Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

7314 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 150255 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Trở lại chuyện Giáo dục 1 chút ....

    Nghĩ về Nhật Nam

    Nhân thấy các bác nói đến Nhật Nam em mạo muộn đưa ra 1 cách nhìn khác xét từ quan điểm văn hoá truyền thống. Tại sao Nhật Nam lại gây nên tiếng vang và nhiều tranh cãi, khen - chê đến vậy?

    Trước hết hãy xem nguồn gốc VH VN: Văn hoá VN mang đậm dấu ấn nền văn minh lúa nước mà giá trị nổi bật nhất là các giá trị cộng đồng. Ngay từ xa xưa triết lý sống của người Việt đã in đạm dấu ấn đó qua truyền thuyến Âu Cơ - trăm trứng. Trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc Việt, do cách thức canh tác lúa nước người Việt dần hình thành 1 nền VH cộng đồng rõ nét. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu con người tự nhiên có nhu cầu cố kết. SX nông nghiệp dần tạo nên QH làng xóm chính là khởi đầu của nền VH cộng đồng nổi bật của người Việt. Chính vì lẽ đó nền VH truyền thống của người Việt phát triển theo chiều ngang ( cộng đồng ) hơn là theo chiều dọc ( cá nhân ). ==> Đây chính là căn cơ của người VN chúng ta chứ không phải đâu xa. Càng vào TPP hay WTO trước đây chúng ta đúng ra càng phải đặt trọng tâm ở Nông nghiệp

    Cứ như vậy qua thời gian nhưng tư tưởng đạo đức sâu sắc nhất diễn ra, cụ thể hoá, thẩm mỹ hoá theo xu hướng cộng đồng. Tính ưu trội của đạo đức chủ yếu là đòi hỏi của cộng đồng với cá nhân. Vì thế, ngay cả trong QH thẩm mỹ, nghệ thuật, văn học, giá trị cá nhân sẽ bị tính cộng đồng sẽ lấn át..

    Nhìn vào LS, tuy có quá trình phát triển VH-LS tương đối lâu đời nhưng VN là quốc gia chậm phát triến. Trải qua hàng ngàn năm nhưng biến đổi về KT - XH hầu như không có gì đáng kể. Nhìn chung các QH XH vẫn thuần nhất và giản đơn. Trình độ thấp của sử phát triển, tính giản đơn và thuần nhất của các QH của con người quy định ưu thế của cái đạo đức giữa cá nhân và XH. Với ưu thế của giá trị cộng đồng các cá nhân dường như bị hoà tan vào cộng đồng, cá nhân hiện diện chỉ như 1 thần dân của vương quốc . Sự cố kết của cá nhân với cộng đồng gần như trở thành yêu cầu đạo đức. Nó quy định giá trị và ý nghĩa mỗi cuộc đời, mỗi con người. Thực hiện bổn phận với những người khác, với XH và cũng đươc coi là niềm vui cuộc sống.

    Nhiều lúc có cảm giác đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục trong nền VH truyền thống mạnh đến mức những giá trị khoa học, công nghệ, nghệ thuật không sao nẩy sinh mạnh mẽ được. Các khả năng sáng tạo cá nhân đều bị vùi trong cộng đồng và với 2 nền đạo đức chật chội như thế nó không bao dung khát vọng sáng tạo cá nhân.

    Lịch sử VH VN là lịch sử VH cộng đồng. Đó là các giá trị cá nhân như cứ vâng dạ, cứ sống, cứ Lao động yên ổn trong cộng đồng, cộng đồng nuôi dưỡng cá nhân khi nó biết phục tùng. Nhưng nếu giá trị cá nhân muốn vươn lên, vượt trên giá trị cộng đồng tức là vi phạm quy chuẩn về đạo đức sẽ lập tức bị điều chỉnh bằng dư luận. Nền VH như vậy không ưa chuộng phát triển chiều cao mà ưu tiên phát triển bề rộng.

    Lan man về nguồn gốc VH truyền thống vậy giờ em quay lại nhưng ví dụ cụ thể. Tại sao dư luận lại lên án Nhật Nam? Suy nghĩ của em hay hay dở còn đang cần xem xét nhưng có điều chắc chắn là suy nghĩ và tư duy của em khác lạ và khác lối suy nghĩ chúng ta đã quá quen.

