Con muốn khóc quá mà không khóc được ... Vì sao con khóc?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi vietsopetro, 12/09/2013.

7580 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 09:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13016 lượt đọc và 221 bài trả lời
  1. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.481
    -1- dù hàng nào , cơ bản , đầu cơ nó đều quy luật,
    không có gì tăng mãi mãi ,dù cổ phiếu có tôt đi như thế nào đi nữa
    2 những con hàng của bạn mua dạo tháng 5-6 , ban mua ngay đúng đỉnh của chu kỳ tăng
    có con đỉnh của chu kỳ tăng dài han, có con ở chu kỳ tăng trung hạn( điều này tôi có cảnh báo trên diễn đàn)và thị trường từ dạo đó đến nay đã , đang đi vào xu hương giảm trung hạn.
  2. Toi_rat_ngu

    Toi_rat_ngu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2011
    Đã được thích:
    1.155
    Không biết bác lấy tiêu chí gì mà kết luận các mã trên là cơ bản?
    Và điểm thứ 2 nữa là 3 tháng là đầu cơ hay đầu tư?
    Con nào vào đúng đỉnh thì cũng chết nhưng vào con cơ bản thì xác xuất chết ít hơn và cơ hội gỡ lại cao hơn.
  3. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Hỡi những con bạc khát nước hãy nhớ lấy điều này: Không có bữa tiệc nào là miễn phí. Ở cái sới bạc này đào đâu ra thằng lương thiện, vì bản chất của nó: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH. Những cổ phiếu tốt như VNM DHG ... chỉ chiếm chưa tới 20% các mã trên 2 sới.

    Ở CÁI SỚI BẠC NÀY... AI CHO MÀYLÀM NGƯỜI LƯƠNG THIỆN.


    Trong cuộc sống có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại chúng ta, đến nỗi chúng ta có cảm tưởng mình không thể chịu đựng thêm một giây phút nào nữa. Nhưng các bạn hãy cố gắng đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. Thời gian là chiếc đũa thần nhiệm màu, nó dàn xếp êm thấm mọi chuyện.

    Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công.



    Hay quá, copy để đây:
    Thị trường chứng khoán luôn vượt qua được các cuộc khủng hoảng. “Trong dài hạn, tin tức từ thị trường chứng khoán sẽ là tin tốt. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc xung đột quân sự tốn kém; Đại suy thoái, hàng tá các cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa; dịch cúm; và vụ từ chức của một vị tổng thống. Nhưng chỉ số Dow vẫn tăng từ 66 điểm lên 11.497 điểm”.
  4. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    em mệt
  5. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lời chúc thiêng liêng


    Chỉ còn 5 ngày nữa thôi - Đến hẹn lại lên. Mới đó mà chương trình “Phục vụ cơm từ thiện cho người nghèo vào ngày 14 âm lịch hàng tháng” được hơn một năm rồi, nhanh thật…

    Cứ mỗi lần “làm cơm” mình lại đến quán ngồi ở một góc & lặng lẽ quan sát. Quan sát xem bà con cô bác có hài lòng không? Có góp ý gì không? Quan sát xem các cô, các chú cần gì? Quan sát xem các bạn trẻ thiện nguyện phục vụ có chu đáo không? …. Các bạn trẻ thiện nguyện, họ là những người trẻ, rất trẻ, có bạn mới mười tám đôi mươi là đoàn viên Đoàn Phường 5, Q. Tân Bình, hay các cô chú ở Hội Chữ Thập đỏ Phường. Hơn một năm qua anh chị em đã đồng hành cùng anh em mình trong chặng đường dài phục vụ người nghèo, nói thì có vẻ to tát nhưng mình quan niệm: “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, chỉ là một chút đóng góp bé nhỏ đem lại niềm vui cho những đồng bào còn gian lao vất vả thiếu thốn của mình, thế thôi. Trong thời buổi công nghiệp thời nay, thời gian là vàng bạc, lo toan bộn bề cơm áo gạo của cuộc sống, tự đáy lòng mình cảm kích tấm lòng hy sinh, quảng đại của các bạn và các anh chị, cô chú ở Phường 5, Tân Bình.

