CÒN CÓ BÁC NHÀ BÁO VIẾT BÀI KIỂU NÀY THÌ NHIỀU KHI TTCK VIỆT NAM LẠI OAN GIA.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi KHOAITA, 08/05/2007.

4990 người đang online, trong đó có 655 thành viên. 17:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4784 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. KHOAITA

    KHOAITA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN VỀ TTCK VỚI THÁI ĐỘ HỢP LÝ HƠN


    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=201118&ChannelID=11







    (VT) Như thế là người Nhật đã và sẽ đổ bộ vào VN , theo số liệu của bài viết trên là 100nghin tài khoản mới của NDT nhỏ lẻ Nhật sẽ vào Việtnam , hiện tổng tk của VN mới là 200nghin mà mạng GD đã tắc nghẽn rồi. tới đây cùng với người Nhật sẽ là người Trung Quốc (tranh thủ p/e ở VN đang thấp hơn nhiều so với ở Nươc họ ), Người Hàn, Người Ấn, và người Tây sẽ vào VN nữa thì với mạng GD thế này chắc chắn là không ổn rồi...Vậy mà Cậu trà (phó giám đốc Hos-Người đàn ông có bộ mặt cười ) lúc nào trên môi cũng nở nụ cười rất hồn nhiên ngây thơ ... chẳng coi chuyện này là vấn đề ?

    Qua chuyện người Nhật nô nức đầu tư vào CK viêtnam, họ không coi giá cả bây giờ là cao hay thấp ...mà Họ nhìn thấy chắc chắn một điều là sẽ có lợi nhuận cao khi đầu tư lâu dài vào Vietnam. Họ không quan tâm đến sự biến động , điểu chỉnh sâu của TT trong ngắn hạn.
    Trong khi ở ta, ở ngay tại bản sứ CQQL , báo chí , giới truyền thông luôn mồm dọa nạt NDT trong nước. Người thân của Tôi có tiền gửi tiết kiệm nhưng khuyên mãi không dám đầu tư vào CK vì báo chí và truyền thông , các chuyên gia dọa nạt quá đâm ra thành bệnh "sợ ck bẩm sinh" lúc nào không hay. Tiền trong Dân theo Tôi còn rất nhiều , thay vì giúp dân sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả hơn thì họ lại đang làm cho Dân ta nghèo đi. Người Nhật nhìn thấy cơ hội , tại sao CQQL và Giới truyền thông lại gần như là nói không như vậy ?

    Thay vì giáo dục , định hướng NDT có một cái nhìn dài hạn về thị trường CK ở một thị trường mới nổi , CQQL và giới truyền thông ở ta định hướng cho Người dân là coi TTCK như là một chiến trường đẫm máu. Do vậy các Vị đấy cần xem lại trách nhiệm của mình trước xã hội. Các Quỹ đầu tư ở Nhật đã rất thành công ở Ấn độ, không phải vì họ giành giật với NDT khác ở cái gọi là "chiến trường" đó mà là Họ hưởng lợi từ nền kinh tế tăng trưởng nhanh , qua việc hưởng lợi từ KQKD của DN mà họ mua cổ phiếu. Người ta gọi như vậy là "đầu tư"

    Không thể không nhắc tới rằng trong số Họ, hay trên thị trường sẽ có những người đầu cơ nhảy sóng, có thể có hiện tượng tung tin đồn nhảm để tạo sóng , dùng GD thao túng giá cả CK , cắn sé tranh cướp của nhau khi có dấu hiệu đảo chiều, hòng thu lợi cao hơn ở mỗi lần trading . Nhưng tất cả nhưng đối tượng đó là một phần của TTCK , Quan điểm của Họ là như vậy, tỷ lệ lợi nhuận của họ có thể cao hơn và rủi ro cũng lớn hơn, công sức của họ bỏ ra cũng nhiều hơn, hiểu theo đúng nghĩa là họ tranh cướp của nhau, cách đầu tư này gần với nghĩa "chiến trường " hơn.... nhưng có Họ thì tính thanh khoản mới cao mới đúng là một thị trường đầy đủ. Và người ta gọi như vậy là "đầu cơ"

