Con hàng khó mua nhất TTCK VN hiện nay.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chieunaygiodongve, 25/06/2010.

7070 người đang online, trong đó có 950 thành viên. 12:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16076 lượt đọc và 302 bài trả lời
  1. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]................[​IMG]..

    [​IMG] .............[​IMG]....



    [​IMG]


    túng rùi , chỉ có túng ,, tèn ten tén


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    hãy bay vào tài khoản xxxxx
    http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif

    Khả năng lớn là VNI sẽ đi theo kịch bản này.
  2. vikki

    vikki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/01/2010
    Đã được thích:
    35
    SRA: Dự kiến lợi nhuận quý 2 năm 2010 đạt khoảng 1 tỷ đồng

    ----> SRB lãi 100 triệu là mừng rồi, há há, SRB cổ phiếu đang bị kiểm soát, năm nay lỗ là sút

  3. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói ra lý do TT sẽ tăng trong thời gian tới thì dài dòng lê thê, ở VN một đất nước ĐAM MÊ THÀNH TÍCH thì những cái này đáng chú ý.

    4. Nhìn toàn cảnh tình hình VN

    Năm của Đại hội đảng các cấp (*)

    Chuẩn bị Đại hội đảng toàn quốc (**)

    Năm VN là chủ tịch ASEAN

    Năm tăng tốc để đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm (***)

    Năm kết thúc thập kỷ đầu của thiên niêm kỷ mới.

    Năm 1000 năm Thăng Long HN (****)

    Năm thể hiện hình ảnh VN trên thế giới (*****)
  4. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    TT luôn luôn tồn tại tin tốt và tin xấu, ngay trong 1 tin tốt hay xấu bao giờ cũng có hai mặt, em ví dụ, NH tăng lãi suất nhiều cụ cho đây là tin xấu vì nghĩ tiền sẽ bị hút ra khỏi CK, nhưng điều ngược lại là sẽ kiềm chế lạm phát....Vấn đề là tin tốt/xấu cái nào đang thắng thế? cái nào ảnh hưởng trực tiếp, cái nào gián tiếp, cái nào ngắn hạn, cái nào trung hạn...Và đôi khi phải hy sinh cái này để đạt cái kia. QUAN TRỌNG LÀ: Người đưa tin, người phát ngôn đang ở "chiến tuyến" nào, họ có thực sự khách quan không? Mâu thuẫn lợi ích nhóm là điều luôn tồn tại ở bất cứ TT nào, bất cứ lĩnh vực nào.......

    Khi người ta mất niềm tin thì nhìn đâu cũng thấy vi trùng. Cách đây 8 tháng (2-3/2009) GTDG 2 sàn 1 ngày chỉ 200-500 tỷ, đến khi lên 1000-2000 người ta hả hê, hỏi tiền ở đâu ra? tiền đâu mà lắm thế? rồi đến gần đây 6000-7000 tỷ người ta cho đó là bình thường, chẳng ai thắc mắc nữa...Nhưng người ta lại lo lắng và cho đó là điều không tốt (em đang nói đến những cụ đa nghi), là phân phối đỉnh, là tay to xả hàng....VNI giảm từ 630-430 là sự thật ! Nhưng ý nghĩ TAY TO XẢ, TỔ CHỨC XẢ >>>> Nói như thế cũng đồng nghĩa với nhỏ lẻ hứng đạn, đỏ vỏ nhưng tất cả chỉ là vỏ đoán, ai dám khẳng định điều đó là đúng, ai có số liệu chứng minh? Còn cái số liệu Tây lông mua bán thú thực em cũng không tin 100% đâu !!! Chưa kể vô số vị tai to mặt lớn, các cổ đông lớn đăng ký mua/bán, bán/mua mà cuối cùng có thực hiện đâu???? Em chả tin, tất cả chỉ là để theo dõi động thái và phương thức làm trò của họ thôi !!!!

    Túm cái váy lại là đối với các cụ đa nghi thì KLGD nhiều họ cũng cho là không tốt, ít cũng không tốt ! chẳng biết bao nhiêu thì họ vừa lòng !!! Mà TT tăng họ cũng cho là rủi ro, giảm cũng rủi ro, lình xình cũng rủi ro, nói chung là họ bị ám ảnh nặng nề quá khứ 2 năm về trước khi VNI đổ đèo từ 1176 xuống 235...Nên dù thị trường thế nào họ cũng có lý do, lập luận CÓ VẺ RẤT THUYẾT PHỤC là TT KHÔNG TỐT ĐÂU??? Chẳng biết bao giờ mới tốt, hay VNI tăng thêm 30-50% nữa họ mới nhảy vào cho chắc cú???? Trong đầu họ lúc nào cũng chỉ có 2 từ Bull Trap !!! 235 cũng bull trap, 300 cũng bull trap, 500 cũng bull trap, chắc 1000 sẽ hết bull trap????????

    Cai gì cũng phải có đánh đổi chứ các cụ, lợi nhuận cao rủi ro cao là đương nhiên !