    Mong muốn họ gửi gắm trong suy nghĩ như khát vọng giải phóng giá trị cá nhân và dư luận khó châp nhận điều đó.

    Chúng ta đã quen trẻ em là phải ngoan ngoãn gọi dạ bảo vâng, thích đọc truyện tranh.... Nên chúng ta thấy kỳ kỳ khi nghe Nhật Nam phát biểu.

    Em cũng quả thực ban đầu cũng hơi suy nghĩ về phát biểu của Nhật Nam nhưng đó là do thẩm mỹ, đạo đức cộng đồng đã ăn sâu trong em chứ chưa chắc vì Nhật Nam không có lý.

    Nếu ta nhìn lại quá khứ, các hình tượng thiếu nhi truyền thống sẽ thấy các hình tượng đó luôn được giá trị Văn hoá cộng đồng ủng hộ, nâng đỡ và trở thành tiêu chuẩn đánh giá. Ngược lại giá trị cá nhân bị vùi dập, bị phản đổi ngay khi nó manh nha.. vậy làm sao có giá trị cá nhân được tôn vinh cho dù nó hứa hẹn những giá trị con người, tài năng thực sự?
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Ngày xưa có 1 thời Diễn đàn nghệ thuận bên TTVN tranh cãi nảy lửa về 1 cô nàng có tên Vi Thùy Linh (VTL ). Ngày đó em cũng có đọc qua và cũng phải thừa nhận lối hành văn của cô nàng này không hợp gu của em. Nhưng không vì thế em không đọc và không suy nghĩ về những tranh luận ngày ấy.

    Em không ca ngợi thơ VTL gì cả mà chỉ muốn nói về giá trị cá nhân trong đó. Chắc có vài bác đã từng đọc thơ VTL rồi và em tin rằng các bác sẽ rất ngạc nhiên thậm chí khó chịu về cách gieo vần, niêm luật và hình ảnh trong thơ VTL.

    Bình thường khi nói đến thơ nhất là thơ nữ là nói đến sự êm ái, trong sáng và có vần điệu nhưng đọc thơ VTL khó nhận ra điều này mà thay vào đó là những hình tượng lạ lùng, cách ngắt câu ngắt dòng chẳng theo quy luật nào... Nhưng đó là cảm nhận cá nhân chứ chưa hẳn tác giả không có chủ định. Tư duy suy nghĩ, tình cảm gửi vào tác phẩm của VLT có lẽ khác của người nhưng theo suy nghĩ của em ta không nên vội phán rằng đó không là thơ ca. Đọc rất nhiều sự phê phán và miệt thị về thơ VLT em không đồng tình. Thơ VTL em không thích nhưng em không muốn phủ nhận giá trị cá nhân chỉ vì thơ VTL không phù hợp giá trị thẩm mỹ cộng đồng. Ban đầu đọc thơ VTL có vẻ khó nghe nhưng nếu không bị vùi dập biết đâu sau đó chẳng có 1 dòng thơ, 1 phong cách thơ được công nhận.

    Tương tự như thế có 1 nhà văn cũng có cách viết lạ lùng là Nguyễn Huy Thiệp (NHT )

    Đối với truyện của NHT cũng thế. Mới đọc những câu văn ngắn đến mức khó thể ngắn hơn của NHT làm ta lạ lẫm có nhiều lúc cũng có cảm giác câu văn rời rạc như trẻ con cấp 1 làm văn. Nhưng đọc kỹ lại cũng dễ nhận ra 1 phong cách viết trực tiếp, nội dung rất cô đọng.

    Biết văn học hay nghệ thuật cũng nên có sự phê bình để biết cái hay cái dở nhưng phê bình đến mức muốn triệt tiêu, đến phủ nhận giá trị vì nó khác tiêu chuẩn thẩm mỹ cộng đồng thì không hoàn toàn nên làm. Cứ áp đặt tiêu chuẩn thẩm mỹ có từ hàng ngàn năm để xét xem 1 tác phẩm có phù hợp không để cho phép nó tồn tai hay không tồn tại ta sẽ không có bước dột phá. Các tác phẩm nghệ thuật nói chung hay V/Học nói riêng sẽ có phong cách hao hao nhau và không có sự đặc sắc.