    [​IMG]

    Trong số những cô chú tới đây già có, trẻ có, nhưng đa phần là các cô chú lớn tuổi rồi, có cụ em đoán trên 70 thậm chí 80 rồi… Cái cảm xúc lúc đó của mình, có một chút vui vì mình mang chút niềm vui nho nhỏ cho những cuộc đời buồn, nhưng xen lẫn đó là chút cảm xúc ngậm ngùi, chừng này tuổi rồi đáng lẽ giờ này các cụ xứng đáng được hưởng tuổi già an nhàn, vui vầy bên con cháu… đằng này… Tháng ba mươi ngày, dù mưa hay nắng, hè hay đông các cụ cũng phải lặn lộn, dãi nắng dầm mưa, lăn mình ra bươm chải với cuộc sống nhằm kiếm miếng cơm manh áo qua ngày, thương thay cũng một kiếp người, kẻ ăn không hết người làm không ra…. Trách ai? Ai trách? Trách cái xã hội này? Nói cái xã hội này thì chung chung quá, ai tạo ra cái xã hội này? Người ta không trách thì thôi sao mày phải trách? Trách thì làm được gì nhau? Tại sao mày không trách mày mà trách xã hội? Xã hội này có của riêng ai? Thôi thì… đừng ngồi đó mà trách đời, cứ làm được gì thì làm đi, nhỏ cũng được, không cần to tát đâu, nói ít thôi, làm nhiều vào… Làm việc thiện mà như thế là tâm cũng chưa tịnh đâu con à…

    “Khách” đến quán vào ngày 14 âm lịch đủ mọi thành phần lao động chân tay, từ các cô chú, anh chị thu mua ve chai đến những cụ ông cụ bà bán vé số và đôi khi là những bạn sinh viên còn mang đồng phục, gắn phù hiệu của trường trên đường đi học về ghé vào đây luôn, đủ mọi lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước. Có cụ ở tít mãi tận Thái Nguyên, Bắc Cạn, nhưng đa phần đến từ khúc ruột miền Trung như Quảng Ngải, Quảng Nam Bình Định, Phú Yên…

    Nhìn cách họ ăn mặc, nhìn những nếp nhăn trên trán họ, nét khắc khổ hằn lên trên khuôn mặt họ, mình tin họ là những người nghèo thật sự, là tầng lớp dưới cùng của xã hội. Các cô, các chú, các em đến quán ngày càng đông, có những hôm trời mưa dầm từ sáng đến chiều mà quán vẫn đông kín. Nhìn họ ăn, cách họ trò chuyện hỏi han nhau mình có cảm nhận; họ có đến ăn cơm là một lẽ, ngoài ra họ đến quán vì một lý do khác nữa, thấy họ trò chuyện với nhau có vẻ thân tình lắm, cứ như thân nhau từ lâu lắm rồi, cũng có thể họ là đồng hương từ một làng quê nghèo khó ở miền Trung cùng vào đây mưu sinh, và cũng có thể họ sống với nhau, làm cùng một công việc nhưng nhìn họ thân tình thì chẳng thấy gì sự ganh đua cạnh tranh với nhau ở đây cả, ở đây họ tìm thấy đồng hương, bạn bè, đồng nghiệp & cả niềm vui của những người cùng cảnh ngộ, cùng lứa tuổi mà khi rời khỏi đây không mấy ai hiểu & chia sẻ được với họ, kể cả con cháu họ.