    Ps lần 1: Type mỏi tay quá, túm cái váy lại là em đã repo tẹt ga từ đầu tuần trước múc tẹt ga cổ cánh. Mỗi mã em múc đều có lý do của em ! đến giờ này thì em đang đúng (có thể em may mắn bắt đúng đáy). Và khi đặt lệnh múc em đã xác định nếu VNI đi ngang thì em không có gì phải lo lắng vì những mã em chọn thuộc hàng chiến ! Nếu VNI giảm, giả sử tình huống xấu nhất VNI lộn cổ xuống ao thì giảm tới đâu? 460? 400? 350? hay về máng lợn 235??? xác suất của từng con số này là bao nhiêu %?....Xác suất VNI lên 550? 600? 650 là bao nhiêu %? Và, nếu VNI về
    460? 400? 350? thật thì em lỡ 1 chuyến tàu khuyến mãi giá rẻ nhưng con tàu VNI đậu ở ga 460? 400? 350? được bao lâu mới là vấn đề, rồi sau đó thì sao??? Phải bật dậy thôi !!! Chắc chắn là như thế !!! Vì thực tế là KINH TẾ THẾ GIỚI CŨNG NHƯ VN ĐANG LEO LÊN DỐC !!! Còn leo tới đâu em chịu ! KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ ĐỈNH !!!!

    PS lần 2: Nếu tình hình quá xấu (quá xấu nghĩa là VNI phải trắng bảng bên mua, đổ đèo -20 điểm/phiên, xác suất 5%) thì bán phần cổ cánh đã lỡ repo, dù gì thì T+ vẫn còn chút lãi. Còn số kia thì khóa tủ lại để đó. Nói chung em đã sẵn sàng chịu đựng mức lỗ 5-15% trong ngắn hạn T+(xác suất 10%)

    Chứng với chả khoán tổn thọ mất thôi !!!!



    Không yêu nhau thì thôi, đừng nói lời cay đắng !

    Triệu người quen có mấy người thân, đến khi lìa trần có mấy người đưa?

    Có những phút giây làm nên lịch sử

    Có những con người do ... sơ ý sinh ra !
  5. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn cuối tuần.....
    Chuyện lấy vợ, lấy chồng của cha ông ta thời xưa, không biết ở địa phương các các bác thế nào, nhưng ở địa phương tôi, ông bà xưa kể lại tập tục “ coi mắt” để lấy vợ…

    Thời của Ông Bà chúng ta, trai gái lớn lên nào được quen nhau( đa phần là thế ) “nam nữ thọ thọ bất thân” mà, nhất là con gái, trời tối là kg được bước chân ra đường. Đến tuổi 16-17, khi có đám giỗ, đám cưới gì đó ở nhà bà con hàng xóm, được cha mẹ dẫn đi theo. Và đây là lúc cô gái trổ tài nội trợ, nào là nấu xôi, gói bánh, cô nào kg biết làm thì bị coi là …con gái hư rồi đấy!…. Mọi công việc giỏi giang ấy đều lọt vào “ tầm ngắm” của các cô bác xóm giềng. Lúc đám xong, đến lúc công việc của bà Mai ( Mai mối ấy ), các bà mẹ có con trai lớn thỏ thẻ với bà Mai : “Con nhỏ đó con của ai vậy ? tôi thấy nó giỏi giang quá, lại có sức khỏe (Chắc là vai u thịt bắp gì đó ),Nhờ Chị hỏi giúp họ có gả kg để tôi bước tới “coi mắt” cho thằng Hai, thằng Ba nhà tôi…” Bà mai làm việc liền, chắc cũng là cái nghiệp chứ kg phải vì họ muốn được ăn cái đầu he.o. Sau khi gia đình cô gái bật đèn xanh : “ Con gái lớn , có chổ có nơi thì gã, chứ nó như hủ mắm treo đầu giàn ,chỉ sợ có ngày hủ mắm đó bể thì xấu mặt với họ hàng lắm ).

    Chờ có thế, nhà trai sắm sửa ít quà bánh sang nhà gái coi mắt, chàng trai tạm gác công việc đồng áng, vận bộ quần áo tươm tất nhất đi coi mắt vợ. Trong buổi coi mắt, cô gái có nhiệm vụ pha trà, rót nước, và đó là lần đầu tiên đôi trai gái biết mặt nhau.

    Và 1 thời gian ngắn trôi qua để 2 bên có quyết định cuối cùng. Lúc đó ông bố hỏi con trai ( Thường là bố vì ngày xưa ông bố trong nhà là quyền uy số 1, chứ kg phải như hiện nay là Nhất vợ nhì trời ) : “ Mày chịu con nhỏ đó kg mậy ?” Thấy hợp ý, chàng trai ỏn ẻn trả lời: “ Ý ba sao cũng được” . Còn bên kia, ông bố ( cũng ông bố ) hỏi con gái : “ Mầy chịu thằng đó kg ?” Cô gái đỏ bừng mặt , bẽn lẽn : “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Thế đấy, mọi việc gần như đã quyết định xong, mọi thông điệp được bà Mai chuyển tải về 2 phía, thế là coi ngày lành tháng tốt, tiến hành dạm ngỏ, đám hỏi, và đám cưới….

    Thế đấy, cho nên sau này cô dâu có gì hư hỏng, chàng rể có gì kg vừa lòng thì y như rằng bà Mai bị đem ra rủa thầm, thế nên mới con câu: “ Trên đời có 4 cái , làm mai…..” Làm mai mối là cái ng.u đầu tiên đấy các bác ạ !

    Vậy mà đa phần Ông Bà chúng ta đều sống rất hạnh phúc, con đàn cháu đống, chỉ sau cái quyết định ừ hay kg sau buổi coi mắt ấy mà thôi. Ông Bà ta đâu có thời gian để mà phân tích, tìm hiểu như chúng ta phân tích CP ngày hôm nay.

