Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

2561 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 149956 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Dòng tiền chảy về đâu sau nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản?

    Với chương trình kích thích của chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ đổ tiền vào Đông Nam Á để tận dụng lợi thế chi phí giá rẻ ở đây.

    Theo HSBC và Credit Suisse, Indonesia, Thái Lan và Malaysia là những nước hưởng lợi nhất nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ và kế hoạch kích thích 10,3 nghìn tỷ yên (115 tỷ USD) của Nhật Bản.

    Các nhà xuất khẩu hàng hóa như Indonesia và Malaysia hưởng lợi nhiều nhát do nhu cầu tiêu thụ của Nhật Bản tăng mạnh.


    Ngược lại, Hàn Quốc có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực do đồng yên yếu đi làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành xuất khẩu ô tô và linh kiện của Nhật Bản, Credit Suisse và ANZ nhận định. Hàn Quốc có thể coi là chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề tỷ giá, cụ thể, các doanh nghiệp công nghệ, đóng tàu và chế tạo ô tô ở đây như Kia Motors có thể chịu thiệt hại lớn nhất.

    "Bên hưởng lợi sẽ là những nước coi Nhật Bản vừa là nhà cung cấp vừa là đối tượng tiêu dùng, trong khi những nước thua thiệt là những nước có mặt hàng xuất khẩu tương tự Nhật Bản, cạnh tranh với Nhật Bản", theo chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse.

    "Làn sóng tín dụng giá rẻ sẽ khiến doanh nghiệp và các ngân hàng Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng tại Đông Nam Á. Điều này sẽ làm tăng giá tài sản, sức tiêu thụ cũng như đầu tư và có thể giúp các nền kinh tế ở đây duy trì tăng trưởng cao trong 2013", trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Frederic Neumann, nhận định.

    Triển vọng nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ của Nhật Bản khiến yên giảm 10% so với USD, giúp chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 11% trong 2 tháng kết thúc vào ngày 18/1 vừa qua. Nó cũng giúp nâng triển vọng cho thị trường trái phiếu và tiền tệ châu Á mới nổi khi nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

    Tuy nhiên, ANZ cũng cảnh báo những rủi ro mà chương trình kích thích của Nhật Bản có thể gây ra. Yên suy giảm sẽ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu nước ngoài khi chi phí vận tải tăng. Các nước xuất khẩu như Malaysia, Philippines và Indonesia sẽ phải gánh những rủi ro này trong khi thị trường nhập khẩu như Hong Kong, Thái Lan và Đài Loan lại hưởng lợi.
  2. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035
    Nhật Bản nó in tiền đi mua tài sản và sức lao động của các quốc gia khác nên chứng khoán nó tăng

    VN thì bán rẻ tài sản và sức lao động cho thằng Nhật , nếu không có phương án chống thâu túm thì các doanh nghiệp đầu đàn VN sẽ mất vào tay Nhật Bản

    cứ nói bất động sản thế này thế kia , dám bán cho Nhật Bản không ? 50 năm thôi
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Chiều 22/3, tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh ký và trao đổi công hàm liên quan đến 12 dự án đã được quyết định cung cấp vốn vay thuộc tài khóa 2012. Tổng trị giá của 12 dự án này là 202 tỷ 926 triệu yên, tương đương khoảng 2,16 tỷ USD.

    Trong đó, có 11 dự án sắp sửa được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký hiệp định vốn vay với Bộ Tài chính. Riêng Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 (giai đoạn một) trị giá 27,9 tỷ yen, còn nhiều thủ tục chưa hoàn tất nên sẽ được ký hiệp định riêng sau đó.

    4 dự án trong số này được hưởng lãi suất ưu đãi 0,2% một năm, gồm Cầu Nhật Tân, Đường sắt đô thị tại Hà Nội, Cảng Cái Mép và dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội - TP HCM. Tuy nhiên, cả 4 dự án đều có điều kiện ràng buộc là phải chọn nhà thầu Nhật. Theo lý giải của JICA, đây là điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế.

    Dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng có lãi suất khá thấp (0,3%) do áp dụng điều kiện dành cho các dự án phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu (Xem bảng lãi suất). Thời gian hoàn vốn của các dự án này là 30 đến 40 năm, cộng thêm 10 năm ân hạn. 5 dự án khác chịu lãi suất cao hơn, 1,4% một năm.

