1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cổ phiếu bơm thổi: HẠ MÀN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 30/11/2021.

4665 người đang online, trong đó có 630 thành viên. 21:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58839 lượt đọc và 240 bài trả lời
  1. Eros1979

    Eros1979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    72.559
    Đầu cơ là phần tất yếu của TT rùi,,,Cho nên ko việc gì phải bài trừ nó...Chỉ là mỗi người mỗi chiến lược bảo vệ mình thế nào thôi
    geod80, truth1p_quanghuy thích bài này.
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Cổ phiếu bơm thổi như bong bóng. Bong bóng to quá (mà lượng cao su thì mỏng) sẽ phải vỡ thôi. Móc cống sẽ lại về móc cống. Chỉ có những nđt nào bị úp ngồi trong bô không cựa quậy được (vì trắng bên mua) thì mới thấm thía.

    "Cổ phiếu nhỏ không doanh thu như đàn bò có lúc giẫm đạp lên nhau, muốn kiếm tiền phải biết điểm dừng, ăn non cũng được"
    Báo Tổ quốc | Khoảng 3 tiếng
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (20)
    [​IMG]

    "Nên cẩn trọng với cổ phiếu nhỏ, muốn kiếm tiền phải biết điểm dừng. Cần cẩn trọng với hô hào trên mạng, tự mình ra quyết định ăn non cũng được còn hơn về sau trả lại đời hết. Còn cổ phiếu nhỏ không doanh thu như đàn bò thì giẫm đạp lên nhau mà chết thôi".

    TS. Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị FiinGroup - công ty cung cấp dữ liệu giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp quy mô lớn đã chia sẻ như vậy tại đối thoại chuyên đề: "Thị trường chứng khoán với gói kích thích kinh tế: Cú hích tăng trưởng và rủi ro bong bóng" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 13/12.

    PE đang ở mức 16.X nhưng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp rất ấn tượng

    Theo ông Thuân, nền tảng cơ bản của doanh nghiệp về cơ bản vẫn được duy trì, 3 quý gần nhất lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Những năm trước doanh nghiệp Việt Nam nhiều thu nhập bất thường đặc biệt M&A nhưng quý 3 này lợi nhuân từ hoạt động tài chính gồm đầu tư tài chính/bán cổ phần/ M&A cũng có nhưng không lớn như nhiều quý trước, nhất là quý 4/2020 ở nhiều doanh nghiệp bất động sản và chủ yếu từ các doanh nghiệp nhỏ.

    Trong bối cảnh GDP tăng trưởng âm của quý 3, doanh nghiệp vẫn ổn, dòng tiền rẻ, tăng trưởng tín dụng cao, đòn bẩy doanh nghiệp giảm. Và nếu nhìn cả năm 2021, chỉ cần quý 4 bằng mức tăng trưởng của quý 4/2020 thì doanh nghiệp duy trì khoảng tăng trưởng 41% lợi nhuận sau thuế. Khối ngân hàng khoản 19%, bảo hiểm hoàn thành 80%, Chứng khoán thì tăng trưởng kỷ lục rồi.

    "Bức tranh tài chính doanh nghiệp khá ấn tượng, PE Vn-Index ở mức 16,5x cũng bình thường. Vấn đề thị trường không định giá dựa trên lịch sử, quan trọng triển vọng 2022 - 2023 ra làm sao", ông Thuân khẳng định VN-Index vẫn được định giá trong mức bình thường. So với sóng 2008 thì PE hiện giờ đã rẻ hơn nhiều, còn PE của VN-Index tại mức đỉnh năm 2018 tầm 22-23.X nhưng hiện tại PE ở mức 16.X và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp rất ấn tượng.

    [​IMG]

    Ông Thuân cho rằng PE VN-Index hiện 16.X là rất bình thường trong khi tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp đang rất ấn tượng

    Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch công ty dữ liệu này, tăng trưởng lợi nhuận 41% không đúng với tất cả các ngành, mà có sự phân hoá. Thị trường có thể được dẫn dắt bởi sự phân hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

    "Chúng tôi phục vụ nhiều nhà đầu tư chuyên lẫn không chuyên, ngoài việc theo đuổi giá khối lượng và phân tích kỹ thuật thì họ quan tâm triển vọng doanh nghiệp rất nhiều. Quý 3 vừa rồi nhiều nhóm ngành có lợi từ giá hàng hoá như phân bón, giá vận tải, giá lưu cảng, thép, cao su...Vậy những ngành đó có bền vững năm sau không còn tuỳ đặc thù của ngành và mô hình kinh doanh nữa", ông Thuân nói.

    Ngược lại, ngành giảm mạnh trong quý 3 vừa rồi như hàng không, du lịch, bán lẻ, viễn thông, một số ngành bị ảnh hưởng bởi chuỗi đứt gãy chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng mạnh rồi nhưng không có nghĩa câu chuyện đầu tư hết mà có thể sẽ đến từ chính những ngành bị ảnh hưởng mạnh này nếu như có gói hỗ trợ.

    Hãy cẩn thận với cổ phiếu nhỏ, không có doanh thu

    Ông Thuân cũng nhấn mạnh hiện một số cổ phiếu thị giá nhỏ trên sàn HOSE được định giá cao gấp rưỡi lịch sử 10 năm trên thị trường chứng khoán, ngụ ý về mặt rủi ro mà vừa rồi thử thách nhà đầu tư mới, theo đuổi cổ phiếu không có doanh thu, bất chấp rủi ro.