    Giờ nhìn TTCK của chúng ta ngày nay, trước khi mua 1 CP nào đó, chúng ta ai cũng nghiên cứu bảng các bạch, báo cáo tài chính, tin tức này nọ, đắn đo bao lần, săm soi tỉ mỉ rồi mới ra quyết định đầu tư, thế mà mới T+4 thì đã muốn cắt lỗ rồi, và đôi khi tự trách thầm tại sao mình mua làm chi để rồi bị kẹp thế này …Chả bù lại với Ông Bà ta ngày xưa mới nhìn sơ sơ là đã ra 1 quyết định hệ trọng cả đời, 1 quyết định kg có khả năng cắt lỗ được. Thành ra nghĩ lại chuyện bây giờ mình quyết định mua CP đôi khi nó còn khó khăn hơn chuyện … trăm năm của Ông Bà chúng ta ngày xưa. Ông bà ta ngày xưa đã ừ là xong, đâu có quyền hủy lệnh, sửa lệnh như cái TT trái tính trái nết này.

    Nghĩ lại chuyện đầu tư CK cũng thấy vui vui, vui ở chổ chúng ta phải ra 1 quyết định nào đó, bán hay kg ? mua hay kg ? chỉ trong 1 tích tắc nào đó trong buổi giao dịch, để rồi cuối phiên nhiều người tặc lưỡi tiếc rẻ : Biết vậy tao bán cho rồi, giờ nó nằm sàn rồi ! Hay ngược lại: Phải chi tao đặt lệnh mua , giờ nó trần rồi. Nó cứ xoay như chong chóng từ thái cực này sang thái cực khác, cũng chẳng qua vì lòng tham, mong muốn được nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Chả bù lại với Ông Bà ta ngày xưa, quyết định 1 cái là xong, là an phận, dù có đui què, sứt mẻ gì cũng là chồng mình, là vợ mình, và lúc nào cũng hài lòng với cái mình có được. Đâu phải như chúng ta nắm CP mà cứ thấy CP khác tăng trần là muốn bán để nhào sang ngay. Chúng ta kg biết chừng nào là đủ, chừng nào là hài lòng. Nó giống như 1 tỷ phú nhất nhì trên thế giới khi được hỏi : “Ông kiếm tiền được bao nhiêu đó đã đủ chưa ?” Và ông đã trả lời: “Một chút xíu nữa sẽ đủ !”

    Hai Lúa tôi chắc chắn kg là tỷ phú rồi, nhưng tôi cũng có ý định chỉ kiếm thêm 1 chút xíu nữa thôi là đủ ! ( Kg biết cái chút xíu ấy đến bao giờ mới dừng lại được , hề hề …!)

    Tản mạn vài dòng với các Bác cuối tuần, cuối năm, hy vọng sang năm mới TTCK sẽ tăng thêm 1 chút xíu nữa thôi, để mỗi NĐT chúng ta kiếm thêm 1 chút xíu nữa là đủ rồi.


    ***Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy VNI lên đến 600 điểm***
  6. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Hướng dẫn sử dụng Explorer trong Metastock

    MetaStock là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật phổ biến, dễ sử dụng. Biểu diễn các biểu đồ phân tích trực quan và cho phép người dùng tự định nghĩa, tùy biến các System Trade là sức mạnh cốt lõi của MetaStock.

    MetaStock cho phép bạn sử dụng các System Trade từ các mô hình được cung cấp sẵn, hoặc tự xây dựng các mô hình mới phù hợp với tình hình thực tế.

    Từ các biến số, hàm số (Functions) do MetaStock cung cấp bạn có thể thiết lập các công thức (Formulas) phục vụ cho việc xây dựng từ: Expert Advisor, System Tester, Indicator, Explorer cho đến Commentary của Expert.

    Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ yếu từ MetaStock Help và các trang web nước ngoài có liên quan.

    Những công thức của MetaStock gồm các thành phần cơ bản sau: Các hàm chức năng, các toán tử và các biến mảng dữ liệu.

    1/. Các thành phần thường dùng để tạo công thức cho System Trade:
    - Các biến mảng dữ liệu cơ bản: Volume, Open, Close, High, Low (lượng giao dịch, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất của phiên giao dịch, giá thấp nhất …), khi dùng có thể viết tắt theo ký tự đầu của biến.
    - Các hàm chức năng dựng sẵn: REF, MOV, AD, ADX, ADXR, AroonDown, AroonUp, BbandBot, BbandTop, CCI, DI, MACD, MarketFacIndex, MFI, OBV, OscP, OscV, ROC, RSI, SAR, HHV, LLV, MAX, MIN, SUM, IF, …
    - Các toán tử: (+), (-), (*), (/); toán tử logic AND, OR, …

    Một số ví dụ về công thức:
    + Mức chênh lệch giá cao và thấp nhất ngày: H – L
    + Mức chênh lệch giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: C – Ref(C, -1)
    + % tăng giảm giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: ROC(C, 1, %)
    + Giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần nhất: MOV(C, 5, S)
    + Tính RSI 14 ngày: RSI(14)

    Nội dung và tính năng của các biến và hàm, bạn có thể xem thêm trong HELP của MetaStock. Việc vận dụng các hàm sẽ được minh họa trong từng mô hình cụ thể trong các phần sau.

    2/. Xây dựng mô hình cho The Explorer và cách ứng dụng:
    a. Cách thiết lập công thức cho The Explorer: Có 2 cách
    - Cách 1: Copy 1 mẫu có sẵn và sửa lại theo ý thích cá nhân
    Vào Menu Tools, chọn The Explorer … hoặc chọn Toolbar đánh dấu đỏ

    Chọn 1 mẫu có sẵn để Copy, ở đây tôi chọn Equis - Binary Waves (1),

    Tiếp theo ấn nút chọn Copy (2), đặt tên cho mẫu bạn muốn tạo trong ô Name (3), viết ghi chú cần thiết để sau này dễ tra cứu trong ô Notes, thiết lập công thức cho các cột số liệu bằng cách chọn từng cột (4), gõ hoặc chỉnh sửa công thức (5), đặt tên cho cột ở mục Col. Name (6). Lưu ý, các bước thực hiện tuần tự từ trên xuống theo các vị trí khoanh tròn màu đỏ trong hình minh họa.