    Nhật Bản bắt đầu nối lại ODA cho Việt Nam từ cuối năm 1992. Kể từ đó đến nay, gần 90 tỷ yen nguồn vốn ODA Nhật đã được cấp cho Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu... Như ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam từng phát biểu, Nhật xem Việt Nam là đối tác ODA quan trọng nhất của mình.

    Danh sách 12 dự án nhận vốn ODA Nhật Bản năm 2013

    Tên dự án

    1 Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 – giai đoạn 1 (đoạn Gia Lâm- Giáp Bát)

    Xây dựng đường sắt đô thị và khu depo cần thiết để vận hành tuyến đường sắt chính vận tải hành khách và đường sắt vận tải hàng hóa tại thành phố Hà Nội

    Trị giá :16 tỷ 588 triệu yên

    Lãi suất: 0,2%

    2. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 3)

    Dự án tiến hành thay mới các cầu đường sắt cũ yếu trên tuyến đường sắt Bắc Namkết nối thành phố Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh (tổng chiều dài 1700km).

    Giá trị :13 tỷ 790 triệu yên 0,2%

    3 Dự án phát triển cảng quốc tế Cái Mép –Thị Vải (giai đoạn 2) ===> GMD liên quan đến dự án này

    Dự án xây dựng bến container và bến hàng hóa tổng hợp và cơ sở vật chất liên quan khác tại khu vực Cái Mép, Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu ở phía Nam của Việt Nam.

    Giá trị : 8 tỷ 942 triệu yên 0,2%

    4 Dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân (giai đoạn 2)

    Dự án sẽ xây dựng tuyến đường mới tiêu chuẩn cao nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân (cầu hữu nghị Nhật –Việt đang được xây dựng bằng nguồn vốn vay của Nhật Bản) tại khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội.

    Trị giá : 11 tỷ 537 triệu yên 1,4%

    5 Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 (giai đoạn 1) (dự án mới)

    Dự án sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện khí tại thành phố Cần Thơ khu vực đồng bằng sông Cửu Long

    Trị giá :27 tỷ 901 triệu yên

    6 Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

    Dự án sẽ khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An thuộc vùng trung bắc bộ Việt Nam và xây dựng có sở đào tạo duy trì quản lý thủy lợi tại thành phố Hà Nội.

    Trị giá :19 tỷ 122 triệu yên 1,4%

    7 Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) (chu kỳ 3)


    Xem xét đến các chính sách được nêu ra trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu” (năm 2009 ~ năm 2015) được Chính phủ Việt Nam xây dựng vào năm 2008, phân loại 14 lĩnh vực trọng điểm trong việc giảm nhẹ, thích ứng và trong nhóm vấn đề chung của các lĩnh vực, và sau khi đã đánh giá tình hình đạt được của hành động chính sách thông qua đối thoại chính sách.v.v., cho vay vốn với hình thức hỗ trợ tài chính thông thường, tăng cường các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam.

    Trị giá : 15 tỷ yên 0,3%

    8 Chương trình tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường bộ quốc gia giai đoạn 2 (dự án mới)

    Dự án sẽ khôi phục và thay mới các cầu yếu trên quốc lộ, tỉnh lộ của Việt Nam.

    Trị giá : 24 tỷ 771 triệu yên 1,4%

    9 Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (cầu hữu nghị Nhật –Việt) (giai đoạn 3)

    Dự án xây dựng cầu Nhật Tân kết nối hai bờ sông Hồng chảy qua địa phận thủ đô Hà Nội và xây dựng đường nối.v.v.

    Trị giá : 15 tỷ 637 triệu yên 0,2%

    10 Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn – tổ máy số 2 (giai đoạn 2)

    Dự án xây dựng mới nhà máy nhiệt điện sử dụng hỗn hợp dầu FO/khí thiên nhiên tại khu vực lân cận thành phố Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long, phía Nam Việt Nam.

    Trị giá : 6 tỷ 221 triệu yên 1,4%

    11 Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn nhằm cải thiện môi trường Hà Nội tại Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội (giai đoạn 1) (dự án mới
    )

    Dự án sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Hà Nội.

