Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

2624 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 05:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149911 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. linhv13

    linhv13 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2012
    Đã được thích:
    1
    Bác khongquen cho em xin ý kiến về LCM vùng giá này? Biết là bác đã nói nhiều về LCM nhưng chức năng tìm kiếm của F319 quá tệ nên em rất khó tra cứu lại các bài cũ của bác. Trước đây có đọc qua các bài về LCM bác viết nhưng ko chú ý, đợt này thấy nó đang tìm đáy mới nên có chút quan tâm.

    Cảm ơn bác.
  2. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    nghĩa là trong tương lai chi phí để vận chuyển lương thực thực phẩm , hàng hoá từ vùng này tới vùng khác sẽ bị đội lên kha khá đấy bác nhể
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thằng Mỹ nó cao thủ đấy kéo dài thêm một chút cho tụi châu á tung hết vốn ra mà gom nhá , giờ mà muốn kt ko suy giảm thì phải kích thích thôi mà muốn kích thích thì cần có tiền , tiền dùng mua vàng mua súng đạn , tàu bay... thì lại thiếu tiền để kích thích , sắp tới lại thi nhau phá giá tiền đồng giờ là thằng Nhật , sắp tới thằng TQ ....nhưng có kích thích mà bán đc hàng thì ko nói chứ có kích thích mà ko bán đc hàng thì càng lâm nguy =))
    Vừa rồi khối EU , Mỹ cấm nhập cũng như nâng thuế khá nhiều mặt hàng của TQ ...VN tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng cũng nhẹ hơn vì nằm trong khối TPP cuộc chiến sẽ ngày càng khốc liệt đấy
    Ngay tại VN BCT cũng đã có những thay đổi nhất định về chất để cho phù hợp với mục tiêu tương lai và tất cả những diễn biến này đều là những bước đi cho phù hợp với tình hình mới
    Có thể thằng Nhật sẽ vào khối TPP và tan ra khối TQ- Nhật - Hàn vì rõ ràng thằng TQ đang chơi đểu thằng Nhật và cả 3 thằng này rất nhiều mâu thuẫn
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vài năm trước khối EU đã nhiều lần chìa tay xin TQ hỗ trợ nhưng TQ cũng nhiều lần quay mặt vì bản chất của anh TQ xưa nay vẫn là một con buôn nhỏ nên tầm nhìn có giới hạn ...anh ko giúp thì khối EU nó vẫn tự chủ đc và hàng TQ muốn vào cửa EU cũng sẽ khó hơn , hàng anh muốn vào cửa EU thì phải nộp 40% thuế (cái này khác gì đóng góp bắt buộc )...như vậy muốn bán đc hàng TQ ko còn cách nào khác anh phải giảm giá hàng hóa và nhân công , nghĩa là họ phải cày nhiều hơn và đc nhận ít đôla hơn (vì CP đã hốt luôn 40% tổng giá trị rồi chẳng cần biết chúng mày lời lõm ra sao cả )
    Thế thì việc in tiền tại các NHTW chấu á sẽ tác động đến giá vàng ra sao , cái này bác KQ cho rằng vàng sẽ tăng khủng ....alan pham cũng đã từng nói trước đấy , thực chất nếu vàng tăng thì anh lại phải cần nhiều đô la hơn để mua vàng , nhưng đôla giờ cũng khó kiếm hơn rồi ...mà các mỏ vàng lại chủ yếu lại do Mỹ thao túng như vậy về lí thuyết vàng càng lên thì Mỹ càng thu đô la lại nhiều hơn ....nhưng đấy chỉ là kí thuyết trong nền kt cộng đồng ko bảo hộ thôi vì sao ?...vì thực sự anh có thích thích càng nhiều thì hàng tồn kho càng dâng cao và sp buộc phải rẻ hơn vì đầu ra hạn chế nhưng điều này sẽ kích thích tiêu dùng trong nước ;))
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Vụ TQ muốn tham gia cứu EUzone là cuộc mặc cả lớn.

    Bác cũng không nên đánh giá thấp TQ vụ đó. Nó ban đầu muốn hoán đổi tiền tệ giữa Ngân hàng TƯ TQ với ECB ( ngân hàng trung ương châu Âu ) nhưng không thành công. Nếu nó làm được vụ chuyển đổi từ NDT sang Euro thì TQ đã thành vị thế cường quốc tiền tệ rồi. Nhưng vụ đó chưa thành công.

    Tuy nhiên sau vụ đó nó đã ký được hiệp định riêng lẻ với Pháp và Anh. Giờ châu Âu còn sót lại mỗi Ngân hàng Trung ương Đức là đáng kể.

    Khi NDT có quyền hoán đổi thành Bảng và Fran thì NDT về thực chất nó cũng lên tầm mới rồi.