    - Cách 2: Tạo mới hoàn toàn. Làm tương tự như trên, chỉ thay việc chọn nút Copy (2) bằng chọn nút New.

    Ví dụ minh họa về việc tự tạo một mẫu Explorer: Tạo một mẫu tìm kiếm các chứng khoán có giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần đây có xu hướng tăng lớn hơn 10% so với giá trung bình 20 ngày

    00 Average Price 5-20 Up
    COLUMN FORMULAS
    ---------------
    ColumnA: Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S)
    ColumnB: C

    ColumnC: Mov(C,5,S)

    ColumnD: Mov(C,20,S)

    FILTER SOURCE
    (Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S))>1.09

    b. Giải thích công thức áp dụng:
    + Hàm Mov(C,5,S) or Mov(C,20,S): Tính giá đóng cửa (C) trung bình theo số ngày chỉ định (5 or 20) theo phương pháp giản đơn (S).
    + Cột A: Tỷ lệ tăng/giảm của giá trung bình 5 ngày so với giá trung bình 20 ngày, lớn hơn 1 là tăng / nhỏ hơn 1 là giảm (có thể dùng hàm ROC để tính toán nhưng vì đây chỉ là minh họa nên tôi chưa tối ưu công thức).
    + Cột B: Giá đóng cửa ngày gần nhất
    + Cột C/D: Giá trung bình 5 ngày và 20 ngày
    + Cột Filter: Lọc những CK thỏa mãn điều kiện giá trung bình 5 ngày tăng 10% so với giá trung bình 20 ngày.

    Kết luận: Như vậy bạn có thể tạo ra 1 mẫu Explorer tùy ý nhưng các bạn phải nhớ, nếu bạn đưa ra yêu cầu sai thì bạn có thể sẽ bị tổn thất về tài chính khi quyết định mua/bán dựa vào mẫu tìm kiếm tự tạo.


    Bài 8: TÍCH LUỸ VÀ PHÂN PHỐI

    § 1. KHÁI NIỆM

    Khi tìm hiểu “Khối lượng giao dịch” (Bài 7), chúng ta đã làm quen với các mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch với hình thái thị trường, xu hướng thị trường và sự biến động giá cả.
    Bài này giới thiệu một khía cạnh khác của sự liên quan giữa khối lượng và giá cả qua chủ đề “Tích luỹ và phân phối”. Đó là những kiến thức cơ bản giúp ta tìm hiểu thêm thị trường, đồng thời hiểu được sâu sắc một số chỉ số rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật – chỉ số lưu lượng tiền (MFI), chỉ số cân bằng khối lượng (OBV).

    I. NGÀY TÍCH LUỸ VÀ NGÀY PHÂN PHỐI
    Trong xu thế tăng/giảm của thị trường sẽ có ngày tích luỹ và ngày phân phối thể hiện qua khối lượng và giá cả.

    • Khi thị trường tăng giá:
    Ngày tích luỹ:
    -Giá tăng mạnh
    -Khối lượng giao dịch nhỏ
    Ngày phân phối:
    -Giá tăng yếu (hoặc đứng giá)
    -Khối lượng giao dịch lớn

    • Khi thị trường giảm giá:
    Ngày tích luỹ:
    -Giá giảm mạnh
    -Khối lượng giao dịch nhỏ
    Ngày phân phối:
    -Giá giảm chậm (hoặc đứng giá)
    -Khối lượng giao dịch lớn

    • Tóm tắt:
    [​IMG]

    II. GIẢI THÍCH

    • Khi thị trường trong xu thế tăng giá:
    -Người có cổ phiếu giữ lại chưa bán vội chờ giá lên
    -Người chưa có cổ phiếu mua vào
    Tình trạng trên khiến cho cổ phiếu trở nên khan hiếm, lượng cầu cao hơn cung làm cho giá tăng mạnh nhưng khối lượng không cao: đó là ngày tích luỹ.
    -Tới khi được giá, người có cổ phiếu bắt đầu bán ra
    -Các nhà đầu tư khác được dịp mua vào.
    Tình trạng trên khiến cho khối lượng giao dịch tăng mạng nhưng giá cả tăng chậm hoặc đứng giá (thậm chí giá giảm): đó là ngày phân phối.

    • Khi thị trường trong xu thế giảm giá:
    -Khi thị trường đang trong xu thế giảm, nhiều nhà đầu tư sợ hãi bắt đầu bán tháo và khi đó lượng mua vào cũng rất ítkhiến lượng cổ phiếu dư bán khá nhiều làm cho giá cả giảm mạnh với khối lượng giao dịch không cao: đó là ngày tích luỹ.
    -Hiện tượng tích luỹ đã trôi qua vài ba ngày vì giá cả bây giờ rất hấp dẫn (do quá rẻ) các nhà đầu tư bắt đầu mua vào khiến cho giá giảm chậm lại hoặc đứng giá (thậm chí có khi tăng giá) với khối lượng giao dịch khá lớn: đó là ngày phân phối.