    "Đương nhiên thị trường luôn đúng, dòng tiền đi vào đâu đó là dòng tiền thông minh, nhưng rõ ràng cổ phiêu nhỏ đã được định giá gấp đôi gấp 3 thì phải cần thận. Ai cũng nghĩ thông minh nhưng đến lúc nào đó có thể giẫm đạp lên nhau mà chạy. HNX tương tự, chỉ số tăng vừa nhưng định giá tăng hơn gấp đôi, nhà đầu tư thông minh nhưng họ đang phải trả giá cho những gì mà đàn anh đàn chị trả giá gấp 2 lần, phản ánh làn sóng tiêu cực", ông Thuân nói.

    Vị này nói rằng nếu phải nói hoặc cảnh báo hoặc phải làm điều gì đấy tốt cho thị trường nhà đầu tư thì tôi nghĩ nên cẩn trọng với cổ phiếu nhỏ, muốn kiếm tiền phải biết điểm dừng. Ông sáng lập ra FiinGroup cũng vì thấy nhiều nhà đầu tư thiếu thông tin quá.

    "Nên cẩn trọng với hô hào trên mạng, tự mình ra quyết định ăn non cũng được còn hơn về sau trả lại đời hết. Còn cổ phiếu nhỏ không doanh thu như đàn bò thì giẫm đạp lên nhau mà chết thôi. Nếu cứ penny cổ phiếu đội lái, sẽ đến lúc giẫm đạp lên nhau mà chết, ai tỉnh táo biết điểm dừng ăn vừa vừa thôi và chuyển phỏm thì được. Nhìn trung hạn cổ phiếu cơ bản vẫn tiềm năng vấn đề là chọn điểm vào hợp lý", ông Thuân nói.

    Sự trỗi dậy của nhà đầu tư cá nhân, khối ngoại không còn quan trọng nữa

    Ông Thuân phân tích, tăng trưởng tiền gửi rất thấp, lần đầu tiên trong nhiều năm tiền gửi tăng trưởng thấp, tiền gửi sang chứng khoán, bất động sản và đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp. Tiền rải khắp nơi trong đó có chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trở nên quan trọng, thể hiện thay đổi về tâm lý hành vi của họ trước diễn biến chung của thị trường và bối cảnh. Từ xưa, nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng giờ không còn quan trọng nữa.

    Nhà đầu tư nước ngoài bán gần 2 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Nhà đầu tư nước ngoài trước gần đây giao dịch mạnh, họ mua không phải giữ dài hạn như họ nói mà giao dịch hàng ngày hàng tuần tuỳ theo sóng, rất nhiều. Một số quỹ nước ngoài tập trung cổ phiếu nhỏ thì họ có thể giao dịch như vậy. Các quỹ lớn bây giờ cũng giao dịch lướt sóng nhiều làm cho thị trường khó đoán hơn so với giai đoạn 10-15 năm trước. Đó là quan sát đầu tiên.

    Thứ hai, nhìn vào cơ cấu nhà đầu tư, dựa trên số liệu HOSE, nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường xuống chưa chắc họ bán. Khi mà nhà đầu tư trong nước hoảng loạn họ không bán mà mua vào. Dữ liệu nói lên tất cả, đó là hành vi tâm lý rất hay.

    "Ví dụ phiên 8/12 gần đây, trước đó phiên thị trường thủng rất mạnh nhà đầu tư trong nước bán thục mạng. Nhà đầu tư nước ngoài họ khôn, họ mua vào bán ra một mã cổ phiếu chứ không mua dài hạn nữa. Thị trường bây giờ thú vị, tôi thấy dòng tiền sẽ phân hoá, nhà đầu tư cá nhân lướt sóng, và nhà đầu tư nước ngoài cũng lướt sóng nên vui hơn", ông Thuân nói.

    Chứng khoán hưởng lợi gián tiếp từ gói kích thích kinh tế nhưng khó có "ăn bằng lần"

    Vị Chủ tịch FiinGroup cũng vẫn giữ quan điểm thị trường chứng khoán đã được kích cầu rồi từ nhà đầu tư cá nhân, F0, F0 n. Cơ hội thì mọi người đã kỳ vọng vào nhóm bất động sản, vật liệu xây dựng, hạ tầng... Vậy thì khi có gói kích thích nền kinh tế, chứng khoán cơ hội ăn bằng lần có thể vẫn còn, dù sẽ khó.

    Nhìn lại diễn biến giá chứng khoán từ gói kích cầu năm 2009 thì thấy, giai đoạn 6 tháng từ tháng 4/2009 - tháng 10/2009 từ khi thị trường rò rỉ thông tin gói kích cầu cho đến lúc duyệt gói và kích cầu, nhiều cổ phiếu tăng bằng lần trong khi VN-Index chạy từ 250 lên 600 và ở mức định giá cao hơn bây giờ rất nhiều.

    Ở thời điểm đó, nhóm ngân hàng với những mã như: ACB tăng 2,5 lần giá, STB tăng 3 lần, SHB tăng 2,8 lần. Nhóm chứng khoán như SSI tăng 5 lần, BVS tăng 6 lần, HCM tăng 3 lần. Nhóm bất động sản, vật liệu xây dựng như: họ nhà Vinaconex cũng tăng mạnh, VCG tăng 5 lần. Họ nhà Sông Đà gồm SDT tăng 4 lần, SD9 tăng 5 lần. Các cổ phiếu khác như HBC, HPG... cũng đều tăng bằng lần.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Quang Thuân nói rằng ở giai đoạn 2008-2009 khi rò rỉ thông tin gói kích thích, nhiều cổ hiếu tăng theo "họ". Nhưng quy mô thị trường giờ đã khác.

    Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng khoảng 30% nhờ kích cầu từ dòng tiền mới. Một số nhóm như: VNFINLEAD tăng 57%, VN30 tăng 40%, VNSML tăng 87%. Ngân hàng và Bất động sản đều tăng 40%, Chứng khoán tăng 151%, Xây dựng tăng 55,9%. Vật liệu xây dựng và nội thất tăng 52,41%. Về lý thuyết, đây đều là những nhóm ngành có thể hưởng lợi từ gói kích cầu và đương nhiên còn nhiều nhóm ngành nữa.

    "Cá nhân tôi cho rằng vẫn còn cơ hội tăng trưởng cho thị trường và các nhóm ngành này. Tuy nhiên không thể tăng bằng lần như giai đoạn trước nữa vì thị trường bây giờ quy mô quá lớn, có đến 1.700 cổ phiếu niêm yết, vốn hoá lớn vượt cả GDP, khả năng tiền thật bơm ra ngoài ít nên cũng không quá kỳ vọng. Trong khi đó, giai đoạn trước thị trường bé như ao làng, chỉ với 200 mã vốn hoá 400.000 tỷ đồng, bằng 1/20 bây giờ nên dễ nhân bằng lần hơn", ông Thuân phân tích vừa rồi thị trường có sóng bất động sản, vật liệu xây dựng, những sóng này kích thêm làn sóng đầu cơ ở những cổ phiếu nhỏ tăng bằng lần, trong khi VN30 chưa tăng quá nhiều. Cho nên gói khôi phục kích thích kinh tế một khi được chính thức đưa ra vẫn sẽ có sóng chứng khoán. Tất nhiên sóng lớn hay nhỏ tùy nhìn nhận vào thị trường và sẽ có sự phân hoá, không tập trung vào các cổ phiếu nhỏ nữa, cổ phiếu nhỏ đã quay đầu giảm bởi thời gian qua tăng quá kinh khủng rồi.

    Quan trọng vẫn là chọn cổ phiếu mới là chìa khóa thành công

    Ông Thuân khẳng định rõ ràng những nhóm ngành như tài chính, ngân hàng, chứng khoán chắc chắn có thể hưởng lợi gián tiếp nhưng vấn đề là phải lựa chọn cổ phiếu như thế nào? Khi nhắc đến đầu tư công, đây là nhóm được hưởng lợi nhưng phải dùng tăng trưởng lợi nhuận chứ không phải cứ nhìn thấy đầu tư công là chạy ồ ạt vào. Tương tự, với nhóm chứng khoán, dù định giá cao, nhóm ngành này tăng trưởng 5 lần rồi nhưng nếu VN-Index duy trì đà tăng thì chứng khoán vẫn có cơ hội nhưng phải lựa chọn xem cổ phiếu nào là chìa khoá thành công.

    Với ngân hàng cũng vậy, cơ hội cho cổ phiếu nào vừa rồi bao phủ nợ xấu nhiều, trích lập dự phòng nhiều nhưng vẫn được hưởng lợi chứ nếu chỉ dựa vào nợ xấu thì không bao quát hết.

    "Chọn cổ phiếu có thể dùng tăng trưởng lợi nhuận, thay đổi giá, mặt bằng định giá. Đầu tư công như SCG, HHV giá được hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận, còn VCG tăng giá nhờ mặt bằng định giá. Cơ hội là có những vấn đề lựa chọn cổ phiếu nào là chìa khoá thành công, chứ không phải nhìn thấy đầu tư công chạy ồ ạt vào thì sẽ trả lại hết cho đời", Chủ tịch Fiin Group nói.

    BH
    Mhoang79 đã loan bài này
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    SJF: Chính thức hạ màn
    Cuộc cạnh tranh cung cấp ván lót sàn container đầu tiên tại Việt Nam cho Hoà Phát: Một doanh nghiệp bị loại không được nhận tài trợ kinh phí làm sản phẩm mẫu
    THỨ 4, 15/12/2021, 13:37
    [​IMG]

    [​IMG]
    Hoà Phát đi đầu trong sản xuất container tại Việt Nam.
    Cuối tháng 11, Hoà Phát đã khởi công nhà máy sản xuất Container tại KCN Phú Mỹ II mở rộng, với công suất 500.000 TEU (đơn vị tương đương container dài 20 feet) mỗi năm. Trong đó, giai đoạn 1 có công suất 180.000 - 200.000 TEU/năm, dự kiến cho ra sản phẩm từ quý II/2022.

    Là nhà máy đầu tiên sản xuất container tại Việt Nam, Hoà Phát phải bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị sản xuất này từ con số 0. Ngoài vật liệu thép "cây nhà lá vườn", Hoà Phát phải tuyển nhiều doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm sản xuất container. Ván lót sàn container là sản phẩm quan trọng thứ hai để sản xuất container chỉ sau các sản phẩm thép. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt tham gia sản xuất sản phẩm này cho Hoà Phát, công ty đã đi tiếp xúc với tất cả các doanh nghiệp sản xuất ván lót sàn bằng gỗ và tre, tài trợ kinh phí làm sản phẩm mẫu, chi phí gửi đi thử nghiệm tại Trung Quốc. Nếu như sản phẩm đạt thì sẽ đàm phán giá cả và đạt thoả thuận có thể tiến tới hợp tác cung cấp sản phẩm cho chuỗi giá trị sản xuất container của Hoà Phát vào năm sau.