    [​IMG]

    Trước lạ sau quen, có người đến 1 lần, 2 lần, 3 lần, n lần riết rồi mình nhìn mặt là nhận ra họ. Trong số những con người lam lũ ấy mình ấn tượng nhất với một bác quê ở Phú Yên, năm nay bác ngoài 50 rồi, dáng cao gầy, tóc lấm tấm bạc. Cứ mỗi lần ăn xong bác lại gần mình và nói đúng một câu: “Chú cám ơn con nhiều, một miếng khi đói bằng một gói khi no, chúc con bình an & may mắn”, nói xong câu đó chú lại ra tất tả bước đi, lần nào cũng thế, chỉ một câu đó thôi. Hàng ngày trong công việc xã giao bạn bè, đồng nghiệp, người quen mình cũng nhận được rất nhiều lời chúc từ mọi người & tất cả đều đáng trân trọng, nhưng không hiểu sao mình vẫn thích nghe lời chúc đơn sơ mộc mạc của bác. Mình tin rằng, một niềm tin tâm linh rằng: Lời chúc của con người nghèo khổ và lam lũ này sẽ rất thiêng liêng với mình.

    Chúc anh em Bình an & may mắn !

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sài Gòn - Mùa hè năm ấy

    Sài Gòn Buổi Sáng thời buổi khó khăn


    Sáng nay, trái gió trở trời Chun không ngủ được, khó ở trong người, dạo một vòng SG, từ vùng ven tới trung tâm SG hoa lệ. Cảm nhận đầu tiên, trời SG buổi sáng đẹp, mát mẻ dễ chịu vô cùng, nhất là miệt An Sương trở ra hướng Củ Chi, sương sớm giăng kín đường về quê ngoại, cứ tưởng như mình đang lang lang ở một miền quê nào đó trong cái đất nước dễ thương, tươi đẹp này. Đã lâu lắm rồi mình mới dậy sớm lúc 4h sáng, phải 17-18 năm rồi Chun nhỉ, cái độ còn học cấp 3 trường Nguyễn Khuyến sáng nào cũng chạy bộ ra sân Phú Thọ đá banh đến trưa mới về đi học, nói đến đây lại nhớ da diết các bạn học cấp 3.... Valin Nguyen Duy Huy Giang Duy Huy Gia Bao .....

    Mới đây Chun có đọc đâu đó bài báo: 10 ĐIỀU NÊN LÀM TRƯỚC KHI CHẾT - Giờ xin bổ sung điều thứ 11: Bạn nào ăn vạ ở SG 15-20-30 năm nên, giả bộ, giả bộ thôi nhé: Một hôm nào đó dậy sớm, thật sớm khoảng 3h-4h sáng và đạp xe ra Củ Chi hay Bình Chánh để cảm nhận một Sài Gòn khác lạ trong mắt ta.....

    Nhưng cái mình muốn nói ở đây không phải là ba cái trò bay bổng, lãng mạn vớ vẩn đó, cái thời đó qua lâu rồi em à, cơm áo gạo tiền nó xoay anh như chong chóng đến nỗi giờ ra đường chờ đèn vàng, đèn đỏ mà canh từng giây em à, mình không chen lấn, xô đẩy chúng nó chạy trước mình thì sao? Mà chen lấn, vội vội vàng vàng để làm gì, người nhà cấp cứu hả? hay ai chết? No, no, đừng hiểu lầm như thế.... vội vàng để chạy ra quán nhậu với đồng đội thôi.

    Vào đề:

    Mới sáng sớm mà người ta lăn ra ngoài đường kiếm sống nhiều quá, nếu ai ở miệt Bình Chánh, Nhà Bè có dịp dậy sớm lúc 4-5h sáng sẽ thấy từng đoàn xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh, 5 bánh gùi, thồ, chở... lỉnh kỉnh, lặc lè hàng hóa, tôm, cá, thịt, rau, củ quả từ hướng Miền Tây về SG, đặc biệt là từ điểm tập kết chợ đầu mối Bình Điền, mới thấy sức sống mãnh liệt đồng thời cũng là tính năng động của người SG. Có những lúc mình phải thốt lên: Trời ơi, giờ này người ta đi đâu ngoài đường mà lắm thế? Ai cũng cắm đầu cắm cổ chạy như thể hôm nay là ngày tận cùng của thế gian, mạnh ai nấy chạy, thỉnh thoảng có vài chú áo xanh, áo vàng lượn lờ lúc quãng vắng, chạnh lòng chợt nhớ câu nói của người xưa: BÒN NƠI KHỐ RÁCH ĐÃI NƠI HỒNG QUẦN.