    • Chú ý:
    -Khi thị trường đang trong xu thế tăng/giảm sẽ bao gồm các ngày tích luỹ và phân phối xen kẽ nhau
    -Thông thường sau 3 tới 5 ngày phân phối xu thế tăng/giảm của giá sẽ kết thúc


    § 2. SỬ DỤNG

    Khái niệm “Tích luỹ và phân phối” cũng như “Hội tụ và phân kỳ” (Bài 7) có mặt tại rất nhiều nơi trong lĩnh vực PTKT. Vì vậy chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi. Một trong những ứng dụng khá gần gũi với chúng ta là: “Phát hiện thị trường chạm đỉnh căn cứ vào hiện tượng phân phối”

    PHÁT HIỆN THỊ TRƯỜNG CHẠM ĐỈNH

    • Nguyên lí:
    -Đỉnh của thị trường là mức giá cao nhất của toàn bộ thị trường
    -Sau khi thị trường chạm đỉnh, giá sẽ giảm
    -Phân tích sự biến động giá cả và khối lượng giao dịch có thể giúp chúng ta phát hiện thời điểm chạm đỉnh để tiến hành bán ra ngay vì khi giá cả và khối lượng đã nói lên rằng chúng đang ở tình trạng phân phối lớn (do các tổ chức đang đổ ra ồ ạt) thì hành động tốt nhất là nên bán ngay mà không cần tới các chuyên gia phân tích (cơ bản hay kỹ thuật) nói gì

    • Phát hiện:
    -Hiện tượng phân phối có các tín hiệu:
    Giá đóng cửa thấp hơn phiên trước
    Khối lượng giao dịch tăng
    Hoặc:
    Giá đứng hoặc thay đổi rất nhỏ
    Khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm trước
    -Nên theo dõi chặt chẽ hai thông số giá cả và khối lượng hàng ngày vì các tín hiệu của hiện tượng phân phối thường xuất hiện bất chợt mà không hề có cảnh báo
    -Nếu “bốn ngày phân phối” kéo dài ra hai, ba tuần xu hướng thị trường sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm
    -Sau “bốn ngày phân phối” nên rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư và nghĩ ngay đến việc loại bỏ các cổ phiếu không mạnh vì sau bốn, năm ngày phân phối, thông thường giá sẽ giảm.

    • Chú ý:
    Luôn nhớ rằng chúng ta có bốn ngày phân phối là thời điểm thích hợp để “bán ra” và đừng bao giờ nghĩ tới chuyện “mua vào” trong thời điểm này

    SỬ DỤNG TỶ LỆ TÍCH LUỸ/PHÂN PHỐI

    • Nguyên lý
    -Căn cứ vào sự theo dõi khối lượng giao dịch 13 tuần trước đó, người ta còn dùng tỷ lệ tích luỹ/phân phối để phát hiện cổ phiếu đang được các quỹ đầu tư lớn mua vào hay bán ra?

    • Phát hiện
    -Tỷ lệ tích luỹ/phân phối xếp theo 5 bậc với những số liệu cụ thể từ a đến e:
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối xuống tới mức a, b: cồ phiếu đang được mua vào
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức c: mua bán cân bằng
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức d, e: cồ phiếu đang được bán ra
    Tra cứu các số liệu cụ thể kể trên ở bất kỳ giáo trình nào về PTCB hay PTKT
    -Nếu chỉ chú ý tới mối liên hệ khối lượng và giá cả (Bài 7), về mặt trực quan chúng ta đã rõ:
    Khi khối lượng tăng và giá tăng: các tổ chức lớn đang mua vào
    Khi khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức lớn đang bán ra


    Tới đây chúng ta đã chấm dứt việc làm quen với những khái niệm cơ bản của Phần I: “Mở đầu” trong “Những kiến thức cơ bản trong PTKT”, bao gồm:
    Bài 1: Đại cương về PTKT
    Bài 2: Vấn đề xu hướng thị trường
    Bài 3: Khái niệm chống đỡ và kháng cự
    Bài 4: Đại cương về các chỉ số
    Bài 5: Đồ thị giá
    Bài 6: Khái niệm về hội tụ và phân kỳ
    Bài 7: Khối lượng giao dịch
    Bài 8: Tích luỹ và phân phối

    Tới Phần II: “Các chỉ số trong PTKT”, chúng ta sẽ làm quen với các chỉ số cụ thể thông qua một đề cương tổng quát:

    • Tính chất và đặc điểm
    • Sử dụng
    • Tổng kết
    Tuy là những chỉ số độc lập nhưng chúng có nhiều liên quan với nhau và liên hệ chặt chẽ với những kiến thức đã được giới thiệu trong Phần I: Những kiến thức mở đầu”.
  7. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0

    46 sai lầm của nhà đầu tư (sưu tầm)
    1. Mua bán quá nhiều:

    Sai lầm lớn nhất là ham giao dịch quá nhiều. Nên nhớ mỗi lần giao dịch là mỗi lần phải trả phí và cuối cùng nhà đầu tư chỉ làm lợi cho các công ty chứng khoán. Một nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean cho thấy 20% nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ giao dịch nhiều nhất chỉ thu lợi nhuận bình quân mỗi năm 11,4% trong khi 20% giao dịch ít nhất lại nâng lợi nhuận hàng năm của họ lên 18,5%. Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả này, nữ giới thường đầu tư giỏi hơn nam giới và một trong những lý do là bởi tần suất mua bán của nữ giới thấp hơn nam giới. Nhà đầu tư hiệu quả nhất là các cặp vợ chồng trung niên, mua bán cẩn thận, ít thay đổi danh mục đầu tư.
    2. Đầu tư dựa vào danh tiếng:

    Trong chứng khoán, nên nhớ nguyên tắc: “Danh tiếng không là gì cả, lợi nhuận là đáng lưu ý, còn dòng tiền lưu chuyển là quan trọng nhất”. Đừng mua cổ phiếu của một công ty chỉ vì bạn thích tên tuổi của công ty này. Felix Meschke nghiên cứu thấy mỗi khi tổng giám đốc của một công ty lên đài truyền hình CNBC, cổ phiếu của công ty này tăng bình quân 1,65% trong ngày đó và vài ngày sau, giá cổ phiếu sẽ sụt về mức cũ. Điều này chứng tỏ nhiều người mua cổ phiếu chỉ vì họ bị tác động bởi hình ảnh công ty trên truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy nhà đầu tư trông chờ lợi nhuận cao từ những ngành họ có cảm tình. Để tránh sai lầm này, nên dựa vào phân tích tài chính khách quan chứ đừng dựa vào cảm tính khi quyết định đầu tư.
    3. Đầu tư theo đám đông:

    Cổ phiếu là một con số giới hạn. Nếu quá nhiều người đổ xô mua một loại cổ phiếu nào đó, chắc chắn giá của nó sẽ lên quá mức giá trị thật. Lịch sử thị trường đã có quá nhiều dẫn chứng cho sai lầm khi chạy theo đám đông mà vụ các công ty dot.com thời bùng nổ Internet là một dẫn chứng vẫn còn nóng hổi. Lúc đó, người ta nghiên cứu thấy một công ty chỉ cần đổi tên để tận cùng có chữ .com là giá tăng ngay 74% dù công ty không thay đổi mô hình kinh doanh. Mua cổ phiếu giá cao không có vấn đề gì nếu sau đó ta vẫn kiếm được người mua lại với giá cao hơn. Vấn đề là chiến lược tìm “người khờ hơn” như thế dẫn đến người cuối cùng “ôm” cổ phiếu ở mức giá cao nhất thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
    4. Không đa dạng hóa “Bỏ trứng vào một giỏ”

    Một trong những sai lầm thường thấy là bỏ hết tiền đầu tư vào một hay hai loại cổ phiếu. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể bù trừ rủi ro ở ngành này bằng cổ phiếu của ngành khác. Nói thì dễ thấy nhưng thực tế rất nhiều nhà đầu tư thỏa mãn với một hai loại cổ phiếu mình thích. Lúc các đại công ty làm ăn gian dối như Enron sụp đổ, nhiều người phá sản theo vì để hết tiền dành dụm cho riêng cổ phiếu này thôi. Đa dạng hóa còn có nghĩa nên dành tiền cho các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu chẳng hạn.
    5. Cứ nghĩ mình luôn đúng:

    Đây là một tâm lý phổ biến vì bản chất của con người là tránh thừa nhận sai sót hay thất bại. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để chặn lỗ. Họ nghĩ khi chưa bán, chưa thể gọi là lỗ và tâm lý con người không ai muốn hiện thực hóa khoản lỗ của mình. Ngược lại, con người cũng có tâm lý muốn bán sớm khi thấy cổ phiếu lên giá mặc dù biết tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhà đầu tư thường gán lỗ cho những lý do khách quan còn lãi là do sự tài giỏi của họ. Nhà đầu tư giỏi phải biết bỏ cái tôi to tướng ra khỏi quá trình mua bán, phải định trước mức mua hay bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào.

    6. Nghe hơi nồi chõ

    Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.
    Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài cán bộ môi giới - tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:
    - Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.
    - Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.
    - Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.
    - Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.
    7. Không có kỳ vọng đầu tư riêng

    Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.
    Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.
    Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số tiền đầu tư.
    Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.
    8. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức

    Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức.
    Điều này sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của các vấn đề tồn tại ở trên.
    Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "bầy đàn."

    9. Không có chiến lược đầu tư

    Ngay khi mới bắt đầu, mỗi nhà đầu tư nên lập cho mình một chiến lược đầu tư đóng vai trò như một khung chương trình đã lập sẵn để giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn sau này.
    Một chiến lược đã được lên kế hoạch kỹ phải bao quát được những yếu tố quan trọng như sự trải dài về thời gian, tính chịu đựng rủi ro, số tiền có thể dùng để đầu tư và những đóng góp có thể cho tương lai.
    10. Đầu tư vào cổ phiếu chứ không phải vào các công ty (đầu tư dài hạn)

    Đầu tư chứng khoán không phải là bạn đang đánh bạc và vì vậy đừng nên đối xử với nó như làm một việc làm “chẳng trúng thì trượt”. Khi bạn đem tiền đi đầu tư, bạn hãy đặt giả sử một số rủi ro nhất định để giúp bạn rải tiền của bạn vào các doanh nghiệp mà bạn tin rằng họ có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong thời kì dài hạn.
    Trước khi bạn quyết định mua một loại cổ phiếu nào đó, hãy phân tích những nền tảng của công ty đó hay của nhóm ngành đó và chắc chắn rằng công ty hay ngành đó có sự bảo hộ tối thiểu từ nhà nước. Bạn đừng nên chỉ nhìn vào giá cổ phiếu tăng giảm từng ngày.
    Việc bạn mua một cổ phiếu nào đó là bởi vì trông nó có vẻ sắp lên giá hoặc bởi vì bạn rất thích các sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó thì không phải là một chiến lược đầu tư đúng đắn.



