Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

7133 người đang online, trong đó có 1008 thành viên. 14:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 150255 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. jaguar.

    jaguar. Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2012
    Đã được thích:
    71

    Bán rồi ko phán "vượt hay không vượt" móc này mốc kia nữa à, hố hố hố :)):)):))
  2. Murex

    Murex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    238
    Cảm ơn bài chia sẻ có bác. Bác có thể bật mí giá mục tiêu của DPM và GAS trong ngắn hạn không ạ, vì GAS đã vượt xa giá mục tiêu trước đây của bác và có vẻ đang trên đà phá đỉnh :).
    Tuần rồi em cũng tia con FPT, tiếc là cuối cùng lại chọn vào DPM :)
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Quan tâm éo gì đến mã mình đã bán rồi nữa hả bác. Ai ăn nốt khúc ngọn em mời. Cứ đạt kỳ vọng là bán!

    Em sang VPK và AAA đấy. Giỏi bác vào mà đè giá em đi !

    =))=))=))
  4. saobang1169

    saobang1169 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    0
    @khongquen25 bác cho em hỏi chỉ số ROIC được tính thế nào ạ. Bác ví dụ luôn thằng VPK được nữa thì tốt quá ạ. thanks bác nhiều ạ.
  5. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Có quá sách vở không khi ôm 1 khái niệm "KT xuất khẩu vốn" để nói rằng TTCK và TT tài chính Nhật ko có khả năng thành TT hút vốn???!!!

    Lý lẽ ở đây đơn giản là:
    - Chỉ có thằng ngu mới đem tiền sau "1 đêm" mất giá hơn 20% đi mua tài sản ở 1 chỗ lên giá ầm ầm so với đồng tiền vừa cao giá hơn Yên 20% - Mà đơn giản Nhật thì nó không ngu bao giờ, cuộc chơi với tiền Nhật mua tài sản đã over, sau đây là cuộc chơi khác.

    Nếu cứ ôm gốc cây đợi thỏ như suy diễn của bạn thì mình e rằng những người tin theo bạn chính là "nguồn vốn Nhật bổn" mà bạn đang ngóng đó [r24)]
  6. chuot_laitau

    chuot_laitau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    86
    ????
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nói thật bác chưa có gì đáng bàn ở đây cả vì bác có lẽ còn chưa hiểu thế nào là Xk vốn cả.

    Thay cho việc tranh luận vô bổ bác cứ thử search xem thế giới bình luận việc BOJ cung tiền ra rồi mang tiền để ở đâu đi đã. Nếu bác không tìm ra em sẽ tìm giúp bác.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Châu Á hưởng lợi khi Nhật Bản nới lỏng kỷ lục
    16:46 05/4/2013

    Việt Nam, Thái Lan hay Philippines đều được kỳ vọng đón dòng tiền mạnh do các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và đa dạng hóa sản xuất.

    Ngày hôm qua (4/5), Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) - Haruhiko Kuroda tuyên bố tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ không giới hạn để đạt mục tiêu lạm phát 2%. Theo đó, BOJ sẽ mua lại 7.500 tỷ yen (78,6 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng. Lượng tiền cơ sở, gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các tổ chức tài chính trong BOJ, cũng được nâng gấp đôi lên 270.000 tỷ yen (2.800 tỷ USD) cho đến cuối năm 2014.

    Động thái này vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế (5.200 tỷ yen mỗi tháng) và là chương trình nới lỏng mạnh mẽ nhất từ năm 2001. Sau tin tức trên, yen Nhật hôm nay đã giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ 2009.

    Giới phân tích cho rằng ông Kuroda đang nối gót Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Ben Bernanke và Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) - Mario Draghi, khi tích cực bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế. Thậm chí, các chuyên gia tại Công ty chứng khoán Nomura còn cho rằng động thái này mạnh mẽ hơn nhiều khi BOJ dự kiến mua lại các tài sản tương đối rủi ro.