    Còn nhớ ngày mình mở cái quán Ốc Bụi Sài Gòn ngay chân cầu số 7 bờ Kênh Nhiêu Lộc, chính xác là ngày 11/11/2011... lúc ấy cả khu đó chỉ có vợ chồng cô chú khoảng ngoài 60 bán đồ ăn sáng : cơm tấm, bún thịt nướng giá 10.000/phần, cô chú kể thời gian đầu mới bán mỗi ngày bán được khoảng 40-60 phần, sau đó tăng dần, và đến năm 2011 thì trung bình ngày bán 600 - 700 phần/ngày - Qua đây mới thấy được Bài học SỨC MẠNH CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ - SỨC MẠNH ĐÁM ĐÔNG - SỨC MẠNH TRUYỀN MIỆNG (Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ còn đồn xa hơn nữa con ơi !).... Bây giờ sau 2 năm quay lại, cũng cái đoạn bờ kè ngắn củn đó, xuất hiện thêm 5 cái xe đẩy bán cơm tấm sườn bì, bún thịt nướng chưa kể lúc nhúc vô số xe đẩy hay đơn giản là cái bàn cóc và vài cái ghế nhựa (cũng cóc luôn) người ta lăn ra ngoài đường, tràn ra ngoài đường chỉ thiếu nước ngồi ngay giữa đường mà bán mà buôn nữa thôi, ôi thôi thì đủ thứ cơm hàng cháo chợ: Cà phê, cơm, phở, bún riêu, mù quảng, bánh canh, sữa tươi, sữa đậu nành, đậu xanh.... hầm bà lằng thập cẩm.... có nhà cả vợ chồng tranh thủ chút thời gian buổi sáng ra bán đồ ăn sáng, sau đó họ lại lao vào công việc chính của họ. Nhưng như Chun từng lăn lóc trò chuyện tâm sự với họ thì: Nhìn vậy mà không phải vậy đâu con ơi, đôi khi việc phụ lại nuôi việc chính... Thậm chí như lời bác vợ chồng già đầu hẻm quán OC Bui Sai Gon : "Nhìn cái xe đẩy với mấy cái bàn cóc vậy chứ nó nuôi 2 thằng con nhà chú thành tài đó con, 1 thằng giờ là BS Khoa ngoại BV Chợ Rẫy, 1 thằng làm cho công ty Nhật ở KCN Biên Hòa đó con. Nghèo thì nghèo cũng phải ráng cho thằng Tèo đi học con ơi...." - Từng lời nói thốt ra là từng đấy lời tự hào của người cha già kham khổ....

    Đôi khi mình tự hỏi: Ở cái đất nước này, ở cái xứ sở Thiên đường này có bao nhiêu kỹ sư, bác sĩ nhờ những gánh xôi, gánh chè của những ông bố bà mẹ lam lũ mà thành tài.... Chợt đắng lòng khi ngày ngày chứng kiến cảnh: Một đoàn xe đủ thể loại của các ban ngành đoàn thể mà bên công quyền vẫn gọi là PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH hùng hổ đi tuần tra, dọn dẹp lòng lề đường, từng bóng áo cam, áo vàng, áo xanh trai tráng, dũng mãnh lao tới, vun vút như con thoi, như tập trận, oai hùng lẫm liệt giằng lấy từng cái bàn cóc, cái ghế cóc của những ông bố, bà mẹ lưng còng, mồ hôi nhễ nhại....Dẫu đôi khi ta tự nhủ, tự bào chữa: LUẬT LÀ LUẬT - KHÔNG BÀN CÃI NHÉ, AI CŨNG DU DI, NHÂN ĐẠO THÌ XÃ HỘI NÀY, ĐẤT NƯỚC NÀY CÒN RA CÁI THỂ THỂ THỐNG GÌ NỮA... Nhưng lòng mình vẫn sắt lại, quặn đau khi chứng kiến những hình ảnh ấy - MẸ ƠI ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VN - Có ai muốn loăn ra ngoài đường dãi nắng dầm mưa mà bươm chãi đâu hả Mẹ?

