Cổ phiếu nào có thể tăng 50-100 lần ??? Bài viết gây cực sốc cho F319 và có thể đoạt giải nobel k

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhadautu1234, 16/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6989 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 09:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24306 lượt đọc và 237 bài trả lời
  1. nhadautuso1

    nhadautuso1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2013
    Đã được thích:
    0
  2. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    thằng ngu mà cũng nổ to, bán lắm tầu thế mà LN âm lòi kèn. tham ô tham nhũng hết rồi còn đâu. cu đang khoe tài tham nhũng đó hả :)):)):)):)):)):))

    năm 2012 lỗ 124 tỷ
    năm 2013 mói 2 quí lỗ 150 rồi.

    quả là rất giỏi tham nhũng =))=))=))=))
  3. nhadautuso1

    nhadautuso1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2013
    Đã được thích:
    0

    Vận tải biển đừng nhìn vài ngày, tổng lượng hàng quặng sắt 2014 dự báo TQ nhập 850tr tấn =2lần đỉnh vận tải biển 2008
    trong khi đội tàu phá dỡ nhiều và đóng mới ít thì ko đỡ nổi
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  4. Ken555

    Ken555 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2012
    Đã được thích:
    855
    Dù bác có nói thể nào cũng ko thay đổi được sự thực là VOS, VST nguy cơ lỗ to 2 năm liền là rất lớn. Và vay nợ của 2 thàng này vô cùng lớn.

    Bác giới thiệu 1 nhóm ngành đang hồi phục với 1 danh mục cả hàng tốt và hàng lởm. Rồi có lẽ bác úp sọt vào đầu người khác những con hàng lởm như CMX, NKG đã xảy ra.

    Hư hư thực thực à? Bác tuy giỏi nhưng bác nhiều âm mưu quỷ kế quá. Nếu bác nhiều tiền và kiếm ăn từ chứng khoán dễ thì có cần phải làm vậy ko nhỉ
  5. BigBoys2011

    BigBoys2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    70
    Doanh thu quý II là 300 tỷ, với việc BDI tăng gấp 2, doanh thu dự kiến là 600 tỷ, giá vốn 300 tỷ

    ==> Lợi nhuận quý 4 chí ít 300 tỷ =))=))


    Dốt như con bò =))=))=))

  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Một vấn đề cũng đáng lưu tâm trong tháng 6 là Lãi suất qua đêm tại Trung Quốc tăng 5,27% trong một ngày, cao nhất mọi thời đại
    http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/l...nhat-moi-thoi-dai-2013062012265762316ca32.chn
  7. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Vốn bắt đầu ra thị trường

    Sau nhiều tháng tăng trưởng chậm chạp, tín dụng đã bắt đầu hồi phục, đặc biệt ở khối các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

    Mới đây Ngân hàng (NH) Nhà nước TP.HCM đã phải ra văn bản yêu cầu các NH trên địa bàn không được huy động vốn vượt trần lãi suất (LS) ở các kỳ hạn dưới sáu tháng.

    Hút vốn dài hạn

    Hai tuần gần đây các NH liên tục tăng thêm LS huy động. LS các kỳ hạn ngắn từ chỗ giảm xuống mức rất thấp đến nay đã kịch trần 7%/năm. LS kỳ hạn từ sáu tháng trở lên cũng tăng lên mức rất cao nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài.

    Theo biểu LS áp dụng từ ngày 11-9 tại Sacombank, LS các kỳ hạn dưới sáu tháng đồng loạt tăng lên mức trần 7%/năm, kỳ hạn từ 6-11 tháng lên 7,3%/năm. Mức LS cao nhất lên đến 9%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng.

    Tại ACB, LS huy động kỳ hạn 1-2 tháng lãi cuối kỳ đã tăng lên mức 6,9%/năm, kỳ hạn ba tháng 7%/năm. Nếu gửi kỳ hạn 6 và 9 tháng LS là 7,4%/năm. Các kỳ hạn dài hơn LS cao nhất lên đến 8,8%/năm.

    Những NH quốc doanh khác như Vietcombank, Agribank vốn đi tiên phong trong việc giảm LS kỳ hạn ngắn nay cũng chỉ còn áp dụng LS thấp cho kỳ hạn một tháng. Kỳ hạn từ hai tháng trở lên LS bắt đầu nhích lên. Như tại Vietcombank LS cao nhất đã lên đến 7,75%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 24-60 tháng.

    Còn tại Agribank LS cao nhất là 8%/năm áp dụng cho kỳ hạn 18 và 24 tháng. Ở khối NH cổ phần nhỏ, LS huy động các kỳ hạn dài được đẩy lên cao hơn. Như tại OCB LS kỳ hạn 13 tháng lên đến 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng LS 9%/năm. Tại Navibank LS kỳ hạn 12 tháng lên đến 10,8/năm.

