Cổ tức trọn đời: CTR - 2/6/2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 02/06/2018.

4543 người đang online, trong đó có 405 thành viên. 10:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 879923 lượt đọc và 4187 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    14.692
    quá tài... tks.
    Mà anh em mình táng sạch vùng 35-36 rôi con đâu. Các pic PR CTR tự nhiên lặn mất tăm.
    --- Gộp bài viết, 25/07/2019, Bài cũ: 25/07/2019 ---
    20 phiên đã có 9 triệu cổ/13 triệu cổ trao tay nhau, thay máu liên tục,
  2. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Hic! Vậy sáng mai bán sớm không không kịp

    Đọc bài này hay ghê


    Tập đoàn Viettel có thêm một tổng công ty
    Công ty Cổ phần Công trình Viettel vừa chuyển đổi mô hình, trở thành tổng công ty thứ tư của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

    Sau khi chuyển đổi mô hình, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel tập trung vào 4 lĩnh vực chính gồm: vận hành khai thác, xây lắp, đầu tư hạ tầng cho thuê và giải pháp tích hợp hệ thống.

    "Mục tiêu đến năm 2025, Tổng công ty chuyển dịch từ nhà thầu xây lắp trở thành nhà đầu tư hạ tầng cho thuê (TowerCo) hàng đầu Việt Nam. Đơn vị cần tìm ra các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", Thượng tá Dương Quốc Chính - Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel khẳng định.

    [​IMG]
    Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel trao quyết định cho Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Công trình Viettel.

    Đánh giá cao việc chuyển đổi mô hình, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho rằng, Tổng công ty Công trình cần nâng cao năng lực cốt lõi là xây lắp và vận hành hạ tầng viễn thông.

    "Doanh nghiệp phải xây dựng lộ trình cụ thể để đưa hai lĩnh vực cốt lõi này mở rộng ra ngoài Viettel và Việt Nam. Khi trở thành Tổng công ty, đơn vị cần xác định rõ vai trò của mình trong giai đoạn 4.0 của Tập đoàn Viettel, đặt mục tiêu trở thành Nhà đầu tư (Tower Co)", Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nói

    [​IMG]
    Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại buổi lễ.

    Theo ông, chia sẻ hạ tầng là xu hướng tất yếu trong viễn thông. Các nhà điều hành viễn thông đều muốn tối ưu chi phí bằng cách đi thuê các hạ tầng viễn thông. Mua lại, đầu tư các hạ tầng viễn thông rồi cho thuê lại sẽ là cơ hội lớn nhưng cũng là một việc mới, thách thức dành cho Tổng công ty Công trình. Làm chủ về đầu tư, doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông, nông nghiệp,...

    Được thành lập vào năm 1995 có tên gọi là Xí nghiệp Xây lắp Công trình, đến nay, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel đã xây dựng hơn 50.000 trạm phát sóng, 320.000 km cáp quang (tương đương quấn được hơn 7 vòng trái đất), phủ 100% các huyện, xã, biển đảo, hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam.

    Doanh nghiệp còn tham gia xây dựng, hạ tầng viễn thông cho Viettel tại 9 quốc gia cả châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Từ đơn vị xây lắp thuần túy, đơn vị trở thành công ty cung cấp dịch vụ viễn thông với quy mô gần 10.000 người.

    [​IMG]
    Quyền Tổng giám đốc - Thượng tá Dương Quốc Chính đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành TowerCo hàng đầu Việt Nam.

    Tháng 10/2017, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel trở thành đơn vị đầu tiên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội lên sàn chứng khoán Upcom với mã chứng khoán là CTR.

    Theo số liệu của công ty, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 744 tỷ đồng, vốn điều lệ là 471 tỷ đồng. Doanh thu tổng công ty tăng từ 8,5 tỷ đồngvào năm 2001 lên 4.168 tỷ đồng năm 2018, tăng trưởng 490 lần.

    Lãnh đạo Tổng công ty cho biết đang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ cung cấp dịch vụ vận hành khai thác cho 4-6 quốc gia, đầu tư hạ tầng cho thuê với 5.000 trạm phát sóng, 120 km cống bể hạ tầng ngầm hóa cáp quang tại các đô thị lớn, thành phố thông minh, triển khai hạ tầng IoT...