    **************************

    Không phải đến bây giờ SG này mới có những cảnh đó đâu Chun ơi, SG này bao nhiêu năm nay vẫn thế, người ta làm cũng dữ, nhưng chơi cũng kinh lắm... Làm ra làm, chơi ra chơi là vậy đó. Vẫn biết là thế nhưng em cảm nhận được một điều rất rõ: Kinh tế khó khăn, suy thoái, mọi ngành nghề đều đi xuống thì người ta lăn ra đường mà kiếm sống ngày càng nhiều hơn. Trong số những quán xá đầu đường xó chợ đó, những ngành nghề tưởng chừng chỉ dành cho lao động tay chân, ông bà già, "tầng lớp dưới xã hội" đó lại thấp thoáng bóng dáng của những trí thức đạo mạo một thời không xa, có thể họ đang thất thế, lỡ thời, ẩn mình chờ thời chứ không hẳn họ chọn mấy công việc này làm nghiệp đâu ! Mới ngày hôm qua đây thôi họ vẫn còn là những nhân viên cổ cồn, thậm chí là những ông chủ lớn, nhân viên ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kỹ sư, luật sư.... Những ngành nghề thời thượng, quý phái, sang trọng một thời. Mới ngày nào một bước lên xe, xuống kiệu kẻ đón người đưa, có người cầm ô, cầm dù, văn phòng sáng loáng, máy lạnh chạy phà phà, ca ra vát thẳng tắp, ruồi đậu trượt chân té chết mấy sư đoàn rồi...

    Nhưng biết đâu đây lại là cơ hội trải nghiệm bản thân, tôi luyện bản thân... Lý sự theo kiểu triết lý thì: HOẠN NẠN MỚI BIẾT CHÂN TÌNH - TÌM THẤY CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN - CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN hay CÁI KHÓ BÓ CÁI KHÔNG? LỬA THỬ VÀNG GIAN NAN THỬ SỨC....

    Nhớ năm nào, à chính xác là 2008, đọc báo thấy miêu tả về Khủng khoảng Kinh Tế Thái Lan (sau đó lan ra cả ĐÔNG NAM Á), về những mảnh đời sa cơ thất thế: Tỷ phú đi bán dạo bánh mì ở bến xe, triệu phú về quê trồng lúa, bán báo, đánh giày.... Mình thấy thương cho thảm cảnh của họ nhưng cũng nghi nghờ: Chắc bọn nhà báo lại ăn không ngồi rồi bốc phét chứ làm gì có chuyện này? Muốn biết chắc hay không thì nền kinh tế VN chỉ cần duy trì "đà tăng trưởng" như thế này thêm 5 năm nữa thôi thì sẽ biết tay nhau thôi mà, có khó gì đâu một buổi chiều, anh nắm tay em đi giữa trời sương Đà Lạt mộng mơ, em nhỉ?

    Những người trẻ & cả những người có tuổi, họ đang trách mình hay trách cái xã hội này? Ơ cái thằng này, mày còn nhớ thằng Z, thằng Y, thằng Z nó học chung lớp ĐH với mình không? giờ nó làm TGĐ, Phó TGĐ tập đoàn ALEMANTE RA GỐC ME NGỒI CHỜ rồi đó con, ngồi đó mà than thở, nghe đâu mới tậu căn biệt thự ở Phủ Tây Hồ.... Đừng bao giờ ăn vạ tổ quốc. Đừng bao giờ hỏi tổ quốc đã làm gì cho tạ mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc? Hiểu chửa?

    Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2: còn tiếp 18 trang - Xin chào và hẹn gặp lại.
  7. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay thằng con em xin 1 triệu tiền đóng học thêm, trong lúc tâm tâm trạng em đang buồn, đang chán nản vì chứng nên em có chửi nó: Học đếch gì mà lắm thế, chửi xong chợt bình tâm mà em thấy nghẹn lòng các bác à, mỗi ngày thua chứng 50-100 triệu đồng, chúng nó ăn trên đầu trên cổ mình mấy tỷ bạc 5 năm nay thì không chửi chúng nó, vậy mà con vừa xin một triệu bạc thì.... đau lòng quá các bác à.