    Vốn vào sản xuất

    Ông Đỗ Minh Toàn - tổng giám đốc ACB - thừa nhận gần đây NH có tăng nhẹ LS các kỳ hạn dài, từ 9-12 tháng nhằm cơ cấu lại đường cong LS và hướng người dân gửi các kỳ hạn dài, qua đó giúp NH có được nguồn vốn dài hạn. Theo ông Toàn, sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, đến nay đạt 7%. Đặc biệt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng rõ rệt.

    Ông Nguyễn Văn Lê - tổng giám đốc SHB - cho biết gần đây tín dụng tăng chủ yếu vào nhóm sản xuất kinh doanh do hiện doanh nghiệp đã có đầu ra và NH cũng giảm mạnh LS cho vay với nhóm đối tượng này, còn 6,5-8%/năm. “Tình hình khả quan hơn và các doanh nghiệp đã bắt đầu hấp thụ được vốn khác hẳn với mấy tháng trước, lúc đó dù NH đã xét duyệt nhưng không thể giải ngân được” - ông Lê nói.

    Dư nợ của Vietcombank từ mức âm 1,47% cuối tháng 6 đến nay đã tăng 2,8% so với cuối năm 2012. Theo lãnh đạo Vietcombank, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đã tăng lên trong hai tháng qua, đặc biệt trong tháng 8 và dự báo khả năng tín dụng cả năm của NH ít nhất sẽ đạt 10% so với cuối năm 2012.

    Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho biết tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP.HCM tám tháng tăng 5,21%. Trong đó, tín dụng cho năm lĩnh vực ưu tiên tăng nhanh, khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút một lượng vốn lớn từ NH, cho vay tiêu dùng tăng chậm lại. Cũng theo ông Minh, nhu cầu vay vốn sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm, cộng với việc các NH đều lên kế hoạch đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng thì mục tiêu tăng 12% trong năm 2013 có thể đạt, thậm chí vượt kế hoạch.

    Theo Ánh Hồng

    (Tuổi trẻ)
  8. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Phiên 20/9: Khối ngoại mua ròng hơn 240 tỷ trên hai sàn, mua hơn 50% giá trị sàn Hà Nội

    Tính chung mặc dù mua ròng gần 102 tỷ trên sàn HoSE nhưng về khối lượng khối ngoại vẫn bán ròng hơn 20 triệu cổ phiếu.

    Ngày cuối giao dịch của cả hai quỹ ETF là FTSE và Market Vector Vietnam ETF. Sau 4 ngày đầu tuần "ung dung" thì chỉ cần 15 phút cuối phiên, 2 quỹ ETF đã "càn quét" trên cả hai sàn và thực hiện xong việc cơ cấu lại danh mục. "Rất may" cho khối ngoại là thanh khoản tại các cổ phiếu "nóng" hôm nay đều rất tốt.

    Trên sàn HoSe, khối ngoại mua vào 19,5 triệu cổ phiếu, giá trị gần 500 tỷ đồng, chiếm 45% giá trị mua của toàn thị trường, tuy nhiên khối này bán ra hơn 40 triệu cổ phiếu, giá trị bán ra 396 tỷ đồng, chiếm 35,8% giá trị giao dịch sàn HoSE hôm nay. Tính chung mặc dù mua ròng gần 102 tỷ trong phiên nhưng về khối lượng khối ngoại vẫn bán ròng hơn 20 triệu cổ phiếu.

    Lý do là hai mã bị bán ròng nhiều nhất là PVF (bán ra 16 triệu cổ phiếu, bán ròng hơn 14,6 triệu cp), và IJC (bán ròng 9,7 triệu cổ phiếu) đều là các mã có thị giá thấp. Ngoài ra PPC hôm nay cũng bị bán ra gần 8 triệu cổ phiếu, SJS bị bán ra 2,8 triệu cổ phiếu, DIG, OGC đều bị bán mạnh.

    Trong khi đó, khối ngoại đã mua vào hơn 3 triệu cổ phiếu DRC, do DRC có giá hơn 40.000 đồng/cp nên giá trị mua ròng của DRC lên tới 125 tỷ đồng, chiếm 1/4 giá trị mua vào của khối ngoại, các mã khác được mua mạnh có HAG (mua ròng 2,8 triệu cp), STB (2 triệu cp), VCB (1,4 triệu cp), GMD (870 nghìn cp)...

