Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

4005 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 13:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149930 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. baophatgroup

    baophatgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    258
    Ra BTP cũng được để đảo sang hàng tăng. Còn BTP mà cứ lình xình 13-14 thì theo dõi để nhập khi có dấu hiệu phi. Về 12 mua mới đẹp nhỉ?

  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Hihi ... bây giờ mới đọc được câu này của bác. Bác nói quá đúng. Bác đừng nghĩ là em đùa theo nhé. Rất nghiêm túc đấy.

    Hồi thớt đầu tiên Black list em đã post 2 câu chuyện cực kỳ kinh điển về đúng chuyện trong khủng hoảng nên bán bánh mì đấy. Có lẽ khi đó bác chưa đọc nên không biết đó thôi. Em xin kể lại hầu bác. Bác nào đọc rồi chịu khó đọc lại cũng không thừa đâu.


    CÂU CHUYỆN THỨ 1 : TRIỆU PHÚ BÁN BÁNH MỲ VIỆT NAM TRÊN ĐẤT MỸ

    Theo tính toán của Tuần san Người châu Á (Asian Week), số bánh mỳ hãng Lee’s Sandwiches của gia đình anh Lê Chiêu tặng cho các hội đoàn từ thiện và các trường học, nếu xếp nối đuôi nhau, có thể khép kín một vòng chu vi bang California (Mỹ).

    Từ một chiếc xe bán bánh mỳ dạo, gia đình anh Lê Chiêu đã dựng nên chuỗi nhà hàng Lee’s Sandwiches gồm 25 chi nhánh có mặt ở ba tiểu bang ở Mỹ, đội xe giao thức ăn tận nơi gồm 500 chiếc… Ngày nay, Lee’s Sandwiches trở thành thương hiệu quen thuộc với nhiều gia đình trong các cộng đồng khác nhau ở Mỹ khi muốn ra ngoài ăn.

    Giờ đây, anh đang nỗ lực đưa thương hiệu Lee’s Sandwiches ra toàn nước Mỹ và thế giới bằng hình thức nhượng quyền thương mại (franchising). Câu chuyện Lee’s Sandwiches bắt đầu hơn 25 năm trước…

    Thuận vợ, chồng, cha, em

    Cuối thập niên 70, Lê Chiêu và gia đình định cư ở New Mexico (Mỹ). Lê Chiêu một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, tìm được việc làm trong một tiệm bán thịt. “Lúc đó tôi kiếm được 8 USD/giờ, mức thu nhập quá tốt đối với một người nhập cư như tôi vào thời điểm đó. Ngày nào tôi cũng cố làm thêm giờ để đủ tiền lo cho đứa con trai mới chào đời”, anh nhớ lại.

    Năm 1980, gia đình Lê Chiêu rời sang thành phố San Jose bang California và đăng ký học tiếng Anh tại một trường trung học ở đây. Trong lúc đi học anh phát hiện có một xe tải bán đồ ăn di động trong trường của một người Việt, nên anh xin phụ việc. Sau một năm, anh dành dụm mua một chiếc xe bán đồ ăn di động cho riêng mình. Anh còn nhớ lúc đó: “Người bán xe không muốn bán xe cho tôi vì ông ta thấy tôi không biết tiếng và nhìn tôi lúc đó rất lớ ngớ và nghèo nàn”.

    Nhờ vợ động viên, anh quyết tâm tiến tới. Không bao lâu sau, vợ chồng anh thuyết phục được vài công ty cho phép anh đậu trong khuôn viên nhà xe của họ để bán thức ăn nhanh cho nhân viên trong giờ giải lao. “Chồng tôi lúc đó đã có thể nhớ vài món ăn phổ biến cho các cộng đồng, chẳng hạn, bán burritos cho dân Mỹ, mỳ xào và chả giò cho dân Á, và bánh mỳ cho dân Việt Nam. Đến mỗi công ty, chúng tôi dừng khoảng 10-15 phút để bán, sau đó chạy sang công ty khác. Cứ thế mỗi ngày, chúng tôi chạy được ít nhất 10 công ty luân phiên theo các cữ ăn sáng, trưa, xế…”, chị Yến, vợ anh Lê Chiêu cười kể lại.

