Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

6259 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 12:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 150201 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. pathfinder_ARMADA

    pathfinder_ARMADA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2005
    Đã được thích:
    402
    Hehe, topic này rất hay.
    Không biết bác Khongquen25 đã đọc Soros và Reflexivity Theory của cụ ấy chưa? Theo cụ Soros thì các nhà kinh tế kinh điển theo dòng main-stream coi thị trường là hệ vật lý Newton, họ luôn cố gắng đi tìm điểm cân bằng cơ học, cụ Soros thì cọi thị trường hỗn độn như các hạt lượng tử tương tác với nhau, như vậy thì đừng cố gắng tìm điểm cân bằng làm gì cho mệt, cứ lựa theo thị trường mới có cơ sống sót!
    Cụ Soros áp dụng nguyên lý bất cân bằng vào học thuyết đầu cơ của cụ ấy rất thành công đồng thời đặt tên cho 1 quỹ hoành nhất của cụ ấy là Quantum Fund.
    khongquen25 thích bài này.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đóng cửa. Cái gì đã diễn ra hôm nay thì chúng ta tự trả lời được rồi nhé. Giờ lại là lúc tiếp tục.
  3. tungngt

    tungngt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2008
    Đã được thích:
    1.123
    Chắc cái tin còn lại nó để đến cuối tuần rồi ~X~X~X
  4. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    Thế rút cục nó là tin gì thế?
  5. tapphilu

    tapphilu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Đã được thích:
    1.973
  6. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.522
    có rồi đấy, ra rồi, mấy bác đọc chả để ý gì:-bd ...
    nhưng quan trọng là ra rồi ,,, cái gì có lý do cũng tốt hơn vì sẽ định lượng được:-bd
  7. MrKind

    MrKind Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    9
    Đừng public cái tin xấu kia lên KQ25 nhé,puplic lên trước thì khi tin ra lại mất đi 1 phần tác dụng của nó:-w
  8. bybynhoc

    bybynhoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2009
    Đã được thích:
    81
    Xấu như lúc Bầu Kiên không Bác? :-??
  9. toanphatloc

    toanphatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2011
    Đã được thích:
    1.987

    nhìn vào ảnh để nắm rõ tin tiếp theo ?

    nhìn vào để biết tt đang như nào

    [r2)][r2)][r2)]

    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 1366x768.[​IMG]


    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 1366x768.[​IMG]
    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 1366x768.[​IMG]
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Tiếp tục....

    Nhưng chúng ta thấy nếu xử dụng thuyết TT hiệu quả giai đoạn này chúng ta không thể lý giải được rất nhiều vấn đề và cũng khó lý giải tại sao có những CP trong TTCK không đúng như quy luật cung cầu. Nó không có tính ổn định, không có điểm cân bằng như lý thuyết của thuyết này. Sự bế tắc khi giải thích buộc chúng ta phải tìm đến 1 học thuyết kinh tế mới nhằm giải thích, dự báo cho những gì đã và sẽ xảy ra. Đó là thuyết bất ổn định tài chính.

    Sự khác biệt của 2 thuyết này nằm ở đâu? Nó nằm ở lực tác động vào Thị trường.

    Như đã trình bày ở phần trước ở TT hiệu quả bọn nó cho là TT biến đổi tự nhiên cho tới khi đạt điểm cân bằng và sau khi đạt điểm cân bằng nó sẽ ổn định cho đến khi có sự kiện mới, bất ngờ và là tác động đến từ bên ngoài. Nó chỉ thay đổi khi có ngoại lực tác động.

    Ngược lại ở TT bất ổn TC thì bọn nó lại cho rằng TT Tài chính tự nó có thể tạo ra nội lực, gây ra các sóng mở rộng tín dụng và lạm phát theo sau các làn sóng co hẹp tín dụng và giảm phát. Nó tin rằng TT tài chính không tự nhiên tối ưu hóa hay ổn định mà chính nội lực bên trong sẽ phá vỡ trạng thái ổn định đó.

    Thuyết mới này giải thích các quá trình, các yếu tố bên trong sẽ đủ mạnh để đẩy TT ra khỏi điểm cân bằng vốn có.

    Yếu tố bất ổn ở nội lực nó nhắc đến là cung hay mức độ khan hiếm để từ đó trở thành động lực của cầu trong TT tài sản. Những thay đổi trong giá tài sản sẽ đóng vai trò là động lực của cầu tài sản. Từ đó nó sẽ lý giải mọi yẻu tố gây ra bất ổn trong nội bộ hệ thống ngân hàng và quá trình tạo tín dụng.

Chia sẻ trang này