    Tại sàn Hà Nội, hôm nay khối ngoại mua vào hơn 36 triệu cổ phiếu, giá trị mua vào 256 tỷ đồng (chiếm hơn 52% giá trị giao dịch toàn sàn Hà Nội). Trong đó riêng cổ phiếu SHB mua vào 35,4 triệu cổ phiếu (trong đó 25,5 triệu cổ phiếu mua trong phiên ATC), giá trị mua vào gần 240 tỷ (chiếm 94% giá trị mua của toàn sàn).

    Ngoài ra PVS được khối ngoại mua vào 964.000 cổ phiếu.

    Khối ngoại cũng bán ra hơn 14,8 triệu cổ phiếu VCG trong phiên. Dự kiến 2 quỹ ETF đã hoàn thành mục tiêu cơ cấu danh mục. Danh mục mới của 2 quỹ sẽ chính thức giao dịch kể từ ngày 23/9/2013.
  9. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Trái phiếu VAMC để mua nợ xấu sắp “ra lò”

    Cơ chế cần thiết cho VMAC mua lại nợ xấu và phát hành loại trái phiếu đặc biệt bắt đầu có từ 15/9 tới..

    Ngân hàng Nhà nước vừa lần lượt ban hành hai thông tư, tạo cơ chế và quy định cụ thể về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cũng như quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty này.

    Theo Thông tư số 20/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động trong quá trình xử lý nợ xấu. Việc tái cấp vốn chỉ dành cho các tổ chức tín dụng trong nước, không dành cho tổ chức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

    Để được tái cấp vốn, tổ chức tín dụng phải có trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành chưa được thanh toán, phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

    Mức tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu này.

    Lãi suất tái cấp vốn sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng. Thời hạn tái cấp vốn là dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt.

    Cùng với quy định trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC.

    Thông tư 19 quy định cụ thể về trái phiếu đặc biệt của VAMC, điều kiện các khoản nợ được mua lại bằng trái phiếu này, việc cơ cấu lại các khoản nợ khi mua lại, cũng như cơ chế để VAMC xem xét giảm hoặc miễn lãi suất cho các khoản nợ theo các trường hợp cụ thể…

    Cả hai thông tư trên đều có hiệu lực từ ngày 15/9/2013. Theo đó, về cơ bản khung pháp lý đã đầy đủ để VAMC triển khai việc mua lại nợ xấu; trái phiếu đặc biệt của công ty này cũng đã có cơ sở để “ra lò”, tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sắp tới.

    Với hạn mức tái cấp vốn có thể lên tới 70% mệnh giá trái phiếu đặc biệt, các tổ chức tín dụng sẽ có cơ hội để có thể tái tạo một nguồn vốn đáng kể hiện đang kẹt trong nợ xấu.
  10. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    “Đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng yếu kém”


    Trao đổi với chúng tôi khi nhìn lại hai năm qua, kể từ khi Trung ương Đảng có quyết định tái cơ cấu nền kinh tế mà hệ thống ngân hàng là một trọng tâm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã và đang được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đặt ra, theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

    Ông Nghĩa nói:

    - Trước hết là khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện và bảo đảm; kỷ cương, kỷ luật của ngành ngân hàng từng bước được nâng cao; nguy cơ đổ vỡ hệ thống được ngăn chặn; an toàn hệ thống, tiền gửi của nhân dân và tài sản của Nhà nước được bảo đảm.

    Các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém có nguy cơ đổ vỡ ở thời điểm đầu năm 2012 đã được cơ cấu lại một bước quan trọng thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư mới nhằm khắc phục những yếu kém, sai phạm và tổn thất, đồng thời từng bước đưa các ngân hàng này đáp ứng các các tiêu chuẩn an toàn hoạt động.

    Cho đến nay, các phương án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nguồn lực của khu vực tư nhân; Nhà nước chưa phải can thiệp bắt buộc đối với ngân hàng nào.

    Cùng với tái cơ cấu, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các tổ chức tín dụng vẫn tích cực tăng vốn điều lệ để nâng cao khả năng đối phó rủi ro; năm 2012, vốn điều lệ của toàn hệ thống đã tăng 11,29%, 8 tháng đầu năm 2013 tăng 4,02%. Nợ xấu cũng đã tăng trưởng chậm lại; các tổ chức tín dụng đã xử lý được một khối lượng lớn nợ xấu bằng dự phòng rủi ro.

    Các tổ chức tín dụng đang triển khai các giải pháp tái cơ cấu về quản trị, điều hành, đặc biệt là các hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ. Họ cũng đã tiến hành cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và danh mục tài sản theo hướng thu hẹp hoặc từng bước rút lui khỏi các lĩnh vực rủi ro cao như kinh doanh vàng, hạn chế đầu tư tài chính, cho vay đầu tư bất động sản.

    Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được tăng cường để hỗ trợ và giám sát quá trình thực hiện tái cơ cấu. Khuôn khổ pháp lý hoạt động ngân hàng và hệ thống quy chế an toàn được hoàn thiện một bước nhằm hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu và bảo đảm các tổ chức tín dụng phải hoạt động trên nền tảng an toàn, lành mạnh hơn.

    Đến nay Ngân hàng Nhà nước cơ bản đã xử lý gần xong nhóm các ngân hàng yếu kém. Nhưng thực tế tình hình hoạt động, tình hình tài chính của những ngân hàng đó sau tái cơ cấu có chuyển biến tích cực không?

    Các ngân hàng yếu kém được tái cơ cấu về cơ bản đã hoạt động tương đối ổn định và chuyển biến tích cực hơn so với thời điểm bắt đầu thực hiện tái cơ cấu.

    Cụ thể, các tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả được cải thiện; huy động vốn từ dân cư tăng khá thể hiện sự tin tưởng của người dân; nợ xấu mặc dù gia tăng trong giai đoạn đầu sau tái cơ cấu nhưng đã tích cực được xử lý và có lộ trình cụ thể để thu hồi các khoản nợ này; các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, vi phạm về cấp tín dụng đang được khắc phục, xử lý; hệ thống quản trị và tổ chức bộ máy, mạng lưới đã và đang được củng cố, chấn chỉnh...

    Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát được tình hình của các ngân hàng yếu kém thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

    Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục giám sát chặt chẽ việc các ngân hàng thương mại thực hiện các phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt, đồng thời tiếp tục nhận diện các tổ chức tín dụng yếu kém qua công tác thanh tra, giám sát để có biện pháp tái cơ cấu thích hợp.

    Nhìn lại, sau hai năm đầu thực hiện tái cơ cấu, ông thấy Ngân hàng Nhà nước gặp những khó khăn và thuận lợi gì?

    Trước hết, về thuận lợi là có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ; sự quyết tâm, linh hoạt trong điều hành và thực thi chính sách của Ngân hàng Nhà nước; sự ủng hộ, đồng thuận của các bộ, ngành, đặc biệt Bộ *******, Bộ Thông tin và Truyền thông, các UBND tỉnh, thành phố liên quan.

    Thêm vào đó, nền tảng pháp lý ban đầu hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu như quy định về kiểm soát đặc biệt; sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; xử lý ngân hàng yếu kém… bước đầu đã hình thành.

    Ngoài ra, hầu hết các tổ chức tín dụng đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như cơ hội, thách thức trong quá trình tham gia công cuộc tái cơ cấu và đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tái cơ cấu dài hạn nhằm khắc phục tồn tại, yếu kém, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững.

    Đặc biệt là dư luận xã hội ngày càng có sự đồng thuận, chia sẻ với việc triển khai tái cơ cấu của ngành ngân hàng.

    Về khó khăn thì theo tôi, khuôn khổ pháp lý cho việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nói chung chưa hoàn thiện.

    Việc cơ cấu lại hệ thống và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định. Cơ chế, quy định trong lĩnh vực xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm hợp đồng tín dụng... còn hết sức bất cập, tạo ra những chi phí đáng kể đối với các ngân hàng, đồng thời kéo dài thời gian thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, làm suy giảm kỷ luật thị trường trong quan hệ vay mượn.

    Ngoài ra, việc thiếu nguồn lực tài chính công để có thể hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình tái cơ cấu. Kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất - kinh doanh, thị trường tài chính trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, quản trị để tham gia tái cơ cấu không thuận lợi.

    Ông có nói nợ xấu đã tăng trưởng chậm lại, một khối lượng lớn nợ xấu đã được xử lý. Cụ thể như thế nào, thưa ông?

    Trong 8 tháng đầu năm 2013, nợ xấu tăng hơn 20,15% so với cuối năm 2012, còn cùng kỳ năm 2012 là 59,2%. Dư nợ tín dụng tăng vẫn còn chậm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ tín dụng tăng liên tục từ 4,08% cuối năm 2012 lên 4,64% vào tháng 8/2013.

    Tốc độ tăng của nợ xấu đã chậm lại là kết quả của việc hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; tích cực trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới.

    Trong năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013, ước tính các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 95 ngàn tỷ đồng từ nguồn dự phòng rủi ro.

    Về dài hạn, ông nói gì về triển vọng giảm nợ xấu về dưới 3% đến năm 2015?

    Nếu các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã xác định và các giải pháp hỗ trợ từ các bộ, ngành, địa phương được triển khai đồng bộ theo đúng tinh thần tại Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng về mức an toàn đến năm 2015 theo tôi là khả thi.

    Theo Minh Đức
    Vneconomy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này