1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cổ phiếu bơm thổi: HẠ MÀN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 30/11/2021.

5025 người đang online, trong đó có 624 thành viên. 21:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 58839 lượt đọc và 240 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Nhà đầu tư bất động sản “nhảy” vào thị trường lúc này “cửa ăn thì ít, cửa chết thì nhiều”
    MINH THƯ Theo Infonet 34 phút trước

    Theo nhận định của chuyên gia, thị trường bất động sản 2022 vẫn khó định đoán. Với mức độ tăng trưởng trong năm 2021 thì bây giờ những người nào “nhảy” vào thị trường “cửa ăn thì ít, cửa chết thì nhiều”... https://m.kenh14.vn/nha-dau-tu-bat-...i-it-cua-chet-thi-nhieu-20220109082256177.chn
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Cảnh báo tín hiệu nguy hiểm từ cổ phiếu CEO
    Cập nhật: 11:16 | 08/01/2022


    Từ vùng giá sát mệnh giá hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu CEO bất ngờ bứt tốc 400 - 500% chỉ trong 2 tháng trở lại đây khiến nhà đầu tư không khỏi "ngỡ ngàng - ngơ ngác - bật ngửa".
    Cụm từ "Nguy hiểm" đã được CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) sử dụng để khuyến nghị về cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O.

    [​IMG]
    Từ vùng giá sát mệnh giá hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu CEO bất ngờ bứt tốc 400 - 500% chỉ trong 2 tháng trở lại đây khiến nhà đầu tư không khỏi "ngỡ ngàng - ngơ ngác - bật ngửa".

    Rất nhiều nhà đầu tư đang bày tỏ sự phấn khởi vì được đón "lộc trời" CEO đồng thời tiếp tục kỳ vọng về cái Tết 2022 ấm no với nhóm cổ phiếu dòng bất động sản trước kì vọng hiệu ứng "đấu giá đất Thủ Thiêm" còn kéo dài. Trong khi đó, một số "danh hài" chứng khoán tiếp tục vẽ ra những viễn cảnh siêu cổ phiếu của nhóm này nhằm gây sự chú ý trên các diễn đàn mạng.

    [​IMG]
    Một "cây hài" chứng khoán vẽ ra kịch bản tăng giá của "cổ bất" trên diễn đàn chứng khoán
    Theo SBS, CEO là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có quỹ đất giá trị, lên đến 962,1 ha và chủ yếu tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng. Quỹ đất của CEO tập trung vào ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha) là những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và khai thác.

    Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn sẽ mang lại mảng lợi nhuận cho công ty nhờ sự hồi phục của ngành du lịch – hàng không khi bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế.

    Mặc dù vậy, khả năng triển khai dự án của CEO còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư, dẫn đến tiến độ triển khai các dự án vẫn bỏ ngỏ đồng thời, khi dịch COVID-19 xảy ra, sự linh hoạt và điều hành của ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế, chậm chạp khiến doanh nghiệp có khả năng thích nghi kém so với các đối thủ.
    Đáng chú ý, SBS chỉ thêm rằng điểm yếu của CEO đến từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hợp lý, cụ thể là vay ngắn hạn quá nhiều cho những dự án dài hạn. Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản đạt 0,54 trong khi Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu là 1,17. Tính đến cuối tháng 9/2021, CEO chỉ có 50 tỷ đồng tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn lên đến 2.066 tỷ đồng.

    Trong khi đó, tình hình kinh doanh của CEO cũng không mấy khả quan, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu CEO đạt 406 tỷ, giảm 40,5% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, lỗ sau thuế ghi nhận 224 tỷ sau 9 tháng, tăng gấp đôi so với số lỗ cùng kỳ năm 2020. Do liên tục chìm trong thua lỗ, dòng tiền kinh doanh của CEO đã âm gần 144 tỷ đồng

    Báo cáo của SBS chi ra rủi ro đầu tư là việc giá cổ phiếu CEO đã tăng cao bất thường và không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp theo hai phương pháp so sánh P/B ngành và phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, kể cả trong kịch bản khả quan, SBS nêu ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu CEO là 21.695 đồng/cổ phiếu.

