1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Công điện khẩn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 30/03/2021.

3365 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 05:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 62923 lượt đọc và 310 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Thế này khi nào Tây giải ngân trở lại thì tăng lên 2.000 điểm???
    alisson36HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  2. Giahuyonline

    Giahuyonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2020
    Đã được thích:
    340
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tháng 4/2021, VN-Index có thể vượt qua mốc đỉnh lịch sử
    7 giờ trước

    (ĐTCK) Đó là nhận định của ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS tại Tọa đàm “Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay 31/3.

    Theo ông Lê Đức Khánh, không có lý do gì VN-Index không thể vượt đỉnh trong khi nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới đã bứt phá rất mạnh. Trong thời gian tới, VN-Index có thể điều chỉnh quanh vùng 1.170 - 1.180 điểm, và trong tháng 4/2021 có thể vượt qua mốc đỉnh lịch sử.

    “Tháng 4 vẫn là thời điểm thuận lợi cho giao dịch chứng khoán”, ông Khánh nhận định.

    Ngoài ra, trong bối cảnh vĩ mô phục hồi, các quỹ sẽ có xu hướng đầu tư vào nhóm tài chính, xây dựng, vật liệu, cảng biển, dầu khí, và tốt nhất vẫn nên ưu tiên VN30. Chỉ số chứng khoán sẽ lên các điểm cao mới và nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm sẽ là những nhóm cổ phiếu phòng thủ, nhóm cổ phiếu giá trị…

    Đưa ra dự báo cụ thể cho năm nay, VPS nhận định, VN-Index có thể đạt ngưỡng 1.280 - 1.380 điểm, trong khi CTCK MBS đưa ra con số 1.250 điểm vào cuối năm, với biên độ giao động trong khoảng 1.100 - 1.360 điểm.

    Sau sự bứt phá trong năm 2020, từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tiếp tục tăng mạnh, nhất là nhà đầu tư mới; số lượng tài khoản tăng mạnh lên tới 2,8 triệu, tương đương gần 3% dân số Việt Nam.

    Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nhà đầu tư đã là cho giao dịch tại sàn HOSE thường xuyên bị quá tải, nghẽn lệnh, gây bức xúc cho các nhà đầu tư.

    Về giải pháp khắc phục, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, UBCK sẽ xử lý triệt để, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, trật tự và ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

    “Trước mắt khuyết khích và hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp chuyển từ HOSE sang HNX. Bên cạnh đó, phối hợp với Tập đoàn FPT trong việc triển khai áp dụng hệ thống phần mềm đang được vành hành tại HNX cho hệ thống giao dịch tại HOSE. Mục tiêu trong năm nay sẽ hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới (từ SGDCK Hàn Quốc) cho toàn bộ thị trường chứng khoán”, bà Bình nhấn mạnh.

    Đánh giá về các yếu tố tác động đến thị trường, bà Bình nhìn nhận ,triển vọng thị trường chứng khoán trong năm 2021 là khả quan, có nhiều cơ hội tăng trưởng trước tác động tích cực từ sự phục hồi nhanh hơn của nền kinh tế; hành lang pháp ý cho thị trường dần hoàn thiện, chuẩn hoá; yếu tố nội tại của doanh nghiệp niêm yết cũng tương đối tốt; Việt Nam vươn lên thị phận số 1 trong nhóm thị trường cận biên của MSCI.

    Ở chiều ngược lại, thị trường đối mặt thách thức không nhỏ với đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất. Bên cạnh đó, những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiềm ẩn rủi ro chính sách. Ngoài ra, trong bối cảnh vốn ngoại rút mạnh thời gian gần đây, sức cầu của thị trường, đặc biệt là sức mua của nhà đầu tư trong nước cần đủ lớn để giữ đà cho thị trường.

    [​IMG]
    Toạ đàm diễn ra sáng ngày 31/3 tại Hà Nội.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động đa chiều từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, nhưng thị trường vẫn sẽ giữ được đà tăng trưởng của năm 2020.

    “Ngày 11/11/2020, MSCI chính thức nâng hạng Kuwait từ cận biên lên mới nổi. Điều này giúp Việt Nam thu hút dòng vốn của các quỹ đầu tư vào nhóm thị trường cận biên nhằm tăng tỷ trọng cho Kuwait. Thực tế, từ đầu tháng 12/2020, Việt Nam đã trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên theo hệ thống phân loại của MSCI. Như vậy, việc dòng vốn nước ngoài có khả năng quay trở lại vào năm 2021 với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021”, ông Sơn nhận định.

    Theo ông Sơn, thị trường chứng khoán đang đứng trước nhiều cơ hội, tuy nhiên cần phải giải quyết được các vấn đề như tiến trình cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước còn chậm, việc nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi vẫn gặp nhiều trở ngại, rủi ro lan truyền từ các khu vực thị trường liên thông gây những cơn sốt ảo về bất động sản hay chứng khoán.

    Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường còn có những trở ngại nhất định; thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi các giao dịch làm giá, thao túng giá, giao dịch không công bằng và lôi kéo giữa các thị trường (cơ sở và phái sinh).

    "Nếu biết nắm bắt thuận lợi và thời cơ, năm 2021 sẽ là năm tạo ra bước tiến qua trọng đưa thị trường lên tầm cao mới với các nấc thang giá trị mới và khẳng định được vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế", ông Sơn nói.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/thang-4-2021-vn-index-co-the-vuot-qua-moc-dinh-lich-su-post265598.html
    HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Bài 1: POW, vì sao thoái vốn Nhà nước qua cửa "thoả thuận"?
    Chuyên mục: Chứng khoán
    Covid - Vaccine [​IMG]
    [​IMG]

    Giá cổ phiếu PVM đã được đẩy lên gấp đôi bất chấp việc hai cổ đông lớn cùng thoái vốn. Tuy nhiên, sóng cổ phiếu PVM nếu có tăng thêm gấp đôi nữa cũng vẫn “rẻ” hơn so với kho đất khổng lồ mà doanh nghiệp này sẵn có.

    [​IMG]
    Phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán sáng ngày 17/3, hơn 21 triệu cổ phiếu CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí PV Machino (mã PVM) đã được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch này tương ứng hơn 54% cổ phần công ty đang lưu hành. Nhiều khả năng các giao dịch có liên quan đến Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power (mã POW), đơn vị sở hữu gần 20 triệu cổ phần, tương ứng 51,58% vốn điều lệ PVM. Phần lớn cổ phiếu được bán với mức giá dưới tham chiếu.
    [​IMG]
    Hơn 50% cổ phiếu PVM đang lưu hành được sang tay trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/3/2021
    Nhận định như vậy bởi cách đây không lâu, hồi đầu tháng 3/2021, POW đã công bố thông tin về việc sẽ bán toàn bộ hơn 19,9 triệu cổ phiếu, tương đương 51,58% vốn điều lệ PVM. Thay vì tổ chức đấu giá, POW cho biết thoái vốn PVM qua khớp lệnh trên sàn. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 12/3 - 12/4/2021. Trước đó, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 3,8 triệu cổ phiếu, tương đương 9,9% vốn PVM. Giao dịch dự kiến được thực hiện qua phương thức thoả thuận và khớp lệnh cùng giai đoạn 12/3 - 9/4/2021.
    Theo thông tin của HNX, cuối năm 2020, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ đã bán 6,6 triệu cổ phần PVM (tương ứng với tỷ lệ 17,08%) và không còn là cổ đông lớn của PVM từ ngày 6/11/2020. Có thể, "người mới" đã gom cổ phần của cả 3 cổ đông lớn nhất tại PVM.
    Việc thoái vốn PVM là vấn đề nhận được sự quan tâm của cổ đông PV Power. Tại đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức vào ngày 22/12/2020, nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh vấn đề này. Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV Power cho biết: "Trên cơ sở kết quả tư vấn, Hội đồng quản trị công ty sẽ xem xét phương thức thoái vốn cụ thể. Chúng tôi sẽ triển khai minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Các tổ chức định giá sẽ phải nắm bắt đầy đủ tình hình tài sản của PVM, kể cả các bất động sản".
    Chia sẻ bên thềm đại hội, ông Hồ Công Kỳ cũng cho biết, PV Power mua PVM dưới mệnh giá, thoái vốn lợi nhuận ít nhất vài trăm tỷ. Chủ tịch POW không hẳn không có lý khi giá trên sàn của PVM đã có thời điểm chạm ngưỡng 30.000 đồng. Nhưng cổ đông POW thực tế còn kỳ vọng nhiều hơn dựa trên những tài sản của PV Machino hiện có, bao gồm bất động sản tại công ty này và tiềm năng của các công ty liên doanh liên kết.
    [​IMG]
    Quay lại phiên giao dịch giữa tuần từ 15 - 19/3, nếu đúng là lượng cổ phiếu này do PV Power bán ra, số tiền công ty thu về được ước tính trên 500 tỷ đồng. Như vậy, PVM định giá trị là 1.000 tỷ đồng.
    PV Power là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước (phần vốn Nhà nước chiếm 79,9% vốn điều lệ). Chưa rõ trong thương vụ thoái vốn lần này, việc định đoạt các tài sản của PV Power (bao gồm tài sản công ty con) đã tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước để không thất thoát tài sản công hay chưa?
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổ phiếu PVM từng có thời điểm rớt xuống mức giá 8.000 đồng trong năm 2020 và đến phiên giữa tháng 3/2021 đã lên hơn 30.000 đồng/cổ phiếu. Còn nhớ năm ngoái, trong phiên giao dịch ngày 5/11/2020, PVM bất ngờ xuất hiện giao dịch khớp lệnh đột biến 1,28 triệu cổ phiếu mức giá sàn 10.800 đồng. Trước đó, thanh khoản của cổ phiếu này chỉ vỏn vẹn vài nghìn đơn vị mỗi phiên. Và kể từ mốc này, PVM bước vào đà tăng giá mạnh mẽ, thanh khoản được cải thiện rõ rệt và tạo lực hút đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Sức nóng của cổ phiếu PVM có lẽ không chỉ từ hoạt động thoái vốn của cổ đông Nhà nước, mà còn đến từ quỹ đất "khủng" doanh nghiệp này đang nắm giữ. Trong đó, chủ yếu là những lô đất có vị trí hấp dẫn.
