Cổ phiếu thường- Lợi nhuận phi thường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MaiSieuPhong, 24/07/2019.

9975 người đang online, trong đó có 1096 thành viên. 10:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 444335 lượt đọc và 1875 bài trả lời
  1. Patagonia

    Patagonia Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/06/2019
    Đã được thích:
    1.675
    Một trong những nguyên nhân khiến thị trường cứ lình xình trong mấy tháng qua đó là VNI đã đi vào uptrend từ lâu, nhưng VN30 vẫn trong kênh downtrend khiến cho VNI không bứt phá được, nhưng từ bây giờ sự lệch pha đó không còn nữa. TTCK VN sắp lên đỉnh lần nữa rồi
  2. NeverMind13

    NeverMind13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2019
    Đã được thích:
    21
    bác @MaiSieuPhong cho e hỏi chút. động thái hạ ls điều hành vừa rồi của nhnn có phải là điềm báo sắp tới các cụ nhà ta sẽ nới lỏng tiền tệ ko nhỉ?
    MaiSieuPhong thích bài này.
  3. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    VN nhà mình cạnh siêu cường bẩn bựa nhất thế giới là Trung Quốc và lại sợ tổng thống (nóng tính, đồng bóng, thích đổ lỗi cho người khác nhất lịch sử) của bá chủ toàn cầu Hoa Kỳ chĩa mũi dùi về phía mình nên mục đích thì như thế, nhưng mình nói giảm nói tránh, làm một việc bản chất khác hẳn để 2 anh lớn, nhất là anh Mĩ ko soi vào thôi, còn anh siêu cường bẩn bựa kia ko có lí do bơm chọc. Rõ ràng là nới lỏng tiền tệ rồi bác
    --- Gộp bài viết, 14/09/2019, Bài cũ: 14/09/2019 ---
    Tất nhiên là chính sách tin tức ảnh hưởng đến thị trường ntn, thì tất cả vẫn phải chờ bảng điện trả lời. Mọi thông tin và tin tức chẳng có ý nghĩa gì nếu cp ko tăng giá. Có thể tin đấy quá trễ hoặc ko có ý nghĩa hoặc có tác dụng ngược lại, nhưng thị trường đã phản ánh tích cực, thị trường đang tăng giá, thế là ổn, với mình đơn giản chỉ có thế, còn mình ko biết trước tin tức, và cũng ko có nhu cầu cần biết trước làm gì, vì bảng điện mới là cái quyết định
    Last edited: 14/09/2019
  4. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.842
    Cả thế giới nới lỏng tiền tệ, mình không làm thì xuất khẩu sao được bác à.
    MaiSieuPhongPatagonia thích bài này.
  5. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    DÁM NHẬN TRÁCH NHIỆM

    Các nhà đầu tư bậc thầy luôn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Nếu thua lỗ họ không bao giờ đổ lỗi cho ai đó kiểu : "Do thị trường đã chống lại tôi ", "Tại người môi giới đã cho tôi lời khuyên tồi tệ". Họ chấp nhận kết quả và không buộc tội ai cả. Sau đấy nhà đầu tư sẽ phân tích những gì nên làm hoặc không nên làm để tránh lặp lại sai lầm một lần nữa, rồi tiếp tục làm việc.

    Việc dám chịu trách nhiệm cho cả lợi nhuận lẫn tổn thất giúp nhà đầu tư có thể điều khiển được mọi hành động của bản thân. Người lướt ván thường không tin rằng họ có thể kiểm soát được những con sóng, thế nhưng khi đã từng trải và có khả năng tiết chế được hành động của mình, họ sẽ biết khi nào nên cưỡi lên con sóng khi nào nên tránh đi.... Nhờ vậy mà hiếm khi nào họ ngã xuống
    ------------ Mark Tier------------------

    Thị trường chứng khoán luôn đúng, nên việc nhà đầu tư cần làm là thuận theo xu hướng của thị trường, đi theo những tín hiệu của bảng điện. Những nhà đầu tư có cái tôi quá lớn kiểu như : " Thị trường ta sẽ chống lại ngươi or ta sẽ khô máu với ngươi", "Ta đã quay lại, thị trường ngươi hãy cẩn thận or ta sẽ khiến ngươi phải sợ hãi". Thường sẽ gánh chịu những thất bại nặng nề. Ở VN, khi những quĩ đầu tư thua lỗ nặng, hoặc lãi ít hơn mức tăng của chỉ số nhiều, thì câu nói quen thuộc của quản lí quĩ thường là thị trường xấu quá, khó kiếm tiền, rất ít khi họ nhận là đã đầu tư yếu kém nên gây ra thiệt hại cho cổ đông. Họ không sai, chỉ là thị trường đang chống lại họ thôi.

