Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

3076 người đang online, trong đó có 190 thành viên. 18:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 150657 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470

    Nhiều con trong danh sách này phi ác !
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Tình cờ đọc đúng bài về hội nghị kinh tế mùa Xuân vừa họp ở Nha Trang thấy các bố Nghị và chuyên gia nhà ta cũng cãi nhau như mổ bò đúng phần em chém. Vui phết.

    Đúng là giờ khủng hoảng mô hình kinh tế có khác.


    Chưa đủ để tạo nên một cuộc tranh luận cho ra nhẽ, song kiến nghị “phải quay về chính sách trọng cung” của ông Bùi Trinh cũng khiến nhiều vị chuyên gia phải hơn một lần đứng lên tại một diễn đàn kinh tế vừa diễn ra cuối tuần qua.

    Không mấy quen thuộc tại những hội nghị, hội thảo do các cơ quan của Quốc hội chủ trì, song cái tên Bùi Trinh lại được chính một số chuyên gia kinh tế và nhà quản lý nhắc đến với sự vị nể nhất định về chuyên môn trong một lĩnh vực chuyên về các con số.

    Xuất hiện với lời tự giới thiệu chỉ là “nhân viên” của Tổng cục Thống kê, ông Trinh cũng nhấn mạnh rằng ông chỉ trình bày ý kiến cá nhân, không thay mặt ai cả.

    Trước khi ông Trinh được mời phát biểu, khá nhiều chuyên gia kinh tế đã đăng đàn chẩn bệnh và kê đơn cho sức khỏe vốn đang trầm trọng đến mức không hấp thụ được cả thuốc bổ của nền kinh tế, theo nhận xét của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.

    “Thành tựu của nền kinh tế từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến 2005 - 2006 hoàn toàn là do chính sách trọng cung. Nhưng rất tiếc là sau đấy đã quay sang quản lý tổng cầu nên cứ loay hoay hết kiềm chế lạm phát lại kích thích tăng trưởng”, ông Trinh vào đề.

    Nhấn mạnh quản lý tổng cầu chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn, thế nhưng một số vị chuyên gia lại gây sức ép với Chính phủ về điều hành theo hướng đó, ông Trinh cho rằng, “nền kinh tế đất nước bị thế này có đóng góp không nhỏ của các chuyên gia, nhà kinh tế”.

    Giữa không ít tiếng cười bật lên cùng những luận bàn nho nhỏ trong hội trường đang có mặt của hơn 100 nhà quản lý, chuyên gia, ông Bùi Trinh vẫn đều giọng: “Các chuyên gia phải có trách nhiệm với nền kinh tế đất nước”.

    Kiến nghị rất mạnh mẽ là phải quay về chính sách trọng cung để phát triển bền vững, song nhà thống kê này cũng lường trước không ít khó khăn. Vì “mình hô hào chống tham nhũng nhưng chi phí ngầm của doanh nghiệp ngày càng cao và trắng trợn, tỷ suất lợi nhuận không cao bằng lãi suất thì nếu có quay sang trọng cung cũng khó”.

    “Quản lý tổng cầu là hết sức sai lầm, thế giới đã chứng minh rõ ràng rồi”, ông Trinh thêm một lần nhấn lại quan điểm, trước khi trao micro cho diễn giả khác.

    “Nhất trí ý kiến anh Bùi Trinh, nên quay về trọng cung, tập trung cho sản xuất và cung tiền cho phù hợp với sản xuất”, TS. Nguyễn Văn Trình (Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM) ngay lập tức hưởng ứng.

    Chủ tọa phiên thảo luận hơi bối rối khi cùng lúc đón nhận nhiều tín hiệu muốn phát biểu. Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển được “ưu tiên”, dù trước đó ông đã đăng đàn chính thức với bản tham luận về tái cơ cấu nền kinh tế.

    “Sau này sẽ cùng nhau tranh luận về trọng cung hay trọng cầu, còn đặt vấn đề trọng cung lúc này là không hợp lý. Vì hàng tồn kho đang rất cao, cầu quá yếu”, ông Tuyển nói.

    Trung hòa quan điểm, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Từ cho rằng trong lúc này phải “trọng cả hai”. Bây giờ trọng cầu thế nào, ngân sách chỉ có bằng ấy tiền, thu nhập của dân có thế, thu nhập thực tế của dân giảm, cầu thực tế thì giảm xuống thì trọng cầu thế nào? Còn trọng cung một cách tổng thể cũng không giải quyết được vì doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn nhiều.

    “Bây giờ nên tính đến câu chuyện trọng cơ hội, tìm cơ hội và hướng chính sách vào các cơ hội”, ông Từ góp ý.

