Cổ tức trọn đời: CTR - 2/6/2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 02/06/2018.

2777 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 02:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 879726 lượt đọc và 4187 bài trả lời
  1. hoangphi1112

    hoangphi1112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    776
    Năm 2021 này theo mình dự đoán có khoản lợi nhuận rất khủng.. bắt buộc phải ghi vào năm nay ko biết có chính xác ko?
  2. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    Sao phải bắt buộc?
  3. hoangphi1112

    hoangphi1112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    776
    Bác đọc về quy định trích trước, năm nay là năm quyết toán dự án đầu tư hơn 1000 trạm BTS mà con số trích trước chi phí xây trạm đã bằng tổng tiền đầu tư rồi.. nên năm nay dự là sẽ phải ghi vào lợi nhuận một phần chi phí trích trước không dùng hết vào lợi nhuận
  4. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    Chả sao đâu b, kt họ xử lý dc hết
    hoangphi1112 thích bài này.
  5. jetdolee44

    jetdolee44 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    880
    CTR là 1 trong những CP yêu thik của mình, thêm D2D và NKg nữa
  6. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    HÔM NÀO CŨNG LÀ TIẾP TỤC MÚC CTR

    Phiên 27/8: Khối ngoại tiếp tục bán ròng 376 tỷ đồng, tâm điểm giao dịch VJC

    Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 43 nghìn cổ phiếu, giá trị gần 9 tỷ đồng.

    Theo đó, CTR tiếp tục là cổ phiếu được rót ròng mạnh nhất bởi khối ngoại với giá trị hơn 5 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là QNS (5 tỷ đồng), VTP (4 tỷ đồng), MML (1 tỷ đồng)...

    Tại phía ngược lại, ABI bị bán ròng hơn 2 tỷ đồng, FOX bị xả ròng hơn 1 tỷ đồng ngoài ra không còn cổ phiếu nào bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

    [​IMG]
    co_be_thich_duaTrpt thích bài này.
  7. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    https://viettelconstruction.com.vn/...-va-co-hoi-khai-pha-cua-viettel-construction/
    Tin công ty
    Thị trường TowerCo đầy tiềm năng và cơ hội khai phá của Viettel Construction
    Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 khiến ngành viễn thông chứng kiến sự gia tăng đáng kể nhu cầu sử dụng internet của người dân ở nhà và phải làm việc từ xa. Sự gia tăng này dẫn đến nhu cầu tải tư liệu (download), xem video và giao tiếp qua hội nghị trực tuyến mạnh mẽ. Kéo theo sự bùng nổ lưu lượng data, dung lượng lưu trữ sử dụng.

    Ngành công nghệ thế giới đã có những thay đổi lớn trong 10 năm qua, về tốc độ đổi mới và tương tác trực tuyến được thúc đẩy lớn bởi di động. Từ việc sử dụng rộng rãi thiết bị thông minh, cho đến bùng nổ các thiết bị được hỗ trợ bởi internet vạn vật kết nối (IoT). Các ứng dụng di động ngày càng phát triển, sự gia tăng các dịch vụ lưu trữ đám mây, sự đón nhận của người dân về hình thức thanh toán bằng di động đã tăng theo cấp số nhân. Bản thân thu nhập và trình độ người dân ngày càng cao, dẫn đến thị hiếu tiêu dùng ngày càng khắt khe (chất lượng, thông minh, tiện nghi và hiện đại), xu hướng tiêu dùng liên tục thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt.

    Những điều này đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư hệ thống các trạm macro mới, DAS, cố định băng rộng tòa nhà, trạm small cell (đặc biệt các trạm phủ sóng nhỏ xen kẽ vùng lõm),… một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây.

    Mức độ thâm nhập của mô hình kinh doanh TowerCo (tính theo số lượng tower sở hữu), đã tăng từ 28% năm 2011 lên 67% năm 2018. Quy mô và tiềm năng của các TowerCo cũng rất lớn: hình thành từ những năm 1990, bắt đầu tại Bắc Mỹ, hiện TowerCo đã trở thành một ngành công nghiệp với quy mô thị trường vào khoảng 40 tỷ USD (năm 2017), dự kiến đạt 146 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng cao gấp gần 5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông (CAGR (2018–2025) của ngành TowerCo là ~ 18% so với viễn thông là 4.5%). Châu Á được dự báo là khu vực có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

    [​IMG]