    Năm 1982, Henry Lê, em anh Chiêu, mua thêm một xe và thương hiệu Lee Bros ra đời. Gia đình chọn tên Lee thay cho Le để dân Mỹ dễ gọi. Ông Lê Ba, bố anh Chiêu đẩy công việc kinh doanh của gia đình đi xa hơn. Ông thấy hai chiếc xe của đàn con “ở không” trong mấy ngày cuối tuần, nên ông điều xe đi xuống trung tâm thành phố San Jose bán cho sinh viên Đại học San Jose. Gian hàng di động của ông thành công đến nỗi các nhà hàng quanh đó kiện ông lên hội đồng thành phố.

    Không chịu thua, ông mua luôn một vị trí gần đó. Năm 1983, vị trí đó chính thức trở thành nhà hàng Lee’s Sandwiches. Năm năm sau, ông dời tiệm sang vị trí khác to hơn và biến nơi đó thành nhà hàng Lee’s Sandwiches hoàn chỉnh đầu tiên.

    Con hơn cha…

    Anh Chiêu cho biết, Lee’s Sandwiches phát triển như ngày nay, ngoài công đầu bạo gan mua tiệm của ba anh, còn có công của Minh, con trai cả của anh.

    Chính Minh đã đưa ra ý tưởng làm chuỗi nhà hàng tổng hợp thú nhâm nhi cà phê và thưởng thức đồ ăn châu Á. Minh nhận định nhà hàng Lee’s Sandwiches phải có bánh mỳ thịt ổ kiểu Việt Nam, bánh mỳ mềm kẹp thịt kiểu Âu Mỹ, và các loại thức uống trong đó có món cà phê sữa đá nổi tiếng của Việt Nam. Minh rất thích nhìn lên cái máy tính treo trên trần chi chít những dòng lệnh đặt hàng của khách nhảy tăng liên hồi. Minh đã nhìn thấy tương lai xa, nếu Lee’s Sandwiches phát triển theo kiểu kết hợp Việt Nam – Âu – Mỹ, những dòng lệnh ấy sẽ còn nhảy tăng nhiều hơn, nhanh hơn.

    Trong lúc gia đình đang thực hiện ý tưởng của Minh, Minh đã qua đời năm 2001, trong một vụ tai nạn xe. Tuy nhiên ý tưởng của Minh vẫn thành hiện thực. Theo số liệu của Tuần san Người châu Á được công bố, chỉ trong năm 2003, Lee’s Sandwiches nướng khoảng ba triệu ổ bánh mỳ và dự đoán con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm nay. Cũng trong năm 2003, Lee’s Sandwiches bán hơn hai triệu ly cà phê đá. Lee’s Sandwiches trở thành chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất miền Tây nước Mỹ.

    Ở nhiều nơi, Lee’s Sandwiches trở thành điểm giao lưu xã hội, nơi khách hàng có thể đến từ 4h30 sáng nhâm nhi cà phê cho đến nửa khuya. Lee’s Sandwiches trang bị cả hệ thống vi tính để khách hàng có thể vừa nhâm nhi vừa đọc email hoặc lướt web.

    Khi có ai đó muốn học hỏi kinh nghiệm làm ăn, gia đình họ Lê không giấu giếm. Vợ chồng anh Chiêu khuyên các doanh nghiệp sắp ra đời: “Hãy đi học để lấy bằng trước đã, học bất cứ ngành gì bạn thích. Nếu muốn kinh doanh và bắt đầu dễ dàng hãy mua franchising”.