    "Mục tiêu doanh thu tới 2020 đạt trên 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 22%, lợi nhuận đạt 231 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 16%", lãnh đạo doanh nghiệp nhấn mạnh.
    congthanh1010peter_inv thích bài này.
  3. Depz

    Depz Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    8
    Thực sự để trở thành một "Towerco số 1 VN" không phải một sớm một chiều mà thực hiện được, vì thế mà công ty định hướng dài hạn đến 2025 là vậy. Ở thời điểm hiện tại em cho rằng mọi người đang kỳ vọng vào CTR quá cao và xa rồi, đặc biệt với mục tiêu thận trong năm 2019 của CTR chỉ vỏn vẹn lợi nhuận tăng 7.7%. Gửi các bác đọc lại kế hoạch năm 2019 của CTR:
    "1. Dự báo đặc điểm tình hình chung.
    - Thuận lợi:
    Cách mạng công nghiệp nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự đầu tư lớn của các nhà mạng viễn thông vào nền tảng
    dịch vụ số, công nghệ 5G tạo thuận lợi cho các chuyển dịch của Tổng công ty.
    - Khó khăn:
     Hoạt động xây lắp hạ tầng viễn thông trong nước và nước ngoài tiếp tục suy giảm.
    Chi phí cho công tác Vận hành khai thác của chủ đầu tư ngày càng giảm nên Tổng Công ty cần tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý, tổ chức lại mô hình quản lý để tối ưu chi phí, đẩy mạnh các công tác tìm kiếm việc ngoài Viettel để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
    2. Mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng Công ty.
    2.1.Định hướng phát triển
    - Phát triển, mở rộng ngành nghề Vận hành khai thác: Đến năm 2020 thực hiện vận hành khai thác mạng lưới tại 5 thị trường mà Viettel đầu tư với chất lượng mạng lưới vượt trội so đối thủ liền kề tối thiểu 15%; Mở rộng vận hành khai thác ra mạng ngoài
    Viettel, mục tiêu ít nhất 1 khách hàng.
    - Cung cấp dịch vụ xây lắp hạ tầng đồng bộ, chuyên nghiệp với giá tốt nhất, chất lượng và tiến độ đảm bảo theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
    - Trở thành nhà đầu tư hạ tầng cho thuê: Hạ tầng cho thuê lên 5.000 trạm BTS, 120 km cống bể ngầm vào năm 2020.
    - Cung cấp đồng bộ giải pháp xây lắp, tích hợp và vận hành hạ tầng thông minh (Bigdata, Iot).2.2.Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019
    - Mở rộng vận hành khai thác ra 4 thị trường và ít nhất 1 mạng ngoài Viettel.
    -Tập trung nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư mới: Đầu tư hạ tầng cho thuê (Trạm viễn thông, Hệ thống cống bể, ngầm hóa; Hệ thống nguồn năng lượng cho trạm viễn thông; Hệ thống Das). Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư vào Tài sản, CCDC để vận hành khai thác ở Việt Nam và các nước.
    - Triển khai các dịch vụ tích hợp giải pháp doanh nghiệp và phổ thông.
    - Thực hiện theo đúng quan điểm định hướng xây dựng Kế hoạch năm 2019, mục tiêu của Tổng Công ty sau khi ĐHĐCĐ thường niên 2019 thông qua
    2.3.Các chỉ tiêu SXKD chính năm 2019.
    Một số chỉ tiêu chính về kế hoạch kinh doanh năm 2019:
    - Tổng doanh thu hợp nhất: 5.000 tỷ đồng tăng trưởng 16 % so với 2018.
    - Lợi nhuận trước thuế: 203,6 tỷ đồng, tăng 7,3 % so với năm 2018.
    - Lợi nhuận sau thuế: 158,2 tỷ đồng, tăng 7,7 % so với năm 2018.
    - Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến: 10% - 20%.
    Với những thay đổi khó lường từ nền kinh tế, việc đặt ra những định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2019 là đầy thách thức với Tổng công ty. Tuy nhiên HĐQT tin tưởng rằng, bằng định hướng chiến lược rõ ràng và những
    chương trình hành động cụ thể của HĐQT, bằng sự nổ lực, quyết tâm cao của Ban điều hành và toàn thể CBCNV, Tổng công ty Công trình Viettel sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 được đại hội đồng cổ đông thông qua"
    co_be_thich_dua thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Viettel mất 7 năm lên số 1 Việt Nam nên chẳng có gì không thể! Chúng ta mà view được hết đã khác
    peter_inv thích bài này.
  5. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    “3 năm nữa, người dân dùng Mobile Money sẽ không cần cầm ví tiền ra ngoài”
    Phương thức Mobile Money - sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa/dịch vụ có giá trị thấp - sẽ phá bỏ mọi khoảng cách công nghệ, an toàn và đơn giản...
    [​IMG]Với Tổng công ty Dịch vụ số Viettel, mục tiêu của chúng tôi từ nay tới 2025 là có 26 triệu khách hàng; phát triển 600.000 điểm chấp nhận thanh toán và cung cấp dịch vụ.
    LƯƠNG GIANG
    16:57 GMT+7 - Thứ Sáu, 19/07/2019

