Con hàng khó mua nhất TTCK VN hiện nay.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chieunaygiodongve, 25/06/2010.

5984 người đang online, trong đó có 648 thành viên. 21:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16058 lượt đọc và 302 bài trả lời
  1. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    7 giờ 30 sáng: Thức dậy. Nằm trên giường thêm ba mươi phút để cố nhớ lại những gì tối qua. Thường không nhớ ra. Khi suy nghĩ có ngáp và vươn vai nhưng không thò chân ra ngoài chăn. Máy lạnh đương nhiên vẫn mở.

    8 giờ: Vào toilet. Thực hiện những nhu cầu hồn nhiên. Vừa thực hiện vừa hát. Nhạc ngoại quốc, lời Việt là chủ đạo. Cạo râu và kiểm tra lông mũi theo tiêu chuẩn ISO-9002. Chỉ ngoáy tai khi có tắm.

    8 giờ đến 8 giờ 30: Ăn sáng. Mắng con. Khiển trách người làm. Than thở với vợ. Uống thuốc hạ huyết áp. Uống hải cẩu hoàn. Nghe tin bóng đá. Thắt cà-vạt. Mặc comple.

    8 giờ 30 đến 9 giờ: Ra xe. Vừa ra vừa xỉa răng. Vứt tăm qua cửa kính xe. Nhắn tin cho em. Xóa một số tin nhắn của em. Kiểm tra lại lớp keo trên tóc. Ngả lưng và nới khuy áo vest.

    9 giờ đến 9 giờ 30: Vô công ty. Bắt tay đủ ba người. Đọc báo. Mở vi tính xem giá chứng khoán, vào diễn đàn San OTC đàm đạo với anh em vài câu. Cười. Nhún vai. Uống trà. Treo áo vest lên lưng ghế. Ký một số công văn. Uống trà tiếp tục.

    9 giờ 30 đến 11 giờ: Mời đối tác sang quán cà phê trước công ty. Dặn thư ký là đi họp. Quyết định với đối tác là còn phải gặp nhiều lần. Cười bí hiểm khi được hỏi về hoa hồng. Cố gắng khi nói chuyện có pha tiếng Anh và tiếng Pháp. Gật đầu với mấy bàn quen. Tỏ ra nghiêm nghị với những em mới vào.

    11 giờ đến 1 giờ 30: Mời đối tác dùng cơm trưa. Chọn nhà hàng sang, nhưng có hóa đơn đỏ. Uống ba ly bắt đầu xưng cậu - tớ và vỗ vai nhau. Gọi một con cầy hương nhưng chả hiểu nhà hàng dọn con gì. Thề sẽ trung thực. Hứa ký hợp đồng. Nháy mắt khi bàn về phụ nữ. Dùng khăn lạnh lau cả cổ lẫn mặt. Nói to hơn lúc bình thường. Cầm cua rang muối bằng cả hai tay. Mở khuy áo trên. Khen cô thư ký của đối tác đẹp. Nếu cao hứng có thể đọc bài thơ do mình sáng tác. Kể về những chuyến đi Bangkok, tùy theo quan điểm và độ chân tình sẽ quyết định kể từ đâu. Tranh nhau thanh toán. Ôm vai rồi siết chặt tay.

    Từ 1 giờ 30 đến 3 giờ chiều: Ngủ trong salon phòng làm việc. Dặn thư ký không để ai vào. Ngáy to hay nhỏ là tùy loại rượu vừa uống. Khi ngủ thỉnh thoảng có giật mình.

    Từ 3 giờ đến 3 giờ 30: Thức dậy. Rửa qua mặt mũi. Xem lại giấy tờ ban sáng. Gọi thư ký vô khiển trách, cố gắng tìm ra vài lý do. Thư ký nên già để tránh dị nghị. Họp với tay trợ lý thân tín. Dặn nó phone về nhà khi mình đi vắng để nhờ nói lại với vợ một số thông tin đã chọn lọc. Trao đổi vài đĩa phim DVD. Nhờ tìm vài loại thuốc và vài thứ rượu ngâm. Khi trợ lý ra khỏi phòng thì phone cho em, than từ sáng tới giờ quá bận.

    Từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30: Họp các trưởng phòng chủ chốt. Mắng ba đứa, khen ba đứa, còn lạnh lùng với ba đứa. Nhấn mạnh những điều đã nói hôm qua. Kêu mệt và kêu nhức đầu nhưng đứa nào hỏi thăm thì gạt đi. Nhớ những câu quan trọng có đứng lên khi nói.

    Từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30: Ở lại trong văn phòng khi mọi người đang ra về, cố tình để hé cửa. Viết và đọc như điên. Quát ầm ầm trong điện thoại. Khi mọi người đã về hết, phone cho em hẹn cà phê chiều. Lại lướt tiếp qua một số bài viết của các bác trên SanOTC. Ngắm một số em các bác giới thiệu, chuẩn bị tinh thần đề oánh. Xem Hội Chứng, HNSC, SAFC, CKV có hội nào offline thì xin ghé 1 chân lên ngồi hấc mỏ nghe giảng.

    Từ 5 giờ 30 đến 7 giờ: Ngồi với em ở cà phê loại sang. Nói nhiều về tâm trạng, về cảm xúc và nghệ thuật. Tiết lộ rằng mình sinh ra đáng lẽ phải làm nghệ sĩ chứ không hợp kinh doanh, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, giờ mới thấy tiền bạc là phù du. Thở dài kín đáo. Nắm tay nhè nhẹ. Xa xôi về nỗi cô đơn mơ hồ. Đọc một câu trong cuốn tiểu thuyết vừa xem. Bất thình lình nhìn em không nói.

    Từ 7 giờ đến 9 giờ: Đi ăn tối với em. Thức ăn ngon, đĩa nhỏ, phòng kín đáo, rượu vang thơm. Đèn mờ dịu. Kể về thời thơ ấu vất vả. Kể về phim Sắc giới một cách cảm thông. Ngạc nhiên với những điều cổ hủ. Phẫn nộ với những nhỏ nhen. Cau mày khi nghe về tiền bạc. Bao dung khi nói về tội lỗi.

    Từ 9 giờ đến 10 giờ tối: Về nhà. Than với vợ là sắp điên lên vì họp. Ăn cơm nhà nửa chén, kêu mệt rồi thôi. Hỏi qua việc học của con. Đá cho con mèo hai cú. Bặt computer, hỏi thăm 3 người, cười với 3 người. Lên Diễn đàn SanOTC, hỏi 3 câu về 3 mã. Đàm đạo vài câu nữa rồi off.

    Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Vô toilet. Tùy hôm mà ngồi trong đó nhanh hay chậm. Kiểm tra kỹ các dấu vết trên thân mình. Nhìn toàn thân xem bụng đã chiếm bao nhiêu. Ho và khạc. Đánh răng bằng máy. Định xức dầu thơm rồi lại nhún vai.

    Từ 10 giờ 30: Lên giường. Tắt di động. Xóa hết tin nhắn còn sót lại. Đọc báo Thời trang trẻ, không dừng quá lâu ở các trang áo tắm để vợ khỏi nghi. Kêu mệt thêm lần nữa. Ngủ và ngáy đều. Nằm mơ thấy mình còn trẻ.
  2. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thêm một...

    [​IMG]

    Thêm một chiếc lá rụng,

    Thế là thành mùa thu.

    Thêm một tiếng chim gù,

    Thành ban mai tinh khiết.

    Dĩ nhiên là tôi biết,

    Thêm một - lắm điều hay.

    Nhưng mà tôi cũng biết,

    Thêm một - phiền toái thay!

    Thêm một lời dại dột,

    Tức thì em bỏ đi.

    Nhưng thêm chút lầm lì,

    Thế nào em cũng khóc.

    Thêm một người thứ ba,

    Chuyện tình đâm dang dở.

    Cứ thêm một lời hứa,

    Lại một lần khả nghi.

    Nhận thêm một thiệp cưới,

    Thấy mình lẻ loi hơn.

    Thêm một đêm trăng tròn,

    Lại thấy mình đang khuyết.

    Dĩ nhiên là tôi biết,

    Thêm một lắm điều hay

    Trần Hoà Bình
  3. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
    Chuyện người trong cuộc


    Em "chơi" ck từ tháng giữa 3/2007 tức ở ngay đỉnh núi lửa 1176 của VNI.
    Trong 2 năm 2007-2008 em bỏ vào CK 300 triệu, từ lúc VNI 1176 (3/2007) cho đến 31/12/2008 VNI còn khoảng 300, đến lúc này em lõm khoảng 90 triệu tức 30%.
    Từ đầu năm 2009 đến nay (3/2009) em bỏ thêm 100 triệu nữa (VNI dao động từ 250-280), tổng cộng 400 triệu. Đến bây giờ (2/3/2009) hạch toán lại lỗ khoảng 100 triệu tức 25%. Nghe lỗ 100 triệu có vẻ lớn (thậm chí là rất lớn) nhưng nếu nghe lỗ 25% thì không đến nỗi ghê gớm phải không các bác (tự an ủi mình xíu)
    Mình tham gia Thị trường CK từ lúc VNI 1170 đến nay VNI còn 245 (2/3/2009) tức VNI đã giảm gần 85% trong khi mình chỉ lỗ 25%, các bác biết tại sao không? lý do là mình đã bình quân giá xuống, và mình đã rất may mắn số tiền mình giải ngân phần lớn khi VNI đã dưới 350. Cái này viết hơi dài dòng và sẽ có nhiều bác không hiểu, nhưng với những bác nào từng lăn lộn với TTCK thì điều này hoàn toàn dễ hiểu.
    Giả sử 6 tháng sau VNI về 100 tức TTCK đã giảm 95% so với đỉnh và mỗi tháng mình lại bỏ vào CK 30 tr (như năm rồi mình đã làm) thì đến mức VNI 100 điểm mình đã bỏ vào CK tổng cộng 600 triệu, đến lúc đó mình sẽ lỗ khoảng 70%. Lạ chưa? Phương pháp bình quân giá lợi hại ở điểm này !
    Biết lỗ sặc máu mà vẫn nhào vô, thần kinh có vấn đề a' ? có thể ! VNI về 100 điểm chỉ khi Chính phủ bỏ rơi thị trường, lúc này có 2 kịch bản xảy ra:
    1> thị trường sẽ SẬP ! (không còn gì để nói)
    2> VNI về 100 thì TTCK sẽ rất hấp dẫn, vì lúc đó nhiều CP sẽ có giá chỉ từ 1-2k đồng, với mức giá này mà hưởng cổ tức 1-2k (năm 2008 có trên 200 công ty niêm yết trên cả 2 sàn HO và HA trả cổ tức bằng tiền mặt từ 1-5k/cp) thì không còn kênh đầu tư nào hấp dẫn bằng !
    Nhưng mình có 1 niềm tin rằng Chính phủ sẽ không thể để thị trường này CHẾT, vì TTCK chết thì gần 400 công ty niêm yết (là những công ty hàng đầu VN trong mọi lĩnh vực, ngành nghề) cộng thêm hàng chục ngàn công ty chưa niêm yết cũng chết theo, và sẽ có hàng triệu người chết theo (bác nào nắm CP OTC sẽ hiểu điều này hơn ai hết).
    Ở đời không có gì lên mãi và cũng không có gì có thể xuống mãi, vậy đến một lúc nào đó nó cũng phải bật dậy? vấn đề là bao giờ? Bao giờ cho đến tháng 10?
    Vậy một câu hỏi lớn đặt ra là đến bao giờ thì em hòa vốn? Các bác chỉ cần làm một phép tính đơn giản thế này : VNI 100 điểm em lõm 70% tức còn 30% vốn ban đầu, vậy để huề vốn VNI phải tăng gấp 3,3 lần nữa, tức: 100*3,3=330 điểm. Điều này là chắc chắn khi thị trường hồi phục, và có một điểm tựa để niềm tin đó thêm vững chắc là thị trường chứng khoán VN từng đạt đỉnh cao 1176 điểm vào tháng 3/2007, vấn đề là khi nào thị trường hồi phục, điều này phụ thuộc vào sức khoẻ nền kinh tế thế giới và VN? Theo quy luật muôn đời: có thịnh ắt có suy, có suy ắt có thịnh, thì chắc chắn kinh tế TG sẽ hồi phục kéo theo sự hồi phục của kinh tế VN.
    Trên đây là kinh bản khi VNI xuống 100 điểm (có thể nói là kịch bản xấu nhất còn tại sao lại xấu nhất thì em đã phân tích ở trên), còn nếu không xuống 100 thì lại càng tốt !
    Vài dòng linh ta linh tinh, có gì thiếu sót mong các bác bỏ qua, em trẻ người non dạ !
    Bài viết này em viết đầu tháng 3 lúc VNI 235 điểm, "đáy của đáy" TTCK VN mọi thời đại ! Hôm nay 17/4 VNI vuợt mốc 350 điểm tức tăng đúng 50% trong vòng hơn 1 tháng qua ! Bao nhiêu NĐT nhờ con sóng thần này mà "gỡ cả chì lẫn chài" sau chuỗi ngày triền miên thua lỗ, em cũng vậy ! Trong 1 tháng qua, em đã lấy lại tất những gì đã mất ! Cám ơn khủng khoảng ! Vì có khủng khoảng VNI mới có cái đáy không tưởng đó ! Mai này em sẽ nhắc lại cho con cháu về những ngày tháng lịch sử đầy gian khổ nhưng hào hùng mà cha ông chúng đã chiến đấu trong cái thị trường khắc nghiệt nhưng cũng đầy hấp dẫn này !
    ****************
    Hôm nay ngày 25/5/2009 VNI tăng 17 điểm lên 421. Thế là sau chuỗi ngày tm tối ngụp lặn trong thua lỗ em mới biết cảm giác lãi từ "chơi" ck, dù ít thôi khoảng 10%. Tháng 5 này sẽ là một tháng đáng nhớ của đời chơi chứng của em với những ngày tươi đẹp khó quên, trái ngược quan niệm của dân Mẽo về tháng năm ảm đạm với TTCK.
    Sáng nay vừa bật dậy, bật cái máy tính xem DJ đêm qua thía nào, trong lúc chờ máy khởi động em nhẩm tính, từ đáy VNI 235 đến nay 245 (em tính cho chẵn, VNI hôm nay bật là cái chắc), thế là lên tròn 100 điểm, tính ra tăng 45%, một số mã như ITA, SAM, REE, SSI, TDH, HPG, BVS, KLS, HPC...tính từ đáy đã tăng 60-150%, vậy mà đợt rồi em chỉ gỡ gạc được 50% vì nhảy nhót và nhát gan nữa, tiếc thật ! biết vậy lúc VNI 235 bán hết tất cả các mã vào ITA, SSI, BVS, KLS, HPC thì giờ có phải ngồi rung đùi rồi không???? Tại sao? tại sao?