    Vợ chồng anh thành lập “Quỹ gia đình họ Lê” để nhớ về Minh, con trai cả của anh chị. Đầu năm nay, quỹ đã tặng một triệu USD để xây dựng trường Đại học Cộng đồng Coastline, đại học cộng đồng đầu tiên ở Westminster. Chị Yến nói: “Chúng tôi rất tự hào có thể đóng góp một ít cho cộng đồng. Chúng tôi đã cật lực để hoàn thành giấc mơ Mỹ, và bây giờ chúng tôi muốn trả lại cho cộng đồng”.

    Thời báo Los Angeles bình luận việc đóng góp xây dựng Đại học Cộng đồng Coastline của gia đình Lê Chiêu là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam ở quận Cam. Ding-Jo H. Currie, chủ tịch Đại học Coastline ca ngợi gia đình Lê Chiêu hết lời: “Họ là những gương mẫu không chỉ cho sinh viên của trường mà còn cho cả toàn thể dân nhập cư, những ai bắt đầu sinh sống tại đây”.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    CÂU CHUYỆN THỨ 2: LÀM GIÀU VÀ PHÁ SẢN TỪ BÁNH MỲ

    Chuyện kể rằng có 1 ông già tàn tật bán bánh mỳ ngã 4 đường phố. Ông quan niệm rằng mình không may bị tàn tật nên không thể đi đâu xa và chỉ có bán bánh mỳ làm kế sinh nhai. Ông luôn tận tình từng chiếc bánh, làm cẩn thận từng miếng trứng hay pa tê. Ông biết mình tàn tật nên không thể di chuyển đi xa để có khách nên ông luôn bán giá tốt nhất có thể.

    Sự tận tâm của ông cũng như chất lượng bánh và giá cả phù hợp làm bánh của ông bán rất chạy. Ngày nào cũng vậy ông bán hết sạch số bánh và ông luôn cố gắng bán thật sớm và về thật muộn.

    Trời không phụ lòng người nên sau 5 năm bán bánh mỳ hiệu bánh của ông ngày càng đông khách và ông đã bắt đầu tích lũy được chút ít lấy tiền cho đứa con trai duy nhất học đại học. Cuối cùng con trai ông trúng tuyển 1 trường đại học nước ngoài và du học. Ở hiền gặp lành mà !

    4 năm sau con ông trở về và trở về đúng lúc VN bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế . Có sức trẻ có tài, có kiến thức học ở chân trời mới về anh nhanh chóng phân tích đưa ra cách làm giàu cho cha, mong đáp lại công sức cha nuôi mình ăn học nên người.

    Anh bàn với cha: Giờ là thời khủng hoảng, mọi thứ đều trở nên đắt đỏ, nếu cha vẫn làm bánh theo cách cũ sẽ không còn có lãi. Cha hay bớt đi 1 chút pate cho phù hợp với giá cả leo thang, hay chọn loại bột giá thấp hơn 1 chút... với tiết giảm chi phí đầu vào, cha sẽ đạt được lợi nhuận mong muốn.

    Người cha già vui mừng vì thấy con mình sau bao năm du học đã có những suy nghĩ hợp lý và ông làm theo.

    Nhưng....

    Bánh mỳ của hiệu ông từ ngày thay đổi thành phần đã không còn đắt khách như xưa. Ngày xưa bánh của ông thơm ngon và giá rẻ nên lợi thế cạnh tranh nhưng bây giờ bánh của ông không khác gì mọi hiệu bánh mở khắp nơi trong thành phố trong cảnh mọi người đều phải lao ra đường kiếm kế sinh nhai. Khách hàng thưa vắng dần trong khi sức khỏe của ông ngày 1 yếu đi. Buồn bã vì công việc không thuận lợi, cộng thêm sức khỏe suy giảm nhiều, một ngày kia ông mất. Hiệu bánh mang tên ông cũng mất và con trai ông mất đi người cha, mất đi cái tài sản đã nuôi anh lớn lên và ăn học thành người.