    Khi nhà đầu tư tin vào năng lực bản thân, tự tin vào khả năng phán đoán của bản thân đấy là lúc họ dễ mắc sai lầm nhất. Hoặc giả nhà đầu tư đấy coi thị trường là đối thủ, khi đấy họ sẽ thường đi ngược lại với xu hướng dài hạn của thị trường. Nhiều nhà đầu tư họ hay dựa vào những phân tích cơ bản của những doanh nghiệp để mua cp doanh nghiệp đó, mà chẳng quan tâm cổ phiếu đấy đã có cú hích để tăng giá chưa or cp đấy đã hết chu kì tăng giá và đang rơi từ đỉnh xuống. Đến khi cp quay đầu giảm mạnh, họ lại giận dữ nói , ttck vô lí quá, cp tốt thì ko tăng cổ phiếu làm ăn kém thì lại tăng ầm ầm, cơ bạc, lừa đảo quá...

    Dám nhận trách nhiệm, nhà đầu tư sẽ có sự thận trọng trong hoạt động đầu tư, chú trọng đến việc bảo toàn vốn. Nhà đâu tư sẽ nhận thấy việc quan trọng nhất là không để mất tiền, vì mất tiền thì dễ mà kiếm tiền thì rất khó. Những nhà đầu tư không theo xu hướng thị trường, có thiên hướng chống lại thị trường thì thường sẽ có hoạt động bảo vệ cái tôi và niềm tin bản thân. Họ thường tin rằng thị trường sẽ theo ý của họ, họ không sai, họ sẵn sàng chơi tới cùng, full margin, bắt đáy, bình quân giá xuống những cp có khi chẳng có động lực gì để tăng giá nữa or chẳng có lí do gì để có thể hồi phục lại. Nhưng cái nhà đầu tư họ có lúc đấy là niềm tin, là hy vọng, hy vọng rằng thị trường sẽ đi theo cách của họ, chứ ko phải là họ nên đi theo cách của thị trường...
    Last edited: 15/09/2019
  6. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    Bác nói đúng, có nới lỏng, nhưng sẽ ko quá nhiều như những nước khác. Mình ví dụ ngành dệt may nhé, giá nguyên liệu đầu vào của Trung Quốc rẻ hơn VN 1 nửa, mà nhà máy Trung Quốc nó dùng nhiều robot ít công nhân nên giá thành sản xuất cũng rẻ hơn VN, mình có phá giá, nới lỏng tiền tệ cũng chẳng cạnh tranh đc nếu so sánh về giá nguyên liệu và chi phí sản xuất; chưa kể ông Ấn Độ, Parkistan nhân công rẻ hơn VN nhiều mà họ cũng tự chủ đc nguyên liệu như TQ, VN mình cũng ko thể cạnh tranh đc, tất nhiên là những DN dệt may có ưu thế về sản phẩm, thiết kế, những ưu thế khác vẫn tồn tại, phát triển, chứ ko phải tất cả đều khó khăn

    Doanh nghiệp buộc phải đổi mới, cải cách, nhà nước không nên hỗ trợ nhiều nữa

    Việc TQ và nhiều nước liên tục phá giá tiền tệ của họ trong 1 năm nay, thực sự làm rất nhiều DN ơ nhiều ngành nghề VN rất khó khăn, có thể đóng cửa và phá sản. Nếu VN cũng làm nt thì nếu các nước kia họ lại phá giá tiền tệ, chúng ta lại phải chạy theo, phá giá tiếp, câu chuyện chiến tranh tiền tệ sẽ tiếp diễn, đến khi đa số thị trường toàn xác chết, thì cuộc chiến này mới thôi.

    Theo mình VN đã ko chọn cách này, mà chúng ta có làm, có nới lỏng tiền tệ, nhưng làm nhẹ nhàng, ko phải để cạnh tranh với các nước khác, mà chỉ để giữ cho sự khó khăn ko quá xấu thôi.

    Rút kinh nghiệm những năm 2007 đến 2012, khi các DN khó khăn, chúng ta vẫn hỗ trợ tín dụng mạnh, tất nhiên thời điểm đấy lạm phát cao, tiền mất giá, các DN càng ngày càng khó khăn hơn, cuối cùng phá sản, đóng của, vỡ nợ, ..., hàng loạt. Theo mình cứ như này lại hay, giờ DN nào khó khăn quá, thì tự vận động lấy, ví dụ nhiều DN dệt may đang khó khăn, ko có đơn hàng thì các ngân hàng ko nên bơm tiền cho họ vay để duy trì, để hoạt động, và cũng ko nên hạ giá VND mạnh để xuất khẩu, vì như mình phân tích trên là ko hiệu quả và làm thế dễ vào tầm ngắm của Hoa Kì.