    Em chợt bình tâm và nghĩ lại: Có bao nhiêu kụ trên này và bao nhiêu NĐT ăn được trên 50% trong con sóng này? số này chiếm bao nhiêu %? bao nhiêu người ăn được trên 100%? Có lẽ là hiếm lắm ! Vì những kụ lì đòn và cả liều mạng mới ăn được
    dày như vậy, mà những kụ này có lẽ họ cũng lì đòn chịu trận từ khi VNI còn 1000-1176 chứ chẳng chơi ![​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Nên nếu con sóng này họ ăn dày trên 100% cũng là thành quả xứng đáng họ được đền đáp cho những ngày cắn răng chịu đựng em VNI nó hành hạ đêm ngày, nó vắt kiệt đến những giọt...cuối cùng của KỤ !

    ÔI CUỘC ĐỜI THẬT LÀ CÔNG BẰNG !
    *********************
    Liệu khi VNI phi một mạch từ 235 lên tới bến phà 325 là quá nóng?.
    1. Khi Vni bò lên mốc tâm lý 300 thì khối bà con hô nóng quá, nhiệt quá..vứt hàng chạy thui. Thế thì chỉ 2 ngày sau đó em nó phi tiếp lên 320..Chà tới đây thì nào là VST, HSC..nói nóng quá..kêu bà con xuống tàu gấp. K.ụ thể thì VST nói là VNI sẽ quẹo cổ tét lại 260..trước khi lên tiếp...bằng các ngôn từ như là " một cuộc tháo chạy" Bà mợ nó..mình mới vừa thãy hết hàng ra thì vni lại bò lên 325 points..xem ra còn mạnh mẽ quá. Thế thì ta phải tin ai?.
    2. Liệu thị trường có nóng quá không?. Em xin thưa với các bác. Khi dao đã rơi thì ai chụp nó cũng vấy máu cả. Còn khi mục măng mà đâm lên khỏi mặt đất thì chỉ trong vòng vài ngày là nó lên được cả m rùi. Ai cũng biết điều này rùi mừ?.
    3. Nếu trong vòng vài năm tới ( khi đó VNI có vượt mốc 1000 points, chuyện này không phải là không có..) Thế thì bây giờ khi VNi 325 points liệu ta có nói nó nóng không?
    4. Đa phần các NDT đều gặp lỗi nặng ở chổ:
    a. Tại sao khi VNI tèo thảm về dưới 250 mà ta không mua, bây giờ lại phải mua với mức trên 300. Thôi thì mình chờ cho nó về dưới 300 thì mua vậy. Như thế lại là sai lầm to..vì thời gian đã trôi qua rồi, chuyện hôm nay đã khác với hôm qua. Bây giờ ta lại không mua với cây số 325 pionts vì mấy hôm trước có mốc 300..xúc vào với cây số 325 points ta lại phải mất thêm tiền?. Thế thì giải quyết thế nào đây. Em thưa với các bác một khi nó đã tăng thì không có gì ngăn nỗi.
    b.Giả sử như vài hôm nữa VNI lại tăng lên đến mốc 370..Lại qua từng ngày ta lại chậm chân đứng nhìn thị trường mà sốt ruột vì chưa kịp lên tàu..vì rất lâu cơ hội mới xuất hiện thì ta lại bỏ lở. Em thưa với các bác. Nếu như trong thời gian sắp tới mà VNI lên tới mốc tân lý 500 points thì bây giờ xúc vào cũng còn lãi vật ra đó. Tại vì chúng ta không biết tận dụng cơ hội mà thôi.
    c. Vài tháng trước tết âm lịch thì VNi đang rơi..lúc còn ở cây số trên 400..thì ta lại không bán..vài hôm nữa thì mỗi ngày vni cứ mỗi tèo..ta tự nhủ với lòng rằng..mới hôm qua nó còn 400 points mà ta không bán..bi giờ 380 chẻ lẻ bán sao?. Rùi ta lại ôm, lại vài tuần trôi qua...vni chỉ còn 250 points ..Chà ta lại không bán..t a tự nhủ với lòng là ng.u sao bán..Tháng trước nó 380 kia mà..bi giờ 250 tại sao lại bán. Em thưa với quí bà con là: thị trường quyết định chung bởi đám đông, được quyết định riêng bởi mỗi chúng ta. Khi nó đã tèo thì chẳng có đại gia nào đở nỗi cả!.
    d. Em biết rất nhiều bác thông qua VST này. Tâm lý mà, với lại con người ai chả tham. Ai cũng muốn mua đáy bán đỉnh hết. Trên đời này không mấy ai làm được thế đâu. VD: Các bác cao thủ đã xúc được vòng quanh đáy với chêch lệch 5 %..thì em đoán là khi VNi bò lên 280 points..các bác ấy đã thãy hết rồi và không chừng mới lên tàu lại với giá cao hơn vài ngày gần đây thui.
    e. Riêng cá nhân em thì lên tàu hơi muộn các bác ah. VD: các bác khéo tay thì lên vòng đáy và nhả hàng ở 270..280..thì em lại lên ở cây số 300..và nhả hàng ở mốc kì vọng của em thế thui.
    5. Khi mọi người ai cũng nhận ra là tình hình kinh tế sáng sủa thì VNI đã lên đỉnh rùi. Vì thế mọi chuyện chỉ đang ở mốc bắt đầu. Mục măng chỉ mới ló ra. Vấn đề là bạn gìn giữ nó như thế nào!
    Tận dụng lúc người khác chốt lãi thì mình múc vào. 325 mà so với mốc 1000 chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Có ai tự hỏi một điều tại sao khi vni dưới 300 mà mình không mua?. Khi ấy những ai yêu thích Các mã bank thì cũng có thể múc ACB với mức 32..34 mà, lúc ấy người ta vẫn bán ra ầm âm, phải nói là nếu ai muốn sở hữu bao nhiêu cũng có. Thế tại sao bây giờ mọi người lại chen nhau múc với giá xấp xỉ 40k với lòng mong muốn tột độ mặc dù phải tốn thêm không ít xiền?.
    Tại sao thời gian trước đó khi ta mua ACB với mức giá 30k mà mỗi ngày trôi qua ta lại ăn ngủ không yên...Rồi mấy phiên kế tiếp em nó chỉ lên giật giừ như một kẻ suy nhược cơ thể. Đến khi ta bán rồi..em nó lại phi ầm ầm cứ như là trêu ta..
    Nếu bác nào còn chần chừ trong giai đoạn hiện nay...hoặc không múc vào trong những phiên VNI điều chỉnh thì xem như % lợi nhuận cho chúng ta mỗi ngày mỗi giảm đi. Bởi vì thời gian đã trôi qua, tức nhiên hôm nay nó khác với hôm qua...
    Liệu tình hình có nóng không nhỉ?. Hôm qua 14.04 thì VNI index đã Phân phối ngay trong phiên. Hôm nay NDT chốt lời với KLGD kỷ lục của mọi thời đạ.
    Ai bán đã bán được, ai mua cũng mua được. Nhưng liệu VNI đã kiệt sức?. Em thưa với các bác là chưa hề. Nếu ở thời điểm hiện tại mà VNI ở con số 400 Points may ra phe bán mới dọa được bên mua.
    Tất cả mọi chỉ số kinh tế của Mẽo và châu âu, sau hơn 14 tháng suy giảm liên tục đang dần ươm mầm cho một cuộc khởi đầu.
    Rất nhiều báo đài đưa ra thông tin " Tiền đâu nhiều thế". Không phải cứ có tiền nhiều là thiên hạ đổ vào chứng đâu. NDT cũng ngó trước ngó sau chứ, một cái hoa đang dần đơm thành trái mà ta không chăm sóc thế thì ta phải đợi đến khi nào?
    Thế vậy VNI phải tăng tới đâu mới ngừng?. Em thưa với các bác, em cũng như mọi người. Thị trường được quyết định bởi rất nhiều người, nhưng một khi nó tăng ( cái này phản ánh niềm tin chung của nhiều người..Thì không có gì ngăn nổi cả.
    Vậy ai có ai biết được nó tăng tới bao nhiêu chứ?. Liệu có bao nhiêu NDT đoán được là vni đã tăng tới 347 points ở phiên hôm nay khi vni ở mốc đáy 235 ?. Liệu có bao nhiêu NDT dùng các Software phân tích để dự đoán được đỉnh của VNI với sai số 5 points hoặc hơn, có phải là trên 90 % các NDT đã thất bại với các indicator của mình?. Cuộc đời quả thật nó không dễ dàng đến với hầu hết mọi người kể cả em và phần lớn các bác.
    Vậy ngày mai thì sao?. VNI có thể tăng tiếp và thậm chí là kịch trần không?. Em thưa với các bác..khi mục măng đã ngoi lên khỏi mặt đất và nhìn thấy được ánh nắng ban mai của ông mặt trời, có lẽ nào nó lại không vươn lên tiếp? Với những ai đang có 10.000 tỷ nếu muốn nó xuống thì chỉ có việc đứng nhìn mà thôi, nếu bạn có 100 triệu cổ nằm rãi đều ở tất cả các mã, bạn nhất định đập sàn cho em nó giảm..tôi cam đoan là bạn không làm được.
    VNI 347 là quá nóng ư?.
    Nếu bạn nhìn xuống: (347 / 235) = 47.7 5. Chỉ số trung bình đã tăng xấp xỉ 50 % rùi còn gì. Nhưng em xin thưa với các bác là không hề nóng tí nào nếu ta ngó ngược cái đồi gần trở lên ( 347 / 550) = 0.63 % ; VNI hiện tại chỉ bằng 0.63 % so với con số 550!. Ôi thế thì mà làm sao mà nóng được chứ.
    Thế thì thời gian sắp tới ta giải quyết thế nào? Em thưa với các bác chỉ cần DJ phi thêm 300 Points so với mốc 8000 để lên 8300 thôi ..thì VNI bắt buộc phải lên con số chí ít là 400 points. Đến thời điểm này thì ta múc BBT cũng kiếm được cở 10 % là chuyện thường.
    Thế chúng ta có quá tự tin và lạc quan quá không? Các bác thử tìm lại lịch sử xem. Có ai đã tìm được một cái khoảng thời gian nào mà chỉ số chung của cả 2 sàn tăng một lúc xấp xỉ 50 % và dường như không ngừng nghỉ?
    Hiện tại chỉ mới trôi qua khoảng 3 tuần khi mọi người còn lo âu, sợ sệt. Vậy thần thánh gì mà VNi tăng kinh thế, trong khi với cùng 3 tuần đó liệu kinh tế có tăng trưởng tương đương?. Em thưa với các bác, làm sao mà nhanh thế được ạh. Giá của chứng nó thể hiện sự kì vọng ở tương lai. Vậy nhở em bán ở 300 rùi thì VNi có quay lại mốc đó để em vợt hàng nữa không?. Ui làm sao em biết được. Vì thời thời gian đã trôi qua. Hôm nay nó khác với hôm qua.
    Mốc cao nhất trong các ngày qua nó đạt 8057 point. Hiện tạo DJ chỉ lưỡn vỡn quanh mốc 8000. Chỉ cần không có tin xấu thêm ( có một ít tin tốt càng hay). Thì khả năng up thêm 100..200 thì là chuyện nhỏ..vì đó là xu thế . Khi đó nó chính thức phá hẳn cái mốc 8000 ( hơi bị cứng) một lần nữa với một lực mạnh mẽ. Thì có lẽ nó thể nó sẽ không quay trở lại nữa và đương nhiên đó sẽ là cú hích bay bổng với em vờ ni của ta. KLGD hôm nay đạt 1.500 tỷ đồng, VNI không có lý do gì mà không tằng tằng lên 400 points cho những ngày sắp tới thì sẽ qui đổi được không dưới 1800 tỷ. Chú các bác trên tàu may mắn. Đương nhiên là thế. Buy and Hold ...
    Không nên nghe các "chiên da" nói, chỉ nên nhìn các "chiên da" làm (khối lương giao dịch)
    Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thây đổi!
    Lắm kẻ đang đấm đầu tự hỏi: M.ị.a, chuyện gì đang xảy ra trên cái TTCK này? tiền, tiền đâu mà lắm thế? Một ngày giao dịch 1500-2000 tỷ chứ ít gì, tiền ở đâu ra, sao cứ cái trò NHỒI - HÚT - XẢ này làm hoài vậy mà vẫn hiệu nghiệm? Tại sao? Tại sao? đang vò đầu bứt tai, đấm đầu tự hoị thì VNI nó lại phi, mất M.I.Ạ cơ hội kiếm ăn 20-30-40-50-60%/2 tuần ! Đau ! đau lắm chứ !
    **************************
    Có một điểm khác biệt rất lớn của TT ở thời điểm hiện tại so với năm 2008 đó là: Dù TT lên hay xuống nhưng hầu như ít có tình trạng NÓNG LẠNH thất thường, mà luôn luôn có xu hướng UP (nóng dần đều) , TT luôn có tính thanh khoản cao và chưa thấy có hiện tượng trắng bên MUA ....
    ĐÓ là những tín hiệu của một TT UP CHÉN ..........
    UP nhiều, tất sẽ có hiện tượng chốt lời .... Nhưng đó là hiện tượng rất bình thường và rấttuw tốt cho TT đi lên .
    Những Ai đến lúc này vẫn còn nghi ngờ sự PHỤC HỒI của TTCK thì đó là một đáng tiếc cho họ .
    Không có cơ hội nào tốt hơn !
    **************************
    Gió đã lên buồm căng dồn phía trước,
    Cứ ra khơi không biết được hay không ?
    Chài hãy quăng bên phải mạn thuyền lòng.
    Dù biển đời thật mênh mông nguy hiểm !
    Sóng cứ vỗ như ngàn quân thiện chiến !
    Vững tay chèo , lướt sóng, tiến ra khơi.
    Vững niềm tin quăng lưới bắt cá người.
    Không ngần ngại, dù cuộc đời gian khổ !
    Có những lúc đầy cuồng phong giông tố.
    Có những lần sóng vỗ thật lao đao.
    Kiên tâm, khiêm ngượng, ngước trời cao.
    Ngài Vni nhìn giống giống " cái cốc uống bia " . Đã nhú lên một đoạn tay để cầm cụng ly sau khi vượt qua 322.5. Cái tay này còn được nối dài , dài nữa .....
    Từ gần 4 năm ( 20/9/2005 ) đến nay , bây giờ mới thấy lại hình ảnh " Cốc ***g trong cốc " của ngài Vni và rất nhiều các mã cổ phiếu khác.
    Tất nhiên
    Trong xu hướng giảm có bật tăng để giảm tiếp - Trong xu hướng tăng có giảm nhẹ để tiếp tục tăng.
    Thật là ngoạn mục !