    Theo nhà phân tích Frederic Neumann từ HSBC, việc BOJ nới lỏng sẽ có nhiều tác động đến các nước mới nổi ở châu Á, dù không mạnh như động thái từ Mỹ. Thái Lan, Malaysia và Indonesia là ba thị trường châu Á có mối liên hệ tài chính mật thiết nhất với Nhật Bản. Vì vậy, Nhật bơm tiền sẽ khiến dòng vốn đổ vào ba nước này tăng lên trong những quý tới.

    Philippines và Việt Nam cũng được kỳ vọng đón dòng tiền mạnh do các ngân hàng, nhà đầu tư tổ chức Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội mới. Bên cạnh đó, các công ty nước này cũng muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

    Ở Hàn Quốc và Đài Loan, ảnh hưởng sẽ có sự khác biệt do lượng vốn từ Nhật Bản vào đây thường khá thấp. Giới chức sẽ lo ngại về đồng yen giảm giá nhiều hơn, do việc này gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của họ. Neumann dự đoán trong năm nay, Hàn Quốc có thể phản ứng bằng cách hạ giá tiền tệ của mình.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đọc phần này mà bác còn nghĩ rằng tiền TG sẽ đổ vào Nhật thì em xin thua bác. Em sẽ tự nhận là không hiểu gì về TC cả và nhường bác diễn cả show này luôn.


    Chính sách nới lỏng tiền tệ và hoạt động Carry Trade đồng Yên Nhật - Bài toán khó cho BoJ

    Ngày 17/03/2010, NHTW Nhật Bản – BoJ bất ngờ thông báo tăng cường việc nới lỏng tiền tệ nhằm chống lại nguy cơ giảm phát đang đe dọa nền kinh tế bằng cách gia tăng cho vay các Ngân hàng thương mại. Theo đó BoJ đã tăng gấp đôi chương trình tín dụng ngắn hạn từ 10 ngàn tỷ Yên lên 20 ngàn tỷ Yên (tương ứng với 222 tỷ đô la Mỹ), trong đó một nửa lượng tiền này sẽ được đưa vào hệ thống Ngân hàng thương mại Nhật ngay trong tháng 4. Đồng thời BoJ sẽ tiếp tục giữ lãi suất đồng Yên ở mức siêu thấp là 0.1%.

    Về lý thuyết khi NHTW một quốc gia thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, “bơm” tiền ra lưu thông làm tăng cung tiền tệ sẽ góp phần giảm giá trị của đồng tiền đó. Tuy nhiên với đồng Yên thì những biện pháp trên lại có tác dụng ngược lại. Nhìn lại lịch sử đồng Yên cho thấy rõ điều đó. Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, Yên Nhật đã không ngừng gia tăng so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Từ mức 360 Yên (JPY) ăn 1 đô la Mỹ (USD) sau chiến tranh còn xấp xỉ 300 JPY trên 1 USD vào năm 1975.

    Kể từ năm 1975, BoJ đã đưa ra nhiều biện pháp làm giảm giá trị của đồng Yên nhưng đồng tiền này vẫn không ngừng tăng giá cho đến hiện nay thì 1 đô la Mỹ chỉ còn khoảng 90 Yên Nhật. Điều đặc biệt là một khi BoJ càng đưa ra nhiều chính sách hạ giá trị đồng Yên để hỗ trợ kinh tế Nhật tăng trưởng, hàng hóa Nhật tăng tính cạnh tranh thì càng làm đồng tiền này tăng giá. Một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này đó chính là hoạt động “carry trade” đồng Yên ngày càng gia tăng.

    Carry trade là gì?

    Carry trade là việc giới đầu cơ tiền tệ vay đồng tiền có lãi suất thấp để mua một sản phẩm tài chính khác có lãi suất cao hơn. Việc người đầu cơ chỉ phải trả mức lãi suất thấp cho đồng tiền đi vay để mua sản phẩm tài chính có mức lãi suất cao hơn sẽ giúp họ hưởng được lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất này.

