Coi chừng bị Prudential hút máu!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hellohihi, 03/11/2008.

5971 người đang online, trong đó có 1011 thành viên. 16:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4753 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. TrietLien

    TrietLien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Yên chí, bọn nó sắp toi rồi. Chuẩn bị đón búa rìu công luận nhé.
    Cái vụ cho vay nặng lãi đó, giờ này các bác mới biết àh. Điểm danh nhé, ACB là tiên phong đi đầu trong vụ này. Nó cắt cổ hơn Pru nhiều và đã làm từ 2-3 năm nay rồi. Pru chỉ là bọn nhãi nhép học đòi, mới làm thôi, chưa biết ăn được bao nhiêu nhưng chắc chắn hứng đòn chung với ACB đấy.
  2. DoiPhieuDu

    DoiPhieuDu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Đã được thích:
    0
    Nếu pháp luật không trừng trị bọn chúng thì bọn chúng cũng sẽ bị sét đánh mà thôi! Tôi biết có gia đình vì không trả nợ được bọn cho vay nặng lãi đã phải bán nhà, bán cả xe... hầu như bán tất cả mà vẫn còn mang nợ! Căm thù bọn cho vay nặng lãi! Căm thù bọn hút máu người, bọn hút máu dân đen!
  3. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Bọn chúng đáng bị sét đánh vạn lần! Thất đức thật!
  4. daothiadia

    daothiadia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    1
    Đồ chó
  5. CFOCFO

    CFOCFO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Các chú biết 1 mà đíu biết 2 . High risk thì phải High return thôi , nguyên lý cơ bản .
    Thằng cu nào nói ACB đi tiên phong đúng là dzốt hết chỗ nói .Đâm đầu dội nước đi .
    Trong Consumer Finance , Pru nó thuộc loại cụ trên thế giới .
    Vay tín chấp rủi ro rất cao,nên lãi suất phải cao thôi .Tuy nhiên, số tiền cho vay không lớn cũng như tính tiện nghi của nó nên đối với 1 tầng lớp người tiêu dùng ,cho vay tín chấp vẫn được chấp nhận .
    Ở các nước Châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc , Thái lan Consumer Ficance được xếp thành 1 ngành dịch vụ hẳn hoi, doanh thu hàng trăm tỉ USD .

    Về lãi suất thì nói thẳng là quy định lãi suất trần chỉ tổ béo cho bọn cho vay nặng lãi ngoài chợ ,cỡ 10%~50% tháng, bóp chết mảng dịch vụ consumer finance còn non trẻ này .
    Đi vay bọn Xã hội đen với lãi suất cắt cổ 10% tháng, được đòi nợ bằng khủng bố, bằng mã tấu , so với đi vay tín chấp của ngân hàng được pháp luật bảo hộ, các chú thích cái nào ?
    Này nhá :

    -Ở Nhật : lãi suất huy động khoảng 2~3%, lãi suất trần cho vay là 18%
    -Ở Thái : lãi suất huy động 5% , lãi suất trần cho vay là 28%

    Thấy quy định lãi suất trần của VN ngu chưa, đầu ra không quá 150% đầu vào , . Coi như bóp chết mịa nó consumer finance rồi .

    Về cách tính lãi suất phẳng, gọi là add-on này thì thế giới áp dụng hầm bà lằng.Không chơi kiểu này , ngân hàng VN có mà ăn cám trong tình cảnh doanh nghiệp cho kẹo cũng không vay .

    Các bố quên rằng không có tín dụng tiêu dùng = không có kích cầu , GDP sẽ chết dở vào vài năm tới .

    Xem bài này đi .

    Dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam (VN) bình quân khoảng 900.000 đồng/người so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người khoảng 17 triệu đồng là rất thấp. Điều này không những khiến người dân khó có cơ hội tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ mà còn khiến các doanh nghiệp và ngân hàng giảm đáng kể thị phần.

    VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này. Ông Nghĩa nói:
    Ở nhiều nước trên thế giới chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt của tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Họ không hiểu tiêu dùng một cách thô thiển là ?oăn xài? và đem nó đối nghịch với sản xuất như một số nhà ?okinh tế? Việt Nam quan niệm.

    Mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư. Nó là động lực, là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngay cả các nhu cầu tiêu dùng về ôtô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất.

    Vì vậy tín dụng tiêu dùng từ lâu được coi là một phần quan trọng của ngân hàng bán lẻ (phần quan trọng nhất). Thậm chí theo Peter Drugger tín dụng tiêu dùng là cứu cánh của ngân hàng thương mại (NHTM) từ thập niên 70, khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán (TTCK).
    Khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30%-35%/tổng dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM hàng đầu châu Á. Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại tín dụng tiêu dùng (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ.

    Đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.

    Đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.

    - Dư nợ vay tiêu dùng bình quân của một người dân VN hiện nay chưa đầy một triệu đồng, ông nhìn nhận thế nào về con số này?

    - Nếu tính dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân khoảng 900.000 đồng/người so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người khoảng 17 triệu đồng là rất thấp. Tương tự, tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 6,54%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là quá thấp, hoặc với tỷ lệ 4 người trưởng thành mới có 1 tài khoản ở NH là điều rất đáng buồn.

    Nó chứng tỏ phần lớn người VN không có quan hệ với NH, nó cũng chứng tỏ hệ thống thanh toán món nhỏ, lẻ còn rất sơ khai và chi trả tiền mặt của dân cư là rất lớn kể cả tiền điện, nước, điện thoại, học hành, chữa bệnh và cuối cùng nó cũng cho thấy tiềm năng về phát triển NH bán lẻ và dịch vụ thanh toán là rất lớn ở VN.

    Các NH nước ngoài và một số NH VN đã thấy được tiềm năng này và đang tích cực đầu tư vào mạng lưới, hệ thống thẻ và dịch vụ cho vay tiêu dùng. Ở nhiều nước châu Âu và các thành phố lớn châu Á, bình quân từ 1.000 đến 1.500 dân có một chi nhánh NHTM là để phát triển hệ thống NH bán lẻ (tín dụng tiêu dùng); nếu chỉ hoạt động đơn thuần tín dụng doanh nghiệp thì đâu cần nhiều mạng lưới đến thế. TP.HCM và Hà Nội hiện nay bình quân từ 8.800 đến 10.000 dân mới có một chi nhánh hoặc điểm giao dịch NH.
    - Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh năm 2008 Việt Nam phải kiểm soát hoạt động tín dụng tiêu dùng để kiềm chế lạm phát, thực tế thời gian qua cho thấy biện pháp này đã mang lại hiệu quả. Điều này có mấu thuẫn nếu như các NH mong muốn mở rộng hơn tỷ lệ cho vay tín dụng tiêu dùng, thưa ông?

    - Để chống lạm phát thì đương nhiên là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng kể cả tín dụng doanh nghiệp và tiêu dùng. Nhưng kiểm soát tín dụng tiêu dùng để chống lãng phí, tham nhũng thì thật là nực cười. Bản chất của tín dụng tiêu dùng là ứng trước, trả dần, là động lực để người vay kiếm thêm thu nhập và tiết kiệm, đảm bảo nghĩa vụ nợ, họ lo dành dụm cho những mục tiêu lớn, không chi tiêu vô ích.
    Tuy nhiên, khác với cho vay chứng khoán và đầu tư BĐS thuộc loại đầu tư có rủi ro lớn do biến động giá tài sản, cho vay tiêu dùng đơn giản hơn, không phải thẩm định dự án phức tạp, không đòi hỏi trình độ cán bộ tín dụng cao cấp có năng lực phân tích tài chính doanh nghiệp và dự báo thị trường chuyên nghiệp. Cho vay tiêu dùng thiên về giám sát mục đích sử dụng món vay và kiểm soát thu nhập của người vay. Tránh tình trạng vay tiêu dùng nhưng để đầu cơ chứng khoán hoặc kinh doanh tài sản rủi ro khác.