    Nguồn: Mordor Intelligence

    Điều này mở ra nhiều cơ hội mới cho Viettel Construction trong việc tận dụng thế mạnh nhân sự, kinh nghiệm để gia tăng hoạt động độc lập, trở thành TowerCo số 1 Việt Nam, đầu tư cho thuê các trạm BTS, hệ thống DAS, năng lượng…

    Thị trường đầy tiềm năng và cơ hội khai phá của Viettel Construction

    Thị trường TowerCo Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng khi cả tenancy ratio (tỷ lệ thuê), giá thuê trạm hiện tại cũng như mức tenancy ratio để có lãi đều đang thấp so với thế giới và khu vực (mức tenancy ratio để có lãi của thế giới là 1,6-2x).

    Đối với các Independent TowerCo, quá trình hợp nhất đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam để nâng cao tenancy ratio và thúc đẩy tăng trưởng.

    Mức phí cho thuê tower và mức tenancy ratio để có lãi hiện đang thấp so với khu vực và thế giới:

    • Tenancy ratio của thị trường Việt Nam hiện vào khoảng 1,2-1,3x, khá thấp so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới: tại Mỹ: 2,5; Trung Quốc: 1,48; Ấn Độ: 2,1; Myanmar: 1,6; Indonesia: 1,8.
    • Mức phí cho thuê tower: 300 USD/tower/ tháng, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong ASEAN; Mynamar: 900 USD/ tower/ tháng; Indonesia: 1.150 USD/ tower/ tháng; Malaysia: 1.250 USD/ tower/ tháng.
    Hiện nay Viettel Construction đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư hạ tầng cho thuê, hướng đến mục tiêu trở thành TowerCo số 1 Việt Nam. Tính đến cuối tháng 7/2021, Viettel Construction đã sở hữu 1.360 trạm BTS, 2.600 km cáp quang treo, 4 tuyến cống bể ngầm, phủ sóng di động tòa nhà với 3 triệu m2 và 47 hệ năng lượng mặt trời công suất 17,7 MWp.

    [​IMG]

    Dù mới triển khai nhưng doanh thu năm 2020 của mảng này đạt hơn 65 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước đó. Sau 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu mảng này ghi nhận tăng trưởng đột biến 516% so với cùng kỳ, đạt 91,2 tỷ đồng qua đó hoàn thành 45,6% kế hoạch cả năm.

    Thông tin tham khảo:

    Mordor Intelligence: https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/telecom-towers-market

    Forbes: https://www.forbes.com/sites/bernar...-will-define-the-next-decade/?sh=4c77439929e3

    Network World: https://www.networkworld.com/articl...ll-change-the-world-in-the-next-10-years.html
    co_be_thich_duaTrpt thích bài này.
  8. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    Cái này ko phải như b nghĩ đâu nhé. T vừa hỏi lại rồi.
    hoangphi1112 thích bài này.
  9. hoangphi1112

    hoangphi1112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    776
    Tôi cũng mới xem lại do mình hiểu sai về mục này bác ạ
    Last edited: 29/08/2021
    quanghungdeptrai thích bài này.
  10. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    Xu thế dùng chung hạ tầng viễn thông gia tăng, doanh nghiệp trên sàn chứng khoán lãi lớn nhờ TowerCo

    [​IMG]
    Các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT, Mobifone đã có những ký kết chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông và xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong những năm tới khi mạng 5G được triển khai.
    Đầu tư cho thuê hạ tầng viễn thông (TowerCo) là loại hình kinh doanh khá phổ biến trên thế giới. Với hình thức này, sẽ có đơn vị độc lập đứng ra đầu tư hạ tầng viễn thông (trạm BTS, cáp quang, hệ thống inbuilding, hệ thống năng lượng) và sau đó cho các nhà mạng (MNOs) thuê lại. Khi đó, nhà mạng viễn thông thay vì phải phân bổ nguồn lực đầu tư hạ tầng sẽ tập trung hơn vào việc củng cố, nâng cao dịch vụ viễn thông, mang lại lợi ích không chỉ cho khách hàng mà chính nhà mạng viễn thông nhờ cắt giảm chi phí.

    Theo TowerExchange, các TowerCo trên thế giới sở hữu tới 84% trạm BTS. Một số TowerCo lớn có thể kể tới như American Tower Co, SBA Communications, Crown Castle International Corp, China Tower, Indus Tower…hay ngay tại khu vực Đông Nam Á là sự hiện diện của OCK TowerCo (Malaysia), STP Tower (Indonesia), NTD (Myanmar)…Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TowerCo có tỷ suất sinh lợi khá lớn và càng nhiều doanh nghiệp thuê chung hạ tầng thì hiệu quả kinh doanh của các TowerCo càng cao.