    **************************
    Được trích từ bài được gửi bởi: killer507411264
    Tại sao thị trường CK lại nóng như này. Mình không hiểu? Mình đang là sv đại học năm thứ 2 học nganh tài chính ngân hàng. Sau khi được nghe thầy giáo dậy môn lý thuyết tài chính tiền tệ. Thầy giáo khuyên nên tham gia CK. Mình thấy thich và xin tiền gia đình để chơi. Mình tham gia được gần 1 tháng rồi. Mình không thể hiểu nỏi tại sao thị trường lại nóng đến như vậy. Các công ty CK làm ăn thua lỗ , khả năng quý I vẫn thua lỗ. Mà tại sao tăng trần cao như thế. Liệu có tổ chức nào đang muốn đẩy giá thị trường lên không? Hay cá nhân nào đó. Tuy mình tham gia có lãi chut ít. Nhưng đã bán đi rồi thấy cũng tiếc thật khi bán sớm. Nhưng bây h mình không giám mua nữa. Vì chắc đợt điều chỉnh này giảm nhiều lắm nhi? Dự doán thứ 4 điều chỉnh giảm?
    Tại sao? Tại sao? và tại sao? Hãy tự tìm hiểu và trả lời sẽ là bài học tốt nhất cho bạn. Không một ai không mất học phí cả bạn ạ. Thị trường sẽ dạy ta tất cả. Hãy nhớ câu này khi tham gia : Thị trường luôn đúng và chỉ có chúng ta là sai thôi.
    Chúc bạn thành công trong đầu tư chứng khoán.
    **************************
    (Trích Nhật ký của 1 trader ngày 3/4/09 )
    Lẽ ra hôm nay là 1 ngày bình thường, các cổ phiếu lên trần và những cái đầu nóng lao vào khớp lệnh...Nhưng điều không bình thường trong 1 ngày bình thường lại đem đến 1 phiên giao dịch thú vị...
    Tối qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về 1 kịch bản ngày mai, với tôi, không quan trọng thị trường sẽ đi lên hay đi xuống, mà quan trọng là nó diễn ra như thế nào...
    Nhưng hôm nay nó đã diễn ra, tuyệt vời hơn cả mức tôi có thể tưởng tượng. Ở công ty tôi, các trader dường như đều không giữ được bình tĩnh khi chứng kiến hàng chục lệnh mua 19,9k STB nạp vào thị trường. Chưa hôm nào tôi hưng phấn đến thế, rồi tôi bị cuốn vào cuộc chiến STB lúc nào không hay. có cảm giác đây là 1 trận đấu tăng, 1 trận đánh chiến lược ở Stalingrat hơn 65 năm về trước.....