    Song không như những tính toán của SBS, thị giá cổ phiếu CEO đã và đang liên tục tăng mạnh từ khoảng quý IV/2021 cho đến hiện tại, chinh phục những nền giá mới và kết phiên gần nhất 7/1/2022 tại mức 92.500 đồng/cổ phiếu - tương đương tăng gấp hơn 9 lần chỉ sau hơn 3 tháng giao dịch.

    Do đó, báo cáo của SBS đã đưa ra đánh giá mức độ cực kì rủi ro đối với cổ phiếu này khi thị giá đang bị thổi phồng quá mức bởi dòng tiền đầu cơ.
    https://kinhtechungkhoan.vn/canh-bao-tin-hieu-nguy-hiem-tu-co-phieu-ceo-108263.html
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    SBS: Thị giá bị thổi phồng, cổ phiếu CEO đang ở mức độ “cực kỳ nguy hiểm”
    07/01/2022 14:25

    • SBS) vừa đưa ra khuyến nghị bán đối với cổ phiếu CEO khi thị giá bị thổi phồng bởi dòng tiền đầu cơ và vượt xa mức định giá hợp lý (21,650 đồng/cp) trong kịch bản lạc quan của CTCK.
  4. soloxio

    soloxio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2014
    Đã được thích:
    2.532
    Thay vì đi chim lợn dòng BĐS, thì nên ngồi vắt tay lên trán suy nghĩ xem vì sao mình lại phải khổ sở cuối tuần ngồi kêu gào thế này ;))
    Thời gian có sao không tìm lấy một mã rồi cơ cấu danh mục cuối năm ;;)
    hoang159theOptimist thích bài này.
  5. NextTop55

    NextTop55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2017
    Đã được thích:
    102
    ngu
    theOptimist thích bài này.
  6. theOptimist

    theOptimist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2021
    Đã được thích:
    1.017
    Lại nhảy cẫng lên rồi :))
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Góc nhìn chuyên gia: Cẩn trọng cổ phiếu bất động sản, VN-Index có thể rung lắc mạnh
    CHỦ NHẬT, 09/01/2022, 22:28
    7CHIA SẺ

    BÁO NÓI - 8:34


    "Rủi ro sẽ đến với những người đến sau, ngoài những nhà đầu tư mua mới còn là những người mua thêm nhằm gia tăng tỷ trọng với kỳ vọng giá cổ phiếu tăng nhiều hơn nữa..", ông Minh cho biết.
    Trong khi đó, ông Minh cho rằng diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động sản trong thời gian qua đúng như chu kỳ tăng của cổ phiếu gồm 4 giai đoạn: (1) giá cổ phiếu "rẻ như bèo" trong nghi ngờ; (2) sóng tăng bắt đầu xác lập, giá cổ phiếu vẫn hợp lý; (3) giai đoạn tăng "sốc" và không có lý do cho đà tăng tiếp theo của giá cổ phiếu. Thước đo về định giá sẽ không còn hợp lý trong giai đoạn thứ ba này mà chủ yếu là dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư, kèm theo thanh khoản dần "teo tóp"; và (4) giai đoạn giảm, thường tăng "mạnh" sẽ giảm càng "sâu" và mất thanh khoản.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

    "Tôi đánh giá những cổ phiếu bất động sản, cụ thể là những mã đang có thị giá tăng quá cao, đi ngược với kết quả kinh doanh bết bát đang thuộc giai đoạn 3, định giá cổ phiếu đã không còn giá trị". Do đó, ông Minh chỉ ra việc sử dụng thước đo diễn biến giá để thấy rằng đà tăng này đang quá "nóng", và vùng phân phối bắt đầu hình thành dần.

    "Rủi ro sẽ đến với những người đến sau, ngoài những nhà đầu tư mua mới còn là những người mua thêm nhằm gia tăng tỷ trọng với kỳ vọng giá cổ phiếu tăng nhiều hơn nữa. Do đó chúng ta không nên mua thêm; đồng thời hạ tỷ trọng margin vì cú đảo chiều giảm sẽ đến bất kỳ lúc nào đặc biệt khi thời điểm Tết Âm Lịch đang đến gần", ông Minh đưa ra lời khuyên.
    https://m.cafef.vn/goc-nhin-chuyen-...ex-co-the-rung-lac-manh-20220109181741231.chn
  8. hoanvv