    Công đoạn tuyển chọn các doanh nghiệp vệ tinh diễn ra âm thầm vì chưa có kết quả, song thời gian qua lãnh đạo SJF liên tục thông tin về việc làm sản phẩm ván lót sàn cung cấp cho Hoà Phát. Cổ phiếu SJF cũng tăng trần, giảm sàn chóng mặt, vừa qua SJF có 10 phiên giảm sàn tắc thanh khoản khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Trí Thiện có trả lời trên truyền thông rằng lý do của sự biến động mạnh của cổ phiếu có thể là do dòng tiền của các nhà đầu tư đã vừa đầu tư và "đầu cơ" theo tin tức về việc Sao Thái Dương có thể sẽ cung cấp sản phẩm sàn container bằng tre cho Tập đoàn Hoà Phát.

    Liên quan đến việc hợp tác với Hoà Phát, ông Thiện cho biết, Sao Thái Dương đã làm việc với Tập đoàn Hoà Phát từ 1 năm trước đây để phát triển sản phẩm sàn container bằng tre.

    Sao Thái Dương đã cung cấp sản phẩm mẫu lần 1 cho Hoà Phát, tuy nhiên mẫu này chưa đạt. Lý do chưa đạt là vì Sao Thái Dương đã sử dụng công nghệ ép khối, là công nghệ mà Sao Thái Dương đang làm để tận dụng các máy móc thiết bị có sẵn. Ở lần 2, Sao Thái Dương đã mua máy làm nguyên liệu mới để làm mẫu dạng composite đúng theo phương pháp của Trung Quốc đang làm. Phương pháp này giúp cho sản phẩm chịu lực tốt hơn, tuy nhiên lại làm quy trình sản xuất phức tạp hơn. Mẫu lần 2 này đã được Tập đoàn Hoà Phát gửi đi test theo tiêu chuẩn quốc tế và dự kiến sẽ có kết quả khoảng giữa tháng 12.
    "Chúng tôi tin tưởng là lần test này sẽ đạt vì phương pháp sản xuất đã giống 90% so với phương pháp sản xuất đang được thực hiện ở Trung Quốc. Nếu thành công chúng tôi sẽ làm việc với Tập đoàn Hoà Phát về công suất sản xuất và thời điểm giao hàng. Nếu chưa thành công, Sao Thái Dương tiếp tục hoàn thiện sản phẩm mẫu và cung cấp mẫu lần 3", ông Thiện cho biết.

    Về hướng hợp tác với Tập đoàn Hoà Phát, Sao Thái Dương khẳng định, khi sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế, Sao Thái Dương không mong muốn Hoà Phát đầu tư trực tiếp hay M&A nhà máy.

    [​IMG]
    Tin đồn Sao Thái Dương M&A với Hoà Phát là không đúng sự thật

    Về hợp tác với Sao Thái Dương, trao đổi với chúng tôi ông Vũ Đức Sính- Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát cho biết tập đoàn làm gì cũng minh bạch để không làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.

    "Tôi không biết công ty Sao Thái Dương là ai mà chỉ lên xưởng sản xuất của BWG Mai Châu. Trong sản phẩm container đòi hỏi sản phẩm ván sàn bằng gỗ. Trong sản phẩm container nguyên liệu này quan trọng chỉ sau thép thôi. Hiện nay Việt Nam mình chưa có công ty nào sản xuất container nên chưa có sản phẩm này chỉ một vài công ty đang làm dịch vụ sửa chữa, mà sửa chữa thì yêu cầu ở mức thấp. Tất cả công ty làm về gỗ chúng tôi đều tiếp xúc, đã gửi thông tin mong muốn họ làm mẫu và nâng cấp sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn cho container mới. Nếu đạt chuẩn 100% và giá cả phù hợp, đảm bảo công suất sản lượng chúng tôi sẽ hợp tác đặt hàng", ông Sính nói.

    Theo vị Giám đốc này, hiện Trung Quốc hiện nay có nhiều loại, một loại 100% bằng gỗ, một loại gỗ kết hợp với tre, loại thứ 3 là 100% bằng tre. Ở Việt Nam có tiềm năng gỗ và tre rất nhiều, Hoà Phát muốn tạo điều kiện cho công ty trong nước phát triển, tham gia vào chuỗi sản xuất của Hoà Phát. Qua tìm hiểu, có một số doanh nghiệp Việt sản xuất các sản phẩm bằng tre cho nội thất, không phải công nghệ ván lót sàn container.


    "Chúng tôi có truyền đạt lại nguyện vọng cho các doanh nghiệp đó nếu họ hứng thú có thể tham gia làm sản phẩm thử nghiệm nếu đạt tiêu chuẩn, giá hợp lý, sản lượng khi đó Hoà Phát sẽ đặt hàng.

    Trong số các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bằng tre, tôi đã tiếp xúc hết, có công ty BWG Mai châu, họ đang làm các sản phẩm ván lót đường, nội thất bằng tre…Hoà Phát có chi trả toàn bộ tiền làm mẫu sản phẩm để khuyến khích họ làm. Tuy nhiên mẫu hiện chưa đạt yêu cầu", ông Sính nói.

    Ông Sính khẳng định việc họ đang làm mẫu cho Hoà Phát là có, nhưng chưa đạt. Việc chưa đạt mẫu nên những việc đàm phán về hợp tác là không có. Khi nào đạt được xong mẫu, phải đàm phán giá cả, đầu tư mua máy móc sản xuất sản lượng lớn theo yêu cầu mới ký hợp đồng. Lúc đó Hoà Phát sẽ là người công bố chứ không phải doanh nghiệp công bố.