    Em không khen VTL hay NHT mà chỉ muốn nói hãy để cho phong cách cá nhân có cơ hội phát triển. Ban đầu dù nó chưa hay với ta ( cũng có thể do ta chưa quen ) nhưng đó là giá trị sáng tạo cá nhân đáng tôn trọng. Truyền thống văn hoá cộng đồng hạn chế sự phát triển sáng tạo cá nhân em muốn nói là ở chỗ này.

    Gần đây có 1 Kiến trúc sư tên là Võ Trọng Nghĩa cũng như thế.

    Khi Hội KTS VN chấm giải thì các tác phẩm của anh bị loại ngay từ vòng gửi xe nhưng thật kinh hoàng là cả TG công nhận tài năng của anh và anh chiếm luôn 2 giải quan trọng nhất là International Architecture Award -, giải thưởng dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường - Green Good Design, giành huy chương vàng festival kiến trúc thế giới và xuất hiện trong danh sách 10 công trình kiến trúc độc đáo do trang web ArchDaily bình chọn…

    Vậy chúng ta sai hay TG nó sai?

    Hôm trước tình cờ em xem 1 đoạn trong phim Những người làm thuê trên TV có đoạn : 1 cậu bé Tây vẽ nhưng thứ cậu ta thích lên tường và cô hầu người TQ mắng cậu bé thậm tệ.

    Mẹ cậu bé Tây về thấy vậy nói với cô hầu : Cứ để nó vẽ, cứ để nó sáng tạo. Đừng doạ nạt làm nó sợ.

    Cô hầu không hiểu gì cả vì theo văn hóa Trung Quốc ( khá giống VN ) cho rằng : trẻ con vẽ lên tường là hư, phải ngăm chặn ngay đề nó không bao giờ dám vẽ bẩn lên tường nữa.

    Chúng ta thử xem suy nghĩ đó có đúng không?

    Chắc nhiều bác cho rằng nó đúng? Nhưng bác hãy xem người Tây họ dạy thế nào đã nhé!

    Có thể đây là sự khác biệt văn hoá Đông - Tây. Người mẹ khi đó nói với cô hầu rằng : Hãy để cậu bé vẽ đi. Bức tường bẩn có thể sơn lại nhưng sự sáng tạo không thể tạo lại. Nếu xoá bỏ và ngăn chặn câụ bé sẽ không bao giờ dám sáng tạo nữa! Rồi cô ta dạy đứa bé: Con vẽ đẹp lắm nhưng con hãy vẽ vào tờ giấy này để mẹ có thể treo lên và tự hào đó là con trai mình vẽ, vẽ lên tường sẽ bị bẩn và khó vẽ lắm!

    Em xem đến đoạn đó hơi giật mình và tự nhiên liên hệ với nhừng gì em được giáo dục và đang dạy nhóc nhà em.

    Cậu bé vẽ có đẹp không? Vâng, chắc chắn là không đẹp rồi vì nó còn quá nhỏ và là bước đầu sáng tạo nhưng người mẹ biết động viên khuyến khích và dạy nó việc nên làm. Vẫn dạy không nên vẽ lên tường nhưng cô vẫn khuyến khích cậu bé tiếp tục vẽ.

    Em kể chuyện này hy vọng chúng ta cùng suy nghĩ và liên hệ qua chuyện cậu bé Nhật Nam. Nhật Nam còn rất bé cũng đang sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo trong việc dịch sách như cậu bé kia. Còn bao cô bé cậu bé đang ở dạng tiềm năng trên khắp mảnh đất hình chữ S này cho dù tác phẩm của chúng còn chưa hay, chưa, hoàn thiện nhưng chúng ta cần nhớ rằng chưa hay vì là ban đầu nhưng hãy để những cô bé, cậu bé ấy có cơ hội phát triển sáng tạo cá nhân để biết đâu 1 ngày nào đó trên TG có cái tên Nhật Nam gắn liền với tác phẩm kinh điển nào đó ( là em suy diễn không tưởng thế ! ). Tất nhiên em nói chuyện nghệ thuật văn học, dịch thuật của bé Nhật Nam ở box CK có thể không phù hợp bởi điều em muốn nói là giá trị cá nhân phải nên được tôn trong cho dù ban đầu nó có vẻ mâu thuần giá trị cộng đồng.