    Đây là tâm sự của một bác trên F, đọc mà chảy nước mắt các bác à, bác ấy than mà như cứa vào lòng em.

    Hai vợ chồng dành dụm ki cóp bao nhiêu năm được mấy chục triệu đồng, thấy người ta oánh chứng giàu sang phú quý cũng bắt chước mon men mua chứng, tính cuối năm sửa cái nhà, ngờ đâu....trắng tay......

    Chiều chiều đi làm về, nhìn vợ nhìn con mà chảy nước mắt. Anh xin lỗi em, ba xin lỗi con, chúng nó ăn hết của con rồi con ơi....
  8. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [r32)][r32)][r32)]
  9. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sự tích thị trường chứng khoán
    Câu chuyện cổ tích này hơi...cổ rồi : post lên cho các thánh cùng đọc cho đỡ buồn nha! chứ cứ lên Fb với 4rum hại não , mà cuối cùng đằng nào cũng là LỖ
    Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, ven rừng có rất nhiều khỉ ra kiếm ăn. Cho đến một ngày kia, xuất hiện một anh thanh niên tới hỏi mua khỉ với giá 10 đồng một con.

    Dân làng bèn hò nhau đi bắt khỉ về bán. Sau khi họ bắt được vài ngàn con khỉ và bán cho anh thanh niên nọ thì số khỉ vãn dần. Dân làng định nghỉ ngơi thì anh thanh niên lại nói sẽ tăng giá mua khỉ lên 20 đồng một con. Vậy là mọi người lại hăng hái đi tìm bắt khỉ. Đến khi số khỉ cạn kiệt, dân làng bèn về nhà nghỉ ngơi. Nhưng anh thanh niên lại nâng giá lên 25 đồng một con. Lần này chỉ có vài người bắt được khỉ để bán. Khỉ hiếm đến nỗi tìm cả ngày trong rừng và cả ở quanh làng cũng chẳng thấy con nào, thì làm sao có thể bắt được chúng. anh thanh niên nâng giá lên 50 đồng một con mà mãi chẳng mua được con nào. Mặc dù, rất thất vọng nhưng anh vẫn nói với mọi người rằng: "Bây giờ tôi có việc phải lên tỉnh, mấy ngày nữa mới về. Người giúp việc của tôi sẽ ở lại thay tôi mua khỉ. Nếu ai bắt được khỉ thì bán cho nó nhé!"

    Anh thanh niên đi được mấy ngày mà dân làng vẫn không ai bắt được khỉ để bán. Người giúp việc của anh thanh niên chỉ cho dân làng thấy những cái ***g đầy khỉ và nói: "Tôi chán công việc này lắm rồi, mặc kệ ông chủ với lũ khỉ của ông ta. Tôi sẽ bán cho mọi người 35 đồng một con, khi nào chủ tôi quay lại các vị hãy bán cho ông ta 50 đồng". Dân làng mừng rỡ liền dốc hết tiền bạc trong nhà ra, tranh nhau mua khỉ. Những người chậm chân thì kêu gào khóc lóc, người mua được nhiều thì sung sướng hả hê. Họ hồi hộp chờ đợi anh thanh niên quay lại. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy anh thanh niên và người giúp việc đâu. Chỉ thấy quanh làng toàn khỉ là khỉ. Dân làng ai cũng tức giận đỏ hết cả mặt nhưng không biết bán lũ khỉ cho ai.

    Sau này, người ta gọi khỉ dưới cái tên cổ phiếu. Những người hiểu biết gọi câu chuyện đó là sự tích về sự ra đời của thị trường chứng khoán. Và việc giận đến đỏ mặt là lý do tại sao bảng giá khi thị trường đi xuống thường hiện màu đỏ.

    Ngẫm ra, thôi thì tiền không tự sinh ra mà cũng chẳng tự mất đi, chỉ chuyển từ túi nhà em sang túi nhà bác cùng anh em con Lạc cháu Hồng cả í mà!
  10. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    :((:((:((:((

Chia sẻ trang này