    Tất nhiên tín dụng tiêu dùng hay tín dụng doanh nghiệp đều chứa đựng rủi ro nhất định, cần phải được quản lý chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp cho vay tiêu dùng thậm chí rủi ro còn thấp hơn nhiều so với cho vay doanh nghiệp, nếu món vay phù hợp với kỳ vọng thu nhập thực tế của người vay.

    Ở nước ta từ nhiều năm nay tình trạng lãng phí, tham nhũng thường chỉ diễn ra trong khu vực đầu tư và chi tiêu công hoặc bắt nguồn từ khu vực này chứ đâu phải do tín dụng tiêu dùng gây ra, càng không phải do ?ochi tiêu tư?T? mà có.

    - Thế nhưng chúng ta không thể không rút ra bài học từ sự khủng hoảng tín dụng nhà, đất (một loại vay tiêu dùng) ở Mỹ?

    - Có thể khẳng định rằng không có tín dụng tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ không thể phát triển như ngày nay. Đa số người dân Mỹ vay tiền NH để mua nhà với thời hạn hợp đồng 10 năm đến 30 năm. Mua xe ôtô, đồ dùng gia đình từ 3-5 năm, thậm chí mua quần áo với thời hạn tín dụng từ 3-6 tháng. Đó là việc bình thường.

    Tuy nhiên trong vòng 8 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh. Các NH và tổ chức tín dụng đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính.

    Tệ hại hơn, các tổ chức tài chính phố Wall còn gom các hợp đồng cho vay nhà này theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới (Mortage backed securites-MBS) với sự đánh bóng của các tổ chức PR và công ty giám định hệ số tín nhiệm (CRA).

    Khi giá BĐS giảm, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu; MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho NH và các NĐT nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán. Như vậy bài học ở đây là cho vay dưới chuẩn, cho vay cả những khách hàng không đủ khả năng tài chính, đồng thời phát hành trái phiếu (nhiều vòng) với sự bảo đảm bằng các hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn tới mức không thể kiểm soát được trên thị trường thứ cấp.

    Nói cách khác đó là sự vi phạm các chuẩn mực quản trị rủi ro và sự lạm dụng các công cụ tài chính tinh xảo khó kiểm soát. Ở VN nhu cầu tín dụng nhà ở còn rất lớn, cầu phát triển mạnh khi mà thu nhập của dân cư tăng lên. Điều quan trọng là cần hình thành cơ chế giám sát rủi ro phù hợp, kể cả với hợp đồng tín dụng và các phương thức tái tài trợ (chứng khoán hóa).

    - Xin cảm ơn ông!




    Được CFOCFO sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 03/11/2008

    Được CFOCFO sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 03/11/2008
  6. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Mày lấy ở đâu ra cái tin mị dân này vậy? Bọn cho vay cắt cổ luôn tìm mọi cách để bóp cổ dân đen. Thế cái trần lãi suất cho vay là vô dụng hả? Cứ chơi trò né luật thế này thì dân đen chết vì bọn bây hút máu! Bọn bây sẽ bị sét đánh chết!
  7. Fascinator

    Fascinator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Chỗ nào chả thế mà bác nói thế. Trước đây ACB cũng cho vay tín chấp tiêu dùng, lãi suất cũng dựa trên dư nợ ban đầu. Chả có chỗ nào là không cả. Cứ làm như là phát minh ra cái gì mới.
  8. CFOCFO

    CFOCFO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Chú vào net để làm gì hả, google đi .
    Đừng làm ếch ngồi đáy giếng nhá .SBV thứ 6 vừa rồi tổ chức hội thảo về Consumer Finance ngoài Hà Nội đấy . Kiếm tài liệu đọc đê, có số liệu về lãi suất các nước lân cận hẳn hoi.
  9. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Tôi thấy nhiều ngân hàng không chơi trò gian lận này, đơn cử là Eximbank không chơi cái vụ này!
  10. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Chú có giỏi thì cho cái link tìm được từ Google đi!

Chia sẻ trang này