    Ví dụ trên thị trường ngoại hối người đầu cơ vay đồng Yên Nhật (JPY) với lãi suất 2.5% để mua đồng Euro (EUR) trong khi mức lãi suất của đồng tiền này là 5.5%. Như vậy nếu tỷ giá EUR/JPY trong suốt kỳ hạn cho vay không thay đổi thì đến lúc đáo hạn người đầu cơ sẽ lãnh lãi suất đồng EUR 5.5%. Sau đó người đầu cơ bán đi đồng EUR để mua lại đồng JPY trả cho người cho vay đồng thời trả lãi vay là 2.5% Như vậy người này đã có một khoản lợi nhuận tương ứng với 3% lãi suất mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền.

    Lợi nhuận này sẽ còn tăng gấp nhiều lần nếu người kinh doanh carry trade sử dụng thêm đòn bẩy tài chính. Nếu tỷ lệ đòn bẩy sử dụng là 1:10 khi đó lợi nhuận đối với cặp EUR/JPY tăng lên gấp 10 lần là 30%.

    Tại sao mức độ hoạt động carry trade đồng Yên Nhật cao

    Là một trong những đồng tiền có lãi suất thấp nhất thế giới, hiện lãi suất đồng Yên được NHTW Nhật – BoJ quy định đang ở mức siêu thấp là 0.1%. Đồng thời với tư cách là 1 trong 4 đồng tiền được các quốc gia trên thế giới dự trữ ngoại hối nhiều nhất (đứng thứ 3 trên thế giới sau đô la Mỹ và đồng Euro nhưng trên đồng Bảng Anh) và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) tạo ra cho đồng Yên sự thanh khoản rất cao.

    Ngoài ra do rủi ro lớn nhất mà carry trade gặp phải đó chính là sự biến động tỷ giá nên giới đầu cơ phải tăng tần suất giao dịch để giảm thiểu rủi ro gián tiếp tăng nhu cầu Yên Nhật trên thị trường góp phần thúc đẩy đồng tiền này tăng giá.

    Đơn cử nếu tỷ giá Yên Nhật với một đồng tiền có lãi suất cao hơn biến động theo hướng có lợi khi đó người đầu cơ sẽ vừa được hưởng chênh lệch lãi suất cộng với việc được lợi từ tỷ giá. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại thì việc tỷ giá biến động mạnh sẽ làm cho họ gặp rủi ro lớn, phần lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất sẽ không bù đắp nổi phần thua lỗ do tỷ giá gây ra. Người đầu cơ còn có thể mất toàn bộ số tiền đặt cọc nếu sử dụng thêm đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận. Bởi thế để giảm thiểu rủi ro này những người đầu cơ khắc phục bằng cách mua bán ở khung thời gian hẹp hơn.

    Ví dụ cặp tiền EUR/JPY ở trên, nếu đồng Yên tăng giá mạnh so với đồng Euro sẽ gây thua lỗ nặng cho NĐT khi họ phải mua trở lại đồng Yên với số lượng nhiều Euro hơn. Như vậy để giảm thiểu rủi ro thay vì duy trì trạng thái giao dịch suốt một năm họ sẽ chỉ duy trì trạng thái này trong vòng 1 tháng, 1 tuần thậm chí chỉ là 1 ngày hoặc thấp hơn nữa. Với thời gian giao dịch càng nhỏ sẽ làm rủi ro biến động tỷ giá giảm đi nhưng lợi nhuận cũng giảm theo do lãi suất phải chia cho kỳ hạn ngắn hơn. Chẳng hạn nếu carry trade trong ngày lãi suất 1 năm phải chia cho 365 ngày và nếu carry trade ở khung thời gian nhỏ hơn cần phải chia nhỏ hơn nữa.

    Để khắc phục việc lợi nhuận giảm NĐT sẽ tăng lượng tiền và tăng mức độ đòn bẩy cao hơn để bù đắp lợi nhuận. Ngoài ra họ cũng tăng cường tần suất giao dịch để liên tục sinh ra lợi nhuận. Việc gia tăng tần suất giao dịch sẽ góp phần tạo ra nhu cầu đồng Yên gia tăng sẽ đưa đồng Yên tăng giá.