    [​IMG]
    Mô hình hoạt động TowerCo

    Tuy nhiên tại Việt Nam, hầu hết các nhà mạng đều tự chủ hạ tầng viễn thông khiến cho thị trường TowerCo chưa thực sự phát triển, có phần manh mún và chưa có TowerCo nào thực sự chi phối thị trường.

    Biên lãi gộp cao ngất ngưởng, doanh nghiệp trên sàn chứng khoán lãi lớn nhờ TowerCo

    Trên sàn chứng khoán Việt Nam có sự hiện diện của một vài doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TowerCo với tỷ suất sinh lợi khá lớn, nhưng quy mô hiện còn khiêm tốn. Có quy mô lớn nhất trong các doanh nghiệp TowerCo trên sàn chứng khoán hiện là Viettel Construction (Mã CK: CTR).

    Tiền thân là doanh nghiệp xây lắp viễn thông với khách hàng chính là tập đoàn mẹ Viettel, từ năm 2019, Viettel Construction đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực TowerCo và mảng kinh doanh mới này đang tăng trưởng "thần tốc".

    Tính đến cuối tháng 7/2021, Viettel Constrution đã sở hữu 1.360 trạm BTS. Trong năm 2021, Viettel Constrution đặt kế hoạch nâng số trạm BTS sở hữu lên khoảng 3.000. Ngoài trạm BTS, Viettel Construction hiện sở hữu 2.600km cáp quang treo, 4 tuyến cống bể ngầm, phủ sóng di động tòa nhà với gần 3 triệu m2 và 47 hệ năng lượng mặt trời công suất 17,7MWp. Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, Viettel Construction đang hướng tới việc sớm trở thành TowerCo lớn nhất Việt Nam.

    Về hoạt động kinh doanh, nếu như thời điểm mới đi vào kinh doanh TowerCo năm 2019, doanh thu lĩnh vực này của Viettel Construction chỉ đạt 8,62 tỷ đồng và lãi gộp 2,37 tỷ đồng thì đến năm 2020 doanh thu đã tăng lên 65,3 tỷ đồng và lãi gộp 46,8 tỷ đồng.

    Liên tục đẩy mạnh đầu tư, nửa đầu năm 2021, doanh thu TowerCo của Viettel Construction đã tăng lên 88,3 tỷ đồng, gấp gần 6 lần cùng kỳ 2020, thậm chí lớn hơn cả 2 năm trước cộng lại. Lãi gộp từ mảng TowerCo của Viettel Construction trong nửa đầu năm đạt 34,51 tỷ đồng, biên lãi gộp cũng cải thiện mạnh lên 39%.

    [​IMG]
    Tại ĐHCĐ năm 2021, ông Phạm Đình Trường – Tổng Giám đốc Viettel Construction cho biết công ty hiện đã cho nhà mạng bên ngoài Viettel thuê trạm. Tỷ lệ dùng chung trạm (tenancy ratio) khi đó của công ty xấp xỉ 1,1 và công ty kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ dùng chung lên 1,2 – 1,3 sau khoảng 2 đến 3 năm. Ngoài ra, Viettel Construction cũng đã đàm phán đặt độc quyền trạm tại một số khu đô thị lớn, từ đó kỳ vọng có thể cho nhiều nhà mạng thuê dùng chung.

    Ngoài Viettel Construction, hiện còn có CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (Mã CK: GLT) cũng hoạt động trong lĩnh vực TowerCo. GLT đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực TowerCo từ năm 2007, tuy nhiên quy mô đầu tư đến nay vẫn khá nhỏ với khoảng 238 trạm BTS. Nguyên giá các trạm này là hơn 62 tỷ đồng nhưng do đầu tư đã lâu nên khấu hao gần hết và giá trị hiện còn khoảng hơn 17 tỷ đồng.

    Về hoạt động kinh doanh, mỗi năm mảng TowerCo mang về cho GLT khoảng 30 tỷ doanh thu và hơn 17 tỷ đồng lãi gộp. Biên lãi gộp từ kinh doanh TowerCo của GLT khá cao, thường trên 42%, thậm chí có những năm lên trên 50%.