    hoanvv Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    2.045
    Nhìn như đao mà là chuyên gia, riết rồi ai cũng thành chuyên gia hết
    hoang159Mhoang79 thích bài này.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Nguyễn Thế Minh này là chuyên gia xịn đấy cụ. Rất hay được VTV1 mời phát biểu nhận định về thị trường. Tất nhiên, đồng chí ấy không thể phán được là hôm nay hay ngày mai index tăng hay giảm, nhưng những cảnh báo về những cổ phiếu cụ thể thì hoàn toàn có cơ sở, nhất là dựa trên FA. Chắc chắn vẫn còn nhiều cụ tin rằng cp BĐS nay penny- midcap cứ tăng mãi không có đỉnh và mình không phải là người cầm hòn than nóng cuối cùng nên vẫn cứ lao vào thôi. :)
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Cổ phiếu CII và "bong bóng" kỳ vọng
    Tác giả Vũ Duy Bắc

    38 phút trước

    (ĐTCK) Cổ phiếu CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM tăng chóng mặt nhờ kỳ vọng quỹ đất tại Thủ Thiêm được tái định giá sau phiên đấu giá kỷ lục diễn ra ngày 10/12/2021. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro với nhà đầu tư.
    Khó đột biến lợi nhuận trong ngắn hạn

    Từ 10/12/2021 đến 4/1/2022, giá cổ phiếu CII đã tăng 85,4%, từ mức 26.750 đồng lên 49.600 đồng/cổ phiếu và thuộc nhóm tăng nóng nhất trong gần 1 tháng trở lại đây. Trên các diễn đàn và hội nhóm đầu tư chứng khoán, nhiều người lan truyền thông tin CII đang sở hữu khoảng 9 ha đất tại Thủ Thiêm, TP.HCM, trong đó, dự án The River Thủ Thiêm đã cất nóc trong năm 2021 và dự kiến nửa đầu năm 2022 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của Công ty.

    Vậy, thực tế, việc triển khai các dự án tại Thủ Thiêm của CII ra sao?

    Được biết, tại Thủ Thiêm, CII đã đầu tư tổng cộng 2.642 tỷ đồng vào dự án BT Thủ Thiêm, bao gồm xây dựng đường trục (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ), đường nội bộ và cơ sở hạ tầng khác. Đổi lại, CII được giao 90.078,3 m2 đất sử dụng ổn định lâu dài để xây dựng nhà ở và 6.053,6 m2 đất sử dụng 50 năm để xây dựng văn phòng thuộc Khu dân cư 3 và 4.

    CII đã triển khai Dự án Thủ Thiêm Lakeview, gồm 5 lô, được đánh số từ 1 - 5. Trong đó, dự án Lake View 1 và 2 đã được bàn giao trong năm 2018 và 2019, dự án Lake View 3 được bàn giao trong năm 2021. Hai lô còn lại vẫn nằm ở giai đoạn xin giấy phép triển khai dự án.

    Ngoài ra, CII triển khai dự án Khu nhà ở chung cư tại lô 3-15 và 3-16 (tên thương mại là The River Thủ Thiêm). Theo Báo cáo thường niên của CII, trong năm 2020, Công ty đã chuyển nhượng thành công toàn bộ dự án The River Thủ Thiêm tại lô 3-15 cho đối tác chiến lược và xúc tiến các thủ tục pháp lý để khởi công dự án khu căn hộ cao cấp tại lô 3 - 16.

    Theo thông tin giới thiệu về dự án The River Thủ Thiêm thì chủ đầu tư là liên doanh giữa Tập đoàn Refico Group và CII. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án nằm ở lô 3 – 15, giai đoạn 2 nằm ở lô 3-16. Giai đoạn 2 của dự án này được triển khai trên khu đất rộng 2 ha, với 3 tòa tháp cao từ 12 - 24 tầng, thời gian bàn giao dự kiến trong năm 2024.

    Với việc đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại dự án The River Thủ Thiêm giai đoạn 1, CII đã chốt lời sớm cho đối tác chiến lược, thay vì nắm giữ tới ngày công trình hoàn thành. Trong báo cáo tài chính năm 2020, CII cho biết lãi phát sinh từ giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH City Garden Thủ Thiêm (chủ đầu tư dự án The River Thủ Thiêm giai đoạn 1) là 533,24 tỷ đồng.