    Tác động của chính sách tiền tệ BoJ đến nền kinh tế toàn cầu

    Hoạt động carry trade trên thị trường tài chính góp phần tạo ra thanh khoản rất lớn cho các sản phẩm tài chính, giúp cho thị trường luôn diễn biến sôi động, đầy kịch tính. Tuy nhiên hoạt động carry trade cũng làm méo mó thị trường khi các sản phẩm tài chính bị đầu cơ quá mức sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế.

    Khi đồng Yên tăng giá sẽ làm hàng hóa Nhật mất sức cạnh tranh với với các quốc gia khác và gây thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật. Chẳng hạn cuối năm 2008 hãng xe hơi lớn nhất thế giới là Toyota do bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dự kiến mức lỗ là 1.7 tỷ USD. Tuy nhiên khi kết thúc năm tài chính 2008-2009 (ở Nhật năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3) thua lỗ của Toyota tăng vọt lên mức 4.4 tỷ USD (tương ứng 437 tỷ JPY) một phần nguyên nhân rất lớn từ việc tăng giá đồng Yên.

    Là 1 trong 4 đồng tiền dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới đồng thời kinh tế Nhật là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên việc Yên Nhật tăng giá ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Bởi vì tỷ giá các đồng tiền khác sẽ biến động mạnh theo đồng Yên gây tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, làm lệch cán cân thương mại của Nhật và phần còn lại của thế giới.

    Động thái lần này của Nhật Bản khác hẳn so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn này các NHTW khắp nơi trên thế giới chỉ nghiên cứu biện pháp rút lại các gói kích cầu đã được đưa ra trong thời gian khủng hoảng, hạn chế bớt lượng tiền thừa trong hệ thống ngân hàng. Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED hôm 15/03 cho biết sẽ sớm kết thúc một chương trình mua chứng khoán thế chấp ngay trong tháng 3.

    Mặc dù vậy theo giới phân tích đánh giá Nhật Bản sẽ không sớm thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới ngay cả khi kinh tế Nhật đang phục hồi, tăng trưởng liền trong ba quý gần nhất nhưng giá cả vẫn sụt giảm. Giá cả tiêu dùng giảm tháng thứ 11 liên tiếp, tín dụng ngân hàng cũng đi xuống tháng thứ 3 liên tiếp do nhu cầu tín dụng yếu.

    Tại sao đối với các quốc gia khác, thông thường chỉ dám nới lỏng tiền tệ trong thời gian ngắn và nếu có duy trì lâu một chút sẽ bị các nước khác “có ý kiến” ngay. Đơn cử như gói kích cầu của Mỹ trong 2 năm qua luôn bị các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc luôn “kêu ca” Mỹ “in” tiền vì lo sợ đô la Mỹ giảm giá trị (làm tài sản của họ giảm đi do đồng tiền này là chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ ngoại hối của hầu hết các quốc gia thế giới). Tuy nhiên Nhật Bản lại liên tục nới lỏng tiền tệ lại không bị phản ứng gì. Đó chính là do hoạt động carry trade làm gia tăng nhu cầu đồng Yên dẫn đến đồng tiền này tăng giá nên nếu không có những biện pháp nới lỏng sẽ làm đồng tiền này còn tăng giá “chóng mặt” hơn.

    Và tại sao nhu cầu tín dụng yếu nhưng BoJ vẫn tiếp tục mở rộng nới lỏng tiền tệ thông qua hệ thống Ngân hàng bằng chương trình tín dụng ngắn hạn trị giá 20 ngàn tỷ Yên. Bởi vì ngoài việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, BoJ còn phải chống lại giới đầu cơ trong hoạt động carry trade đồng tiền này.