    10. Đưa ra những quyết định nhằm tránh bị đánh thuế

    Khi bạn có ý thức về việc thuế có ảnh hưởng như thế nào đến những quyết định của bạn thì mục tiêu đầu tiên nên là đưa ra những quyết định đầu tư nền tảng đúng đắn.
    Có một số nhà đầu tư nhằm tránh phải nộp thuế thu nhập chứng khoán họ đã để cho giá trị chứng khoán của một cổ phiếu tốt tăng lên trong tài khoản của họ nhằm có một tỉ lệ bất thường trong toàn danh mục đầu tư của họ.
    Tương tự như vậy, bạn cũng đừng nên giữ lại một cổ phiếu nào đó đến mức nó qua hạn bán một năm chỉ để tận dụng tỷ lệ lợi nhuận thấp giúp bạn chỉ phải đóng thuế thấp. Nếu bạn cứ bận tâm quá về các khoản thuế thì nên tìm một nhà tư vấn về thuế tốt, đừng để những lo lắng về thuế làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bạn.
    11. Những mong đợi phi thực tế

    Sự kỳ vọng đạt được 20 – 25% lợi nhuận một năm chỉ có thể làm cho bạn thất vọng hơn hoặc sẽ phải chịu quá nhiều rủi ro. Theo Hiệp hội Ibbotson, lợi nhuận kép hàng năm đối với các cổ phiếu thông thường trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 2001 là 10,7%, nhưng chỉ còn lại 4,7% sau thuế và do lạm phát.
    Lợi nhuận thu được từ trái phiếu dài hạn mang lại cũng trong thời gian đó là 0,6% sau thuế và lạm phát. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải có một tầm nhìn dài hạn đối với việc đầu tư và đừng có để cho những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn và gây ra cho bạn những sự thay đổi đáng kể đột ngột trong chiến lược đầu tư của bạn.
  8. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết sóng ELLIOTT và dãy số FIBONACCI ứng dụng trong thị trường tài chính
    Dùng sóng Elliot và dải Fibonaci để dự đoán xu hướng giá

    Lý thuyết sóng Elliott
    Nguyên tắc sóng Elliott là 1 trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà 1 số nhà kinh doah chứng khoán dùng để phân tich những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “ Cha đẻ ”của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott ( 1871-1948). Nghề chính của Ông là kế toán và Ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước.
    Theo Ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những con sóng, như hình vẽ bên. Trong đó 1 con sóng cơ bản sẽ có 5 con sóng chủ và 3 con sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1,3,5 gọi là sóng chủ, và sóng 2,4 là sóng điều chỉnh. 2 con sóng điều chỉnh được gọi là sóng ABC.
    Trong mỗi 1 con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo qui luật của lý thuyết Elliott. 1 đợt sóng chủ hoàn chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hoàn chỉnh có 55 sóng.
    Tùy theo độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau :Grand supercycle : sóng kéo dài nhiều thập kỷ, thế kỷ…Supercycle : Vài năm đến vài thập kỷ,Cycle : 1 đến vài năm,Primary : vài tháng đến vài năm,Intermediate : Vài tuần đến vài tháng,Minor : vài tuần,Minute : vài ngày,Minuette : vài giờ,Subminutte : vài phút.

    [​IMG]

    Dãy số Fibonacci
    Dãy số do nhà toán học người Italya Leonardo Fibonacci ( 1175-1250)phát minh ra. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những con số kế tiếp được tạo thành bằng cách cộng 2 số đứng trước…0.1.1.2.3.5.8.13.21.34.55.89.144.233.37 7……
    Điều kỳ diệu xảy ra là : số sau chia cho số đứng trước luôn bằng 1.618
    Số trước chia cho số đứng sau luôn bằng 0.618.
    Số trước chia cho số đứng sau 2 vị trí luôn bằng 0.382
    …và rất nhiều điều kỳ lạ xảy ra khi nhân chia các số trong dãy số Fibonacci.
    Tất cả các con số trong dãy số Fibonacci 1.2.3.5.8.13.21…..và tỷ lệ 0.618 và 1.618 và 0.382 xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong vũ trụ, kiến trúc, xây dựng,….
    Quan trọng hơn với chúng ta, những nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng, ngoại hối…những con số đầy ma lực trên xuất hiện ngay trong thị trường tài chính, nhất là biên độ giao động giá cả…
    Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng, ông nghiên cứu và phát minh ra lý thuyết sóng trước khi biết Fibonacci. Nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lạ : 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở xung quanh các tỷ lệ Vàng 0.618, 1.618, 0.328…do đó có 1 giả thuyết cho rằng Elliott đã ứng dụng Fibonacci vào lý thuyết của mình.
    Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị trường “Bò húc”
    Dưới đây là phân tích 1 con sóng 5-3 điển hình của thị trường tăng trưởng “ Bò húc”…con sóng này vẽ trong thị trường suy thoái “ Gấu ngủ” hoàn toàn ngược lại.
    Sóng chủ số 1 : đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị trường con gấu( suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này các thông tin vẫn đang tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi xảy ra sóng 1 vẫn là thị trường suy thoái.
    Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này không đáng kể. Do đó ít nhà phân tích nhận ra con sóng số 1 này ngay từ đầu.
    -Sóng chủ số 2 : là con sóng sóng điều chỉnh con sóng số 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ thấp hơn điểm xuất phát của sóng 1. Tin tức thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc kiểm tra độ thấp của thị trường. Những người theo xu hướng xuống vẫn tin rằng thị trường vần đang thời kỳ ‘ con gấu’. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm thường nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức sóng 1.
    - Sóng chủ số 3 : thông thường đây là con sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng tăng giá. Khi thị trường bắt đầu nhận thấy xu hướng đi lên do những thông tin phân tích cơ bản tích cực ngày càng rõ nét. Mặc dù có những sóng nhỏ điều chỉnh ngay trong lòng sóng 3, nhưng biên độ sóng 3 tăng lên khá nhanh và rõ nét. Diểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn sóng 1 với tỷ lệ 1.618 lần.
    - Sóng chủ số 4 : đây thật sự là con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 theo tỷ lệ 0.382 đến 0.618 . Khối lượng giao dịch sóng 4 ít hơn sóng 3. Đây là thời điểm mua vào khi nhà kinh doanh nhận biết được xu hướng tiếp theo sau đó là con sóng số 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng số 4 khó nhận biết là sẽ xuống bao nhiêu.
    - Sóng chủ số 5 : Đây là đợt sóng cuối cùng của con sóng chủ. Thông tin tích cực đang tràn lan thị trường. Khối lượng giao dịch khá lớn. Tuy vậy sóng 5 thường nhỏ hơn sóng 3 .