    VN chúng ta đang xuất siêu và trở thành đối tác tin cậy và hiệu quả với Hoa Kì, vươn lên đứng thế 5 xuất siêu sang Hoa Kì, cũng như là nước đc kì vọng chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ TQ và thế giới trong thời gian tới. Rõ ràng về tổng thể nền kinh tế VN đang ko bị ảnh hưởng nhiều ở cuộc chiến tranh thương mại giữa HK và TQ, cũng như các cuộc chiến tiền tệ giữa các nước. Có nhiều khó khăn, nhưng cũng nhiều cơ hội. Nói chung là tài chính gia đình vẫn đang ổn, ko cần phải hạ giá, bản rẻ hàng hóa sản xuất quá nhiều làm gì. Ngành nào thích nghi, tận dụng đc cơ hội và có điều kiện để phát triển thì tiếp tục. Ngành nào, DN nào gặp những khó khăn mà ko vượt qua đc, thì phải đổi mới, cải tiến, đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, robot sản xuất..., để tồn tại và phát triển thôi. Thời đại công nghệ 4.0 rồi, DN buộc phải đổi mới, cái cũ ko đi thì cái mới ko tới đc.
    Last edited: 15/09/2019
  7. giataicuame93

    giataicuame93 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    3.545
    Đúng như bác nói, dệt may vn sau đoạn này sẽ đào thải tương đối những doanh nghiệp nhỏ tiềm lực tài chính yếu, năng lực cạnh tranh kém. Và điều này là cần thiết. Qua đoạn này những doanh nghiệp lớn sống sót sẽ có nhiều đất diễn hơn, sẽ trưởng thành hơn. Canh tranh sòng phẳng trên thj trường quốc tế. Đã tham gia sân chơi cptpp hay evfta thì tất yếu phải vậy...
    MaiSieuPhong thích bài này.
  8. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.842
    Phá giá tiền tệ thực chất là chúng ta phải giảm giá sản phẩm một cách cưỡng bức trên thị trường thế giới. Cả thế giới bây giờ đều tham gia vào cuộc đua xuống đáy này nhằm có được lợi thế xuất khẩu. Mà chỉ có xuất siêu thì chúng ta mới có được sự tích lũy ngoại tệ để dự trữ và trả nợ. Em nghĩ trong năm nay không sớm thì muộn ngân hàng nhà nưóc sẽ phải hạ giá tiền đồng.
    MaiSieuPhong thích bài này.
  9. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    Doanh nghiệp nên tìm thị trường ngách, tìm một đại dương xanh mới để tồn tại, chứ cuộc chiến về hạ giá, đến cuối cùng những người tham gia vào nó sẽ ko có lợi nhuận, thua lỗ nặng và vỡ nợ đấy bác, chẳng có cuộc chiến tiền tệ nào lại có người chiến thắng cả. Vn mình 1 năm nay ko phá giá tiền tệ theo Indo, Thổ, Argen, TQ,... thì tới đây mình nghĩ ko có quá nhiều thay đổi đâu, mình vẫn đang xuất siêu mà... Vấn đề chính vẫn là VN là đối tác tin cậy và hiệu quả với Mĩ thôi
    Last edited: 15/09/2019
  10. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    Ngày 9/9, mình có dự đoán sóng bluechip kết hợp 3 ngành KCN, Bán lẻ, Công nghệ -viễn thông dẫn sóng 6 tháng tới. Ở đây nhiều nhà đầu tư có thể hiểu lầm là những cp KCN đã tăng nóng vừa rồi, và đã chỉnh mạnh. No No, mình muốn tiếp tục câu chuyện về những cp bluechip lớn, bị lãng quên trong thời gian qua và đang hồi sinh. KBC là cp như thế:
    [​IMG]
    Nến tháng của KBC đã xác nhận xu hướng tăng trong tháng 8, sau đúng 10 năm liên tiếp ở xu hướng giảm dài hạn (cp bị thị trường lãng quên), cp này mệnh danh là siêu nặng mông, nhưng KQKD đã bứt tốc trong quí 2/2019, và lần đầu tiên từ khi thành lập cty đã trả cổ tức bằng tiền.
    [​IMG]
    KBC- mô hình nền tảng đặt trên nền tảng: KCB đã tạo 1 nền phẳng đặt trên mô hình cốc tay cầm. Đây là mô hình rất mạnh, giống mô hình cp Vea, PHR, NTC mà mình đã khuyến nghị giai đoạn cuối năm 2018; khi thị trường chung điều chỉnh mấy tuần qua thì KBC rất khỏe, đã đi ngang bên trên mô hình cốc tay cầm đấy là rất tốt. Khuyến nghi quan sát mua khi cp vượt lên trên nền phẳng (là cái hộp nhỏ trên cùng).[​IMG]
    Last edited: 15/09/2019

Chia sẻ trang này