    BoJ và cuộc chiến tranh tiền tệ với giới đầu cơ đồng Yên

    Kể từ năm 1975 BoJ đã có rất nhiều biện pháp để làm giảm giá trị của đồng Yên hỗ trợ cho xuất khẩu phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hàng loạt các chính sách nới lỏng tiền tệ, liên tục hạ lãi suất hay các biện pháp “bơm” tiền khác vẫn không làm hạ giá được đồng Yên do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động carry trade làm nhu cầu đồng Yên gia tăng và đồng Yên thay vì giảm giá đã tăng giá rất mạnh. Trong 35 năm trở lại đây lãi suất đồng Yên đã liên tục hạ từ 9% xuống chỉ còn 0.1% (thậm chí có thời kỳ lãi suất bị âm, nghĩa là người gửi tiền còn phải chịu mất một khoản cho Ngân hàng như là phí nhờ Ngân hàng giữ dùm tiền) nhưng Yên Nhật đã tăng từ mức hơn 300 Yên đổi 1 đô la Mỹ năm 1975 giảm chỉ còn 90 Yên đổi 1 đô la Mỹ (xem biểu đồ).

    Với “cuộc chiến” lần này kết quả xem ra BoJ rất quyết tâm hạ giá đồng Yên góp phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên kết quả vẫn còn là một ẩn số. Bởi vì BoJ chưa chắc đã muốn “chiến thắng” trong “cuộc chiến” này.

    Tuy hoạt động carry trade mạnh mẽ gây hại cho nền kinh tế Nhật nhưng đồng thời giúp thanh khoản đồng tiền này ở mức cao kỷ lục và giúp BoJ “biến giấy thành tiền” từ hoạt động “in” tiền đưa ra lưu thông. Lượng đồng Yên gia tăng sẽ mở ra cơ hội tiếp cận đồng Yên khi vay mượn và mua bán đồng tiền này càng thuận lợi cho hoạt động carry trade, giới đầu cơ carry trade càng dễ “hấp thụ” hết lượng cung tiền từ BoJ. Nhờ có lượng cầu lớn về đồng Yên từ thị trường, carry trade đã giúp cho BoJ có thể áp dụng hình thức “biến tiền thành giấy” thông qua việc thu mua chứng từ có giá của các doanh nghiệp Nhật, góp phần tạo thanh khoản cho các doanh nghiệp này.

    Với nhiều ưu thế như vậy cộng với việc nếu BoJ ngay lập tức muốn loại bỏ carry trade sẽ làm giới đầu cơ không sử dụng đồng Yên cho hoạt động này nữa mà chuyển sang các đồng tiền khác tương đương (ví dụ như lãi suất đồng đô la Singapore vừa mới được Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ Singapore – MAS hạ xuống 0.1%). Nếu điều này xảy ra sẽ khiến đồng Yên bị bán tháo. Như thế rõ ràng kết quả cũng không tốt đẹp gì cho nền kinh tế Nhật Bản khi đồng Yên lao dốc và BoJ cũng không muốn thế mà chỉ muốn đồng Yên hạ giá từ từ. Vì thế BoJ với những hành động thận trọng trong quá khứ sẽ không dễ dàng để điều đó xảy ra.

    Tất cả các yếu tố trên cộng với “kinh nghiệm” carry trade đồng Yên từ nhiều năm nay của giới đầu cơ cho thấy “truyền thống” này vẫn tiếp tục và khả năng giảm giá mạnh của đồng Yên sẽ không đơn giản.

    Rủi ro đồng Yên tăng giá đối với Việt Nam

    Việc Việt Nam sử dụng vốn vay ODA từ Nhật Bản cũng làm Việt Nam gặp rủi ro khi đồng Yên tăng giá vào thời điểm hoàn trả vốn ODA. Do khi hoàn trả phải quy đổi từ đồng Việt Nam sang Yên Nhật. Bởi thế để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn vốn này thì các hợp đồng phái sinh như quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi hay giao sau đồng Yên sẽ giúp việc sử dụng vốn vay an toàn và hiệu quả hơn mà rủi ro cũng sẽ giảm.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Làm gì khi đồng Yên giảm giá?