    [​IMG]
    Theo tìm hiểu, PVM hiện đang nắm trong tay nhiều bất động sản có vị trí đắc địa như: Lô đất rộng 1.827m2 tại số 8 Tràng Thi (Hoàn Kiếm, Hà Nội); lô đất 23.600m2 tại đường Đào Cam Mộc (Đông Anh, Hà Nội); khu đất rộng 137m2 tại phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). PVM còn liên doanh với Công ty Bách hóa Hà Nội để khai thác lô đất số 7 Đinh Tiên Hoàng (tòa nhà Hàm Cá Mập, Hà Nội).
    Cũng được biết, PVM đã sở hữu 10% vốn góp tại dự án “Khu chung cư cao cấp, dịch vụ hỗn hợp - Khu đô thị Nam An Khánh - Hà Nội” thuộc lô HH3 của dự án Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội).
    PVM sở hữu gần 50% vốn tại CTCP Máy Thiết bị Dầu khí Đà Nẵng - Daesco (mã DAS) - doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng nhiều khu đất lớn tại TP. Đà Nẵng. Theo khảo sát của Reatimes tại Đà Nẵng, DAS đang quản lý lô 3.241m2 tại 495 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu; lô đất rộng 1.806m2 tại 51 Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu; 281m2 đất tại 53 Trần Phú, quận Hải Châu và 15.356m2 tại số 10 Nguyễn Phục, quận Sơn Trà. Các lô đất này đang được định giá hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng.
    [​IMG]
    Công ty thành viên của PVM sở hữu quỹ đất đắc địa
    Bên cạnh những lợi thế về bất động sản, PVM còn đang là cổ đông lớn tại một số doanh nghiệp có lợi thế thương mại và đem về nguồn lợi nhuận cũng như cổ tức đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm. Hiện, PVM đầu tư vào Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki (PVM nắm 10% vốn) chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; Công ty TNHH FCC Việt Nam (PVM nắm 10% vốn); Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Showa Việt Nam (PVM nắm 8,45% vốn).
    Giá trị thị trường ước tính của các tài sản vốn góp liên doanh và bất động sản của PVM cùng các công ty trong hệ sinh thái PVM có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong khi giá trị sổ sách chỉ khoảng trăm tỷ. Đây là tiềm năng rất lớn cho nhà đầu tư nào sở hữu cổ phần chi phối ở PVM. Theo giới phân tích tài chính, ban lãnh đạo PVM dường như cũng đã chuẩn bị cho thương vụ thoái vốn này hàng năm nay khi các chỉ số tài chính tại doanh nghiệp này tương đối sáng.
    [​IMG]
    Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của PVM
    [​IMG]
    Từng bàn về câu chuyện của doanh nghiệp Nhà nước trong cổ phần hoá, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: "Hiện nay, các doanh nghiệp của địa phương thường có vốn và quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nhưng quỹ đất và giá trị đất lại rất lớn.
    Khi cổ phần hoá, chỉ một số doanh nghiệp nghiêm túc trong việc rà soát phương án sử dụng đất, trả lại đất cho Nhà nước, còn lại phần lớn doanh nghiệp sẽ đưa ra phương án sử dụng không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh".
    Ông Võ cũng chỉ ra mấu chốt của vấn đề thẩm định giá đất trong quá trình cổ phần hoá. Việc định giá được thực hiện như thế nào, hay đây sẽ là câu chuyện liên kết với nhau theo kiểu lợi ích nhóm để xác định giá trị đất đó thấp đi. Điều này xuất hiện khá nhiều trong quá trình cổ phần hoá. Nguy cơ khiến Nhà nước bị thất thoát về giá trị đất đai từ đây vẫn rất lớn.
    Ông Võ còn cho rằng, sau khi cổ phần hoá, có thể người ta sử dụng tài sản đất đó không đúng mục đích như trong phương án cổ phần hoá đã xác định.
    Như vậy, thay vì đấu giá cổ phần Nhà nước, PVM đã được tính bán dựa trên giá cổ phiếu, nhưng cũng không hẳn thực hiện giao dịch công khai trên sàn mà thoả thuận sang tay (?). Cũng không phải ngẫu nhiên, POW và PVM lại có sức nóng lạ kỳ suốt vài tháng qua và đương nhiên có nhiều lý do để nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền gom cổ phiếu PVM với giá gấp đôi.
    Thế nhưng, ban lãnh đạo của POW lại nhanh chóng chấp nhận bán PVM với giá "rẻ" hàng chục lần so với tài sản doanh nghiệp này đang sở hữu. Điều đó khiến cho giới chuyên gia lo ngại câu chuyện thất thoát vốn Nhà nước tại POW và PVM.
    Trong những bài tiếp theo, Reatimes sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn về câu chuyện thoái vốn Nhà nước cũng như cơ đồ thao túng gom đất vàng của vị đại gia đã được hời trong thương vụ này./.