    Trong quý 1/2021 (niên độ tài chính 1/4-30/6/2021), mảng TowerCo mang về cho GLT doanh thu 6,62 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 2,97 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận 45%.

    [​IMG]
    Hiện mảng kinh doanh TowerCo đang chiếm khoảng 30% cơ cấu doanh thu của GLT nhưng tại buổi gặp mặt trực tuyến mới đây, lãnh đạo công ty cho biết đang có kế hoạch bán toàn bộ 238 trạm BTS hiện có với lợi nhuận kỳ vọng là 70 tỷ đồng. Các trạm BTS đã hoạt động trong 15 năm, một số trạm đã hết khấu hao. Việc tiếp tục vận hành các trạm sẽ tốn một khoản chi phí bảo trì lớn, do đó, GLT quyết định bán để đầu tư sang Data Centers.

    Ngoài Viettel Construction và GLT đang trực tiếp sở hữu trạm BTS, một số doanh nghiệp khác như CTIN (ICT) hay Mobifone Service (MFS) cũng có ngành nghề kinh doanh liên quan đến cho thuê hạ tầng viễn thông, nhưng hiện nay cả 2 doanh nghiệp này đều không sở hữu trạm BTS nào.

    Cơ hội nào cho TowerCo?

    TowerCo được đánh giá là xu thế chung trong ngành viễn thông thế giới bởi lợi ích mang lại cho các bên. Với nhà mạng (Viettel, Mobifone, Vinaphone…) thay vì phải tự đầu tư hạ tầng viễn thông có thể thuê lại từ các TowerCo, giúp tiết giảm chi phí, qua đó tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong những năm tới, việc đẩy mạnh thương mại hóa 5G sẽ khiến các nhà mạng cần nguồn vốn đầu tư không hề nhỏ và việc dùng chung hạ tầng viễn thông sẽ giúp tiết giảm đáng kể chi phí.

    Với các doanh nghiệp TowerCo, việc có thêm các nhà mạng dùng chung hạ tầng sẽ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó cải thiện đáng kể lợi nhuận.

    Việt Nam hiện được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho TowerCo khi cả tỷ lệ dùng chung lẫn giá thuê đều thấp hơn nhiều so với mức bình quân khu vực và thế giới.

    Dữ liệu thống kê cho biết tỷ lệ dùng chung tại Việt Nam hiện vào khoảng 1,2 – 1,3x, trong khi tỷ lệ dùng chung tại Mỹ là 2,5; Trung Quốc là 1,48; Ấn Độ 2,1; Myanmar 1,6; Indonesia là 1,8. Mức phí cho thuê Tower tại Việt Nam hiện cũng chỉ khoảng 300 USD/tower/tháng, thấp hơn nhiều so với các nước trong ASEAN như Myanmar 900 USD/tower/tháng; Indonesia là 1.150 USD hay Malaysia là 1.250 USD.

    Theo các chuyên gia, việc dùng chung hạ tầng viễn thông sẽ giúp tiết giảm đáng kể chi phí đầu tư, nâng cao mỹ quan đô thị khi mà tình trạng hiện nay đang là một vị trí có 3 trạm BTS của 3 nhà mạng khác nhau.

    Để thúc đẩy việc dùng chung hạ tầng viễn thông, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông. Chỉ thị nhằm làm tăng hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp, giảm bớt công trình hạ tầng kĩ thuật ngầm, đảm bảo an toàn môi trường và an toàn của người dân.

    Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT, Mobifone đã có những ký kết chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông và xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong những năm tới khi mạng 5G được triển khai.

    Vào cuối tháng 5 vừa qua, dưới sự chứng kiến của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông, 3 nhà mạng Viettel, VNPT và Mobifone đã tổ chức ký kết trực tuyến thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G nhằm góp phần sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại trên phạm vi toàn quốc, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị, xã hội nói chung và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp.

    Với đặc điểm sử dụng băng tần có bước sóng milimet, vùng phủ sóng của các trạm BTS 5G đạt vài trăm mét so với bán kính vùng phủ từ 2-3km của các trạm 2G/3G/4G như trước đây; đòi hỏi cần triển khai, lắp đặt số lượng trạm BTS 5G lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, việc triển khai dùng chung hạ tầng/vị trí lắp trạm 5G là điều cần thiết với các nhà mạng và đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp TowerCo.

    Minh Anh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp th
    co_be_thich_duaTrpt thích bài này.

Chia sẻ trang này