    Ở một thị trường mới như ta hiện nay thì tỷ lệ người đầu cơ nhiều hơn vì : Nhiều người lúc đầu có ý định đầu tư nhưng hay bị xô đẩy gạ gẫm thành người đầu cơ bởi cái biên độ lớn giữa đáy và đỉnh của nó , gây ra biên độ này là các con sói đầu cơ khác . Càng đông người đầu cơ thiếu kinh nghiệm thì các sói càng có cơ hội kiếm bội tiền.Như đã nói ở trên người đầu cơ thì tranh cướp của nhau là chính. Chẳng hạn VNI biến động từ 1100 xuống 900 rồi lại lên 1100 trong vòng 2 tháng vậy tổng 20% lợi nhuận đấy lấy ở đâu ra nếu không phải là từ người đầu tư mới thiếu kinh nghiệm và đầu cơ khác cutloss cho sói ?, càng nhiều người cutloss thì biên độ càng lớn , biên độ càng lớn thì càng nhiều người cutloss ở những lần sau....cứ như thế lượng Người đầu cơ càng nhiều và sói càng ngày càng nhiều tiền hơn. Sói có nhiều tiền càng có khả năng lũng đoán giá và làm chủ các cơn sóng sau. Vậy là NDT bạn có muốn tham gia vào cuộc chơi nhảy sóng mà người tạo sóng là sói ? nếu không muốn vậy thì theo Người nhật (nói ở trên) tức là đầu tư hưởng lợi từ DN chứ không phải là ăn của nhau. Sở dĩ bậy giơ người đầu cơ nào cũng có vẻ thắng là do có Nhiều người đầu tư mới gia nhập thị trường cutloss tức là dại dột bán cho sói chấp nhận lỗ thật. Nếu số lượng NDT cutloss ít đi thì sói ăn thịt nhau , TT sẽ càng ngày càng ít sói đi, lúc đó thị trường sẽ ổn định hơn. Kết luận : Hiện nay sói già (nguơi đầu cơ kinh nghiêm) đang dụ ngừoi đầu tư thành sói con để ăn thit, sói con nếu sống sót sẽ trở nên hung dữ hơn nhưng không ăn thịt được sói già thì quay sang dụ ngừoi đầu tư cutloss để ăn thịt các sói non hơn. Nếu nguồn cung sói non khan hiếm (nhận thức của người đầu tư tăng lên) thì thị trường sẽ dần đi vào ổn định.

    Nên chăng CQQL và Giới truyền thông nên phân biệt rõ hai đối tượng đầu cơ và đầu tư khi phát ngôn...để dân chúng có cái nhìn thân thiện hơn với CK, tránh việc xua đuổi nguồn vốn nhàn dỗi trong dân đi như hiện nạy. Khi nêu các dẫn chứng về các phi vụ "đẫm máu" hay "chúng quả " của ai đó trên TTCK thì cần gán thêm chữ người đầu tư hay người đầu cơ vào đó để dễ phân biệt.







    Được khoaita sửa chữa / chuyển vào 06:53 ngày 15/05/2007
  2. KHOAITA

    KHOAITA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÁC ƠI PÓNG VIÊN NÀY KÊU MÃ CHỨNG KHOÁN VTC TRÊN HOSTC LÀ MÃ CỦA TRUYỀN HÌNH CÁP VTC VIỆT NAM MỚI LẠ CHỨ,CHUYỆN LẠ CÓ THẬT TRÊN VIỆT NAM.KHÔNG CÓ TÍ KIẾN THỨC GÌ VỀ CHỨNG KHOÁN HAY CỐ TÌNH ĐÂY
    MỜI ACE ĐỌC VÀ XEM.CHUYỆN CƯỜI CỦA CHỨNG KHOÁN
    Đại gia chứng khoán sinh viên

    Nhắc đến Nguyễn Minh Quang, các bạn sinh viên Học viện Ngân hàng đều ồ lên "Cái anh chơi chứng khoán giỏi ấy à". Đang học năm thứ 3, Quang lãnh thêm chức Chủ tịch Quỹ đầu tư sinh viên Victoria Fund.

    Ngay đầu câu chuyện Quang đã đính chính chức danh rất oai của mình "Gọi là quỹ chứ thực ra chúng em là một nhóm bạn trẻ cùng góp tiền chơi chứng khoán. Nhóm có bầu ra một hội đồng quản trị gồm 5 người, em là chủ tịch".
    Minh Quang: Sinh viên chơi chứng khoán ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ảnh: V.P.

    Quang bắt đầu chơi chứng khoán cách đây một năm. Lĩnh vực đầu tư thời thượng này đến với cậu thật tình cờ, trong một buổi học môn lý thuyết tiền tệ do cô Tô Kim Ngọc, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng dạy. Cô giáo giới thiệu qua về chứng khoán và khuyên sinh viên nào có điều kiện nên thử đầu tư để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nghe rất thú vị, Quang nhớ đến hình ảnh các chuyên gia chứng khoán phố Wall trên truyền hình thật "oách", cuối giờ cậu ở lại hỏi cô thật kỹ về cách thức đầu tư và được cô khuyên sinh viên ít tiền nên lập quỹ đầu tư.