    https://24hmoney.vn/news/bai-1-pow-...3GoCJ8wN2zSBo8i8c5mS6ba8ZeYCJGpE30uD38nCY9zVG
    alisson36 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382

    "Giá cổ phiếu PVM đã được đẩy lên gấp đôi bất chấp việc hai cổ đông lớn cùng thoái vốn. Tuy nhiên, sóng cổ phiếu PVM nếu có tăng thêm gấp đôi nữa cũng vẫn “rẻ” hơn so với kho đất khổng lồ mà doanh nghiệp này sẵn có."
    alisson36, vanhuynh_ng, Lovel1 người khác thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. vanhuynh_ng

    vanhuynh_ng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    1.187
    * Tác giả viết bài đó vẫn còn cay cú vụ POW thoái giá quá rẻ nhưng chẳng hiểu j về luật đất đai ở VN. Thực tế là mình có tìm hỉu vụ định giá vì mình cũng ko hỉu là tại sao PVM nó đc quản lý và sử dụng quá nhìu đất vàng nhưng POW thoái giá thấp đến như vậy. Ko lẻ mấy ông lãnh đạo POW ko sợ vô chăn kiến à, nhưng họ làm đúng luật hết:
    - Khó nhất là định giá các khu đất vàng tuy nhiên họ định giá đúng theo các quy định của pháp luật. Tức là những khu đất vàng sau cổ phần hóa, nhà nước giao cho PVM có thời hạn và có mục đích sử dụng đất. PVM (trước thuộc POW) phải sử dụng đúng mục đích, ban đầu giao kết cấu là abc thì phải để đúng là abc, mục đích sử dụng là xyz thì phải sử dụng và quản lý đúng kiểu xyz. Nếu làm sai mục đích thì nhà nước họ thu hồi đất lại. Tóm lại việc định giá này nó phụ thuộc vào thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng của các lô đất vàng. Nguyên giá các lô đất vàng này thấp sau cổ phần hóa thì ko thể áp giá thị trường vào định giá đc.
    - Câu chuyện hậu trường của mấy anh bự dàn xếp, chia phần với nhau làm sao nhỏ lẻ biết đc. Đã có sự đồng thuận nhất trí trong giai đoạn chuyển giao quyền lực thì mấy anh POW cứ vậy mà làm chả sợ j đâu.
    * PVM nếu thuộc về bầu Hiển thì có thế mạnh j:
    - Bầu Hiển là ai?Có quyền lực thế nào?Chơi với anh bự nào trong BCT thì các bác tự tìm hiểu.
    - PVM có đất vàng (thuộc POW) và (thuộc bầu Hiển) là 2 câu chuyện một trời một vực. Ông POW có đủ lực mạnh để khai thác tối đa các lô đất vàng hay ko?Có xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất đc ko?Chắc chắn là ko vì sẽ vô chăn kiến ngay. Còn sau này thuộc về bầu Hiển thì có xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất đc ko? Chắc chắn là đc. Xin chuyển đổi để phát triển các dự án bất động sàn để chuyển nhượng thì cổ đông mới ngon chứ PVM thuộc ông POW thì ngồi trên đống vàng ngồi nhìn chả làm đc j, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.
    Bingo2015 thích bài này.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Dù cho trước đó thế nào thì hiện tại, giá PVM đang phản ánh đúng cung - cầu thị trường.
    HanaNguyen2020Casauchua82 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871



    Kể cả có ngày đó thì PVM vẫn phải chờ hàng năm nữa mới lột xác , đứng dậy sáng lòa được

    Chưa thay đổi được ngoạn mục đc ngay đâu
    Last edited: 01/04/2021
  9. chungnganchungvit

    chungnganchungvit Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    1.345
    PVM khoá tủ đi, còn VOC á về 20-21 đã :)):)):)):)):))
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    1/4 nên mạnh miệng nhỉ? :D
    nxtin1981 thích bài này.

Chia sẻ trang này