    TQ nó mặc cả cứu trợ Eurozone bằng NDT chứ nó không muốn cứu bằng $ bác ah.

    Bác sẽ còn thấy chiến tranh tiền tệ quy mô lớn còn khốc liệt nhiều. Vàng giảm 1-2 tuần chả là cái gì khi nó chưa mặc cả được vấn để cốt lõi.

    Bác mà nhìn góc nhìn như thế là chưa ổn rồi.

    Đồng ý bác là châu Âu cũng nắn gân TQ thử bằng vài hàng rào kỹ thuật như độ ồn máy bay, tiêu chuẩn xanh Eco.... nhưng TQ nó cũng lỳ lắm.

    Nó biết châu Âu cũng khốn quẫn nên nó chấp nhận tạm thời lùi ra khỏi châu Âu để chiếm châu Phi và Mỹ la tinh. Thay thế TT lớn bằng TT nhỏ hơn nhưng dễ kiểm soát hơn ko phải là sai đâu.

    Nếu châu Âu không qua khỏi lần này thì lúc chìa tay sang Mỹ hay TQ thì vị trí và tầm quyết định đã xuống 1 bước. Đàm phán trên thế mạnh bao giờ cũng là bài học lớn nhất.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Anh-Trung Quốc sẽ ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

    Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mervyn King cho biết BoE và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) chuẩn bị ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có thời hạn ba năm.

    Bộ trưởng Tài chính George Osborne hoan nghênh thỏa thuận này là một “bước quan trọng,” giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương trong bối cảnh Anh đang tìm cách trở thành một trung tâm của đồng NDT.

    Các thỏa thuận như thế này cho phép ngân hàng trung ương các nước hoán đổi tiền tệ với nhau, còn các công ty thì dựa vào đó để giao dịch thương mại bằng đồng tiền tệ địa phương thay vì dùng USD như hiện nay, bởi đồng NDT của Trung Quốc không hoàn toàn hoán đổi được sang các loại tiền tệ khác.

    Bắc Kinh hiện đang áp dụng các thỏa thuận đó như một phần trong nỗ lực nhằm nâng cao vai trò của đồng NDT trên quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã có thỏa thuận hoán đổi trị giá 30 tỷ USD với Brazil và cũng đã ký những thỏa thuận tương tự với các đối tác thương mại như Nhật Bản, Australia và Hong Kong.

    Các ngân hàng của Anh hiện giữ các khoản ký quỹ 35 tỷ NDT (tương đương 5,5 tỷ USD, hoặc 3,5 tỷ bảng Anh). Hồi năm 2012, Bộ Ngân khố Anh công bố kế hoạch nhằm đưa London - cổng thương mại tiền tệ lớn nhất thế giới - thành trung tâm quốc tế hàng đầu trong hoạt động kinh doanh đồng NDT nằm ngoài Trung Quốc đại lục và Hong Kong.

    Ông Mervyn cho biết trong những kịch bản khó có thể xảy ra, chẳng hạn như khi đồng NDT rơi vào tình trạng thiếu tính thanh khoản ở nước ngoài, thì BoE sẽ có khả năng cung cấp NDT cho các tổ chức đủ tiêu chuẩn ở Anh./.

    Pháp lên kế hoạch hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc

    Theo China Daily, Ngân hàng Trung ương Pháp đang lên kế hoạch nhằm phát triển mạng lưới thanh khoản an toàn bằng đồng Nhân dân tệ trong khu vực đồng Euro.

    Cụ thể, thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer mới đây cho biết, Pháp dự định thiết lập hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc nhằm biến Paris thành trung tâm giao dịch Nhân dân tệ lớn tại châu Âu, cạnh tranh với London.

    Hiện nay, Paris đang là trung tâm giao dịch Nhân dân tệ lớn thứ 2 tại châu Âu sau London với lượng tiền gửi lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ. Trích dẫn số liệu của một tờ báo Pháp, giao dịch thương mại giữa Trung Quốc - Pháp bằng đồng Nhân dân tệ hiện nay chiếm 10%. Việc quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ và hợp tác tài chính song phương có thể là một trong những chủ đề chính trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande tới Trung Quốc vào cuối tháng 4 này.

    Trung Quốc và Australia sẽ hoán đổi tiền tệ trực tiếp

    Thủ tướng Australia Julia Gillard ngày 8/4 cho biết nước này và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận cho phép đồng tiền của hai nước được hoán đổi trực tiếp.

    Đây là một trong những bước đi nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương, và riêng với Trung Quốc, đây là một bước tiến trên con đường quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

    Phát biểu tại Học viện Cán bộ Phố Đông Trung Quốc (CELAP) ở thành phố Thượng Hải, bà Gillard nói: "Các đồng nội tệ của Australia và của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên được giao dịch trực tiếp tại Trung Quốc đại lục."