    Cũng phát biểu lần thứ hai, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nói, 5 năm trở lại đây chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đối phó với bất ổn, vì thế đau đâu chữa đó chứ không trọng cái nào hết. Và việc trong cùng một năm có thể chuyển từ thái cực nọ sang thái cực kia để ứng phó đã khiến cả doanh nghiệp và người dân đều “xác xơ không chịu nổi”.

    “Thất bại”. Được mời phát biểu khi diễn đàn đã gần khép lại, Đinh Tiến Minh - vị giảng viên tuổi đời còn khá trẻ - đã không ngần ngại dành cho chính sách trọng cầu hai chữ này.

    Khi muốn thúc đẩy tăng trưởng thì mở rộng đầu tư và mở rộng tiền tệ, rồi để kìm lạm phát phát thì lại thắt chặt, đến khi kinh tế suy thoái quá thì lại kích cầu, cứ như thế. “Tất cả các biểu hiện đó thuộc về nhóm chính sách quản lý tổng cầu, và chính sách đấy đã thất bại”, ông Minh khẳng định.

    Theo ông Minh, để chuyển dịch từ chính sách trọng cầu sang chính sách trọng cung đặng tái cơ cấu nền kinh tế thành công thì đòi hỏi phải có sự hy sinh tạm thời. Điều này rất cần sự gương mẫu dẫn đầu của Chính phủ trong cắt giảm bộ máy, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, kể cả phải hy sinh đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP từ 27 – 28% hiện tại về mức 15% hoặc thấp hơn nữa.

    “Nếu chỉ trông chờ vào sự hy sinh mất mát của dân thì không thể tái cơ cấu thành công”, ông Minh tỏ rõ quan điểm.

    Vị diễn giả trẻ ngừng lời, từ vị trí điều hành phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đã ngay lập tức lưu ý, “nếu bạn đánh giá 10 năm qua việc thực hiện chính sách tổng cầu là một sự thất bại thì không nên kết luận như thế. 10 năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao, thoát ra khỏi nước thu nhập nghèo, thấp để chuyển qua thu nhập trung bình là một kỳ công”.

    “Tôi hay nhắc các bạn trẻ nói hay nhưng đừng cao hứng quá”, ông Giàu nhẹ nhàng.
  3. vnlp13

    vnlp13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Đã được thích:
    1.659
    Bác xem hộ em con PGC và BVH có lên múc không?[};-
  4. track1

    track1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    2.164
    Thật khâm phục kiến thức của bác Khongquen. Em sẽ để ý CII trong thời gian tới.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Em không trả lời cụ thể ở đây đâu.

    Em trả lời SII chẳng qua em nói đến nó trong phần xu hướng dòng chảy vốn Nhật mà thôi.
  6. minhkhanh.tsc

    minhkhanh.tsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    294

    ............VPK của pác hum nay phi rùi, break out đón ga 4.x.............[:D]
  7. track1

    track1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    2.164
    Nhờ bác mà hôm nay em múc CII, có lời luôn mới máu, tuy nhiên đó là đếm cua trong lỗ, nhưng T3 hàng về em nghĩ là ok.
    Hôm nào có dịp em mời bác [r2)][r2)][r2)] nhé.
  8. hastock168

    hastock168 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    809
    sập rồi hix bác không quần cho cái nhận định TT với !!!!
  9. sungveo

    sungveo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    3
    thị trường rớt mạnh quá :-ss
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Sập gì bác? Cơ hội là đây sập là sập thế nào?

    Em chả nói thời nay đánh CK chả có tin trend nào hết cứ chọn mã rồi đánh chính xác nó là ổn.

    Tuần trước nữa em nói mua hôm thứ 6 và bán khi hàng về ( cụ thể em mua BIC và VF1 ). Em bán BIC và giữ VF1

    Tuần rồi cũng lại thế. Mua thứ 6 và lại canh bán khi hàng về ( Hiện em còn VF1, mua mới VPK và AAA )

    Mai và thứ 6 mà TT giảm như hôm nay em múc liền. Nếu ra được VF1 giá hợp lý em sẽ canh mua GAS ở 52-53. Ngoài ra vô số mã sẽ có giá ngon nếu diễn biến như hôm nay.

    Chết là chết người đánh full CP và chọn sai mã thôi chứ em thấy những phiên như thế này chính là những lúc em chờ đợi nhất đó.

    Chỉ cần mua được giá sàn hoặc đỏ rồi nó lên TC cũng là có tiền rồi vì em luôn chỉ đặt kỳ vọng 5% mỗi lần GD mà thôi. Do vậy tâm lý thoải mái, dễ đánh và dễ ăn.

    Ai ăn dầy thì là chuyện của họ còn em cứ đạt kỳ vọng là bán bất kể sau đó nó còn lên dài.

Chia sẻ trang này