    "Hoà Phát đi đầu trong lĩnh vực sản xuất container tại Việt Nam nên mong muốn các doanh nghiệp Việt cũng tham gia vào chuỗi giá trị này. Hiện nay Hoà Phát không còn tài trợ kinh phí cho BMG Mai Châu làm sản phẩm mẫu và chi phí đi thử nghiệm tại Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp muốn tham gia tiếp thì tự bỏ kinh phí làm, sau khi sản phẩm đạt yêu cầu thì mới đàm phán sau. Hiện đã có 2 công ty làm mẫu ván sàn container cho Hoà Phát và một công ty đã đạt kết quả 100%", ông Sính thông tin.

    Sau khi tiếp xúc với Hòa Phát, một công ty là Thiên Đức Phát đã quyết định đầu tư nhà máy mới công suất 30.000 m3/năm. Đối tác thứ 2 là Tekcom có tiềm năng về sản xuất ván ép lớn, đang sản xuất ván ép làm hàng nội thất và cốt pha, là đơn vị có mẫu ván lót sàn container đạt chuẩn, cũng đã lên kế hoạch mua sắm dây chuyền sản xuất mới làm ván sàn cung cấp cho Hòa Phát với công suất khoảng 40.000 m3/năm.
  4. daigiaphowall

    daigiaphowall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    839
    Đến giờ này còn chưa nhận ra con sóng bất động sản. Đã hiểu tầm của một số cụ trên đây.
    theOptimist thích bài này.
  5. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.913
    Vì vậy họ mới đói nhăn răng và kêu gào, ghen ăn tức ở với nhóm cp bds, trong khi ôm thép với bank chết mất xác :))
    theOptimist thích bài này.
  6. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Sau khi UBCK xử phạt, Apec Group tiếp tục phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo lãi suất lên tới 13%
    trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, bổ sung nguồn vốn cho công ty để đấu giá, mở rộng quỹ đất trên thị trường. Song song đó nhằm đầu tư phát triển các dự án bất động sản tiềm năng, tăng cơ hội đầu tư và M&A với các công ty tiềm năng, có quỹ đất tốt.
    Kết quả, có một tổ chức trong nước và 4 nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp đã mua lại số trái phiếu trên. Lãi suất được tính cố định 13%/năm và cứ ba tháng trả lãi một lần.
    Đáng chú ý, vụ phát hành của Apec Group diễn ra sau khi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng thời gian qua liên tục phát ra cảnh báo về rủi ro khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo, cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt công ty này.
    Theo Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), thời gian vừa qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ 7 tháng đầu năm tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
    Ngoài những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh, thị trường TPDN riêng lẻ cũng tiềm ẩn một số rủi ro.
    Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản, phát hành trái phiếu với lãi suất cao, chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế (chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản), có sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.
    Theo Vụ Tài chính ngân hàng, quy định hiện hành tại Luật chứng khoán và nghị định số 153/2020, doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu riêng lẻ theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép phát hành. Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn có doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng lớn, lãi suất cao, doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo kém.
    Đối với những trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
    "Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu", Vụ Tài chính ngân hàng khuyến nghị.
    Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Group được thành lập ngày 24/11/2017. Doanh nghiệp này có địa chỉ trụ sở tại tầng 3, Trung tâm thương mại Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
    Xuất phát điểm là một công ty chuyên về đầu tư tài chính, đến nay Apec Group còn được biết đến là doanh nghiệp mới nổi trên thị trường bất động sản, với nhiều dự án lớn tại các tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phan Thiết, Hải Dương….
    Liên quan đến doanh nghiệp này, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group 600 triệu đồng vì phát hành trái phiếu “chui”.
    Cụ thể, tại Quyết định số 837 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group số tiền 600 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
    Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group chào bán trái phiếu Happybond.H.20.25.001 với trị giá 8,1 tỷ đồng trong năm 2020. Đồng thời từ giai đoạn từ ngày 18/1/2021 đến 6/8/2021, công ty phát hành hàng loạt trái phiếu khác với tổng giá trị 499,707 tỷ đồng ra công chúng thông qua phương tiện thông tin đại chúng và cho các nhà đầu tư không xác định nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Khi HAG hiện nguyên hình
    Cổ phiếu bầu Đức bất ngờ bị "úp sọt", nhà đầu tư lo mất Tết
    Hải Phong - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, 18/12/2021 08:30

    BÁO NÓI - 3:54
    46Chia sẻ
    [​IMG]

    Chưa kịp vui với sự kiện cổ phiếu bầu Đức quay về mệnh giá, nhà đầu tư lại đối diện với nỗi ám ảnh mang tên "cây thông".
    Cú "úp sọt" kinh điển
    Giấc mơ về mốc giá cao hơn của cổ đông Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã đổ sụp trong phiên giao dịch cuối tuần, khi cổ phiếu HAG bất ngờ bị bán tháo trong phiên ATC. Cổ đông của bầu Đức bước vào phiên giao dịch ngày cuối tuần trong niềm hân hoan, khi chứng kiến HAG có chuỗi tăng nóng kể từ tháng 11. Chuỗi tăng giá này đưa HAG vượt mốc 10.000 đồng sau gần 5 năm ngụp lặn dưới đáy.

    Từ mức giá chỉ hơn 5.000 đồng thời điểm cuối tháng 10, HAG tăng vọt lên 13.050 đồng. Thậm chí, HAG còn được đẩy lên gần chạm trần là 13.950 đồng.

    Khi các cổ đông HAG đang mơ về những mốc giá cao hơn trong tuần tới, thì bất ngờ đã xảy ra. Lệnh bán với hàng chục triệu cổ phiếu ở mức giá ATC và giá sàn được đẩy lên bảng điện. Từ mức giá xanh, HAG quay đầu giảm sàn xuống chỉ còn 12.150 đồng trong sự ngỡ ngàng của cả thị trường.