    "Tôi tin rằng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0 ở Việt Nam như hiện nay, chỉ trong vòng 3-5 năm nữa, người dân Việt Nam về cơ bản sẽ không cần cầm ví tiền ra ngoài", ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) nêu quan điểm khi nói về xu hướng phát triển dịch vụ số tại Việt Nam.

    Ông Kiên cho biết, phương thức Mobile Money - sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa/dịch vụ có giá trị thấp - sẽ phá bỏ mọi khoảng cách công nghệ, an toàn và đơn giản tới người dân vùng sâu vùng xa vốn có ít điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống.

    Nhưng theo ông, khi nào thì người dân Việt Nam có thể thay thế được chiếc ví tiền bằng chính chiếc điện thoại - điều mà phổ biến ở nhiều nước phát triển?

    Với Mobile Money, chắc chắn khi ra khỏi nhà, người ta không cần ví tiền nữa. Những hàng hoá giá trị nhỏ như cốc trà đá, gửi xe, mua rau,... đều có thể sử dụng điện thoại. Những thanh toán lớn hơn thì dùng tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức khác.

    Tôi tin rằng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0 ở Việt Nam như hiện nay, chỉ trong vòng 3-5 năm nữa, người dân Việt Nam về cơ bản sẽ không cần cầm ví tiền ra ngoài. Trung Quốc mất đúng 3 năm, nên tôi tin Việt Nam có thể mất 3-5 năm để làm được.

    Để thực hiện được việc trên chúng ta cần chuẩn bị cho một hạ tầng, một hệ sinh thái số như thế nào?

    Với Tổng công ty Dịch vụ số Viettel, mục tiêu của chúng tôi từ nay tới 2025 là có 26 triệu khách hàng; phát triển 600.000 điểm chấp nhận thanh toán và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng hạ tầng gồm: hạ tầng về chấp nhận thanh toán, về những người cung cấp dịch vụ, những người bán hàng và sẽ triển khai hạ tầng dịch vụ số này đến tận vùng sâu vùng xa chứ không chỉ ở thành thị. Hạ tầng sẽ đi trước để sẵn sàng phục vụ cho Mobile Money.

    Trong ngắn hạn, mục tiêu của Tổng công ty Dịch vụ số Viettel không chạy theo lợi nhuận mà chúng tôi muốn xây dựng một hệ sinh thái số cho toàn dân, đó là: thanh toán số và các dịch vụ tài chính số, tiến tới thương mại điện tử trên nền thanh toán số. Đây là cách Viettel đã và sẽ làm.

    Khi triển khai, dịch vụ Mobile Money sẽ liên quan đến vấn đề pháp lý, liên quan đến hệ sinh thái thanh toán, vậy Tổng công ty dịch vụ số Viettel sẽ giải quyết bài toán này thế nào?

    Mobile Money hiện nay do chưa có hành lang pháp lý nên để vừa đáp ứng đúng quy định pháp luật, vừa thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt, nhanh chóng bắt kịp với xu hướng thế giới, Viettel mới đề xuất Chính phủ cho phép được thí điểm Mobile Money. Thí điểm để biết đúng sai thế nào, cần chỉnh sửa ra sao cho phù hợp rồi mới bùng nổ và phát triển. Chúng tôi kỳ vọng trong năm 2019 này có thể thí điểm Mobile Money.