    Do vậy những tranh luận trái chiều ngay cả trong F319 cũng nên tôn trọng miễn là có tính xây dựng và có luận cứ.

    VN ta đã lạc hậu quá nhiều trong hầu hết các lĩnh vực nhưng lạc hậu trong tư tưởng mới là cái nguy hiểm làm cho VN ngày càng tụt hậu. Đi tìm lời giải cho nó là cả 1 vấn đề quá lớn lao nhưng các bác cứ coi đây là suy nghĩ khác của em về vắn đề này xét theo quan điểm giáo dục cá nhân , đơn giản thế thôi! Các bác cứ tự nhiên phản bác!
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Hôm qua tự nhiên ngồi hơi lâu xem 1 CT thiếu niên cấp phường mới thấy nhiều việc cũng hay

    Khi đến phần thi ứng xử của 1em nữ sinh có 1 tình huống khá thú vị thế này: cô bé phải trả lời câu hỏi em nghĩ sao về câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp? -Câu này chúng ta cực hay gặp khi theo dõi phần ứng xử các cuộc thi Hoa hậu

    Cô bé trả lời rất ngây thơ: Em nghĩ đây là cuộc thi sắc đẹp nên cái đẹp đâu có tội mà phải đánh chết nó!!!

    Cả hội trường cuời ầm, BGK cười chỉ cô bé ngơ ngác thật tội nghiệp.

    Em cũng xem nhưng không cười và chỉ suy nghĩ rằng vì cô bé trả lời ngây thơ và thật lòng nhưng sai với những suy nghĩ như đã thành chân lý nên BGK cười. Cô bé đáng được khen cho sự thật thà lại bị bị lên án bởi lệch chuẩn. Có bé có đáng bị cười không - em không chắc.

    Ngoài đời ta gặp biết bao câu thành ngữ tương tự như : Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người, tốt gỗ hơn tốt nước sơn... Không biết có cần phủ nhận giá trị thẩm mỹ đến thế không nhỉ?

    Em tự nhiên lại nghĩ về văn hóa truyền thống VN ( VHTT) đã vận động và xoay quanh 2 giá trị cơ bản nhất là : chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước. Tất cả những giá trị VHTT của người Việt còn lưu giữ còn đến ngày nay đều liên quan chặt chẽ đến ca ngợi 2 giá trị cơ bản này.

    Trong nền VHTT của người Việt sự nhạy cảm thẩm mỹ thường gắn liền với giá trị đạo đức và mang tính giáo huấn rất rõ rệt. Nhưng trong các tác phẩm này đạo đức trội đến mức nó lấn át nghệ thật, thẩm mỹ. VH VN hiện nay các cá nhân chỉ được sáng tạo trong các khuôn mẫu cộng đồng đã có. Những trói buộc về dư luận trở thành gông cùm về tư tưởng và cảm xúc. Nghệ thuật cũng không có tự do sáng tạo, trái với đạo lý chính thống sẽ phải trả giá.

    Thôi khỏi nói về Văn học nghệ thuật nữa vì nó hơi khó hiểu, em chuyển qua ví dụ khác cụ thể và trực tiếp hơn.

    Các bác cứ chú ý xem thớt nào trên F319 nói rằng CK sắp tăng, TTCK chuẩn bị thăng hoa, sóng thần Up trend sắp đến đầu được ca ngợi, cám ơn loạn xạ cho dù sau đó kết quả có ngược lại hoàn toàn. Điều đó thể hiện điều gì?

    Là người VN chúng ta thích nịnh tai. Thích những gì đẹp đẽ dù không có thật. Phải chăng chúng ta bị ảnh hưởng truyền thống quá nhiều?

    Trong văn hóa nghệ thuật bất cứ tác phẩm VH nào của VN cũng rất dễ đoán trước, trong CK muốn được cám ơn nhiều cũng quá dễ nếu cứ lập các thớt dự báo TT sắp tăng.

    Em quan sát thất có rất nhiều thớt dự báo được TT giảm và có cả những lý do rất xác đáng cho việc dự báo đó nhưng lại bị chửi te tua. Có bất công không nhỉ?

    Không bất công và không vô lý nếu xét trên quan điểm truyền thống kia.