    Như vậy, các dự án bất động sản của CII tại Thủ Thiêm như The River Thủ Thiêm giai đoạn 2 và 2 lô còn lại của dự án Thủ Thiêm Lakeview đều đang trong quá trình xây dựng, chưa thể ghi nhận lợi nhuận trong nửa đầu năm 2022, trừ trường hợp Công ty tiếp tục “bán lúa non” như từng áp dụng với The River Thủ Thiêm giai đoạn 1.

    Việc sở hữu quỹ đất tại Thủ Thiêm vì vậy khó có khả năng tạo lợi nhuận đột biến trong ngắn hạn cho CII như kỳ vọng của một bộ phận nhà đầu tư.

    Trong khi đó, nhìn vào nội tại của CII, có thể thấy doanh nghiệp này đang đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn. Tại thời điểm 30/9/2021, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của CII là 17.661 tỷ đồng, cao gấp 2,27 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, áp lực thanh toán các khoản vay, nợ thuê tài chính dài hạn và các khoản trái phiếu trong vòng 1 năm tới là 1.948,3 tỷ đồng, trong năm thứ hai là 4.668,4 tỷ đồng và từ năm thứ ba đến năm thứ năm là 4.086,9 tỷ đồng.

    Cùng thời điểm, CII có 936,8 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chỉ chiếm 3,1% tổng tài sản và dòng tiền kinh doanh chính liên tục âm, trong 9 tháng đầu năm 2021 âm 1.083,8 tỷ đồng, năm 2020 âm 1.394 tỷ đồng.

    CII đang kinh doanh theo mô hình kinh doanh thâm hụt vốn kéo dài, liên tục huy động trái phiếu để tài trợ cho việc mở rộng. Trong những năm tới, Công ty sẽ chịu áp lực đáo hạn nợ vay, cũng như chi phí lãi vay tăng cao.

    Lãnh đạo và cổ đông lớn ồ ạt thoát hàng

    Trái với sự hưng phấn trên thị trường chứng khoán, khi giá cổ phiếu CII tăng cao, lãnh đạo và cổ đông lớn của Công ty đồng loạt bán ra.

    [​IMG]
    Cụ thể, thống kê từ ngày 2/11 - 20/12/2021, Quỹ VIAC (No.1) Limited Partnership đã bán ra 8 triệu cổ phiếu CII để giảm sở hữu từ 10,54% về còn 7,2% vốn điều lệ.

    Mới đây, quỹ này tiếp tục đăng ký 5,5 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu về 4,89%, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 4/1 - 2/2/2022. Nếu giao dịch thành công, Quỹ VIAC sẽ không còn là cổ đông lớn tại CII.

    Cùng với xu hướng bán ra của cổ đông lớn, trong giai đoạn từ 2/11 đến 1/12/2021, ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng bán ra 393.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,332% về còn 0,168% vốn điều lệ; ông Dương Quang Châu, Giám đốc đầu tư bán ra toàn bộ 180.000 cổ phiếu CII để giảm sở hữu từ 0,08% về 0%.

    Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Kế toán trưởng cũng đăng ký bán toàn bộ 290.900 cổ phiếu, tuy nhiên kết thúc thời gian đăng ký, bà Hương vẫn chưa báo cáo kết quả giao dịch.

    Vùng giá hiện tại của cổ phiếu CII cũng là vùng cao nhất trong lịch sử của cổ phiếu này.

    Số liệu ước tính của SSI Research cũng cho thấy, định giá cổ phiếu CII (P/E) đã lên mức quá cao. Cụ thể, tại ngày 4/1/2022, định giá P/E của CII đang là 280,76 lần, gấp 15,77 lần định giá toàn thị trường (17,8 lần).

    Việc giá cổ phiếu tăng nóng, trong khi nội tại của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức là rủi ro lớn với những nhà đầu tư chạy theo sóng ngành bất động sản, theo thông tin chung chung, mơ hồ rằng các doanh nghiệp địa ốc sẽ được định giá lại sau vụ đấu giá tại Thủ Thiêm, với mức giá “không tưởng” 2,4 tỷ đồng/m2.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-cii-va-bong-bong-ky-vong-post289062.html

Chia sẻ trang này