Cổ phiếu này hưởng lợi nhất từ thiếu điện mà chẳng thấy ai nói !!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 04/06/2024.

5270 người đang online, trong đó có 910 thành viên. 12:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4746 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
  2. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    con này đặt mục tiêu doanh thu 1,7-1,8 tỷ usd mà biên lợi nhuận sao đặt thấp quá bác chủ ơi,
    cổ tức cũng bèo nữa
  3. onecent9999

    onecent9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    2.204
    khiêm tốn đó :)) :))
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
    Công ty nhà nước thường đặt Kế hoạch thấp mà Cụ, cảre gì kế hoạch
    langbavibo thích bài này.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
  6. Kesitinh111

    Kesitinh111 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    283
    Chúc mừng cụ nhé STB nay chuẩn bị hái quả :))
    138nam thích bài này.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
    https://www.rfa.org/vietnamese/news...-emission-set-new-records-06052024084351.html
    Việc dùng than và phát thải của Việt Nam lên mức kỷ lục mới
    2024.06.05

    Thực tế sử dụng, nhập khẩu than và phát thải từ than của Việt Nam trong năm nay tăng lên mức kỷ lục bất chấp những nỗ lực về thay thế than bằng năng lượng sạch.

    Reuters loan tin ngày 5 tháng 6. Theo đó, tính cạnh tranh kinh tế mà Việt Nam có được tiếp tục lệ thuộc vào than, nguồn năng lượng rẻ tiền và dồi dào này.

    Tình trạng gia tăng dùng than khiến Việt Nam vượt Hàn Quốc về phát thải từ than trong năm nay; và trên đường trở thành quốc gia phát thải lớn thứ tư ở Châu Á; sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

    Trong tháng tư vừa qua, lượng điện do than cung ứng chiếm 64,6% tổng sản lượng; tăng mạnh từ mức trung bình 46% trong năm 2023. Đây là số liệu do tổ chức năng lượng Ember đưa ra.

    Trong bốn tháng đầu năm 2024, sản lượng điện do các nhà máy nhiệt điện tạo ra là 57 terawatt giờ (TWh); tăng hơn 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả mức phát thải khí Co2 tăng 34% lên 53,6 triệu tấn.

    Thực tế nhập khẩu than tăng của Việt Nam trong năm nay ngược lại với xu thế giảm tại các nước khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.781
    Chi 7,1 tỷ USD nhập khẩu 51,2 triệu tấn than, chủ yếu phục vụ sản xuất điện

    Hơn 51 triệu tấn than đã được nhập khẩu về thị trường nội địa trong năm 2023, tăng tới 61,4% về lượng so với năm 2022, chủng loại than nhập khẩu chủ yếu là than antraxit và bán antraxit, bitum và á bitum dùng cho sản xuất điện
    Năm 2023, nhập khẩu than các loại vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 51,2 triệu tấn, trị giá khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 61,4% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với năm 2022.

    Chủng loại than nhập khẩu chủ yếu là than antraxit và bán antraxit, bitum và á bitum dùng cho sản xuất điện. Nhu cầu nhập khẩu than tiêu thụ cho sản xuất điện tăng trong năm 2023, do vậy lượng than nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, do giá than nhập khẩu trung bình giảm 38% so với năm 2022 nên tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm 2022.

    Việt Nam nhập khẩu than chủ yếu từ Australia, Indonesia và Nga. Lượng than nhập từ các thị trường này đều tăng so với năm 2022.

    [​IMG]
    Các thị trường cung cấp than cho Việt Nam năm 2023.


    Trong đó, Australia là thị trường cung cấp than lớn nhất cho nước ta với lượng nhập khẩu đạt 19,9 triệu tấn (chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu) với trị giá khoảng 3,3 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với năm 2022.

    Indonesia là thị trường cung cấp than lớn thứ hai cho Việt Nam đạt khoảng 19,3 triệu tấn với kim ngạch khoảng 2,1 tỷ USD, tăng 86,8% về lượng và tăng 31,3% về trị giá so với năm 2022. Nhập khẩu từ Nga đạt khoảng 4,4 triệu tấn, kim ngạch khoảng 847,6 triệu USD, tăng 96,7% về lượng và tăng 44,1% về trị giá so với năm 2022.

    Trong khi lượng than nhập khẩu từ Australia, Indonesia và Nga tăng so với năm 2022 thì lượng nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia giảm, tương ứng giảm 47,2%, 46,3% và 98,9%.


    Thiếu than cho các ngành sản xuất, chủ yếu là phục vụ sản xuất điện đang là một thực tế khi nhìn vào sản lượng than đá nhập khẩu tăng mạnh sau mỗi năm và vẫn trên đà tăng. 4 tháng đầu năm 2024, theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than đá vọt lên xấp xỉ 20 triệu tấn, trị giá 2,61 tỷ USD, tăng lần lượt 67,9 và 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trước đó vào cuối năm 2023, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 3111 phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2024. Bộ yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than chịu trách nhiệm thu xếp 74,307 triệu tấn than để cấp cho sản xuất điện năm 2024. Trong đó, các nhà máy thiết kế sử dụng than nhập khẩu khoảng 26,1 triệu tấn.

    Còn theo Quyết định 3110/QĐ-BCT, phê duyệt Kế hoạch Cung cấp điện và Vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 để các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, nhu cầu than cho phát điện tăng cao, nên lượng than nhập khẩu tăng cao.


    Kế hoạch nhiệt điện than năm nay đóng góp khoảng 159,3 tỷ kWh, nhiệt điện khí đóng góp 23,1 tỷ kWh (trong đó, khí LNG là 768 triệu kWh), năng lượng tái tạo các loại đóng góp 40 tỷ kWh (điện gió là 11,1 tỷ kWh và điện mặt trời là 25,7 tỷ kWh).

Chia sẻ trang này