    Trong VHNT thì xuất phát điểm của các tác phẩm luôn là: Tài mênh tương hỗ, Hồng nhan bạc phận... Cho dù trong phim ảnh hay tiểu thuyết các tác giả hay diễn viên có diễn xuất tốt đến đâu cuối cùng cũng có chung 1 kết cục đã được dự báo trước. Đã hồng nhan thì bạc mệnh, ở hiền gặp lành, đạo lý cương thường sẽ được sáng tỏ...Chuyện Thạnh Sanh, Lục Vân Tiên, Tấm Cám đều thế cả.

    Ông anh trai em vừa ở Ý về và quà tặng cho em là 1 bức tượng David nhỏ. Ước mơ từ bé của em.

    Hôm trước em nhớ có bác gì sống ở Thụy Sỹ và Ý hay nói chuyện du học ấy nhỉ? Nhưng dù chưa có đến Ý chắc chắc ở đây ai cũng biết bức tượng David nổi tiếng? Nó có đẹp không? Đẹp quá đi còn gì ! Nhưng ....

    Nhưng ....

    Nếu đem bức tượng đó về VN thì nó có còn đẹp? Không đẹp được vì nó trái với phong tục VN cho dù cả thế giới công nhận nó là kiệt tác! VN văn minh hay La Mã văn minh? Câu hỏi này cũng khó để trả lời thật! và bức tượng đó là sáng tạo cá nhân của Michellangelo nếu em nhớ không nhầm. Vậy đó khi giá trị cá nhân mang tính nghệ thuật thực sự nó sẽ quay trở lại phục vụ giá trị cộng đồng mà không cần bắt buộc phải có xuất xứ từ lợi ích cộng đồng.

    Em nghĩ tính VH dân tộc phải kết hợp không chỉ bản sắc cộng đồng mà phải có những giá trị tự do cá nhân. Chính vì thế các cá nhân như Nhật Nam rất đáng được xem xét. Một
    nền VH dân tộc thuần tuý sẽ là nền VH lạc hậu và ngưng trệ. Song 1 nền VH có bản sắc DT cung không thể là nên VH lai căng, nó cần phảỉ phát triển theo thực tế phát triển chung của toàn TG.

    Em không phải là nhà VH càng không thể là nhà quản lý hay định hướng VH nhưng hôm rồi ngồi nói chuyện với cụ già về chuyện giáo dục dưới chuẩn mới nghĩ cần đổi mới suy nghĩ về GD. Hãy điều chỉnh lại QH giữa cộng đồng và cá nhân. Hãy nâng cao vai trò cá nhân trong hoạt động VH và cả KT. Trước đây cá nhân đã hy sinh cho cộng đồng theo các chuẩn đạo đức và dư luận nay cộng đồng cần bao dung khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân để nó phát triển và quay trở lại phục vụ cộng đồng.

    Bản thân em thấy em thua xa thế hệ 6x còn thế hệ 8x ngày nay có lẽ lại thua 7x bọn em.

    Nhưng 6x - 7x -8x đều thấy rõ VN thua xa TG đến như nào.

    Chúng ta không suy thoái về đạo đức như các LD đang rao giảng mà chúng ta đang lạc hậu về nhận thức so với TG quá xa chăng?

    .....


    Hihi ... ngày lễ chấm dứt .... nên các bác cũng đọc rồi quên đi nhé....

    Ngày mai lại là ngày lao động rồi. Ngày quốc tế tôn vinh những người lao động đã qua và ngày mai lại quay lại lao động thôi các bác !

    [​IMG]
  4. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    Cảm ơn anh. Rất hay và rất ý nghĩa. Lễ này đi dc nhiều ko anh
  5. aoluahadong

    aoluahadong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Đã được thích:
    78
    Em quan sát thất có rất nhiều thớt dự báo được TT giảm và có cả những lý do rất xác đáng cho việc dự báo đó nhưng lại bị chửi te tua. Có bất công không nhỉ?

    Ha ha, biết đâu đấy lại là các cao thủ ẩn mình đang dùng chiêu khích tướng để cố moi hết thông tin có thể...