    (DĐĐT) - Trong mấy tháng gần đây, đồng yên Nhật Bản đã liên tục giảm giá với mức gần 20% giá trị so với đồng USD. Việc giảm giá của đồng Yên lần này là nằm trong chủ chương phá giá đồng tiền của Chính phủ Nhật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, khôi phục nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ là các gói kích thích kinh tế đã và đang làm giá trị đồng yên có thể xuống mức 1 USD đổi 100 yên hoặc hơn nữa. Động thái trên đã gây quan ngại cho thị trường thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam.

    Ông Motohisa, chuyên gia Nhật Bản chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực tiền tệ, là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong cho rằng, việc đồng yên giảm giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật, vì khi hàng hóa của họ bán ở nước ngoài có giá rẻ hơn so với các nước khác. Theo tính toán, các hãng sản xuất lớn như Toyota hay Nissan, đồng yên chỉ cần giảm 1% thì lợi nhuận của họ cũng tăng đến hàng trăm triệu USD.

    Chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế

    Về lý thuyết, đồng nội tệ yếu giúp hàng hóa của một quốc gia có giá rẻ hơn khi được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, nhờ đó hấp dẫn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng đến từ các nước khác. Bởi vậy mà mỗi biến động nhỏ của tỷ giá đồng yên đều có ảnh hưởng lớn đối với các nhà xuất khẩu của Nhật Bản.

    Mặt khác, đồng yên giảm giá còn thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài, nhất là các thị trường đang phát triển như Đông Nam Á, trong có Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến các gói kích thích kinh tế. Hồi đầu năm nay (11/1) chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ lên tới 20,2 nghìn tỷ yên (226,5 tỷ USD), khiến đồng yên càng có cơ giảm giá.

    Cho đến nay, Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới có tỷ giá hối đoái thấp hơn tỷ giá sức mua tương đương vào khoảng 0,8 lần, trong khi hệ số tương ứng này của Việt Nam là 3 lần. Tỷ giá VNĐ/yên Nhật cũng giảm từ 265-267 VND/yên xuống còn khoảng 235 VNĐ/yên, tức là đồng Việt Nam lên giá so với đồng yên Nhật, trong khi Việt Nam đang lạm phát cao, còn Nhật Bản lại thiểu phát.

    Tuy nhiên, nếu đồng yên giảm giá quá mạnh thì sẽ lập tức gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật, vì hàng hóa nhập vào thời điểm đó sẽ đắt đỏ, và trực tiếp ảnh hưởng đến tiêu dùng nội địa, tác động đến chi tiêu của người dân Nhật, theo đó cũng gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Đây cũng là vấn đề đã được các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản tiên lượng, nhưng đâu là giới hạn hợp lý hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

    Gia tăng hàm lượng CNC trong thu hút FDI và ODA


    Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thì vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua. Số dự án FDI vào Việt Nam năm 2010 là 208 dự án với tổng vốn là 1,84 tỷ USD. Đến năm 2011 thì con số này đã tăng gấp đôi. Tính đến đầu năm 2012 lượng vốn đầu tư đã tăng lên đến 2,3 tỷ USD, chiếm gần 90% vốn FDI đầu tư tại Việt Nam. Điều này đã và đang tạo ra lợi thế lớn cho các công ty Nhật khi vào Việt Nam.

    Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: tính đến tháng 4/2012, số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản là 26 tỷ USD trong số 200 tỷ USD đăng ký đầu tư từ 95 nước và các vùng lãnh thổ. Đầu tư của Nhật Bản vẫn chủ yếu tập trung vào các khu vực có hạ tầng cơ sở tương đối phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

    Tính đến hết tháng 12/2012, Nhật Bản có 1.800 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số đầu tư đăng ký 29 tỷ USD, là nước đứng đầu trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2012, số vốn đầu tư của doanh nghiêp Nhật Bản chiếm tới gần 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

    Nhật Bản cũng là nhà đầu tư vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sớm và lớn nhất của Việt Nam. Nhiều công trình, thuộc nhiều lĩnh vực sử dụng nguồn vốn này đã góp phần vào việc cải thiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam. Nhật Bản cũng luôn dẫn đầu trong suốt 2 thập kỷ qua, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, ODA của Nhật dành cho Việt Nam đã đạt gần 20 tỷ USD.

