1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cổ phiều ngành bảo hiểm - rủi ro hay cơ hội?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DragonGate, 22/10/2024.

3254 người đang online, trong đó có 186 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2299 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.997
    Cổ đông Nhà nước hé lộ “deadline” thoái vốn, một cổ phiếu bảo hiểm “bốc đầu” lập đỉnh mới

    Chỉ trong vòng một tháng qua, cổ phiếu bảo hiểm này đã tăng hơn 28% qua đó lập đỉnh mới 61.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục 14.400 tỷ đồng.

    Trong con sóng ngành bảo hiểm thời gian gần đây, cổ phiếu PVI nổi lên như một cái tên nổi bật với nhiều phiên tăng mạnh. Chỉ trong vòng một tháng qua, thị giá PVI đã tăng hơn 28% lên mức 61.500 đồng/cp, lập đỉnh mới (tính theo giá điều chỉnh). Vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục 14.400 tỷ đồng, cao hơn 46% so với đầu năm.

    [​IMG]
    Trong cơ cấu cổ đông hiện tại của PVI, HD Global SE là cổ đông lớn nhất nắm giữ 42,33% vốn. HDI Global SE là công ty do Talanx - Tập đoàn bảo hiểm công nghiệp hàng đầu nước Đức sở hữu 100% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, nhóm này còn có 1 cổ đông lớn khác của PVI là Funderburk Lighthouse Litmited nắm giữ 12,61% cổ phần. Ngoài ra, PVI còn 1 cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 35% vốn.

    SHS mới đây đã cập nhật cuộc họp nhà đầu tư của PVI, theo đó PVN sẽ thoái vốn toàn bộ cổ phần tại PVI muộn nhất đến hết 31/12/2025. PVN đã ký hợp đồng thuê tư vấn triển khai phương án thoái vốn với CTCP Chứng Khoán Dầu khí (PSI). Tuy nhiên, Chính phủ đang trong giai đoạn tinh gọn bộ máy nên quá trình làm thủ tục và phê duyệt có thể kéo dài. Đại diện PVI khẳng định việc PVN thoái vốn sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của PVI và các công ty thành viên.

    Ngoài ra, PVI vẫn đang trong quá trình chuẩn bị các bước cho việc đưa cổ phiếu PVI sang niêm yết trên sàn HoSE. Thủ tục dự kiến hoàn thành trước 31/12/2025 theo tiến trình thoái vốn của PVN.

    Trong năm 2025, PVI sẽ dịch chuyển một phần các tài sản đầu tư sang cổ phiếu, tuy nhiên tỷ trọng sẽ không quá lớn và Công ty ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu thanh khoản tốt, tăng trưởng bền vững và cổ tức đều.

    PVI sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường cả ngắn và dài hạn (1) Trong lĩnh vực tiền gửi, PVIAM tìm kiếm cơ hội để kinh doanh nguồn vốn nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho lớp tài sản tiền gửi; (2) Với sản phẩm trái phiếu, Công ty sẽ có sự kết hợp với các ngân hàng, CTCK để có các giải pháp bảo đảm tài sản tốt hơn; (3) PVIAM dự kiến trong năm 2025 sẽ mở quỹ mở cho KHCN.



    Bảo hiểm phi nhân thọ còn nhiều dư địa tăng trưởng

    Về triển vọng, SHS đánh giá thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng. Tỷ lệ thâm nhập thị trường của toàn thị trường bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ) năm 2025F theo Chính phủ là 3,0-3,5%/GDP, hiện tại tỷ lệ này mới chỉ đạt 2,2% GDP, thấp hơn so với trung bình ngành của khu vực ASEAN và Châu Á lần lượt là 3,35% GDP và 5,37% GDP. Trung bình ngành của thế giới là 6,3% GDP.

    “Tiềm năng tăng trưởng rất rõ rệt do quy mô thị trường còn nhỏ. Dự báo giai đoạn 2025-2030, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của phí bảo hiểm gốc ngành bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8,3%/năm” , báo cáo của SHS nhận định.

    [​IMG]
    Về việc trúng thầu bảo hiểm cho các dự án trọng điểm quốc gia của PVI: Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, PVI đang theo dõi các thông tin và chuẩn bị các gói bảo hiểm khi cần. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, PVI tham gia đấu thầu bảo hiểm một số công trình phụ với tỷ lệ khoảng 40%. Dự án khí điện Lô B - Ô Môn, PVI tham dự 100% gói thầu bảo hiểm của dự án.

    Đáng chú ý, Bảo hiểm PVI và Bảo hiểm TCI (công ty con của Techcombank) sẽ hợp tác đồng bảo hiểm các dịch vụ liên quan đến tài sản, công trình, dự án, trách nhiệm, con người cho Techcombank, hệ sinh thái/khách hàng của Techcombank và các dự án do Techcombank cung cấp tín dụng.

    Về mảng bán lẻ, hai bên đồng bảo hiểm các dịch vụ như bảo hiểm sức khỏe, xe cơ giới, nhà tư nhân... phục vụ khách hàng và đối tác của Techcombank. Ngoài ra, Bảo hiểm PVI đảm nhận việc thu xếp tái bảo hiểm, dịch vụ hậu mãi, cùng các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho Bảo hiểm TCI.

    Game còn dài
    klausK thích bài này.
  2. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.997
    Tính đến nay, Bảo hiểm PVI vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất trong khối (3.900 tỷ đồng). Mới đây, nhà bảo hiểm này công bố cán mốc doanh thu 20.000 tỷ đồng (tính đến ngày 20/12/2024), tăng 38% so với cùng kỳ.