    Người con đã sai ở đâu? Người con đã đánh mất đi điều gì?

    Xem tiếp phần bình luận của em ngày đó .... ở dưới ....
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khongquen25 viết ngày 24/02/12, 16:05 #818

    Link : http://f319.com/home/1487808/page-82

    Qua 2 câu chuyện trên em suy nghĩ đến 1 điều: nếu giữ vững core business của mình và làm nó ngày 1 tốt hơn thì sẽ thành công. Ngược lại ham lãi ngắn hạn, tham bát bỏ mâm sẽ dẫn đến thất bại.

    Đối chiếu với nền KTVN các bác chắc cũng đồng ý với em những công ty, tập đoàn tập trung ngành nghề cỗi lõi, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm thì sẽ thành công và trong khủng hoảng họ hầu như không bị ảnh hưởng mà còn chiếm thị phần ngày càng lớn hơn. Chúng ta có thể kể đến VNM và 1 vài công ty khác.

    Ngược lại có những công ty đã tham lam nhảy sang lĩnh vực ngoài ngành, bỏ rơi ngành nghề truyền thống, lấy sở đoản đua với sở trường người khác đều thất bại thảm hại thậm trí phá sản cho dù thời điểm ban đầu họ đã có những thành công rực rỡ.

    Cũng còn may trong số những tập đoàn sớm nhận ra sai lầm đã quay trở lại ngành nghề truyền thống và thế mạnh và đã vượt qua giai đoạn bi đát, trở lại với chính mình. Đó là FPT và phần nào đó là REE.

    Em kể 2 câu chuyện về bánh mỳ và các ví dụ về thành bại trên thương trường trên để làm gì? Để các bác thấy rằng trong cuộc mưu sinh này quan trọng là chiến lược kinh doanh dài hạn và tuân thủ kỷ luật chứ không phải lấy ngắn hạn làm thước đo.

    Giai đoạn vừa qua đúng là TTCK tăng 25%, nhiều bác ăn được, nhiều bác nghi ngại không dám vào và giờ ngồi tiếc . Nhưng quan điểm của em là cơ hội còn vô vàn nhưng hãy làm cái gì mình chắc chứ không chắc nghe người khác tuy có thể có lãi hôm nay nhưng đâu biết rằng mình đã tự tạo ra nguy cơ cho mình về sau.

    Sóng này mình ăn nhưng ăn do liều, do tâm lý đám đông thì lần sau mình sẽ vẫn theo con đường đó và sẽ có ngày mình thất bại và không còn cơ hội làm lại.

    Mấy hôm nay ngồi với đội bạn cả VIP lẫn nhỏ lẻ họ đều nói với em: đợt này mày vào không?

    Em trả lời có nhưng khiêm tốn lắm và chỉ vào mã quen nhưng kiếm được chút ít gọi là.

    Nó lại hỏi: có tiếc không?

    Em trả lời: Cũng không. Vì em chỉ tiếc nếu biết chắc cơ hội của mình mà bỏ qua chứ lần này em chưa thấy có gì chắc cả nên không tiếc. Em ra quân là phải thắng còn không có chuyện đánh cầu may. Bài học giai đoạn 2009 đã cho em kinh nghiệm xương máu rồi. Quy luật đầu tiên là không bao giờ được phép làm mất tiền. Mình không nhiều vốn nên mỗi lần đều phải có thông tin chăc chắn.

    Hình thành cho mình 1 bản lĩnh tự tin, nhìn thấu suốt mọi vấn đề sẽ làm cho mình không nôn nóng, liều lĩnh. Thấy xuống không lo thấy lên không sớm mừng đó là kinh nghiệm của người thắng chung cuộc vì họ luôn biết rằng quy luật vận động thị trường tất yếu phải thế.