    Với mức sụt giảm kinh hoàng này, những nhà đầu tư mua HAG trong phiên sáng đã lỗ gần 15%. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất với cổ đông HAG không phải là những khoản lỗ trong phiên, mà liệu rằng họ có bán cắt lỗ được trong tuần tới.

    Việc cổ đông bầu Đức căng thẳng là hoàn toàn dễ hiểu, bởi trước đó nhiều mã cổ phiếu cũng có đợt tăng giá dựng đứng và bất ngờ "đổ đèo", tạo nên chart hình "cây thông", như: LIC, SDA, TNI, SJF hay IDI.
    Đáng nói là trong những phiên sụt giảm này, thanh khoản gần như cạn kiệt, do không có người mua. Trong khi đó, ở phía ngược lại, hàng chục triệu cổ phiếu đang chực chờ được đẩy ra ở mức giá sàn.

    Cổ phiếu sẽ còn bị bán tháo?
    Trước phiên giao dịch 17/12, giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào HAG, với giá mục tiêu trong thời gian tới có thể lên tới 30.000 đồng. Đây chính là yếu tố khiến HAG trở thành mã cổ phiếu được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

    Thanh khoản của HAG cũng cải thiện mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, với hàng chục triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên. Thậm chí, ở phiên giao dịch ngày 14/12, có xấp xỉ 58 triệu cổ phiếu HAG được "sang tay".

    [​IMG]
    Những tín hiệu tích cực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây và kỳ vọng xóa khoản lỗ hơn 4.000 tỷ của HAGL khiến cổ đông giúp cổ phiếu HAG có chuỗi tăng nóng từ tháng 11.

    Nhưng với phiên 17/12, trong đợt khớp lệnh ATC, chỉ có 5 triệu cổ phiếu HAG được khớp lệnh, trong khi lệnh bán ra cao gấp nhiều lần. Do vậy, nhiều khả năng HAG sẽ tiếp tục bị bên nắm giữ bán ra mạnh trong tuần tới.

    Tuy nhiên, với những tín hiệu tích cực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thì đà bán tháo của sẽ không quá dài. Nhiều dự báo lạc quan khả năng HAG hồi phục ngay trong tuần tới. Nhưng để lên các mức giá như kỳ vọng của nhà đầu tư là rất khó, nếu không có những thông tin đột biến và dòng tiền đầu cơ không bị rút khỏi thị trường.

    Kỳ vọng xóa lỗ khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2023
    Theo nhận định của giới phân tích, sóng tăng của HAG xuất phát từ những tín hiệu khả quan của hoạt động sản xuất kinh doanh, với 2 quý liên tiếp có lãi, lũy kế 9 tháng lãi 42 tỷ đồng. Dự báo, HAG sẽ có lãi trở lại trong năm nay, với 104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2020 lỗ đến 2.383 tỷ đồng.

    Hiện tại ngoài trồng trọt, HAG còn mở thêm mảng kinh doanh mới là chăn nuôi heo. Theo kế hoạch, đến cuối năm HAG sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại, để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

    Đặc biệt, vấn đề được cho là "khối u" của bầu Đức là nợ xấu, cũng đã có hướng giải quyết. Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 mới đây, lãnh đạo HAG đã trình kế hoạch chuyển đổi 2 "con nợ" là Công ty cổ phần Lê Me và Công ty cổ phần Gia súc Lơ Pang, thành công ty con.

    2 công ty này đang có khoản nợ tương đối lớn tại HAG. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Gia súc Lơ Pang đang nợ HAG hơn 1.000 tỷ đồng, còn Lê Me nợ 4.621 tỷ đồng.

    Theo ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc HAG, nếu giải quyết được những vấn đề trên thì doanh nghiệp sẽ xóa hết lỗ lũy kế trong năm 2023. Tính đến hết quý III vừa qua, HAG vẫn còn lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ đồng.
  8. mit_viet

    mit_viet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Đã được thích:
    1.403
    Sao anh em không lo tài khoản của mình mà lại đi lo lắng cho tài khoản người khác và tk của anh ** vậy?!
  9. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    55.954
    Khi thị trường chưa có hướng đi rõ ràng thì cổ phiếu đầu cơ có nhiệm vụ nứu kéo dòng tiền ở lại. Trong một thì trường Uptrend chưa rơi vào downtrend thì cổ phiếu đầu cơ luôn là lữa chọn cho các tay mơ đổi đời.
    Đã mơ tại sao không mơ thật lớn.~o)
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Cẩn trọng khi hàng đầu cơ tăng quá đà
    Tác giả Mai Anh

    29/11/2021 07:00
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Có hàng chục cổ phiếu đã tăng từ 50% đến hơn 250% thuộc những doanh nghiệp thua lỗ ít nhất 4 quý liên tiếp. Trong đó, nhiều cổ phiếu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.



    Không khó để điểm danh những cổ phiếu tăng giá bằng lần trong gần 2 tháng qua, CEO, RGC, NOS, PVH, JOS, HAF, PPI, VHG, LDG, IDI, SJF, TNI… Trong đó, CEO đã có mức tăng 252% tính từ đầu tháng 10 đến 25/11 – mức tăng mà trước đó ít ai có thể nghĩ đến với tình cảnh ngành bất động sản khó khăn, còn CEO thì chìm trong thua lỗ từ nhiều quý nay.