    Về lý thuyết, việc giảm giá đồng yên không chỉ có lợi cho Nhật Bản về xuất khẩu mà còn có lợi cho cả đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, nước nhận đầu tư của Nhật Bản như nước ta thì lại bất lợi từ sự giảm giá đồng yên, vì với các hợp đồng dài hạn đã ký thì phía Việt Nam sẽ bị thiệt do nhận được giá trị USD quy đổi thấp hơn nếu không được điều chỉnh theo giá trị tương ứng. Vì thế, phía Việt Nam cần gia tăng tiếp nhận các dự án có có hàm lượng công nghệ cao (CNC) đồng thời, đàm phán với phía đối tác Nhật Bản điều chỉnh những dự án đã cam kết cho phù hợp với sự biến động tỷ giá của yên – đô la Mỹ - đồng Việt Nam sao cho bảo đảm lợi ích của tất cả các bên.

    Khai thác triệt để thương mại và du lịch

    Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực đầu tư, mà cả trong lĩnh vực thương mại. Việc đồng yên giảm giá so với đồng USD và cũng là giảm giá so với VNĐ sẽ có tác động đến Việt Nam, vì thế Việt Nam cần triệt để khai thác lợi thế so sánh trong quá trình chuyển đổi này.

    Theo thống kê, kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam (kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD.

    Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản xấp xỉ 13,1 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 2 trong các nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 11,6 tỷ USD. Trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (1,457 tỷ USD), lớn thứ 10 trong các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có vị thế xuất siêu.

    Theo các chuyên gia kinh tế, với sự cộng hưởng của chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói kích thích kinh tế, nhằm lấy lại đà tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản lần này, có thể khiến tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ chậm lại.

    Năm 2012 xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản tăng khoảng 21,4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 18,2%, nhưng năm 2013 dự báo có thể sẽ thấp hơn năm 2012. Đồng thời, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản sẽ tăng cao lên, năm 2012 tăng 12,2%, và khả năng năm 2013 sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản và không loại trừ khả năng nhập siêu.

    Khách du lịch từ Nhật Bản đến Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều do giá cả tính bằng yên Nhật sẽ đắt hơn tương ứng. Tuy nhiên, một mặt do quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam về đầu tư, thương mại rất lớn, nên lượng khách quốc tế từ Nhật Bản đến Việt Nam vẫn nằm trong tốp 3 nước dẫn đầu (năm 2012 đạt 576,4 nghìn lượt người, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ có khách đến Việt Nam và tăng 19,7%, cao gấp đôi tốc độ chung). Để giữ được tốc độ tăng cao, cần cải thiện hơn nữa công tác du lịch để có sức hấp dẫn cao hơn.

    Mặt khác, sự giảm giá của đồng Yên còn tác động mạnh đến việc thanh toán khoản nợ lớn của Nhật chủ yếu từ nguồn vốn ODA. Việc tỷ giá VND/Yên Nhật giảm thì Việt Nam sẽ có lợi khi tính bằng VND. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn vẫn là giải ngân nhanh, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn này.

    Như vậy, với chính sách “đồng Yên yếu” và các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã tác động không nhỏ đến thị trường toàn cầu và khu vực mà Việt Nam là một trong những nước có quan hệ kinh tế sâu, rộng với Nhật Bản. Vì thế, Việt Nam cần có các giải pháp hữu hiệu để kịp thời sử lý những vấn đề nảy sinh do quan hệ tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt như: USD, Euro, Yên, Nhân dân tệ với VND nhằm hạn chế những tiêu cực phái sinh từ sự điều hành kinh tế vĩ mô của Nhật Bản.

    Nguyễn Nhâm

Chia sẻ trang này