    Góp ý riêng: dạo này kq sắp lẩn thẩn cmnr ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vàng đêm qua quả là có cú lặn ngoạn mục như dự ....mặc dù Fed vẫn duy trì gói kích thích

    [​IMG]


    http://*********.vn/2013/05/lan-dau...n-bo-co-the-tanggiam-quy-mo-qe-772-295259.htm

    Vậy thì tại sao vàng lại giảm trong khi tiền vẫn được bơm ra ? và ngành nào sẽ hưởng lợi vì sao ?....rõ ràng là trong hơn 4 tháng qua thì BDS tại Mỹ đã tăng liên tục ? ....các bác nghe có vẻ mâu thuẫn quá ko ?....xin thưa là ko nhá

    Doanh số bán nhà tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng


    CafeLand.vn - 23/04/2013 11:29 CafeLand - Theo thống kê của Hiệp hội các nhà môi giới nhà đất Quốc gia (National Association of Realtors), doanh số bán nhà tại Mỹ đã giảm 0,6% xuống còn 4,92 triệu căn. Tuy nhiên, theo dự báo của 75 nhà kinh tế được khảo sát, doanh số bán nhà sẽ tăng lên mức 5 triệu căn.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg
    Trong 4 khu vực được khảo sát, doanh số bán nhà giảm ở 2 khu vực. Dẫn đầu sự suy giảm là ở phía Tây nước Mỹ với mức giảm 1,7%, tiếp đến là miền Nam nước này với mức giảm 1,5% và doanh số bán nhà hầy như không thay đổi ở Đông Bắc và tăng 1,8% ở vùng Trung Tây.
    Theo các chuyên gia, dù cho doanh số bán hàng có giảm đi, tuy nhiên với mức lãi suất thế chấp thấp kỷ lục, giá trị tài sản tăng cao và sự ổn định của thị trường việc làm sẽ giúp cho doanh số bán hàng tại Mỹ sớm phục hồi.
    Giá trung bình của một ngôi nhà tại Mỹ đã tăng 11,8%, con số lớn nhất kể từ tháng 11/2005. Hiện tại, một ngôi nhà ở Mỹ có giá khoảng 184.300 USD.






    http://www.baomoi.com/Doanh-so-ban-nha-tai-My-se-tiep-tuc-tang/45/10870264.epi
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trong topic của PX cũng đã từng chỉ ra cái sai của Alan Phan và ông cũng đã sặc tiết vì vàng :))
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trên thực tế thì dòng tiền đc chính phủ đầu tư vào trái phiếu mà trái phiếu lại đầu tư vào hạ tầng thì chỉ có BDS là hưởng lợi nhất ...trong khi SX đang khó khăn bộn bề thì nghành du lịch vẫn cứ hút khách và tăng trưởng rất mạnh và cũng ko cớ gì lại ko đầu tư vào hạ tầng ...thế nhé
    một vd rất đơn giản như khu du lich cáp treo núi bà Tây Ninh tuy ko có gì đặc sắc so với nhiều nơi khác nhưng hiệu quả lợi nhuận thì quả ko gì bằng
  9. buratino8585

    buratino8585 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2013
    Đã được thích:
    1.133
    Ta khác Tây thế mới thành 1 TG khác biệt...Bác KQ muốn đem tư duy của Tây vào cho ta thì có lẽ không hợp lý lắm[:D]
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bác lại nhầm rất lớn. Vàng cũng như 1 loại cổ phiếu siêu Blue Chip. Nó lên nhanh hơn TT chung và giảm chậm hơn TT hàng hóa chung.

    Như em nói bản thân nó không bao giờ mất giá so với chính nó vì nó vẫn là đối tượng tham chiếu chưa có loại nào thay thế được, nhưng ngay cả với các hàng hóa khác nó vẫn giữ giá tốt hơn nhiều.

    Khi Vàng giảm giá 5-10% thì nhà đất đã giảm gần gấp đôi. Các loại khác cũng tương tự.

    Ngày trước ta dễ dàng tìm thấy những căn nhà có giá tầm 10-20 cây/m2 nhưng lúc này giá đó là cực hiếm. Đa phần nhà mặt phố giá chỉ còn tầm dưới 10 cây/m2. Đó là 1 cách so sánh rất dễ hình dung.

    Nếu so với vàng tất cả đều rẻ đi cực nhiều kể cả lương lao động hay thu nhập bình quân đầu người là giá trị cơ bản.

Chia sẻ trang này