    Thỏa thuận này sẽ cho phép đồng đôla Australia (AUD) và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được hoán đổi trực tiếp mà không cần sử dụng đồng USD làm trung gian, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động ngoại thương và giảm bớt các chi phí giao dịch.

    Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 123 tỷ AUD trong tài khóa 2011-2012, trong khi Australia là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Trung Quốc.

    Theo giới phân tích, thỏa thuận trên đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, cạnh tranh với đồng USD. Hiện mới có 2 loại đồng tiền được hoán đổi tự do tại thị trường Trung Quốc đại lục là đồng USD của Mỹ và đồng yen của Nhật Bản.

    Cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Australia cho biết chính phủ nước này dự kiến tiến hành một chiến dịch lớn quảng bá cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch tại thị trường Trung Quốc vào năm 2014, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á.

    Sáng kiến trên, dự kiến được đầu tư 1,82 triệu USD, sẽ bao gồm nhiều chương trình hoạt động và sự kiện như một chiến dịch nhằm thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc tới Australia, các hoạt động văn hóa, trình diễn nghệ thuật hay quảng bá cơ hội đầu tư tại Australia. Dự kiến, chiến dịch này sẽ được tổ chức vào nửa cuối năm 2014./.

    Trung Quốc hoán đổi tiền tệ với Ukraine

    Ngày 26/6, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Quốc gia Ukraine đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với tổng giá trị 15 tỷ nhân dân tệ, tương đương 2,38 tỷ USD.

    Nhật, Trung thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Hàn Quốc

    Thỏa thuận trên nhằm giúp Hàn Quốc không trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng vì nước này đang phải đối mặt với sức ép bán đồng Won do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi nước này.

    Bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shoichi Nakagawa, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Từ Nhân và Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kang Man Soon cũng nhất trí tiến hành phiên họp đầu tiên của Diễn đàn cấp thứ trưởng ba nước về các vấn đề kinh tế và tài chính tại Tokyo vào ngày 26/11 tới.

    Ba bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc liên lạc chặt chẽ giữa các nhà chức trách chịu trách nhiệm về sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Chiến tranh tiền tệ và chống chiến tranh tiền tệ của Tàu đây nè :

    Khủng hoảng toàn cầu khiến nhiều nước không dám “neo” vào đồng USD. Đây là cơ hội để Trung Quốc đưa đồng NDT sớm trở thành một loại tiền tệ quốc tế, được các nước sử dụng làm phương tiện thanh toán và cất trữ…

    Cơ hội khẳng định vị trí đồng NDT

    Trong số hơn 2.3 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, có đến hơn 60% là bằng đồng USD, chủ yếu dưới hình thức trái phiếu chính phủ Mỹ. Việc nắm giữ lượng ngoại hối nhiều như vậy đang đem lại tác dụng ngược cho nền kinh tế Trung Quốc. Có người còn lo rằng Trung Quốc đang bị sập bẫy ngoại tệ. Vì vậy, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, đồng USD rớt giá, đã dấy lên một làn song lo ngại tại Trung Quốc khiến Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithener phải bay đến Bắc Kinh để trấn an các vị chủ nhà rằng, khối tài sản bằng USD của họ vẫn an toàn. Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ- Trung, phía Trung Quốc chỉ trích kịch liệu chính sách đồng USD yếu của Mỹ, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố rõ ràng rằng, họ muốn thấy một đồng USD mạnh

    Nhưng sự thật là sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng USD đã bị giáng một đòn chí mạng, Trung Quốc càng muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình, trong đó có cả ý tưởng đưa đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào những biến động của đồng USD, EUR hay Yên Nhật.

    Trung Quốc cũng đang tìm cách gây ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế ở khía cạnh tiền tệ. Ông Yan Xuetong, chuyên gia quan hệ quốc tế, Trường ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh nhận định: “ Giờ đây, chúng ta có thể chắc chắn rằng, khủng hoảng toàn cầu giúp nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc, với việc ngày càng có nhiều nước hỏi đến đồng NDT”. Chính vì thế, Trung Quốc đang chớp lấy cơ hội này, bằng nhiều biện pháp để có thể đưa đồng NDT sớm trở thành một loại tiền tệ thế giới, được các nước sử dụng làm phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế và được cất trữ như một loại ngoại tê, bên cạnh USD hay EUR.

    Chiến dịch hoán đổi tiền tệ

    Tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, vị thế của đồng NDT đã được thiết lập trên thị trường quốc tế, nhưng cần có thêm thời gian để NDT thực sự trở thành một loại tiền tệ thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là Trung Quốc chờ ngày đồng NDT “lên ngôi”, mà đang có những bước đi cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa đồng NDT.