    [​IMG]
    Đà tăng của CEO đến từ kỳ vọng sau khi “tái hoạt động” sau thời gian giãn cách, các doanh nghiệp bất động sản, trong đó có CEO nỗ lực đẩy nhanh tiến độ bán hàng ở các dự án.

    Các nhà đầu tư mong chờ sự bứt phá lợi nhuận của CEO trong tương lai khi dự án nghỉ dưỡng tại Phú Quốc đón khách trở lại, kế hoạch mở bán dự án 20 ha ở TP. Mê Linh, dự án sắp mở bán 83,5 ha ở TP. Rạch Giá, Kiên Giang, hay dự án “khủng” Phú Quốc gần 400 ha đã hoàn tất thi công chờ đón khách và bán shophouse.

    Giá cổ phiếu CEO sẽ không vô lý nếu khả năng bán hàng ở các dự án trên thuận lợi, mang về dòng tiền và lợi nhuận tốt cho Công ty. Nhưng ngược lại, đặt trong bối cảnh vừa trải qua thời gian giãn cách, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng được giới chuyên gia đánh giá chưa thể phục hồi ngay, đồng nghĩa việc bán hàng và triển khai dự án vẫn có thể tiếp tục không như kế hoạch.

    Thị trường chứng khoán là thị trường của kỳ vọng, những nhà đầu tư mua cổ phiếu CEO ở vùng giá 10.000 - 12.000 đồng/cổ phiếu đang có hiệu suất sinh lời đáng mơ ước, và vị thế đầu tư cũng rất tốt. Nhưng kỳ vọng cần có cơ sở, nên những nhà đầu tư đến sau nếu không hiểu thấu đáo doanh nghiệp, chạy theo những thông tin trên mạng xã hội, rồi cũng kỳ vọng quá đà để đua theo giá cổ phiếu cao ngất ngưởng là tự tăng rủi ro cho chính mình.

    Khá khẩm hơn khi đang có lãi, cổ phiếu LDG tăng 113% từ 1/10/2021 so với vùng giá đỉnh 15.400 đồng/cổ phiếu (15/11) và tăng 73% tính đến cuối tuần trước. Diễn biến cổ phiếu LDG tăng thẳng đứng và vài phiên tuần trước khi thị trường có những phiên giảm sâu đối với hàng tăng nóng, hàng đầu cơ, LDG cũng có hiện tượng trần, sàn ngay trong phiên. Cùng diễn biến đó, Chủ tịch đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu, 2 phó tổng cũng đăng ký thoái vốn.

    Với LDG, giới đầu tư chia thành hai nhóm kỳ vọng: Thứ nhất là câu chuyện có cuộc M&A âm thầm ở doanh nghiệp này - thông tin này chưa được xác thực. Thứ hai là xu hướng của cổ phiếu bất động sản thời gian qua, ước tính quỹ đất quy ra giá thị trường để định giá, bất kể tình trạng pháp lý của đất, khả năng triển khai, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

    Cổ phiếu PTC của Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng vẫn duy trì sắc tím với chuỗi tăng nóng bất chấp diễn biến chung của thị trường, hiện đạt mức tăng 151% tính từ đầu tháng 11, đưa cổ phiếu từ vùng giá 11.000 đồng/cổ phiếu lên 27.900 đồng/cổ phiếu (25/11). Từ một cổ phiếu gần như không có giao dịch, khối lượng khớp lệnh trung bình của mã này tăng lên đến hàng trăm nghìn đơn vị trong những phiên gần đây.

    Đi ngược với diễn biến giá cổ phiếu, hoạt động kinh doanh của PTC bết bát khi bốn quý gần nhất doanh nghiệp không ghi nhận bất cứ nguồn thu nào từ hoạt động kinh doanh chính.

    Cổ phiếu PTC vẫn chưa thoát khỏi diện kiểm soát từ năm 2018 do "những vấn đề ngoại trừ trên báo cáo tài chính kiểm toán tồn tại đã lâu, công ty chưa khắc phục và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như tình hình tài chính".

    Động thái mới nhất, Hội đồng quản trị PTC thông qua phương án bán 1,7 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 1,8 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ), tương ứng 9,4% khối lượng cổ phiếu niêm yết. Với giá tối thiểu 15.000 đồng/cổ phiếu, nếu bán thành công, PTC có thể thu về ít nhất 25,5 tỷ đồng.

    Rủi ro từ “bánh vẽ”

    Nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam “đang tốt”, trong môi trường lãi suất thấp, các kênh đầu tư gặp khó khăn, lượng tiền mới đổ vào thị trường quá dồi dào giúp thị trường liên tục phá kỷ lục.

    Đã có nhiều nhà đầu tư tăng tài sản rất tốt nhờ thị trường 2 năm nay, nhưng cũng chính vì điều kiện thị trường như vậy khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang trạng thái vô kỷ luật và cái giá phải trả sau này sẽ lớn khi chỉ biết chạy theo sự may rủi, hơn là tuân thủ phương pháp và nguyên tắc trong đầu tư chứng khoán.

    Đồng ý rằng, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới toàn nền kinh tế, ở khắp các quốc gia, nhưng vẫn có những ngành nghề, những doanh nghiệp kinh doanh tốt, thậm chí còn mở rộng được thị phần thì dòng tiền vẫn còn địa điểm để kỳ vọng.

    Như đã nói, thị trường chứng khoán là thị trường niềm tin, là thị trường mua bởi sự kỳ vọng tốt hơn trong tương lai - và hiện nay, kỳ vọng doanh nghiệp có sự hồi phục, có sự tăng trưởng tốt hơn trong giai đoạn dịch bệnh là điều mà ai cũng mong chờ và được dự báo.