    ---------------------***----------------*****------------

    ( Trận đánh Stalingrat giữa Hồng quân liên xô với phát xít Đức cho đến nay là trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, với hàng triệu binh sỹ tham gia chiến dịch, sau hơn nửa năm, Hồng quân Liên xô với sự chỉ huy của Nguyên soái Ziu cốp đã đẩy lùi hơn 2 triệu quân Đức, buộc Quân Đức chuyển sang thế phòng ngự rồi thất bại trên khắp các mặt trận) Giờ thì tôi chứng kiến 1 trận đánh ở trên bảng điện tử, hoành tráng và quyết liệt, 1 trận đấu tăng thực sự - và sau trận đánh ấy, chênh lệch lực lương nghiêng hẳn về Bên Mua...
    Tôi biết đường tới Berlin còn xa, nhưng tôi vẫn có 1 niềm tin vào thắng lợi, với tôi, 360 điểm chưa phải là đích tới cuối cùng, mà ở đó, mới là sự khởi đầu !
    Dù sao thì tôi cũng đã dự đoán trúng, có thể là ăn ốc nói mò, nhưng tôi hài lòng với 2 tr STB của NN bị tiêu diệt...và tôi có 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi, trước khi trận chiến lại bắt đầu trong tuần sau.....
    - Không nghe đài địch + không dịch thơ Tầu !
    **************************
    Chúc mừng ae đội thu gom giày dép đã làm việc vất vả mấy ngày trước. Hôm nay xu hướng uptrend đã quá rõ ràng, đây là phần thưởng xứng đáng cho ae.
    Xin nhắc lại 1 lần nữa, hiện nay tau đang chở giày dép của anh em đã thu gom đi xuất khẩu với tốc độ 310km/h và sẽ tăng tốc lên 325km/h. Nên anh em cần cẩn thận không kẻo bị kẻ gian móc túi & rơi vãi giữa đường ...tàu sẽ không dừng lại để rước ae đi được, mong ae nắm giữ chặt hàng của mình.
    *************************
    Có 4 luồng tiền đang đổ vào TTCK:
    1> Tiền tiết kiệm thay vì gửi NH nay ls thấp quá nên đổ qua chứng.
    2> Đáo hạn TPCP (cái này ít kụ biết nè)
    3> Các NH (ông này đang dư tiền nhiều lắm), tổ chức bắt đầu giải ngân, và chính ông NH cũng cho repo nữa (số này rất đáng kể)
    4> Các NĐT Vàng,BĐS, và nhiều NĐT mới nhảy vào TT
    Vô tư đi các kụ, xả bao nhiêu cũng sẽ bị nuốt hết !
    **************************
    Có nhiều người tháyđau khổ và tỏ vẻ "khó hiểu" khi TTđi lên mạnh mẽ.Điều này cũng lại xuất phát từ lòng tham, tham khi hiện thực hóa lợi nhuận quá sớm, tham khi không mua vào vì cứ hy vọng là TT sẽ xuống thấp hơn giá mà họ đã bán ra. Nhưng thực tế, khi TT đi vào UP Trend thì càng chờ lại càng mất hy vọng, bán rồi, mua chậm ngày nào lại phải mua giá cao hơn ngày ấy.
    Tốt nhất là đừng tiếc nữa, vì sẽ không mua giá cũ được nữa đâu. Và đừng nhìn vào tuần sau hoặc ngày mai nữa. Cứ mua vào rồi đợi đến tháng 6 rồi hãy tính chuyện bán ra thì kiểu gì mà chẳng lãi to
    **************************
    Bây giờ là 9h45' ngày 3/3/2008, tình hình CUBA đang rất căng thẳng. Một dòng máu đỏ tuôn đổ trên các chiến trường HOSE và HASTC. Tôi là một NĐT nhảy vào khi thị trường đang nóng - VN-INDEX 1100 điểm, rồi xuống 1000 tôi lại tiếp tục mua vào, rồi xuống 900 tôi vẫn tiếp tục mua vào, xuống 800 tôi vẫn tiếp tục mua vào, mỗi lần VN-INDEX thiết lập một đáy mới tôi lại có niềm tin mãnh liệt rằng thị trường không thể xuống sâu hơn và tôi luôn ước ao giá mình có 10 căn nhà mình sẽ đem cầm ngân hàng và đổ hết vào chứng khoán thì sau vài tháng sẽ lãi to, tôi lại thầm tiếc cho nhiều người có lắm tiền mà sao lại bỏ lỡ cơ hội làm giàu từ chứng khoán mà lại đem đi gửi vào ngân hàng với lãi suất không bù nổi lạm phát. Thế rồi một ngày VN-INDEX xuống gần 600 (lúc VN-INDEX 1170 nếu nói sang năm 2008 có ngày VN-INDEX về 600 chắc người ta sẽ bảo mình bị chập mạch) tôi mới ngộ ra: may quá mình mà có 10 căn nhà thì giờ đã tự tử rồi chứ không còn ngồi đây mà viết những dòng này.
    Cũng cần nói thêm tiền mình đầu tư chứng khoán là tiền nhàn rỗi nên mình đã xác định đầu tư lâu dài và mình có một niềm tin rằng sẽ có ngày Việt Nam là một Trung Quốc thứ 2. Lịch sử luôn có những trùng hợp ngẫu nhiên có điều kiện.
    Bây giờ mình đã cạn tiền nhưng mỗi tháng mình lại dành dụm được một số tiền "tàm tạm" mình lại đổ vào chứng khoán. Những tháng ngày dài VN-INDEX trượt dốc thê thảm mình luôn mang 2 tâm trạng trái ngược nhau: Muốn VN-INDEX lên (giống như bao NĐT trên trái đất này) trước tiên là để bớt lỗ, sau là tài khoản của mình ngày càng dày thêm nhưng ở một trạng thái ngược lại mình lại muốn VN-INDEX xuống thật sâu, 100 điểm là tốt nhất để mình gom vào (vì mình có niềm tin một ngày nào đó trước năm 2010 VN-INDEX sẽ đạt 1600 điểm hoặc ít ra cũng hơn vài lần con số 100).
    Mình biết nói ra điều này sẽ làm nhiều bác trên đây phật lòng nhưng mình nghĩ cũng có nhiều người mang tâm trạng giống mình. Viết ra là để chia sẻ, mong mọi người lượng thứ.
    PS: Bài viết này em viết cách đây một năm đã đăng trên diễn đàn sanotc.com
    **************************
    Thị trường OTC - một năm nhìn lại :
    1 năm về trước:
    Cũng vào ngày này năm trước, gần 30 tết, cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bước vào cao trào bùng nổ. Cổ phiếu ngân hàng Phương Nam được rao bán với giá 18.000 đồng/cổ phần, cổ phiếu ngân hàng VPBank giá 12.000 đồng / cổ phần, tương tự, Habubank giá 15.000 đồng, Đông Á giá 20.000 đồng, Eximbank giá 15.000 đồng/cổ phần, Khi đó, muốn mua hay bán 1 loại cổ phiếu, đều rất khó khăn chứ không dễ dàng như bây giờ. Cổ phiếu thanh khoản không cao, phải có người quen trong HĐQT may ra mới sở hữu được một tờ cổ phiếu.
    Người mua thấp thỏm chờ đợi , với 1 niềm hy vọng duy nhất là cuối năm lĩnh cổ tức của ngân hàng ở mức cao hơn lãi suất tiết kiệm. Tất cả chỉ là vậy....
    Thế rồi, các ngân hàng công bố mức lợi nhuận khả quan: VPBank thoát khỏi kiểm soát đặc biệt, Phương Nam bank công bố tin tăng vốn lên 350 tỷ đồng, Eximbank, Techcombank cũng đều lãi lớn, chia cổ tức ở mức cao và công bố lộ trình tăng vốn lên 500 tỷ đồng.....Sau tết, cổ phiếu thực sự bùng nổ, liên tục bứt phá với mức giá chóng mặt.
    Phương Nam bank trong 1 tuần nhanh chóng tăng lên ngưỡng 24.000 - 25.000 đồng/cp, một số cổ phiếu khác, lần đầu tiên góp mặt như An Bình Bank với giá 1.2 cũng tăng lên 1.4, Eximbank và Techcombank xác lập mức giá mới khoảng gấp 2.5 lần mệnh giá , đặc biệt, cổ phiếu Sacombank được giao dịch với khối lượng lớn, gấp 3 lần mệnh giá, một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất vào hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2006.
    Thị trường bắt đầu sôi động với sự góp mặt của cổ phiếu các nghành công nghiệp khác như IPO nhựa Tiền phong, cơn sốt mua trái phiếu Vietcombank với giá 1.3, cổ phiếu PVD góp mặt sau đó ít lâu chủ yếu dưới dạng hợp đồng uỷ thác của PVFC, nhà đầu tư được vay tới 70% với giá ưu đãi chỉ 12.000 đồng -13.000 đồng /cp....
    Cổ phiếu công ty chứng khoán duy nhất có được sự quan tâm của giới đầu tư mang cái tên quen thuộc - SSI.
    Khi đó, vốn điều lệ của SSI mới chỉ có hơn 60 tỷ đồng, với giá giao dịch bình quân khoảng 23.000 - 25.000 đồng.
    Giữa tháng 3, đầu tháng 4, thị trường bắt đầu đón nhận cổ phiếu PPC (14.000 đồng ) , VIPCO, VITACO, và đặc biệt là cổ phiếu SJS với mức giá 35.000 đồng/cp, FPT với giá chưa chia tách tương đương 45.000 đồng/cp.
    Bước sang tháng 5, một loạt cổ phiếu OTC bước vào giai đoạn suy thoái sau hơn 3 tháng liên tục tăng nóng. Giai đoạn này kéo dài tới tận tháng 7, đầu tháng 8 mới có dấu hiệu phục hồi trở lại.
    Cuối năm 2006, thị trường OTC thực sự bùng nổ trở lại, với sự tham gia của hàng chục công ty lên sàn niêm yết, kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng và công ty chứng khoán,có khi chỉ trong 1 tuần lễ, nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận gấp 2-4 lần số vốn bỏ ra.......
    Những người còn ở lại:
    Hiện nay, có thể chia các nhà đầu tư trên thị trường thành 3 lớp người căn cứ vào thời gian đầu tư trên thị trường.
    Một là, những người ra nhập thị trường từ lúc sơ khai: 2001 - 2004: Giai đoạn 2005 - 2006, và giai đoạn từ tháng 8/2006 trở lại đây.
    Phần lớn, 2 thế hệ đi trước đều thu được thành quả rất khả quan, và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Thế hệ thứ 3 cũng vậy, họ chấp nhận mua cao, hy vọng bán ra với giá cao hơn cho lớp người đến sau : lớp người thứ 4 sắp hình thành sau tết , khi Vnindex ở mặt bằng mới hơn 1000 điểm ?
    Giờ đây, chứng khoán trở thành mốt thời thượng , thành câu chuyện không thể thiếu trong tất cả các buổi gặp mặt đầu năm. Người viết bài này cũng thật sự bất ngờ, bởi trong 1 nhà hàng chỉ có 5 nhóm ngồi ăn , thì 4 bàn còn lại đều nói chung 1 chủ đề về chứng khoán. Từ bà ghi số đề trước cửa, đến công nhân, , quan chức, tất cả đều trở thành chuyên gia, thao thao bất tuyệt về ông giám đốc A, bà chủ tịch B, công ty X năm nay lợi nhuận thế nào, thua lỗ ra sao...
    Thời kỳ mà các lớp học chứng khoán đông nghịt người, thời kỳ của người lao động trong công ty bỏ nghề, trốn việc lên sàn chơi chứng khoán, thời kỳ đổi vàng, đô la ra tiền Việt để chơi cổ phiếu, tình hình mà chính phủ bảo giá cao, nhà đầu tư còn lo rằng còn thấp, thời kỳ mà đầu năm vốn chỉ 60 tỷ, cuối năm tăng lên 1000 tỷ đồng, thời kỳ lấy thịt của cổ đông đi trước, chia tiếp cho người đến sau, thì cổ phiếu còn tăng mạnh, xe hơi còn được mùa thắng lớn.....
    Những dự báo trong năm 2007:
    Kinh tế VN còn tiếp tục tăng trưởng mạnh, thì thị trường còn phát triển, còn là kênh đầu tư hấp dẫn của 1 bộ phận các nhà đầu tư, tuy nhiên, tôi chỉ xin nêu ra 1 vài hiện tượng trong thời gian gần đây:
    1. Các công ty IPO đều ở mức giá rất cao, nhiều cổ phiếu IPO vượt cả giá trị thực , như PVI, CADIVI, Hiệp Phước......
    2. Nguồn tiền của XH đổ vào thị trường ngày một nhiều, nhưng cuộc chơi của các nhà Đầu tư cá nhân dần nhường chỗ cho các tổ chức tài chính, các quỹ Đầu tư....
    3. Tâm lý bày đàn, mua cổ phiếu dựa vào giới thiệu của bạn bè, người quen, vào tin đồn....sẽ đem đến việc thua thiệt cho 1 bộ phận không tránh khỏi của nhà đầu tư
    Cuối cùng, chúc các nhà đầu tư 1 năm mới thịnh vượng, hạnh phúc và sức khoẻ........
    **************************
    M.Ị.A mấy thèng cu spam "quậy" các fo rùm tưng bừng, mượn tạm bên này để viết bài nhé.
    A mày biết thế nào chính phủ của Obama cũng sẽ để cho General Motors (GM), hãng xe hơi lớn nhất của Mỹ, và có thể Chrysler, hãng xe hơi lớn thứ 3 của Mỹ, chuẩn bị "ký bút" vào chương 11, cách nói hoa mỹ của người Mỹ tức là tổng kết các món nợ và tiền mặt tài sản hiện có để các cổ đông lớn có thể vào tiếp quản, tức là hiện tượng thay máu mới và nói nôn na là phá sản. Hãng GM này chuyên trị sản xuất xe hơi loại lớn ngốn xăng nhiều, ko cạnh tranh được với Toyota, Honda của Nhật trong năm 2008 vì giá xăng dầu lên khủng khiếp. Và năm 2009, khi nền kinh tế đi xuống làm giảm nhu cầu mua xe của đại đa số gia đình Mỹ nên phá sản là điều dĩ nhiên.
    GE sẽ được xẻ làm 5,7, thậm chí 10 hay 20 công ty bằng những cty con của nó, chẳng hạn như Sacombank có những công ty con của nó như là cty chứng khoán, rồi cty bất động sản rồi cty chuyên giao dịch vàng...vv.. những cty nào làm ăn có lãi thì sẽ vẫn tiếp tục giữ, còn ngược lại những mảng kinh doanh nào làm ăn thu lỗ thì phá đi làm mới lại. Nói nôn na là các dòng xe lớn, ngốn xăng nhiều, xả khói nhiều, ko thân thiện với môi trường thì sẽ bị cho ra rìa. Trong quá trình chuyển đổi này sẽ có sự kiểm tra gắt gao của chính phủ đương thời Obama, và như vậy sẽ ko có nhiều nhân công thất nghiệp, và sẽ không có sự ảnh hưởng lớn nào cả.
    Chính phủ của đảng Dân Chủ Obama (Hoa Kỳ luôn luôn có 2 đảng lớn nhất đối đầu nhau, đó là Dân Chủ và Cộng Hòa) thiên về xã hội, và người nghèo nhiều hơn nên nhúng tay rất mạnh, can thiệp vào nền kinh tế một cách sâu rộng. Họ sẽ làm tất cả khả năng có thể như in tiền, bán vàng (Mỹ còn giữ hơn 8 ngàn tấn vàng) để vực dậy nền kinh tế vốn đã quá rời rạc 2 năm liền. Thị trường chứng khoán Mỹ hỗn loạn là cả thế giới hỗn loạn. Vì vậy họ sẽ làm mọi cách để ngăn cản điều xấu nhất có thể xảy ra.
    Mở đầu phiên giao dịch chứng khoán sau ngày nghĩ lễ Phục Sinh, nghe tin GM sắp phá sản thì bà con cô bác bán cổ phiếu ầm ầm. Lúc 10h sáng Dow Jones Composite Index xuống 130 điểm, tức là 1.4%, xuống dưới ngưỡng cửa 8000, một ngưỡng cản tâm lý rất mạnh. Mặc dù có sự xả hàng lớn của các cổ phiếu thiên về sản xuất như GE, Boeing, nhưng các cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng thì lại tăng mạnh, điển hình là Bank of America tăng 15.39%, CitiGroup tăng 24.67% , JP Morgan 2.9%, Goldman Sach 4.68%, Well Fargo .31%, sau khi đã tăng 19.35% vào phiên giao dịch trước. Bây giờ đóng cửa, thị trường lại lên trên 8000 điểm, quay đầu lên, vẫn còn chỉ số đỏ nhưng tức là tin xấu nhất đã ko còn làm cho giới đầu cơ lo ngại. Suy ra là thị trường đã là đáy của khủng hoảng.
    Đó là Mỹ, còn Việt Nam là gì. Thủ tướng ***************, trong kì họp mới nhất có ví von là, nguyên văn "Sau khủng hoảng, khoảng đầu năm 2010 là kinh tế đã phục hồi. Hết đêm thì trời sẽ sáng, lại còn sáng hơn ngày hôm trước", và Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng lạc quan: "Tháng giêng là đáy của quý I. Nhưng quý I đã là đáy của cả năm. Chúng ta đã nhận thức đúng tình hình nên tốc độ phục hồi sẽ nhanh. Các nước khác cồng kềnh hơn chúng ta, tốc độ sẽ chậm hơn. Còn Việt Nam , quy mô nhỏ gọn hơn, lại hội nhập chưa sâu nên tốc độ phục hồi sẽ đi nhanh hơn các nước, kể cả Trung Quốc" (1). Việt Nam cũng sẽ làm mọi cách để vực dậy nền kinh tế. Đó là quyết tâm của chính phủ. Bởi vậy nên các đại gia đã tung tiền mạnh trong những phiên giao dịch gần đây để gom hàng.
    Phân tích vĩ mô rồi bây giờ đến vi mô. SSI cùng với SAM và STB là những cổ phiếu mạnh nhất sàn HOSE. Khi tất cả các cổ phiếu khác đi xuống thì tụi nó chưa chắc đã đi xuống. Chú "anhphast" vào forùm SSI hét hô tèo một cách cật lực,và trong tuyệt vọng vài ngày nay để hòng có một vé lên tàu 5 sao "Golden Star", nhưng ko được đành phải đón xe dù BBC, chạy từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng đến Phan Thiết bị chủ quán cơm lấy hàng rào B40 vây lại, nhốt vào trong ép mua một xuất cơm 50 ngàn nhưng toàn rau la rau. Tội nghiệp cho chú anhphast nhà ta.
    Theo phân tích kỹ thuật thì VN Index đang bước vào đồ thị hình chữ W, hiện giờ đang là đáy ở bên phải nên sẽ còn đi lên theo phương thẳng đứng. Bởi vậy đối với những cổ đông nhỏ lẻ a mày đã nói hết lời, đừng chạy tới chạy lui có ngày mất mạng. Cứ ngồi im giữ chặt SSI. Cứ ở trên tàu 5 sao này, đừng bỏ vé của mình mà đi rồi đứng dưới tàu hò hét nhảm như chú anhphast nhà ta thì mệt lắm. Gần ngày lễ 30/4, ngày toàn thắng của dân tộc rồi mà phải ra đường bắt xe dù về thăm gia đình, ôi tội nghiệp làm sao. Trước khi về bến a mày sẽ thông báo cho mọi người xuống một cách có trật tự. Mình đi du lịch nên tỏ ra lịch sự, lịch sự, ko chen lấn xô đẩy nhau. Các chú sẽ có cảm giác lân lân, lân lân ngất ngây ngất ngây cho một chuyến du lịch dài và tốt đẹp.
    [/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đời chơi chứng của em nó kỳ lạ lắm, giữ cổ phiếu cả năm nó éo chịu lên, hết kiên nhẫn với nó đành bán quách cho nó rảnh cục nợ, cứ mỗi lần bán xong là nó phi tức thì, có khi hôm nay bán mai nó phi một mạch chục phiên, lúc nhận ra cơ hội thì đã muộn không cách gì chen lấn nỗi mấy thằng SUMÔ, điển hình gần đây nhất là con PJT, VNA, HLA, SD2. Cạc đây 2 tuần em giữ 20k con DXV, 10k con SBT, thị trường phi như điên mấy con em giữ nó cứ lình xà lình xình, éo chịu lên mà nó còn xuống mới đau, thế là em bán bớt 50% mỗi em, trước khi bán em nghĩ đến cái huông, xem tao bán xong mày có chịu lên không thì bảo? Nó lên thật các kụ a', bữa đó em bán 10k DXV giá 7,6 - SBT giá 8,2. Quả là thiêng thật các kụ a', sau đó 2 con này phi một mạch 8-10 phiên CE. Sáng nay thấy con VSP lình xình ghét quá, bán 1000 lấy hên ! Các kụ chờ xem nhé ! [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lòng tham vô đối ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]VSP:[/FONT][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Em có nói một lần rồi, đa phần các kụ "chơi" em nó ai cũng muốn ăn dày 50-500% (Nếu không thì đã không vào em nó, trên sàn thiếu gì em làm ăn tốt mà giá thấp lè tè), mà lợi nhuận nhiều thì rủi ro cao thôi, điều đó là đương nhiên ! Cái gì cũng có đánh đổi các kụ a' ! [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Em múc em nó giá 45,5 và lăn chốt đến nay, hôm bữa rung lắc em lại nhập thêm kha khá em nó giá 34, sáng nay em lại nhập tiếp giá 33,7, nếu thứ 2 lình xình em lại múc ! Em chưa hề xả 1 cổ nào em nó ! [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Khi có tin BCTC Q1/2009 - ngay sau buổi chiều thứ 5 đen tối ấy (23/4) em cũng khá sốc, thì sáng hôm sau bà con tranh nhau xả kịch liệt nhưng sự đời đâu có đơn giản thế, tin xấu thì ai cũng biết, ai cũng tranh nhau xả thì ai mua, ngay buổi chiều hôm đó em đã nghĩ là sáng hôm sau không thể khớp quá 30k, vì ai cũng khôn thì ai dại, mới sáng sớm lù lù 1 đống xả sàn thì dại gì mà mua, ngày mai, ngày mốt mua có phải rẻ hơn không? thế mà buổi sáng hôm ấy khớp 200k cổ ! Ngay lúc đó trong em le lói 1 tia hy vọng nhỏ nhoi và cũng tự an ủi mình là "không tồi tệ" như mình tưởng ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Xin nói thêm: trong những giờ phút dầu sôi lửa bỏng đó em vẫn quyết không xả 1 cổ không phải vì em ấm đầu đâu ạ ! mà em biết chắc có muốn xả cũng không thể chen chân nổi với mấy con cá mập ! Em biết chắc 1 phiên,2 phiên, 3 phiên có chen chân lấn em cũng không thể xuống tàu, có thể phiên thứ n chen lấn em sẽ xuống được tàu nhưng em biết chắc một điều: thân phận củ khoai như mình xuống được tàu thì cũng là lúc nó quay đầu ! Và mình sẽ bán đúng đáy ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Ngày kế tiếp vừa mở mắt đã có trên 1 triệu cổ tranh nhau xả giá sàn nhưng hết phiên cũng chỉ khớp 120k, ngay buổi trưa hôm đó em nhận được tin một người quen đại ý sẽ có "kịch hay" vào ngày mai, em nửa tin nửa ngờ nhưng phải nói là tâm trạng của em lúc đó như một kẻ đang bị chìm tàu ngoài biển khơi vớ được phao, phao gì cũng được miễn là cho mình có chỗ bám víu ! Em hồi hộp chờ đợi giờ G ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]8h30 ngày hôm sau em căng mắt nhìn bảng GDTT HA mà cảm giác hồi hộp còn hơn xem trận chung kết World Cup ! 5 phút ! 10 phút, 15 phút trôi qua cũng chỉ khớp được 30k giá sàn trong khi bên bán chất dần từ 700k rồi 800k, rồi 1 triệu, nghĩa là chưa có dấu hiệu gì gọi là "kịch hay" như anh bạn nói, đến lúc này em có phần thất vọng vì nhìn cái cột bên bán và bên mua quá chênh lệch ! mà không phải chênh lệch nữa mà lệnh mua đưa vào bao nhiêu cũng như muối bỏ bể ! 25 phút, 30 phút trôi qua khớp được 50k, rồi 70k ! trong vòng 5 phút khớp 20k em đã ngờ ngợ, và lúc này bên bán chất đúng 1,2 triệu ! em tranh thủ bật màn hình qua xem bảng GDTT bên HO, chưa đầy 30 giây quay qua đã khớp 150k ! Rồi, thế là có "kịch hay" để xem rồi, hồi hộp quá, lúc này bên bán vẫn còn trên 1 triệu cổ chất bán giá sàn....[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Và điều kỳ diệu đã xảy ra, trong vòng 3 phút cái "cục nợ" kia đã bị đớp sạch, bên mua lại chất lệnh, và bắt đầu đánh nhau, thế là chưa đầy 5 phút 1,3 triệu cổ bị nhốt sạch tương đương 40 tỷ đồng ! Một cảm giác rất Yomost, còn hơn thế nữa, giống như Fan của Barca trong trận bán kết với Chealsea vừa rồi ! Cảm giác hạnh phúc nghẹn ngào khó tả lắm ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trong đầu em cứ lởn vởn câu hỏi: Ai mua? sao không để ngày mai, ngày mốt mua có phải rẻ hơn không mà phải mua hôm nay?[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Túm cái váy lại: Buổi sáng hôm ấy em được tận mắt chứng kiến một vở kịch hay nhất mọi thời đại mà em chưa từng được xem ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Ps: Qua "vở kịch" này em rút ra cho mình rất, rất nhiều bài học trên cái chứng trường khắc nghiệt nhưng đầy ma lực hấp dẫn này ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trong những ngày này em linh cảm em nó sẽ có một cơn sóng thần trước ĐHCĐ vào tháng 6 tới ! và sau ĐHCĐ sẽ đánh nhau tơi bời vài trận rồi thay máu cổ đông để phi tiếp lên một đỉnh cao mới mà bây giờ nhiều bác cũng không dám mơ tới ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Gửi những ai thiếu thiện cảm với em nó: [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Những ai đầu tư em nó đều biết rất rõ những điểm yếu của em nó nhưng họ vẫn lao vào ! Họ có lý do của họ, xin đừng nguyền rủa họ ! Dĩ nhiên em nó cũng có những thế mạnh mà không phải DN nào cũng có mà nhiều Kụ không nhận ra. Em không bàn mấy cái chỉ số tài chính cơ bản như P/E, EPS, ROA, ROE ...nhé ! Một điểm nữa khi kinh tế TG hồi phục, giá cước vận tải tăng mạnh thì lúc đó em nó cũng giống như mấy ông đi đầu tư tài chính SAM, REE, SSI...gặp phải thời VNI lên 1000 điểm vậy ! Thời gian sẽ trả lời ai khôn? ai dại? và có một điều chắc chắn: cái topic này luôn là một trong những topic nóng nhất trên cả 2 sàn ![/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trân trọng ![/FONT]