    Theo tìm hiểu, kết quả này có được là do trong năm 2024, Bảo hiểm PVI đã “ôm” trọn mảng tái bảo hiểm, nếu chỉ tính riêng doanh thu bảo hiểm gốc thì không tăng cao như vậy. Việc Nga bị cấm vận sau khi xung đột với Ukraine khiến nhiều tài sản, dầu khí của Liên doanh Việt - Nga chuyển sang mua bảo hiểm ở Việt Nam, thay vì mua ở Nga, trong khi các hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí thường có giá trị lớn. Nhờ cơ hội này, một công ty trực thuộc Bảo hiểm PVI là PVI Vũng Tàu năm qua đã về đích trước hạn, đạt gần 500 tỷ đồng doanh thu (tương đương doanh thu của 1 công ty bảo hiểm nhỏ trên thị trường).

    Còn về doanh thu phí bảo hiểm gốc, tính đến cuối tháng 11/2024, Bảo hiểm PVI đạt 12.492 tỷ đồng, chiếm 17,5% thị phần (toàn thị trường ước đạt 71.691 tỷ đồng), theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí của Bảo hiểm PVI đạt 27,1% - cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng chung của khối phi nhân thọ là 13,6%. Bảo hiểm PVI đang là doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp gần 1/6 trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn khối phi nhân thọ (hơn 30 doanh nghiệp).

    Hiện chưa có số liệu cả năm, nhưTheo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 227.495 tỷ đồng (giảm 0,26% so với năm trước), trong đó doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ ước đạt 78.291 tỷ đồng; đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 850.075 tỷ đồng (tăng 13,17% so với năm trước), trong đó khối phi nhân thọ ước đạt 78.141 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, chi trả quyền lợi bảo hiểm năm 2024 ước đạt 93.906 tỷ đồng (tăng 17,94% so với năm trước), trong đó khối phi nhân thọ ước đạt 22.519 tỷ đồng. Tính đến ngày 13/12/2024, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường do bão Yagi là 696,2 tỷ đồng.


    Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn nhất thị trường, Bảo hiểm PVI cũng là đơn vị tiếp nhận số vụ tổn thất với số tiền lớn nhất (gần 800 vụ, trong đó có 1 vụ ghi nhận dự phòng hơn 1.000 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 11/2024, nhà bảo hiểm này tạm ứng bồi thường gần 200 tỷ đồng, hoàn tất chi trả bảo hiểm cho cho Công ty TNHH Ohsung Vina gần 30 tỷ đồng…

    Kỳ vọng 2025

    Bộ Tài chính dự báo, năm 2025, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 239.636 tỷ đồng (tăng 0,05% so với năm 2024), trong đó doanh thu phí bảo hiểm khối phi nhân thọ ước đạt 85.938 tỷ đồng (tăng 9,77%); đầu tư trở lại nền kinh tế của khối phi nhân thọ ước tăng 5,77%; tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng 2,65%.

    Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, tỷ lệ thâm nhập của toàn thị trường bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) năm 2025 theo mục tiêu của Chính phủ là 3-3,5% GDP, hiện tại tỷ lệ này mới đạt 2,2% GDP - thấp hơn so với trung bình ngành của khu vực ASEAN và châu Á lần lượt là 3,35% GDP và 5,37% GDP, cũng như thế giới là 6,3% GDP, nên tiềm năng tăng trưởng rất rõ rệt. SHS dự báo, giai đoạn 2025-2030, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của phí bảo hiểm gốc ngành bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 8,3%/năm.

    Trên thị trường, các thương vụ hợp tác mới với sự kế thừa nền tảng công nghệ hiện đại, tệp khách hàng lớn, chất lượng và phương pháp quản trị tiên tiến… của các bên tham gia hứa hẹn sẽ mang lại những “làn gió mới”.

    Đơn cử, mới đây, vào cuối tháng 11/2024, “tân binh” Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom (viết tắt là Bảo hiểm TCI, do Techcombank góp 11% vốn, chính thức hoạt động từ tháng 11/2024) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bảo hiểm PVI, qua đó tiếp nối quá trình hợp tác đồng bảo hiểm các dịch vụ liên quan đến tài sản, công trình, dự án, trách nhiệm, con người cho Techcombank cũng như hệ sinh thái/khách hàng và các dự án do ngân hàng này cung cấp tín dụng. Ngoài ra, Bảo hiểm PVI còn đảm nhận thu xếp tái bảo hiểm, dịch vụ hậu mãi, cùng các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho Bảo hiểm TCI.

    Trong một diễn biến có liên quan, theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt, trong năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thoái vốn khỏi Công ty cổ phần PVI (mã PVI) - công ty mẹ của Bảo hiểm PVI. Hiện tại, PVN đang tìm đối tác để xác định giá trị doanh nghiệp và định giá cổ phần PVI. Tập đoàn đã ký hợp đồng thuê tư vấn triển khai phương án thoái vốn với Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI).


    Theo PVI, việc PVN thoái vốn sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn và các công ty thành viên. PVI đang trong quá trình chuẩn bị để chuyển niêm yết cổ phiếu PVI từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), dự kiến hoàn tất trước ngày 31/12/2025 theo tiến trình thoái vốn của PVN.

    Trên thị trường chứng khoán, chỉ trong 1 tháng qua, cổ phiếu PVI đã tăng hơn 28%, lập đỉnh mới ở mức 61.500 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường cũng theo đó đạt mức cao kỷ lục 14.400 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này