    Ban đầu quỹ của Quang có 6 người, mỗi người góp ít nhất 500.000 đồng, được tổng cộng 4,5 triệu đồng. Cả nhóm quyết định mua toàn bộ chứng chỉ quỹ VF1, sau 3 tháng lãi 3 triệu đồng, tăng vốn lên 7,5 triệu đồng. Thêm tiền lãi, cả nhóm tiếp tục đầu tư, nhiều bạn sinh viên tìm hiểu thấy ích lợi đề nghị được góp vốn và hiện giờ quỹ có trong tay khoảng 50 triệu đồng. Danh mục đầu tư của nhóm hiện có 4 mã chứng khoán.

    Trước khi quyết định mua hay bán một loại cổ phiếu, bao giờ cả nhóm cũng lập biểu đồ theo dõi biến động giá trong một thời gian, thu thập thông tin, tự đánh giá phân tích rồi nhờ cả các thày cô nhận xét hộ. Cả nhóm nhớ nhất phi vụ mua cổ phiếu VTC, trong đợt World Cup 2006, khi có thông tin VTC độc quyền phát hành các trận đấu tại VN, Quang dự đoán cổ phiếu của công ty sẽ tăng, hơn nữa đây cũng là công ty có tiềm năng bởi lĩnh vực truyền thông đang "hot", chàng chủ tịch trẻ thuyết phục nhóm mua vào ở giá 44.000 đồng, một thời gian sau giá lên 70.000 đồng, nhóm bán ra thu lợi.

    Khi lãi cả nhóm sung sướng, nhưng cũng có lúc lỗ to. Đợt mua cổ phiếu KHP của Điện lực Khánh Hòa là một ví dụ, mua với giá 54.000 đồng, giờ xuống 39.000 đồng. "Khi cổ phiếu giảm giá liên tục bọn em thấy sợ nhưng em nghĩ giá sẽ tăng trở lại nên không bán ra, nhóm cũng xác định sẽ đầu tư dài hạn", Quang chia sẻ.

    Hội đồng quản trị của quỹ Victoria có 5 thành viên, quyết định đầu tư theo đa số nhưng vẫn có ngoại lệ. Khi chủ tịch Hội đồng quản trị phán đoán một mã chứng khoán nào đó có tiềm năng, song không được đa số tán thành, các bạn trẻ sẽ cầu viện ý kiến của các thày cô giáo trong khoa Chứng khoán, Ngân hàng để ra quyết định.

    Đầu tư chứng khoán hấp dẫn nhưng tốn nhiều thời gian, vì thế Quang và các cộng sự phân công nhau, mỗi người lên sàn hoặc theo dõi tình hình giao dịch qua mạng và lập báo cáo hằng ngày. Hỏi Quang đã lúc nào bỏ học để bám sàn, cậu cười ngượng nghịu "cũng có đôi lúc chị ạ nhưng đó là những tiết em thấy tự học được. Dù say mê chứng khoán đến đâu, bọn em vẫn tự nhủ học tập mới là quan trọng. Mục tiêu khi lập quỹ đầu tư ngoài lợi nhuận, chúng em chủ yếu thu thập kiến thức thực tế để bổ sung những gì đã học và chuẩn bị cho công việc sau này".

    Quang kể, phong trào chơi chứng khoán trong sinh viên rất sôi nổi, nhiều bạn trẻ được quản lý vốn đến hàng trăm triệu đồng của gia đình. Bên trường kinh tế nhiều bạn kiếm bộn tiền nhờ chứng khoán nhưng cũng người ham mê quá bỏ học, ảnh hưởng không tốt đến học tập.

    Việt Phong vnexpress

    Ku VP này hôm trước đã lon ton với vụ SSI 258, sau phải cải chính PE là 25. Tui cứ gom bài của mấy tay nhà báo ngu (hoặc giả ngu để PR cho VTC, VF1) làm tư liệu để viết báo về những nhà báo ngu hoặc giả ngu .


    Được khoaita sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 17/05/2007
  3. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0


    em cũng có 1 bài vừa gửi song cũng có nhận định như bạcđáng lẽ ko được phép viết bài mà cứ nêu thảng mã cổ phiếu ra đượcko được phép)khác gì pr
    phản đối
  4. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    MỊA NÓ CHỨ NÓ XOÁ NGAY TIN SAI VTC NÓ ĐƯA
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh%2Ddoanh/Kinh%2Dnghiem/2007/05/3B9F61DB/
  5. KHOAITA

    KHOAITA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này