    Có một số người có tài khoản mobile banking tự hỏi rằng tại sao họ cần dùng đến Mobile Money của các nhà mạng? Điểm khác nhau và các lợi thế của các loại hình dịch vụ này là thế nào?

    Cần phải biết rằng một cái máy POS để khách hàng quẹt thẻ thanh toán đã có giá gần 500 USD nên vô cùng khó đầu tư cho các quán trà đá hay cửa hàng nhỏ; chưa kể giấy tờ, đường điện, đường truyền kết nối Internet ở một điểm như vậy để có thể thanh toán qua thẻ ngân hàng là không hề dễ, hay việc quẹt thẻ, ký giấy, nhập thông tin cũng mất khá nhiều thời gian của người dùng.

    Nhưng với thanh toán di động, bạn chỉ cần rút điện thoại ra và chạm một cái là xong. Lý do chọn Mobile Money là vậy. Khi đi vào nhà hàng 5 sao, bạn vẫn có thể rút thẻ ngân hàng, nhưng với những khoản 5 nghìn, 10 nghìn chi tiêu nhỏ lẻ, bạn sẽ dùng Mobile Money.

    Theo ông Mobile Money sẽ có vai trò, giá trị như thế nào trong việc hoạt động dịch vụ số?

    Có 3 yếu tố cần phải giải quyết và mang tính quyết định một dịch vụ nền tảng số có thể tồn tại và thành công không:

    Thứ nhất là đăng ký thế nào. Với Mobile Money, chúng tôi kỳ vọng tất cả mọi người đã đăng ký thông tin với nhà mạng theo nghị định 49/2019/NĐ-CP đầy đủ, do đó việc đăng ký sẽ đơn giản.

    Thứ hai, mọi người sử dụng điện thoại di động hàng ngày và có sẵn tiền trong tài khoản, mạng lưới kênh phân phối để nạp - rút tiền với hàng trăm nghìn điểm của nhà mạng. Vì vậy việc có tiền để chi tiêu sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng tài khoản ngân hàng.

    Thứ ba, với Mobile Money, khi độ phủ là cả chục triệu người dân sử dụng, thì các nhà cung cấp dịch vụ cần phát triển các điểm chấp nhận thanh toán, các điểm dịch vụ thanh toán, để người bán hàng đi lên các platform và tạo thành hệ sinh thái.
    vitconlonnhon, peter_invwinsng thích bài này.
  6. kenvinclvcu

    kenvinclvcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2019
    Đã được thích:
    116
    phiên sáng đang tranh thủ mua 1 ít giá đỏ mà chiều lại xanh rồi
    co_be_thich_dua thích bài này.
  7. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Ctr có gì?

    Bảng giá thuê cước viễn thông

    http://viettelservice.com/dich-vu-thue-kenh-rieng-trong-nuoc-bid51.html

    1. CTR phụ trách Manage services cho toàn bộ tram Viettel trong nước, hiện đang mở rộng qua lào, cam, myanma...tổng 10 nước

    Hiện nay Viettel có khoảng 40K Trạm 4G và 40K tram 3G, khoảng 80K tram toàn đất nước

    Khái niệm vận hành mạng ( Manage Services) bao gồm công việc gì

    - Ứng cứu tram khi xảy ra lỗi: Mất điện chả hạn phải vác máy nổ đến chạy, điều hòa hỏng phải thay thế/bảo dưỡng/nạp ga, ắc quy hỏng phải thay thế, có kiện tụng phải dỡ tram chuyển đi nơi khác

    - Lo đường truyền từ tram gốc BTS đến trung tâm

    - Kiểm tra hệ thống cáp quang đường truyền, đảm bảo thông suốt

    Đơn giản nhìn bang giá thuê kênh truyền từ tram gốc BTS đến tram trung tâm sẽ thấy nó thu bao xèng/tháng