    Trước hết Trung Quốc nỗ lực cùng các đối tác thương mại quan trọng chuyển sang thanh toán bằng đồng NDT và đồng bản tệ của đối tác đó thay cho đồng USD. Ngày 12-12-2008, Trung Quốc và Hàn Quốc ký hiệp định hoán đổi tiền tệ mở rộng với quy mô lên tới 30 tỷ USD. Ngay 2-3-2009, Trung Quốc ký hiệp định hoán đổi tiền tệ với Hongkong nhằm hỗ trợ thanh khoản lên tới 200 triệu NDT. Ngày 26-5-2009, Trung Quốc và Braxin ký hiệp định thanh toán thương mại song phương bằng đồng NDT và đồng real. Ngày 2-7-2009, Trung Quốc cho phép Thượng Hải và bốn thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông được dùng NDT trong giao dịch với Hongkong, Ma Cao và các nước ASEAN. Ngày 28-9-2009, Trung Quốc chính thức bán trái phiếu Chính phủ bằng đồng NDT tại Hongkong. Ngày 2-5-2010, Trung Quốc và Nga đã đạt thỏa thuận trao đổi thương mại bằng đồng NDT và rup.

    Fang Ming, nhà phân tích của ngân hàng Trung Quốc nhận xét: “ Đây là bước tiến quan trọng đưa NDT ra thị trường quốc tế. Về dài hạn, hệ thống dự trữ ngoại tệ thế giới sẽ bao gồm nhiều đồng tiền lớn, trong đó có NDT và EUR thay vì chỉ USD như hiện nay”.

    Như vậy, chỉ hơn một năm, Trung Quốc đã hoán đổi tiền tệ song phương với các nước với trị giá quy đổi trên 100 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham gia vào thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương trị giá lên tới 120 tỷ USD giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN.

    Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cung cấp 650 tỷ NDT ( tương đương 95 tỷ USD) cho Argentina, Belarus, Hongkong, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc trong chương trình hoán đổi tiền tệ, nhằm mở đường cho việc sử dụng đồng NDT trong giao dịch ngoại thương. Theo đánh giá của phía Mỹ, các thỏa thuận thanh toán bằng đồng NDT là “ một thái độ quyết liệt, có quy mô lớn”.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    =)) Tụi nó đã làm thì làm chứ ko thử đâu bác , nó là nước đã phát triển lâu đời nên lối tư duy chặt chẽ và sâu sắc và bài bản thường là ở tư thế người đi săn chứ ko phải là kẻ bị săn , thực chất mà nói kt TQ có phát triển như ngày nay đều là nhờ vào vốn của tụi nó cả do vậy nó muốn buông hay nắm thì còn tùy vào thời điểm và chính sách của TQ ....
  9. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    Vậy bác giải thích thế nào về việc giá vàng xấp xỉ giá platin ?
    platin hiếm và quý hơn vàng , và trước đây thường có giá gấp 2 vàng.
  10. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Trở lại với vàng......

    Credit Suisse dự báo giá vàng giảm còn 1.100 USD/oz trong 1 năm tới
    Credit Suisse cảnh báo giá vàng có thể giảm 20% trong năm nay.
    Vàng sẽ giao dịch tại 1.100 USD/oz trong vòng 1 năm tới và xuống dưới 1.000 USD/oz trong vòng 5 năm tới, Ric Deverell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Credit Suisse cho biết. Ông Deverell, người từng làm việc tại Ngân hàng trung ương Australia trong 10 năm trước khi gia nhập Credit Suisse, cho rằng, việc giá vàng giảm cũng sẽ không có khả năng thu hút thêm lực mua của ngân hàng trung ương.

    Deverell cũng dự báo giá vàng cón thể giảm còn 1.350 USD/oz trong vài tuần tới đây. Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 12, Credit Suisse dự báo giá vàng sẽ lập đỉnh trong năm 2013.

    Giá vàng đã giảm 17% kể từ đầu năm nay, và trong khi ngân hàng trung ương có nhiều lựa chọn khác để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, họ sẽ không muốn thua lỗ thêm từ việc nắm giữ vàng, Deverell nói.

    Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lượng nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương lên cao nhất 8 năm khi nhiều nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan... liên tục tăng dự trữ vàng. Năm ngoái, các ngân hàng trung ương mua vào 534,6 tấn vàng, nhiều nhất kể từ năm 1964. Hội đồng Vàng Thế giới ước tính, ngân hàng trung ương sẽ mua thêm khoảng 550 tấn trong năm 2013.

    Triển vọng giá vàng hiện đang rất u ám khi hàng loạt ngân hàng đầu tư hạ dự báo giá vàng. Trước đó, Goldman Sachs dự báo giá vàng giảm còn 1.390 USD/oz trong 12 tháng tới, và Deutsche Bank dự báo giá vàng có thể xuống chỉ còn 1.050 USD/oz.

Chia sẻ trang này