongxa20
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]


    [​IMG]

    Thành viên từ
    17:18, 02/06/05

    Được cảm ơn 7153 lần




    [​IMG] 21/09/12, 21:12 #336 Khủng hoảng hiện nay tại Senkaku sẽ tốt cho nền kinh tế thế giới , mặc dù cuộc khủng hoảng lần này nó sẽ làm cho kinh tế khu vực châu á mất đi khoảng tiền tiết kiệm rất lớn nhưng nó vô tình sẽ giúp kt thế giới hài hòa và cân bằng hơn vì bản chất thật dòng tiền không thể biến mất mà nó chỉ chuyển từ khu vực này sang khu vực khác mà thôi , với khủng hoảng hiện nay có thể đẩy TQ tiến gần hơn đến gói kích thích tài khóa bắt buộc và điều này cũng xảy ra tương tự tại Nhật , do vậy trong thời gian tới giá vàng sẽ có biến động mạnh



    Loan tin | if(!post_loantin_ids){ post_loantin_ids = '11964737'; }else{ post_loantin_ids += ',' + '11964737'; } if(!post_loantin_index){ post_loantin_index = 1; }else{ post_loantin_index += 1; } Cảm ơn | Báo vi phạm Trả lời

    http://f319.com/home/1505183/page-34

Chia sẻ trang này