    THỊ TRƯỜNG CKVN, NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI, NHÀ ĐẦU TƯ NỘI, CUỘC CHƠI DÀNH CHO AI?​
    Trong bài viết này, tôi chỉ phân tích và đề cập đến các nhà đầu tư trên sàn (Hostc và Hastc), không đề cập đến nhà đầu tư trên sàn OTC, các vấn đề liên quan đến nhà đầu tư và sàn OTC tôi sẽ đề cập đến ở 1 bài phân tích khác.

    Trong khoảng gần 3 tháng vừa rồi là khoảng lặng đáng sợ đối với các nhà đầu tư, nhất là với các Newbie (những nhà đầu tư mới bước vào nghề). Đó là những khoảng lặng rất đáng sợ, đã qua rồi thời kỳ thị trường nóng lạnh 1 cách *** cuồng, người lãi cũng không ít, còn kẻ thua lỗ ngồi ngẫm kỹ lại mà cũng không thể lý giải nổi mức độ nóng lạnh của thị trường và tại sao mình lại lỗ nhiều đến như vậy. Rõ ràng CK vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng hiện tại nó kèm theo rất nhiều rủi ro và để kiếm được lợi nhuận từ CK bây giờ không phải là chuyện dễ như trước kia…
    Trong bài viết này, tôi xin được đề cập đến 1 số vấn đề của TTCKVN (sàn NY) và một số vấn đề giữa nhà đầu tư ngoại và nhà đầu tư nội.
    …………………………………………� �………………………………….


    1. Tương quan lực lượng
    + Khoai Ta
    Đặt giả thiết về tiềm lực và khả năng cung ứng nguồn vốn cho TTCKVN của các nhà đầu tư nội như sau:
    Dân số VN hiện nay khoảng 84 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người là 1000$/năm (lạc quan thôi, chứ thu nhập bình quân đầu người ở VN hiện nay giỏi lắm cũng chỉ được 700$/năm). Trong 1000$ đó thì cùng lắm cũng chỉ để dành, tiết kiệm được 10% để đầu tư (còn lại là phải chi tiêu, mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, ốm đau…), như vậy bình quân đầu người, mỗi người có 100$ dùng để đầu tư.
    Theo như thống kê hiện nay, đầu tư vào chứng khoán chiếm khoảng 10 -20% trong tổng đầu tư của mọi lĩnh vực (các lĩnh vực đầu tư khác bao gồm: bất động sản, vàng bạc đồ trang sức, đầu tư sản xuất, đầu tư kinh doanh thương mại… và kể cả tiền gửi tiết kiệm cũng có thể xem là 1 loại hình đầu tư).
    Vậy số tiền đầu tư vào chứng khoán có thể là: 84.000.000 x 100$ x 20% = 1.68$ Billion
    + Khoai Tây:
    Cái này thì khỏi phải nói, mỗi quĩ đầu tư, mỗi công ty tài chính của các NĐTNN đều có sự hậu thuẫn, đứng sau của những tập đoàn tài chính hùng mạnh, với số tiền đầu tư mỗi năm vài chục tỷ, đến vài trăm tỷ USD.
    Tương quan lực lượng rõ ràng quá chênh lệch
    2.Ai là người cầm trịch cuộc chơi?
    Điều dễ nhận thấy nhất trên TTCKVN hiện nay là qui mô hiện tại còn rất nhỏ, khối lượng giao dịch thấp (mặc dù người ta luôn hô hào rằng TTCKVN đang phát triển và rất khả quan?????!!!!!)
    NĐT nội luôn hô hào rằng “Khoai tây” đến thao túng TTCKVN và cướp mất nồi cơm của họ, nhiều người còn lớn tiếng cho rằng phải đoàn kết giết chết hết khoai Tây, sự thật có phải như vậy không? Tôi cho rằng đó là cái nhìn chưa phản ánh đúng sự thật. Sự thật thì nguồn vốn của các NĐTNN giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các DNVN và góp một phần lớn vào sự phát triển sôi động của TTCKVN hiện nay. Hãy nhìn vào thực tế: GDP của VN hiện nay chỉ bằng 1/3 doanh thu của cả tập đoàn Samsung! Điều đó cho thấy qui mô của TTVN còn rất nhỏ, và chúng ta đang rất, rất cần những nguồn đầu tư ngoại ào ạt đổ vào VN (cụ thể là thông qua kênh huy động của TTCK), nhằm kích cầu, đưa nền kinh tế phát triển hơn nữa.
    Mặt khác, Các yếu tố liên quan đến chính sách: cung cách điều hành nghiệp dư, lối suy nghĩ ấu trĩ của các nhà làm luật và chính sách, vô hình chung đã làm hại TTCKVN đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, co the noi cac nha quan ly VN hien nay chua that su du nang luc de dieu hanh va cam trich TTCKVN.

    Chúng ta hãy cùng phân tích các yếu tố dưới đây để xác định xem ai đang là người cầm trịch cuộc chơi.

    2.1Quan điểm và cách thức đầu tư của nhà đầu tư ngoại
    Đối với NĐTNN, cách tư duy của họ về thị trường CK khác chúng ta, chính vì vậy, hướng đầu tư và các kế hoạch đầu tư cũng rất khác các nhà đầu tư trong nước.
    Dưới đây là những quan điểm và tư duy của NĐTNN khi đầu tư CK
    + TTCK là một canh bạc , nhưng nó khác nhau ở chỗ, canh bạc này không phải là trò chơi xổ số may rủi đơn thuần. Canh bạc đó được tính toán rất kỹ và được vận dụng bởi những cái đầu. Với nguyên lý của họ “tiền không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, nó chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác”. Họ - những NĐTNN đến VN không hẳn là đầu tư và giúp đỡ VN phát triển như mọi người nghĩ. Họ là những con bạc chuyên nghiệp, luôn hành động với triết lý, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Tất nhiên, ,muốn “mạnh” và làm “bạo” để thu được nhiều lợi nhuận thì phải giở nhiều thủ đoạn.
    + TTCK không phải là nơi thể hiện cảm xúc, nơi đó chỉ có những ý chí và những cái đầu lạnh
    + Đối với họ, đầu cơ chỉ là nhất thời, và đầu tư mới là mãi mãi. Hãy nghe và nhìn “sói già” Dominic Scriven “ chúng tôi đầu tư REE 12 năm, VPB 11 năm, và vẫn chưa có ý định bán”. Đó là điểm khác biệt rất lớn, khi đầu tư họ thường nhìn toàn cục, không tham bát bỏ mâm như các NĐT nội.
    2.2Quan điểm và cách thức đầu tư của nhà đầu tư nội
    + Thị trường CK là một kênh đầu tư hấp dẫn, và chúng ta là những nhà đầu tư chân chính.
    + Khi đầu tư ai cũng cố gắng đẩy giá CP lên từ Penny Stock cho đến Blue chip.
    + Phương châm đầu tư của các nhà đầu tư Việt hầu hết là tư duy khôn lỏi
    + Mua khi thị trường “nóng”, bán khi thị trường lạnh Khi không thì CP chẳng ai mua,

    2.3Tại sao nhà đầu tư nước ngoài luôn thắng?
    + Trong cuộc chơi CK, họ là người rất chuyên nghiệp, coi đầu tư và đầu cơ chứng khoán là một nghề nghiêm túc.
    + Có định hướng chiến lược và mục tiêu đầu tư rõ ràng.
    + không mua CK bằng mọi giá, không mua CP với mức giá *** rồ trên trời. Họ chỉ mua ở mức giá mà họ cho là hợp lý.
    + NĐNN ngoài họ thường không hành động theo cảm tính hay theo xu hướng đám đông. Luôn quan sát kỹ trước khi hành động.
    + Họ có đội ngũ chuyên gia phân tích chứng khoán giỏi
    + Đối với họ, khái niệm “chúng ta không bao giờ luôn đúng, thị trường luôn đúng, còn chúng ta có thể đúng hoặc sai”, do đó họ rất linh hoạt và giảm thiểu được rủi ro.
    + Nắm bắt thông tin nhanh, họ luôn có được thông tin trước người khác, đặc biệt là những thông tin nội bộ.
    + Họ là những cao thủ về Chiến thuật đầu tư: trong đầu tư CK cũng như trong bóng đá vậy, mạnh chưa hẳn đã thắng, mà yếu chưa hẳn đã thua. Điều quan trọng là trong mỗi cuộc chơi phải có chiến thuật hợp lý, vừa là đễ dưỡng quân, tránh chấn thương và quan trọng là không bị đối thủ bắt bài. Nếu đã bị đối thủ bắt bài cách chơi của mình thì chẳng khác nào “tự sát”. NĐTNN luôn giành thắng lợi 1 phần là họ có “chiến thuật” hợp lý, làm cho đối thủ không biết đâu mà lường. Hãy nhìn vào khối lượng mua và bán của họ, luôn rất đều đặn, họ luôn tung hoả mù, up down, rồi lại down-up, lúc thì tăng vọt, lúc thì lại dùng dằng, khiến cho nhà đầu tư trong nước rất khó đoán diễn biến sắp tới của thị trường là gì. Không ai biết, không ai đoán được, cho dù đó là những chuyên gia CK có tầm cỡ tại VN. Duy chỉ có NĐTNN là biết trước được và họ dám mạnh dạn đưa ra dự báo về TTCKVN, phải chăng là họ có chiến thuật để cầm trịch được TTVN?
    + yếu tố cuối cùng và cũng là lẽ tất nhiên, họ có tiềm lực tài chính cực mạnh, có thế lực, dễ dàng liên kết, đưa đẩy thị trường theo chiều hướng có lợi cho họ.
    2.4 Tại sao nhà đầu tư trong nước thường bị thua lỗ?
    + Phần lớn coi kinh doanh CP là nghề tay trái, do đó không có sự chuyên nghiệp cần thiết.
    + Hầu hết các nhà đầu tư VN không có mục tiêu đầu tư. Rất đau lòng khi phải nói ra sự thật này, mặc dù đó là sự thật rất phũ phàng. Hôm nay tôi mua REE ở mức giá 145, không biết sau bao lâu thì tôi bán, đạt được mức giá bao nhiêu thì tôi bán. Nếu giả sử bị lỗ, thì ở mức giá bao nhiêu thì tôi cắt lỗ? Điều này khác hoàn toàn các NĐTNN và các đại gia. Họ luôn có mục tiêu và chiến lược nhất định. Ví dụ: hôm nay họ mua REE ở mức 145. Họ tính toán và đạt mục tiêu nếu sau 6 tháng sau REE lên đến 160, họ sẽ bán ra. Nếu ngược lại thì trường đảo chiều so với tính toán của họ, sau 2 tháng, REE giảm tầm 138-140 là họ bán ra ngay để cắt lỗ. Mục tiêu rất rõ ràng, họ cứ theo đó mà hành động, ít có sự “lăn tăn” vì lãi thì theo đúng mục tiêu, mà nếu có lỗ cũng theo đúng trong kế hoạch, vì vậy họ luôn chủ động và luôn dành phần thắng, “ăn” nhau là ở chỗ đó.
    + Luôn cho mình là luôn đúng: Tôi có 1 anh bạn, anh ấy mua FPT khi giá 550, khi giá xuống 480, tôi khuyên anh ta nên bán đi, thu hồi lại vốn để đầu tư vào cái khác. Anh ta nói với tôi rằng FPT xuống chỉ là nhất thời và nó sẽ tăng lại trên mức 600????? Thật nực cười khi bây giờ FPT đã xuống dưới 300, và có lẽ nó sẽ không bao giờ quay lại mức 550 như anh ta đã từng mua. (tiện đây, nói thêm 1 chút về FPT, thật ra FPT xuống không phải là do nó xấu, KQKD rất tốt, tin tốt ầm ầm, nhưng giá vẫn down (đến thời điểm ngày 24/07/2007 chỉ còn 267). FPT giảm do mấy bác lãnh đạo tham quá, chỉ nhăm nhăm chia chác tiền lãi từ việc bán CP, rồi tìm mọi cách đẩy CP ra ngoài, chuyển thành tiền mặt, chỉ biết tư lợi mà không nghĩ đến đại cục nên giá CP FPT mới down thê thảm như vậy, âu cũng là 1 bài học về quản trị DN cho các DN sau này)
    + Sẵn sàng chấp nhận mua CP với những mức giá *** rồ mà không cần biết việc mua CP đó có đúng với giá trị thực của nó hay không.
    + Dễ bị tác động và thay đổi tâm lý theo đám đông, không có lập trường.
    + không có sự chuyên nghiệp trong đầu tư phân tích chứng khoán, dễ bị nhầm lẫn bởi những thông tin vỉa hè, không biết đâu là thông tin thật, đâu là thông tin làm giá. Khả năng phân tích thông tin và nhạy bén thông tin nhìn chung là kém hơn rất nhiều so với nhà đầu tư ngoại.
    + khi mua CP thường chỉ quan tâm đến những tin tốt của DN mà không cần biết DN đó cũng có vô số tin xấu và các “tảng băng chìm” tiềm ẩn. Một DN bất kỳ bao giờ cũng tồn tại những lợi thế và điểm yếu, do đó tin tốt và tin xấu về DN luôn có và luôn song hành, và thực tế DN có tiềm lực thế nào thì cũng không thể hoàn hảo. Chính điều đó tạo ra sự kỳ vọng quá mức, đến khi vỡ mộng thì trở tay không kịp, bị thua lỗ nặng.
    + không biết phân biệt khái niệm giữa “đầu tư” và “đầu cơ”, dẫn đến tình trạng không biết khi nào nên mua và khi nào nên bán, vì ai cũng cho mình là nhà đầu tư sáng suốt.