    Và cũng theo đó, nếu các doanh nghiệp thua lỗ chỉ là tạm thời do giãn cách, hay bản chất doanh nghiệp kinh doanh bết bát kéo dài chưa thể cải thiện.

    Rõ ràng, lợi dụng uptrend, vàng thau lẫn lộn, nhiều cổ phiếu rác đã lên ngôi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả trưng ra những “bánh vẽ” để dụ dỗ nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Cổ phiếu họ Louis là bài học mới nhất nhưng có vẻ vẫn chưa thấm tháp vào đâu trong cơn say “đánh cổ phiếu ăn bằng lần dễ dàng” của các nhà đầu tư hiện nay.

    Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, hàng đầu cơ thường tăng nóng, được dẫn dắt có chủ đích bởi các nhà đầu tư/nhóm nhà đầu tư lớn và thường là không có nền tảng cơ bản tốt, tận dụng theo một xu hướng nào đó trên thị trường để kéo giá, như xu hướng cổ phiếu bất động sản thời gian qua.

    Cổ phiếu tăng trần, rồi trần - sàn ngay trong phiên khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ mất kiểm soát, thực tế đã cho thấy các cổ phiếu không tăng bền vững từ cơ bản thì sẽ điều chỉnh giảm sâu, thậm chí có thể làm mất hết thành quả của nhà đầu tư vì yếu tố kéo đẩy quá cao. May mắn cho các nhà đầu tư trong điều kiện hiện nay vì dòng tiền quá dồi dào và luân chuyển liên tục qua các nhóm để tìm cơ hội, nên trong ngắn hạn, nếu có những “sai lầm” vẫn đang có thể lấy lại được.

    Thị trường đang giai đoạn “tiền điên” nên cổ phiếu cũng tăng điên rồ ngoài sức tưởng tượng.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam chia sẻ thêm, có hiện tượng “tạo kỳ vọng” - như thuyết âm mưu ở nhiều cổ phiếu, điển hình là câu chuyện tiếp cận dòng vốn vay ngân hàng, trái phiếu giai đoạn này khá khó khăn, trong khi thị trường cổ phiếu sôi động, nên động cơ kéo giá cổ phiếu – đi kèm sẽ là các thông tin tích cực như lợi nhuận tăng tốt (bản chất có thể là từ thủ thuật tài chính) để thực hiện phát hành thu tiền về là hoàn toàn có.

    Bản chất thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp huy động vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh là tốt, nhưng theo ông Minh, rõ ràng, nhiều tình huống, doanh nghiệp bán giấy lấy tiền về, còn dự án thì bao năm vẫn không thấy hoàn thành.

    Một rủi ro khác mà ông Minh muốn nhắc đến, “chơi” hàng đầu cơ không bền và dễ mất thanh khoản khi quay đầu giảm, khi đó không chỉ thiệt hại ở riêng cổ phiếu đó, mà còn đối diện rủi ro call margin. Nếu mất thanh khoản, các cổ phiếu khác trong danh mục của nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị bán nếu nhà đầu tư không bổ sung tiền mặt vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ an toàn khi vay margin.

    Tình huống dễ nhận thấy thời gian qua là “bắt đáy”, cứ cổ phiếu đang tăng mà giảm sàn là đua nhau vào bắt để trung bình giá xuống, thậm chí còn sử dụng margin. Nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm cho rằng, việc vội vàng bắt đáy trung bình giá xuống nếu sai thì mức độ thiệt hại chắc không kém hơn so với đu đỉnh.

    Thị trường đang giai đoạn “tiền điên” nên cổ phiếu cũng tăng điên rồ ngoài sức tưởng tượng. Nhà đầu tư trở nên bận rộn hơn bao giờ hết do sở thích mua bán liên tục.

    Cả chuyên gia và nhiều nhà đầu tư Fn nhấn mạnh, không có cổ phiếu nào tăng mãi, đặc biệt hàng đầu cơ thì rủi ro rất cao, những phiên hồi là cơ hội để thoát hàng. Cho giai đoạn tới, nên tìm kiếm, phân tích những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, ngược lại, nếu xấu thì cổ phiếu xác định sẽ xa bờ.

    Với các nhà đầu tư cá nhân có khẩu vị trading, vẫn có thể tiếp tục, nhưng cần đặt ra các nguyên tắc cắt lỗ phù hợp, vẫn có thể đi theo các cổ phiếu có “game” như game tăng vốn để tối ưu hoá lợi nhuận, và chỉ nên mua ở những phiên có giá điều chỉnh mạnh, có điểm mua. Đặc biệt, cần hiểu mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân để phân bổ tiền – cổ phiếu – margin hợp lý.



















    --- Gộp bài viết, 20/12/2021, Bài cũ: 20/12/2021 ---
    Hầu hết các cổ phiếu BĐS (và Xây dựng) bơm thổi đều đang phát đi tín hiệu phân phối trong sáng nay, kéo và xả liên tục: DIG, CII, LDG, NLG, LCG, HDG, DPG, API, IDJ, HBC, FCN...trước khi kết quả kinh doanh "chủ yếu là bơm thổi và đếm cua trong lỗ" quý 4 được "phát lộ".

    Kqkd quý 4 của IJC (dù giá IJC vẫn tương đối hơp lý chứ chưa hề bị bơm thổi) là 1 phát súng cảnh báo cho các nđt đang đu theo sóng đầu cơ. Sóng rút thì mới rõ ai còn quần, ai cởi tuồng. :)
    Mhoang79 đã loan bài này

Chia sẻ trang này