    Điều đáng nói là các nhà kinh doanh không chuyên nghiệp thường mua vào ở thời kỳ cuối sóng 5 vì lúc này thông tin rất tốt. Vào cuối con sóng 5 , thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
    + Sóng điều chỉnh A : sóng này thường bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn rất lạc quan. Mặc dù giá xuống , nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng : thị trường đang trong thế Bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
    + Sóng điều chỉnh B : Giá tăng trở lại và với mức cao hơn đáy sóng A, sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường Bò húc. Đối với người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị đầu vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng chưa chuyển sang tiêu cực.
    + Sóng điều chỉnh C : giá có xu hướng giảm mạnh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng, Hầu như mọi nhà kinh doanh đều nhận ra xu hướng xuống của thị trường Gấu ngủ. Sóng C thường lớn như sóng A, điểm dừng của sóng C thường bằng 1.618 lần đáy của sóng A.
    Thị trường gấu ngủ cũng tương tự, nhưng theo chiều ngược lại…

    [​IMG]

    ÁP DỤNG FIBONACCI :
    Kẻ các đường hạn mức 0.00-- 23,6-- 38,2-- 50,0--61,8-- 76,4 -- 100 từ chân lên đến đỉnh của mỗi đợt sóng để dự đoán xu hướng của con sóng tiếp theo.
  9. chisuks

    chisuks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    SG 3/10/2009
    Hôm nay thứ 7 tranh thủ VNI nghỉ cuối tuần em vào đây spam linh ta linh tinh.

    Chúng ta phải thống nhất một điều rằng bây giờ thời buổi loạn lạc, tranh sáng tranh tối nên 1 ngày các bác nhận được không biết bao nhiêu là thông tin vỉa hè từ internet, người quen...nói chung như một mớ hầm bà lằng chẳng biết đâu mà lần. Và cũng không nên tin tưởng mà mình nên có 1 bộ lọc cho dù tin này xì ra từ một người quen của các bác làm trong "nội bộ" của công ty X,Y,Z nào đó, cái này thì tuỳ trình và quan hệ của mỗi bác. Nói thì đơn giản nhưng là cả 1 vấn đề đấy, mà nếu giải quyết được thì đã giàu to.

    Mục đích cuối cùng của mua bán cp cũng chỉ để kiếm tiền tức mua thấp bán cao, cái này ai mà chẳng biết. Em vòng vo như thế để nói lên 1 câu nói nổi tiếng của 1 ông nào đó bên trời Tây: Không có cổ phiếu tốt, không có cổ phiếu xấu, chỉ có điều cổ phiếu đó có sinh lời cho bạn hay không mà thôi ! Nói đến đây em lại nghĩ đến bản thân mình, có 1 dạo lúc mới chân ướt chân ráo bước vào TTCK, đầu năm 2007, lúc đó CP Ngân hàng đang nóng, đâu đâu cũng bàn tán về cp NH, cụ thể ở đây là ACB, SACOMBANK, em liền múc STB giá 144 (VNI đang trên 1100 điểm), sau đó STB lên 177 em cũng không bán, sau khi STB chia tách em cũng không bán và giữ đến khi về 44 em bán, nói chung lúc đó em mê cp NH lắm, không chơi mã nào hết, em bảo đảm 90% các cụ mới chơi chứng cũng có tâm lý giống em !

    Em nghĩ rất nhiều nhà đầu tư giống như em, có những cp họ không bao giờ đoái hoài, và họ chỉ "mê" một vài cp nào đó trong tầm ngắm của họ và cả một thời gian dài họ chỉ "chơi" những cp đó mà thôi, đến 1 lúc nào đó họ chợt nhận ra nhiều cp khác mà xưa nay họ không thèm đoái hoài tăng đến mức mà họ không ngờ và lúc đó chỉ thốt lên một câu: "sao con này ngon vậy mà lâu nay mình không đề ý nó, biết thế....". Túm lại em muốn nói với các cụ 1 điều: Chúng ta nên yêu tiền hơn là yêu cp. Sự thật là như thế ! Công ty đó có tốt thế nào đi nữa, các chỉ số PTCB có ngon đi nữa, thương hiệu có ghê gớm khắp 5 châu mà khi ta mua vào giá của nó không tăng (chưa nói là giảm nha) thì cũng xem như là đồ bỏ, ngược lại cp đó có lởm khởm thế nào đi nữa, làm ăn thua lỗ te tua, nợ đầm đìa mà giá nó cứ tăng đều đều thì nên yêu nó ! Nếu đưa ra ví dụ về 2 trường phái này thì có vô số cp trên 2 sàn ! Nghe thì vô lý nhưng ngẫm kỹ thì có lý quá đi chớ !

    Với lại có 1 điều các bác mua cp phải xác định là mình đâu tư ngắn hạn, lướt lát hay trung hạn, dài hạn? Chứ xác định đầu tư dài hạn mà mới thấy nó giảm 1-2 phiên đã la lối um sùm là không được đâu nhé !.....

    Em đang viết dở, thằng bạn nó kiu đi nhậu ! sorry các bác, rảnh em viết tiếp !
  10. alohastock

    alohastock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này