    3.Nhà đầu tư nước ngoài e ngại nhất điều gì?
    Cái mà NĐTNN sợ nhất, không phải là vốn, không phải là ngại va chạm cạnh tranh, họ lại càng không sợ kiểu đánh “chiến tranh du kích” của các nhà đầu tư nội. Cái mà họ sợ nhất ở đây có 2 điều
    Thứ nhất: những rủi ro về chính sách, cái này tuy vô hình, nhưng hậu quả lại cực lớn. Người ta nói vui rằng “Chính sách của các nhà quản lý và làm luật VN đối với NĐTNN cũng như với cả NĐT nội, giống như “vũ điệu trên lưỡi dao cạo”. Một mặt các “đồng chí” của chúng ta chìa bàn tay phải ra bắt tay và mời gọi “Anh hãy đầu tư vào TTCKVN đi”, còn mặt khác bàn tay trái lại thủ phía sau 1 nắm đấm, và có thể tung “chưởng” bất cứ lúc nào (CT03, thuế TNCK 25%, đúng là những cú đấm trời giáng), người ta gọi đó là cái chết bất thình lình, và NĐT “chết” là ở chỗ đó.
    Thứ 2: “ngán” các phiên IPO: tại sao? Với cách suy nghĩ và tính toán như vậy, họ chỉ bỏ giá ở mức hợp lý, điều đó làm cho cơ hội sở hữu của các CP “khủng long” của họ sẽ ít đi. Thực tế cho thấy, trong các phiên đấu giá vừa qua, số lượng các NĐTNN trúng giá cực ít.

    4.Cơ hội nào cho nhà đầu tư trong nước
    Có thể nói, với lực lượng không cân sức như vậy, thì cơ hội kiếm tiền thành công của các nhà đầu tư trong nước so với các NĐT ngoại không nhiều. NĐTNN không chỉ hơn hẳn các nhà đầu tư trong nước về khả năng KD CK, phân tích thị trường, kinh nghiệm … mà còn hơn cả về tiềm lực tài chính.
    Theo cách nhìn nhân của Broker_vn77, cơ hội của nhà đầu tư trong nước hiện nay chủ yếu nằm ở các phiên IPO và thị trường OTC.
    + IPO: Nhà đầu tư NN, cái mà họ “ngán” nhất, đó chính là các đợt IPO, họ không thể địch lại mức giá bỏ thầu so với các nhà đầu tư trong nước, hay nói cách khác họ không thể theo kịp các “cơn ***” về giá do các NĐT trong nước tạo ra, do vậy khả năng dành thắng lợi trong các phiên IPO của các nhà đầu tư NN là rất thấp.
    + Thị trường OTC, do tính chất OTC của VN là giao dịch phi tập trung và rất tự do, chưa vào khuôn khổ, do vậy khả năng cầm trịch của các NĐTNN là không nhiều, khả năng thao túng thị trường OTC là không thể, cho dù có muốn thao túng cũng không thể làm nổi (OTC là thị trường giao dịch phi tập trung, không giao dịch khớp lệnh, giá cả thoả thuận và mặc cả trước khi giao dịch).
    Vậy cơ hội mà các nhà đầu tư trong nước cần nắm lấy chính là các phiên IPO và những “viên ngọc thô” của thị trường OTC. Còn trên thị trường niêm yết, nếu không giỏi thật sự, không trường vốn, không nhanh nhạy, và đặc biệt không có độ “lỳ lợm” thì khả năng thành công trên sàn niêm yết là rất ít.
    Lẽ đương nhiên, kể cả trong tình trạng tồi tệ nhất, sàn NY vẫn không phải là không có cơ hội. Tuy nhiên, khi đầu tư trên sàn NY phải luôn cập nhận thông tin thường xuyên, theo dõi thị trường hàng ngày, nói chung áp lực rất căng thẳng, trong khi đầu tư OTC có phần “nhàn” hơn.

    5.Dự báo xu thế của VNI trong thời gian tới
    Theo đánh giá của broker_vn77 tôi đây thì VNI trong thời gian trong vòng 3 tháng tới (và có thể từ nay đến cuối năm) sẽ vẫn ở trạng thái giằng co. VNI khó mà có sức bật cao sau những vụ lình xình như vừa rồi. Hiện nay niềm tin của NĐT vào thị trường đang bị tổn thương nghiêm trọng, thật sự những gì đã diễn ra của TTCKVN trong 3 tháng vừa qua là một thử thách thật sự đối với các NĐT nội, nếu họ vượt qua được thử thách khắc nghiệt trong năm nay, tôi tin rằng phần lớn trong số họ sẽ trưởng thành lên rất nhiều, và dĩ nhiên sẽ ít thua lỗ đi.
    Từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 1 số đợt IPO rất lớn, chưa kể các DN niêm yết trên sàn không ngừng phát hành thêm CP, điều đó sẽ làm cho cung về hàng hoá tăng vượt bậc, trong khi đó vẫn chưa có giải pháp nào để kích cầu sau 1 thời gian dài TT niêm yết ở thế giằng co, còn OTC gần như đóng băng cứng ngắc. TTCK hiện nay đang ở tình trạng bão hoà và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ của sự tháo chạy (Khoai Ta có thể tháo chạy bất kỳ lúc nào nếu không có khoai Tây và các đại gia ra tay “cứu”).
    Hãy thử làm 1 con số ước lượng tương đối: tổng số vốn hoá của sàn Hostc hiện nay vào khoảng 22.000 – 25.000 tỷ đồng, sàn Hastc cũng khoảng 10.000 tỷ đồng. Nhu vậy tổng số vốn hoá của cả hai sàn lên tới con số xấp xỉ khoảng 35.000 tỷ đồng.
    Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây số lượng giao dịch khớp lệnh tương đối thấp, sàn Hastc chỉ nhùng nhằng ở mức 70-90 tỷ, sàn Hostc 450 -550 tỷ, thua xa thời kỳ “đỉnh cao” (sàn Hastc trung bình 160-165tỷ, sàn Host xấp xỉ 700 -850 tỷ).
    Cả một thị trường với dân số lớn thứ 13 trên TG với 84 triệu dân, nhưng khối lượng giao dịch vẫn chưa đến 1000 tỷ đồng, tức khối lượng giao dịch hiện tại chỉ khoảng 30 - 40$MILLION, chưa được nổi 70$M. Điều đó cho thấy điều gì? Thị trường VN còn quá bé nhỏ, quá dễ để thao túng. Tôi không nói là các NĐTNN thao túng, mà với qui mô như vậy thì nguyên các nhà đầu tư lớn trong nước (các đại gia), đã có thể dễ dàng thao túng rồi. Gì chứ, ở VN những đại gia chơi có tầm vài chục triệu USD để chơi CK thì quả thật….nhiều như quân Nguyên, không thể kể hết.
    Theo nhận định của cá nhân tôi, VNI trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm dao động trong khoảng 900 -1150, khó mà bật lên trên 1200 trong năm nay được, bởi lượng cung hiện tại đã lớn hơn cầu, hơn nữa niềm tin của các nhà đầu tư đang bị lung lay, họ cảm thấy có nhiều bất an, không háo hức tham gia mua bán ào ạt như trước đây nữa. Còn việc VNI down xuống mức 800 hay sâu hơn nữa là 700? Khó đấy! Tôi cho rằng, ngay cả khi có những biến động động trời, NĐT nội có ào ạt bán ra thì VNI cũng khó mà quay về ngưỡng 700 -800 được, hay nói cách khác, NĐTNN và các đại gia sẽ không muốn và không bao giờ để VNI down xuống sâu như vậy đâu, họ sẽ dùng mọi biện pháp “cứu giá” để đẩy VNI đi lên. Tại sao lại như vậy? Nếu để VNI xuống quá sâu, thị trường sẽ chìm sâu trong khủng hoảng, lúc đó chỉ toàn “vườn không, nhà trống”, khi đó chỉ mấy ông Tây và các đại gia chơi với nhau à? Như thế thì họ còn kiếm ăn được gì? Lẽ dĩ nhiên, họ sẽ tìm mọi cách để “bầy cừu” không tháo chạy khỏi sàn.