    Tuy nói vậy nhưng em vẫn đồng ý rằng có những bác ở đây có những nguồn tin tốt, lợi dụng tin tốt để lướt sóng rất hay nhưng không phải ai cũng có những cơ hội như thế mà đa phần nghe lại, truyền miệng lại chứ không có cơ hội tự mình kiểm chứng.

    Để chứng minh cho những gì em nói thời gian tới em sẽ tự show tài khoản giao dịch thực của em mở ở BV và HSC để các bác thấy em đánh thế nào và vào hàng ra sao. Em chẳng đánh theo phong cách lướt sóng theo tin nên không ngại show TK của mình.

    Em sẽ mua ròng những mã em phân tích và hiểu rõ bản chất DN mà thôi.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Theo yêu cầu của em anh thử xem TPP chút nhé:

    Thứ nhất em quen với Dương của AAA nên có thể nói về ngành nhựa có lẽ em có nhiều thông tin hơn anh.

    Ngày xưa a có 1cô bạn gái và gia đình cô ấy là chủ sở hữu của 1 trong những cty nhựa tư nhân lớn nhất VN nhưng giờ đi Mỹ mất rồi nên không tiện hỏi để cập nhật thông tin về ngành nhựa.

    Còn nhớ ngày xưa thân với cô ấy nên cũng nhớ mang máng về khái niệm ngành nhựa, cách nhìn bên ngoài sơ bộ ban đầu để phân biệt nhựa tái chế và nhựa không tái chế.

    Công nghệ và nguyên liệu quyết định sự thành công của nó.

    Giờ đi vào phân tích thử TPP.

    Thú thực anh nghỉ em hỏi a con TTP cơ vì TTP nổi tiếng hơn rất nhiều và quan điểm của anh cũng luôn chọn con đầu ngành chứ hiếm khi xem con kế tiếp nếu không phải có thông tin nội gián ở mức tin cậy rất cao thì không bao giờ xem xét.

    Lướt qua web của TPP thấy bọn này không chuyên nghiệp chút nào, thông tin rất cổ lỗ và thiếu cập nhật. Về bộ mặt cty như thế là rất thiếu chuyên nghiệp nên anh cho điểm ( - ) thứ nhất

    Xét các chỉ số kinh tế ( theo số liệu trên web thôi nhé vì anh không có ý định đầu tư con này nên không muốn mất chi phí và thời gian check thông tin ):

    Đây là DN nhỏ ngành nhựa ( doanh thu, lợi nhuận ) đều chưa thấy gì hấp dẫn lắm.

    Con này CP lưu hành thấp nên nếu tập trung lái có thể lái nhưng như anh nói anh không thích và không có khả năng lái nên yếu tố CP ít tự mỗi người đánh giá là lợi thế hay bất lợi thế.

    Kết quả KD qua từng năm an toàn có tăng trưởng nhưng không đáng kể, so với các mã khác trong ngành thua rất xa.

    Tóm lại về chỉ số tài chính chưa hấp dẫn.

    Giờ sang phần quan trọng nhất là sóng ngành Nhựa

    Cái này anh đồng ý là ngành nhựa chính là ngành được các DN trong khu vực nhòm ngó nhất. Ngành nhựa chính là 1 trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và thị trường lớn.

    Tuy nhiên nguyên liệu chúng ta nhập gần 100%, hạt PE phụ thuộc nhập khẩu nên lời lãi gì đều ở phần nguyên liệu này.

    Gần đây chúng ta thấy các DN nhựa lớn của Thái đều tập trung mua CP số lượng lớn các cty nhựa của VN điển hình là BMP và NTP.

    Nhưng BMP và NTP có hơi khác vì SP chủ yếu của nó là ống nhựa dành cho XD nó hơi khác TPP là hàng gia dụng.

    Khi vào TPP ( hiệp định TM xuyên TBD ) thì các báo cáo phân tích cho thấy ngành SX hàng tiêu dùng cơ bản là lợi thế so sánh của VN trong đó ngành nhựa được đánh giá cao. Do vậy ngành nhựa là ngành có khả năng tăng trưởng nhưng chú ý là tăng trưởng chung chứ không riêng gì TPP. Con nào đầu ngành sẽ tăng mạnh nhất.