    Bảo dưỡng điều hòa hang năm 80K cái điều hòa thu nhiu tiền

    Thay thế điều hòa hang năm thu bao tiền

    Vận hành máy nổ hang năm thu bao xèng

    Thay ắc quy tram hang năm thu bao xèng

    Chấm chấm... nhiều lắm

    2. CTR triển khai Internet/ Truyền hình cho viettel

    Phần triển khai cáp, bán đầu cuối modem cáp quang biên cũng khá

    3. Mở rộng ra 9 nước viettel đang triển khai y viet nam, công việc và lợi nhuận đã nhìn thấy

    4. Kế hoạch xây 5000 tram BTS cho thuê ở việt nam quá kinh

    Thu hang tháng từ viettel và các nhà mạng khác

    Thu tiền thuê kênh truyền dẫn từ nhà mạng khac

    Nói chung tiếp nhận vận hành khai thác đủ 10 nước thì phê
    vitconlonnhon, mission9peter_inv thích bài này.
  8. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    --------------------------
    Vị thế doanh nghiệp
    Công ty CP Công trình Viettel (CTR) là đơn vị xây lắp viễn thông hàng đầu cả nước trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và hiện được đánh giá là đơn vị có doanh thu, thị phần lớn nhất trong ngành Dịch vụ xây lắp viễn thông. Đặc biệt, với chiến lược toàn cầu hóa của Viettel trong những năm tới, CTR được kì vọng sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh không chỉ trong nước mà cả những thị trường nước ngoài trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

    Mô hình kinh doanh
    Do đặc thù đầu tư của công ty mẹ Viettel, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của CTR không giới hạn ở hạ tầng dân dụng trong nước, mà còn mở rộng ra các hạ tầng về an ninh quốc phòng, cũng như tại các quốc gia mà Viettel (thông qua VGI) đang đầu tư.

    Triển vọng tương lai
    CTR đang từng bước phát triển ngành nghề mới vận hành khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước và tiến tới vận hành khai thác mạng lưới viễn thông nước ngoài, công ty xác định đây là sự dịch chuyển lớn rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững trong tương lai.
    Sau 3G, 4G, tiếp nhận vận hành hạ tầng và triển khai 5G sẽ là động lực thúc đẩy chính cho tăng trưởng của CTR:
    - Nguồn doanh thu vận hành từ việc tiến hành tiếp nhận vận hành và bảo trì bảo dưỡng hạ tầng của Viettel và các công ty con ở nước ngoài (do VGI đầu tư), với khởi đầu là tại Myanmar và Cambodia.
    - Triển khai lắp đặt thêm 10000 trạm NTS 4G trong năm 2019, tiến hành đầu tư xây dựng thêm các trạm BTS marco và micro cell cho thuê -> Nguồn doanh thu mới từ việc cung cấp dịch vụ cho thuê hạ tầng viễn thông.
    - Hưởng lợi trực tiếp từ việc bắt đầu triển khai 5G theo định hướng của tập đoàn mẹ Viettel sẽ là yếu tố chủ chốt đóng góp cho tăng trưởng tương lai của CTR.
    Đến năm 2020 thực hiện vận hành khai thác mạng lưới tại 5 thị trường mà Viettel đầu tư với chất lượng mạng lưới vượt trội so đối thủ liền kề tối thiểu 15%; Mở rộng vận hành khai thác ra mạng ngoài Viettel, mục tiêu ít nhất 1 khách hàng.
    Tương lai dài hạn sau 2022, Viettel sẽ tiến hành xuất khẩu hạ tầng 5G sang các quốc gia khác, trong đó CTR là đơn vị thi công và vận hành hạ tầng sẽ tiếp tục có nguồn doanh thu mới từ các dự án này.

    ⚖ Sức khỏe tài chính
    - Không có nợ dài hạn do mô hình kinh doanh không dung quá nhiều vốn và đồng thời chiếm dụng khá tốt nguồn vốn từ công ty mẹ Viettel
    - Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2018 tăng 24,68% so với năm 2017
    - Các chỉ số thanh toán (tính đến quý I/2019) đều >1 cho thấy khả năng thanh toán của DN là tốt
    - Tỉ suất sinh lời khá so với nhóm ngành: ROAA = 7, ROEA = 20
    - Cổ tức dự kiến năm 2019: 10-20%
    vitconlonnhon, mission9, Amymst1 người khác thích bài này.
  9. Amymst

    Amymst Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2018
    Đã được thích:
    6.662
    Good Morning!
    Tình trạng CTR gần đây...
    [​IMG]
    vitconlonnhonco_be_thich_dua thích bài này.
  10. minhtamstar2

    minhtamstar2 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    14/06/2019
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này