    6. Bàn luận thêm về các báo cáo và đánh giá về TTCKVN của 1 số quĩ đầu tư NN:

    Báo cáo của HSBC và Merrill Lynch đưa ra vào những thời điểm rất nhạy cảm (IPO Bảo Việt và sắp tới là IPO Vietcombank). Theo quan điểm của cá nhân tôi, đây không phải là những bản báo cáo hoàn toàn khách quan, mà hoàn toàn có chủ đích. Vậy họ tung ra những bản cáo cáo, đánh giá, thống kê như vậy để làm gì? Theo tôi nhìn nhận có 3 mục đích chính. Thứ nhất, gây sức ép lên chính phủ để đẩy nhanh tốc độ IPO hàng “khủng long”, vì thật ra khoai Tây cũng đang chịu sức ép khá lớn từ việc giải ngân, họ phải giải ngân và mua được những hàng hoá mà họ nhắm đến trong chiến lược của mình. Thứ 2: Gây sức ép lên chính phủ để buộc phải mở thêm room cho họ. Và cuối cùng, thứ 3: Nếu hai điều trên không đạt được thì ít nhất với những “chiêu” như vậy sẽ khiến VNI down thảm hại, khi đó họ sẽ “đục nước, thả câu”, tha hồ vơ vét, mua vào những CP với giá rất rẻ.
    Hãy nhìn cái cách mà các NĐTNN, mua vào và bán ra, số lượng luôn rất hợp lý, với đủ chiêu thức “giương đông kích tây”, tung hoả mù để các NĐT trong nước không biết đâu mà lường. Nhưng nếu chúng ta tinh ý ra, có thể dễ dàng nhận thấy, trong khoảng 2 tháng gần đây, khi thị thi trường có dấu hiệu down, một số CP có dấu hiệu chững lại thì cũng là lúc NĐT bắt đầu mua vào. Dư mua thường gấp đôi hoặc gấp rưỡi dư bán. Các Bue Chips như: REE, STB, SAM, GMD, VNM, ITA, PCC, KDC, NKD, SJS, PVD… hoặc các CP dạng “thường thường bậc trung” như: TAC, HAX, THD, MPC, VSH, CII… đều được mua vào với số lượng ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó những CP xuất hiện dưới dạng “cơn ***” như BMC, TCT, LMB… thì dường như vắng bóng họ, thậm chí là đại gia FPT cũng đang được NĐTNN xả ra... Điều đó cho thấy điều gì? Cho thấy rằng các NĐTNN thừa khôn ngoan và luôn rình rập mọi cơ hội (dù là nhỏ nhất) để sở hữu những CP tốt với giá rẻ. “Đục nước thả câu”, tung hoả mù làm náo loạn thị trường, “giương đông kích tây”, thôi thì đủ kiểu, miễn sao là đạt được mục đích…
    Điều này cho thấy, các bản báo cáo phân tích của HSBC và gần đây nhất là Merrill Lynch không có độ chính xác và mức độ trung thực đúng như với uy tin lừng lẫy như thương hiệu toàn cầu của họ mà chúng ta từng nghĩ. Tất cả…đều có những mục đích nhất định, và suy cho cùng là họ làm vì họ thôi, nói đúng hơn là vì lợi ích của họ. Vậy nên “Đừng nghe những gì Khoai Tây nói, hãy nhìn những gì Khoai Tây làm”!!!
    Việc này buộc chính phủ đứng trước tình thế rất khó khăn, chịu nhiều áp lực, và đây có thể nói là đòn cân não đang diễn ra giữa chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không tiếp tục mở room cho họ, không đẩy nhanh tốc độ IPO hàng “khủng long” (NĐTNN đang kỳ vọng room sẽ được tăng lên thành 49% thay vì 30% như hiện nay) thì họ sẽ bù lu bù loa lên rằng thị trường VN nhiều rủi ro, PE quá cao, giá CP quá cao, thị trường sẽ có xu hướng down……Chỉ nghe vậy thôi, Khoai Ta đã quăng giò lên cổ, chạy mất dép, bán tháo CP trong hoảng loạn, và…..nguy cơ sụp đổ TTCKVN hiện ra trước mắt. Đây là chiêu bài rất cũ rích nhưng lại rất hiệu quả, vì nó đánh đúng vào điểm yếu của TTCKVN non trẻ “không có các NĐTNN, các tổ chức và các đại gia ra tay “cứu giá” thì không thể đưa TTCKVN phát triển (nếu chỉ dựa vào lực lượng của các NĐT nội), thực tế CT03 làm cho người ta kịp tỉnh ngộ ra nhiều điều: tiền vốn đầu tư vào CK của công chúng VN không có nhiều như người ta lầm tưởng, một phần vốn rất lớn đầu tư vào CK lại là vốn vay ngân hàng. Khả năng đầu tư thì có hạn, tiền mặt trong dân chúng cũng là hữu hạn, trong khi đó nhu cầu huy động vốn từ những đợt IPO thì không ngừng tăng cao, tăng mãi và vẫn chưa có hồi kết thúc….
    Nếu CP buộc phải nhượng bộ thì coi như CP đã thua họ, và TTCKVN còn bị thao túng, phụ thuộc vào cầu ĐTNN dài dài, và khi đó danh sách các NĐT nội……ra đê ở… lại được nối dài thêm. Mà nếu không nhân nhượng họ thì lấy ai để kích cầu TTCK phát triển đi lên đây? Nếu không chiều theo ý các ông tướng, nhẹ thì cũng bị tung “chưởng” làm cho TTCK down dài dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế, nặng thì gãy cái…rụp….không biết sẽ là ngày thứ mấy đen tối đây? Một bài toán không hề đơn giản cho cả chính phủ và những nhà quản lý TTCKVN.
    Tuy nhiên, nói gì thì nói, theo cách nhìn nhận của tôi, việc mở room cho NĐTNN là tất yếu thôi, vấn đề là sớm hay muộn, là khi nào mà thôi, đã gia nhập WTO rồi thì phải bình đẳng, chúng ta có muốn cũng không thể trì hoãn mãi được.
    Đối với NĐTNN hiện nay, họ cũng đang chịu một áp lực rất lớn về giải ngân
    Mặc khác, ai cũng biết NĐT NN “thèm” CP của các Tcty nhà nước lớn như thế nào, không phải là do các Tcty này làm ăn có hiệu quả hay do thương hiệu của họ, mà bản chất chính là từ sự “bảo kê” của nhà nước, vì những Tcty, những tập đoàn này là xương sống của cả nền kinh tế, nên Đảng và nhà nước tuyệt đối phải giữ, phải tạo nhiều ưu ái, và dĩ nhiên cũng chẳng có ai dám đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm. Có thể nói, đầu tư vào những cty và tập đoàn như vậy, rủi ro vô cùng thấp, mà lợi nhuận thì cao, khi đó NĐT NN cứ gọi là “ngồi rung đùi hái tiền”….

    Có lẽ bài đã dài quá rồi, nếu viết ra nữa thì e đến 10 trang nữa cũng chưa nói hết mọi vấn đề của TTCKVN. Một số vấn đề khác, tôi sẽ đề cập ở một bài khác. Những suy nghĩ của tôi cũng đơn giản thôi, nghĩ sao viết vậy, chỗ nào còn nông cạn thì mong pàkon chỉ giáo. Tôi phải chuẩn bị 1 số việc, mai còn lên sàn chiến đấu tiếp, tôi chỉ ước có thêm xèng…….để múc và múc, còn múc “em” nào thì xin phép pàkon được giữ bí mật, hehe…Chúc Pàkon tĩnh tâm vượt qua đợt sóng gió này, trường kỳ kháng chiến nhất định sẽ thành công thôi pàkon ạ.
    Thế đã nhé pàkon nhé, có vài lời với pàkon như vậy, tôi mà nói tiếp thì cái đầu của tôi nổ tung mất, Ôi………nhà đâu tư ơi là nhà đầu tư, mi làm “nhừ” đầu ta roài! Thiện tai, thiện tai….. Mô phật!!!!!!!!!!!!!!!!
    BROKER_ VN​
    [/FONT]
  4. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0

    Posted on 30/04/2009 by Dr. Nikonian

    Công bằng mà nói, từng câu, từng chữ, từng cảm xúc, hay hơn và thật hơn so với nhiều người được chứng nhận là HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

    Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.
    Cái thế giới mới mẻ của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, quả kỳ lạ phải không con? Nơi mà sự ân cần, thân thiện của chú hải quan nơi phi trường, chị da đen ở Sở An sinh xã hội, và mọi nhân viên công quyền khác làm cho cha con ta lạ lẫm. Nơi mà con vào công viên chơi bóng rổ, không phải trả tiền như trăm ngàn đứa trẻ Hoa kỳ khác. Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác, nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người. Không có biệt lệ cho bất cứ con ông cháu cha nào cả.
    Đó là lý do vì sao ta trào nước mắt, khi thấy các con trai ta, sung sướng, hồn nhiên chơi bóng rổ dưới bóng lá cờ sao vạch của một đất nước khác, không phải quê hương.
    Giấc mơ Mỹ, quả là vĩ đại, không phải vì sự to lớn của nó, mà vì nó là của riêng con, riêng cho từng người. Và nó sẽ là sự thực, nếu con muốn, không phải là những lời phét lác huênh hoang của một thiên đường dối trá.
    Chúc mừng con, con trai ta ạ!
    Chỉ sáu tháng sau, ta thầm cám ơn trời đất, ông bà khi gặp lại con. Con chững chạc, cao lớn, tự tin như bao thanh niên khác trên đất Mỹ. Con không còn từ chỗ mỗi ngày trở về nhà nhớp nhúa, hôi hám, kiệt sức với khói xe, bụi đường, nước cống ngập đen xì. Con đậu bằng lái xe hơi ở Mỹ, kết quả của một cuộc thi cử công bằng và nghiêm túc. Con có quyền tự hào khi được ngồi sau tay lái, ung dung chen vào đoàn xe xuôi ngược ngày đêm trên hệ thống xa lộ vĩ đại nơi đây. Con đã được một quyền cơ bản, quyền lái xe, một cách danh chính ngôn thuận, mà không phải chạy chọt, dấm dúi như bao người khác ở quê nhà. Ở Mỹ, có bằng lái xe là một sự kiện lớn trong đời đó con!
    Chúc mừng con, con trai ta ạ!
    Các con ta, mỗi ngày cắp sách đến trường, về nhà không kiệt sức, không cùn mằn trong sự học nơi đây. Quyền đi học trong phẩm giá và niềm vui, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục chính trực, công bằng, các con đã có! Đó là điều duy nhất, mà ta châm chước cho cái xã hội vừa kỳ quái nhất, vừa tốt đẹp nhất theo kiểu Hoa kỳ.
    Chúc mừng con, con trai ta ạ!
    Ta biết là ta may mắn khi có những đứa con trai như vậy!
    Chỉ có một điều: con không muốn về Việt nam nữa!
    Ta hơi chựng lại, nhưng ngẫm nghĩ một hồi, ta chẳng ngạc nhiên. Chỉ mới 6 tháng, ký ức đen của con về trường lớp, kẹt xe, khói bụi, tai nạn…vẫn chưa kịp phai nhạt. Con ghê sợ những điều ấy, cũng như ta, như triệu người Sài gòn khốn khổ khác. Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà. Và bao nhiêu điều tội nghiệp đáng buồn khác, ai mà quên được?
    Nhưng mà con ơi, dù nhếch nhác thảm hại đến vậy, đó vẫn là quê hương con. Nơi đó, có một Sài gòn, mà cha con ta đã từng rong ruổi. Nơi con cất tiếng chào đời, nơi con lẫm chẩm những bước đầu tiên. Nơi con nói những tiếng Việt đầu tiên “từ thuở nằm nôi”. Kể cả những điều nhỏ nhặt nhất, từ quán phở ám khói cha con ta hay ngồi, từ hiệu video con ghé, từ quán café nhìn ra sông lộng gió cha con ta ngồi tán gẫu. Tất cả những điều tưởng như vô nghĩa với cuộc sống hào nhoáng nơi đây, nhưng là ký ức, đó là quê hương máu thịt con ạ!
    Con đã bị nhồi vào đầu những kiến thức sử học nhàm chám, khô khan, đầy máu và căm thù. Con đã học niềm vinh quang dối trá từ nồi da xáo thịt, từ huynh đệ tương tàn. Con đã đọc sách thấy vì nhân danh lý tưởng, niềm tin, người ta đấu tố cha mẹ anh em. Sự hung bạo, được ngụy tín dưới vỏ niềm tin. Sự mù quáng, được đậy điệm bằng lòng kiên định trung thành…
    Con không thể yêu quê cha đất tổ từ những điều giả trá ấy.
    Hãy về đây! Ta sẽ đem con đến Yên Tử, kể cho con nghe chuyện đánh Nguyên Mông, dưới bóng tùng già 700 năm tuổi, phủ bóng lên mộ Trúc Lâm tam tổ. Ta sẽ chỉ cho con bãi cọc của Hưng Đạo Đại vương nơi bến Bạch Đằng, nơi gã lính viễn chinh xâm lược khi nhớ đến phải run sợ đến bạc đầu. Ta sẽ dẫn con đến ngôi từ đường đơn sơ mộc mạc của bà Bùi Thị Xuân, cùng cúi lạy anh linh nữ tướng. Ta sẽ dẫn con đến đèo Ngang lúc “bóng xế tà”, cho con hiểu sự thanh cao của một tâm hồn Việt. Bên ngọn sóng bạc đầu Chương Dương, ta sẽ chỉ cho con những dấu chân xưa của Yết Kiêu, Dã Tượng, và của muôn vạn dân binh áo vải khác đã ngã xuống cho “đất nước vững thiên thu”.
    Nhớ lại đi con, con trai nhỏ của ta! Con đã đặt chân đến Vạn lý Trường thành, ghê sợ cái nghĩa trang ngập xương máu lớn nhất hành tinh. Con đã thấy một Bắc kinh hào nhoáng nhưng xấu xí với khói, bụi, ô nhiễm, khạc nhổ, oang oang nơi công cộng. Con đã thấy cảnh bắt người bán hàng rong như súc vật ngay chân Tử Cấm Thành. Con cũng đã thương hại gã Trung hoa khốn khổ, lắp bắp một thứ tiếng Anh giả cầy khi bị quát tháo nơi sân bay quôc tế. Đất nước chúng ta, vẫn trường tồn dưới ách một gã khổng lồ, nhơ bẩn và man rợ như vậy đó con. Vì sao hôm nay ta không để tóc đuôi sam, con không ê a Hán tự, chúng ta không nhồm nhoàm những món ăn man rợ như óc khỉ, chân gà sống nướng? Vì sao chúng ta không bị đồng hóa theo lũ Thái thú ô hợp kia, nếu không phải vì khí thiêng sông núi, anh linh tiên tổ đang chảy trong con?
    Quê hương con đó!
    Nhiều lắm con, nhiều chỗ để chỉ cho con thấy, dân tộc mình đã oai hùng, kiêu dũng, thanh sạch và khổ đau đến mức nào để có con sinh thành hôm nay.
    Hoặc nếu thì giờ eo hẹp, con hãy về một miền quê cát trắng, nơi ông bà, tổ tiên con yên nghỉ dưới bóng phi lao vi vút. Họ đã sống, đổ mồ hôi trên mảnh đất này, như một người nông dân lành và lương thiện như đất. Họ về với đất, trong vinh dự âm thầm, không như những ngụy-danh-nhân với lăng tẩm đền đài đồ sộ.
    Quê hương con đó!
    Sài gòn mà con ca thán, đâu phải thế! Sài gòn ngày xưa đẹp, thanh bình với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, với “Trưng Vương khung cửa mùa thu”. Sài gòn mà con ngưỡng mộ qua những ca khúc vượt thời gian, qua những người Sài gòn xưa mà con hết lòng khâm phục. Sài gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn ngọc Viễn đông nền nã năm xưa.
    Quê hương con đó!
    Một ngày kia, con sẽ hiểu: đó là một phần máu thịt trong con. Con sẽ quay về với nó, như con cáo nhớ hang, con chim nhớ tổ. Con sẽ có cảm giác về nhà - coming home- như ta mỗi lần quay lại từ một thế giới đầy ánh sáng, đặt chân xuống Tân Sơn Nhất. Cái cảm giác tìm về tổ đó, nó là bản năng, nó dẫn dắt người Do thái quay về với mảnh đất Sion cằn cỗi, nó là niềm đau đáu của 2 triệu đồng bào con nơi đất khách. Không giải thích được bản năng tìm về cội nguồn đâu, con ạ! Mà cội nguồn con, đâu chỉ là Sài gòn hỗn độn hôm nay. Cội nguồn con đã bắt đầu, khi Lang Liêu mở tấm bánh chưng xanh mộc mạc tạ ơn trời đất. Gốc rễ con, đã phôi thai với mẹ Âu Cơ khi đem con lên rừng xuống biển.
    Về đây con! Về “mặc áo the, đi guốc mộc”, về mà “nghe chuyện tình bằng lời ca dao” , về để nhìn “bóng tre êm ru” lẫn “con diều vật vờ”, để thấy “trong đêm sao mờ lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu”…Con đã lớn lên cùng ta, với những ca khúc này mà!
    Ngày con về, chắc tóc ta đã trắng như bạt ngàn lau lách. Nhưng có hề chi, nếu máu ta vẫn chảy trong con lòng thương nhớ cội nguồn không bao giờ có tuổi.
    Nhớ về, nghe con!
    30.4.2009
  5. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
  6. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Cạch mặt bọn này ra thôi !