    Nếu là tin nội gián có vụ M&A thì anh miễn bàn nhưng nếu chỉ có thế anh nghĩ TPP không phải là sự lựa chọn tốt trong nhóm ngành nhựa. Trong nhóm này có nhiều mã hơn về mọi mặt so với TPP.

    Do vậy có thể chọn TPP nếu là lái chứ nếu không lái bỏ ngay ý định đầu tư con này.

    Nếu nhựa công nghiệp thì phải là BMP ( BMP chạy lên 6x mất rồi vì hồi anh khuyến nghị BMP nó là 46 )

    Nếu là nhựa gia dụng chọn RDP hoặc DAG. DAG mới là con đáng quan tâm hơn nhiều

    Nhựa bao bì chọn AAA và VPK

    Ý kiến cá nhân tại thời điểm này là như thế.
  6. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Sóng trước tôi có ăn 1 tí thân cá ITA cùng bác và ăn tí thân cá PVX
    Tìm sống trong cái chết thì lần này tôi lại đánh giá tốt về PVX giá dưới 5 . Quan điểm bác về em này thế nào
    Tôi thích mạo hiểm với em cơ cấu vào ngành nghề cốt lõi sau khi bị phá nát
    Hiện tại tôi năm HAG ( tôi hoàn toàn đánh giá tốt về em này 1 năm tới giá đã mua là dưới 23 )
    GAS ( không bàn vì tốt )
    Danh mục hiện tai chỉ có 3 mã cơ bản
    Tất nhiên là hàng của tôi có giá thấp hơn hiện tại để bảo đảm an toàn
    Với những doanh nghiệp như GAS thi việc gom hàng trước và có thể quyết định đánh lên sau 17/5 ( Cái ngày chốt quan trọng thế nào vì chúng ta đã từng ăn GAS khi giá 39 ) . Nên tôi đánh giá TTCK sẽ lên và có thể cuối tháng 5 va hỗ trợ bởi GAS ( Nên nhanh chân chén mấy chú đầu cơ ITA, SCR, PVX đã rồi bỏ , tất nhiên la phải mua rồi và thấp hơn gia hiệ tại mới an toàn ) )
  7. Splth

    Splth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2012
    Đã được thích:
    1
    mua nhanh cổ phiếu ngành dầu khí
  8. toiyeuphunu1988

    toiyeuphunu1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Đã được thích:
    18

    OK anh. CII là tín hiệu riêng e tự rút kn từ trước tới giờ. thôi thì kệ, mỗi ng 1 kiểu đánh giá. Với e giờ chỉ còn thiếu toppic PR hàng của bác XL hay bác CV nữa là đủ đk đủ để TT tạo đỉnh.

    Riêng LCM thì nói nhiều lần nhưng e hỏi lần này là với giá 12.x này thì a đánh giá rủi ro ra sao với trường phái đánh ngắn hạn T3-T15?
  9. hamchoisg

    hamchoisg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Đã được thích:
    1
    CII các bác đang đánh đu với cá mập đới, cái thằng bán cho CII về 19 hôm nay mình nó sơi hết 2/3 tổng kl rồi. May nhờ rủi chịu nhé các bác.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Quan điểm của em vẫn kiên định. Nếu mua CII hôm trước ở giá 21 thì 23 trong tầm tay.

    Mua thì mua CII hôm nó break out chứ đâu có mua hôm nay mà đánh đu với cá mập.

    Khi nó break out tuy mình không phải người trong cuộc để biết deal của nó nhưng khi break là nhất định có biến.

    Cuối cùng cái biến mà ta chờ đợi nó cũng xuất hiện.

    Giờ canh bán chứ không phải canh mua.

Chia sẻ trang này