    Trị giá : 28 tỷ 417 triệu yên 0,65%

    12 Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh (EMCC) (dự án mới)

    Thông qua việc hỗ trợ tài chính, dự án hỗ trợ thực hiện vững chắc việc cải cách các loại cơ chế chính sách như ổn định lĩnh vực tài chính, tăng cường tuân thủ quy tắc tài chính, cải cách hành chính, cải thiện quản lý doanh nghiệp nhà nước, cải thiện đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư.v.v..

    Trị giá : 15 tỷ yên 1,4%
  4. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    Vừa tăng giá xăng lên gần 1,5k nay đột nhiên giảm giá 500đ/lít. Lại có trò gì vậy các bác?
    Cụ KQ phân tích hộ anh em xem có liên quan gì đến gói AMC, gói 30k tỉ...? tóm lại có bô có sọt gì khộng ợ?
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Đấy em vừa giúp bác search các nhận định về việc Nhật nới lỏng tín dụng rồi đó.

    Bác chú ý đây là bình luận của các chuyên gia thực thụ đăng trên các thời bác kinh tế uy tín nhất chứ không phải thằng amater như em nhé. Bác thử phản biện họ xem nào !
  6. track1

    track1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    2.164
    Thấy nhiều ông hô hào sắp tới thời hàng đầu cơ. Bác Khongquen có nhận định gì không?
    Theo cá nhân em thì khó mà lôi dòng tiền vào hàng đâu cơ. Trong khi hàng cơ bản vẫn được support mạnh tiền tây. Và đa số hàng đầu cơ không thấy điểm sáng gì ở quý 1 này, đặc biệt như PVX còn lỗ lòi.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Mỗi người mỗi quan điểm em không có ý kiến về họ.

    Riêng em thì cho rằng tiền Tây vẫn ào ạt vào VN dưới dạng Carry trade. Họ tim đến DN lớn thuộc các nhóm ngành bảo hiểm, năng lượng, tiêu dùng.... Do đó các mã lớn thuộc ngành đó sẽ vẫn lên.

    Cá nhân em thì em vẫn công khai thôi còn tin hay không tùy vì chẳng ai áp đặt được suy nghĩ cho ai được.

    Mã em đang nắm em nói rõ là AAA và VPK rồi. Ai giỏi thì vào đè giá, dìm hàng .... em đánh theo xu hướng thị trường và căn giá vào giá ra nên em không ngại biến cố.
  8. track1

    track1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    2.164
    Em thích câu trả lời của bác.
    Em đang tìm hiểu em SII, thấy cơ bản nhìn được, quỹ tây cũng đang đàm phán làm đối tác chiến lược. Bác thấy nó nhìn được không, có khả năng đi ngược khi thị trường điểu chỉnh không? Dài hạn em đánh giá nó phải có giá quanh 20.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bác hỏi em trả lời thật... trả lời khách quan nhé.

    SII chưa chạy được. Em nhắc đi nhắc lại cho bác là SII và CII có quan hệ rất đặc biệt nên nó thường xuyên hoán đổi vai trò cho nhau.

    Bọn này là ảo thuật tài chính. Mỗi con bán con kia theo thời gian lên kế hoạch trước.

    VD quý 1 tao bán mày, quý 2 mày bán tao. Quý 1 tao book lợi nhuận, quý 2 đến lượt mày.

    Thế nên tuy về cơ bản CII là DN rất khủng còn SII là công cụ nhưng giờ để đoán định nó là ngoài khả năng rồi. Nếu ko có tin nội gián đánh nó theo trend là không thể. Nếu có tin nội gián thì không cần hỏi ai cả cứ chơi theo kiểu nội gián.

    Tuy nhiên đánh SII hay CII thì hiện nay đánh theo TA lại được. Biên độ giao động của nó rất dễ nhận ra. Cứ duới 14 vào và trên 15 ra nếu TT chung không đột biến.

    Khi vào ra thì căn cứ vào break out khối lượng và giá. Nếu không có giá đó thì đứng ngoài.

    VD cụ thể tại thời điểm này: CII lại là con sẽ tăng chứ không phải SII. Đây là suy nghĩ chủ quan theo hệ thống của em thôi nhé và nó vẫn có thể sai.

    Theo em CII sẽ chạy trong vài ngày tới và có thể sớm hơn.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394

Chia sẻ trang này