    Đăng ngày: 07:25 08-04-2009 Thư mục: Tổng hợp



    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nhà em không định viết bài này nhưng nghĩ thấy tụi nó ác ôn, tàn bạo quá nên chia sẻ với mọi người, mong rằng từ nay những ai có ý định mua hàng của tụi này về dùng thì hãy né thật xa (hay người ta thường gọi là tẩy chay).[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
    Nó không đụng gì tới em cả, nó cũng không gay mất mát, hay thiệt hại gì nhà em nhưng nghĩ mà thấy ức, mà thấy tức thay cho những người nông dân, những tiểu thương ngày đêm cày quần quật ngoài đồng.

    Kể từ nay em cũng tảy chay tụi nó việc đầu tiên hôm nay em làm là vứt cái điện thoại của tụi nó đi thay bằng một cái khác[​IMG][​IMG]

    Các bác biết bọn nào không???
    Chuyện là thế này. từ trước tới nay ông bà ta vẫn thường nói THÂM NHƯ TẦU nay nhìn thấy, nghe thấy mới cảm nhận đc rằng ông bà ta nói không sai tẹo nào.
    Không nói đến chuyện đất đai, lãnh thổ vì nó liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người. nói đúng hơn là liên quan tới chính trị[​IMG]anh em ta chơi kinh tế thì hãy nói tới chuyện kinh tế thôi[​IMG] ngay trong năm nay em chứng kiến một số vụ sau mà xin hầu chuyện các bác.

    Thứ nhất: cách đây ít tháng tụi nó nhập lạc (đậu phụng)và mủ cao su ngay đầu vụ tụi nó nhập giá khá cao và rất vô tư khiến cánh lái buôn hồ hởi đi thu mua lạc tại khắp mọi miền đất nước. người dân thấy vậy cũng chuyển đổi nhiều loại cây chồng qua chồng lạc để bán cho tụi nó nhưng khi một vài chuyến hàng xuất khẩu êm đẹp và từng đoàn xe nuối đuôi nhau tiến lên phía trước thì tụi nó bắt đầu làm nũng, ép giá, không nhập [​IMG]khiến giá XK giảm thạm hại, hàng ứ đọng, hỏng.

    Thứ hai: là tiếp sau lạc đến sắn (miền nam gọi là củ mì)

    Thứ 3: là hiện nay, ngay lúc này là vụ dưa[​IMG] bà con đua nhau trồng dưa, mọi miền trồng dưa. những ngày đầu tụi nó cho nhập thả cửa, nhập giá cao, nhập vô tư, nhưng khi nó biết dân ta đến kì thu hoạch nhiều và thấy hàng đoàn xe nối đuôi nhau mang dưa lên cửa khẩu để xuất thì nó lại cấm nhập, nếu có nhập thì nhập cực ít, lại ép giá thảm hại khiến bà con lao đao, dưa làm ra rẻ hơn khoai lang mà cũng không bán được, dưa đổ đầy đường, dưa ứ đầy cửa khẩu. mà các bác biết rồi đó dân ta thật thà nên đâu có dùng thuốc bảo quản nên dưa chỉ để ít ngày là vứt hết.

    Lại nói đến thuốc bảo quản em hầu chuyện các KỤ tiếp để từ nay mọi người mỗi khi dùng hàng thực phẩm, hoa quả của tụi nó thì nên xem xét (lưu ý là mọi thông tin chỉ là nhìn thấy chứu không có bất kể một đơn vị hay cơ quan nào kiểm nghiệm và công bố)

    Thứ tư: nói về thực phẩm mà điển hình là con gà.
    Thông thường sức chịu đựng của một con gà khi bị nhồi nhét, thiếu không khí và vận chuyện trên xe accs bác biết nó chịu đc bao nhiêu thời gian thì chết không? đấy là nói về gà ta có sức chịu đựng tốt hơn, đc nuôi tốt hơn[​IMG] vậy tại sao gà của tụi nó thời gian sinh trưởng bằng 1/3 gà mình nuôi vậy mà khi nhồi nhét, không được ăn uống mà nó vận chuyện hàng ngàn cây số, hàng tuần không bị chết. tại sao lại vậy? mấy tên buôn gà nó nói chuyện với nhà em rằng gà nó cho ăn và uống thuốc gì đó [​IMG] đầu tiên em bảo không tin sau nó nói là không tin thế tại sao gà nó không cho ăn, không cho uống, nhồi nhét như thế mà đi hàng ngàn cây số tới đường biên. sau đó lại quăng quật qua bao nhiêu lượt mới tới đất ta, rồi đến quân ta quăng quật bao nhiêu thời gian, qua bao ngả, qua bao cửa ải mới đến người tiêu dùng mà vẫn sống? Nó còn bảo nếu nói thế còn không tin thì thử đi mua một con gà của nó về mổ ra coi xem nội tạng còn gì không? có khác thường không? lòng mề có thành hình thù không?[​IMG]Bác nào không tin cũng thử làm coi rồi sẽ thấy.

    Thứ 5, là vụ hoa quả của tụi nó.
    Em chỉ nói thế này cho các bác nhanh hiểu. dân đánh cá trên này họ nói rằng muốn đánh cá nhanh nhất là mua một lọ thuốc bảo quản hoa, quả của bọn tầu khựa 200ml về thả xuống sông đảm bảo ít nhất tầm 3 đến 5km sông cá nổi chết hết[​IMG] mà cá đánh bằng loại thuốc này chỉ để chút thời gian là nội tạng phân huỷ hết[​IMG]
    Túm lại loại thuốc này cực độc mà hoa và quả của tụi nó bắt buộc phải phun thuốc này.

    Đọc qua các bác biết là bọn nào rồi đó vì thế cớ sao ta không chơi hàng ta hay của nơi khác mà cứ phải chơi đồ của nó?

    Còn rất nhiều món mà mức độ tởm hết biết. nếu các KỤ nhìn và thấy thì em đảm bảo 100% không bao giờ các bác đủ bản lĩnh đưa vào mồm[​IMG] hay mua về [​IMG] ( nhưng hàng ngày dân ta vẫn tiêu thụ không biết bao nhiêu)[​IMG]
    các món này em sẽ hầu chuyện các KỤ sau[​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bài của Sulang - (diễn đàn chứng khoán sanotc.com). Tác giả bài viết này từng là dân buôn hàng biên giới cửa khẩu Tân Thanh, nhà ở Lạng Sơn.[/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]*********************************[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif] Chính quyền TQ mấy thập kỷ nay rõ ràng họ ko muốn cho Việt Nam ta giầu mạnh.
    Họ chỉ muốn ta là chư hầu của họ ( như Bắc Triều Tiên chẳng hạn ), họ muốn ta chỉ là “ phên dậu “ của họ.
    Các nước lớn khi muốn những nước nhỏ ( như VN ta ) lệ thuộc nhiều vào họ thì kế đầu tiên ( bao giờ cũng ) là “ LY GIÁN – GÂY CHIA RẼ NỘI BỘ “ . Người bạn lớn Phương Bắc cũng ko ngoại lệ .
    Khi Chính phủ ta có những động thái ko như mong muốn của họ là họ “ dằn mặt “ ngay .
    Vừa qua, Trung ương Đảng đang phát động Phong trào tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, sắp có cuộc gặp với TNS John McCain để tăng cường hợp tác Việt – Mỹ là xảy ra chuyên ngay, như vụ xuất khẩu trái cây – dưa hấu chẳng hạn ( bác Sulang vừa nêu ở bài viết trên – em rất đồng tình với bác về quan điểm này ).
    Tóm lại , Việt Nam ta phải làm sao tạo sự đồng thuận lớn trong toàn xã hội, kết hợp chính sách ngoại giao khôn khéo thì mới mong giàu mạnh bên Người bạn lớn phương bắc này được. Tổ tiên chúng ta trước kia, vì điếu kiện giao thương lúc đó, đâu có nước lớn nào giúp đâu mà vẫn bảo vệ được Tổ quốc ?!
    Cá nhân tôi rất ngưỡng mộ Nền văn minh Trung Hoa nhưng ko vì thế mà mất cảnh giác với Người bạn nhiều tham vọng này .


    [/FONT]

    Nguồn trích dẫn (0)


    Tổng cộng 3 lời bình

    Chọn tất cả lời bình
    Xóa

    • [​IMG]
      Kẹo 10:26 08-04-2009


      Thêm bạn Vào sổ đen
      Bản thân em cũng vậy , không kì thị hay ghét bỏ người Hoa...em có nhìu bạn gốc Hoa chơi rất thân , các bạn cũng rất tốt ... em chỉ muốn nói đến chính quyền TQ. Nói chung chuyện Ta vs chuyện Tàu mấy ngàn năm nay ai cũng biết, chuyện lớn ăn hiếp bé là chuyện thường chẳng lạ gì rồi... ông bà xưa bảo "ngàn năm giặc Tàu, trăm năm giặc Tây" , giặc Tây chỉ là kẻ thù trước mắt, chúng hiện đại nhưng không thâm hiểm , còn giặc phương Bắc mới là kẻ thù lâu dài muôn đời của ta về mọi mặt , mọi phương diện...
      Thật ra, nếu TQ muốn thống lĩnh thế giới này thì cũng chẳng phải chuyện khó , họ đã tính đường lâu dài cho tương lai từ ngàn xưa ....nhìn nơi đâu , đất nước nào cũng thấy người TQ, họ sinh sôi phát triển và cũng rất giỏi trong các lĩnh vực,luôn giữ vững truyền thống và tự hào về dân tộc mình... nên việc vượt mặt , áp đảo dân bản địa thì không phải khó ...mới đây chính phủ TQ cũng mới cho 200.000 hộ gia đình sang Lào để giảm bớt gánh nặng dân số cho TQ , ngoài ra cũng để mưu tính chuyện tương lai...Lào chẳng dám hó hé gì mặc dù trong tâm chắc cũng biết mưu đồ của người bạn lớn...
      Dù vậy , giận nhất vẫn là chuyện đầu độc dân ta bằng thực phẩm, chèn ép ta về kinh tế... vì biết dân ta khổ,lại thật thà, nông dân của ta thì nghèo, không có cái ăn nên bất cứ giá nào dù là cái chết người dân nghèo cũng chịu trả cho chúng để kiếm tiền, mua cái ăn... ngoài miệng thì bảo là anh em, nhưng chơi như vậy thì ác quá...
      Tóm lại phải nêu cao tinh thần cảnh giác, VN có quá nhiều kẻ thù, đặc biệt là những người "bạn" lớn đầy tham vọng ...chính phủ mình phải chỉ đường cho dân đi đúng hướng, phát triển mạnh mẽ thì mới tránh khỏi họa mất nước về sau
  7. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, khi chưa có cây cầu Mỹ Thuận, khách bộ hành muốn qua sông chỉ có cách duy nhất là qua phà Mỹ Thuận. Nay bến phà với bao nỗi thăng trầm không còn nữa, cây cầu đã sừng sững mọc lên nối những bờ vui. Nhớ lại bến phà cũ, hẳn nhiều người còn nhớ hình ảnh những người bán hàng rong ở hai bên bờ sông ngày nào. Đặc biệt là hình ảnh các cô gái bán chim ( tất nhiên, là… thực phẩm) với lời mời ngọt ngào: “ăn chim em đi anh”.

    Bài thơ về các cô gái bán chim thời đó:


    Đi qua bắc Mỹ Thuận
    Nhộn nhịp khách lữ hành
    Cô em mời đon đả
    “Ăn chim em đi anh”

    Nè, chim em mập lắm
    Nè chim em ít lông
    Chim em vừa mới lớn
    Anh, ăn chim em không

    Chim em toàn những nạc
    Chim em chẳng có xương
    Anh sờ đi: toàn thịt
    Lại to hơn chim thường

    “Ừ, chim em bự lắm
    Nhưng anh cũng… có rồi
    Anh dừng lại xem thôi
    Để anh đi, em nhé “

    Xe chuyển bánh nhè nhẹ
    Cô em còn ghé theo
    Chim em, chim rất nhiều
    Lần sau anh mua nhé

    Nay qua sông Mỹ Thuận
    Gặp cây cầu ước mơ
    Thương cô em mười tám
    Biết tìm đâu bây giờ?…

    Trần Kim Điệp
  8. trungvitngan

    trungvitngan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tri
  9. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Người mẹ điên

    Vương Hằng Tích (Trung Quốc)

    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "****** là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, ****** về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là ****** như thế này đấy!"

    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là ****** ấy! ****** mới là con điên ấy, ****** mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là ****** đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

    Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, ****** tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Một góc Khu tự trị Ân Thi-tỉnh Hồ Bắc (TQ)
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

    27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, ****** đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "****** có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

    ( Trang Hạ dịch)



  10. nguoive.cuoipho

    nguoive.cuoipho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    0
    TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
    Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.


    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
    Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
    Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
    Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
    Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
    Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
    Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

    Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
    Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
    Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
    Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

    Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
    Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa ****.
    Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
    Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

    Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
    Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
    Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
    Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
    Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
    Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

    Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

    Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

    Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

    Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.



    PS: Đã 8 năm rồi e không đọc thơ phú............

Chia sẻ trang này