Công điện khẩn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 24/05/2021.

2857 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 96334 lượt đọc và 301 bài trả lời
  1. HoaiNiem82

    HoaiNiem82 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2021
    Đã được thích:
    32
    Ôi trời,hàng bác Xấu toàn độc lạ vậy! Bác đưa tin này ra giờ e mới có dịp tìm hiểu! NGON :-bd
    xauzai77 thích bài này.
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Lạ nhỉ, thị trường trong 1 năm qua cổ nào nhẹ nó cũng kéo 50%, còn phần lớn đều tăng gấp đôi gấp 3, thậm chí nhiều cổ đang còn thua lỗ bét nhè mà còn đc đánh lên trên 10. Hoặc có vài công ty mà vốn điều lệ cả ngàn tỷ, lợi nhuận năm 2020 thu về 1-2 tỷ, tức là vốn to như con voi, lợi nhuận bé như con kiến mà còn 13-14 rồi.
    VNP mới nhú vào sóng thì lại chê :D
    sttsgHanaNguyen2020 thích bài này.
  3. Sugar08

    Sugar08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2019
    Đã được thích:
    607
    cũng ko hẳn, những cổ thoái vốn vào mùa SCIC ra tin thì 20% là quá bt, sóng thoái vốn năm nay hầu như chưa chạy mấy, bản thân e năm ngoái cũng ăn VNP từ 6 lên 9 là 50% :)))
    xauzai77 thích bài này.
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    VNP năm nay khác hẳn nhé.
    - Thứ nhất là SCIC vừa công bố danh sách thoái vốn năm 2021 và ngay tiêu đề đã nói đây là danh sách sẵn sàng bán vốn ngay.
    - Thứ hai rất quan trọng là năm nay VNP đã có kqkd vượt trội từ đầu năm: Năm 2020 báo lãi 26 tỷ, nhưng riêng quý 1/2021 đã báo lãi 21 tỷ rồi, coi như quý 1/2021 báo lãi gần bằng cả năm 2020.
    --- Gộp bài viết, 24/05/2021, Bài cũ: 24/05/2021 ---
    Đúng như lão nói đấy, giờ Tập đoàn SCG Thái Lan chắc chỉ chờ SCIC thoái VNP là xúc nốt thôi.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Bất ngờ với tăng trưởng xuất khẩu của ngành nhựa
    Thế Hoàng - 20/04/2021 19:30
    [​IMG]
    Xuất khẩu sản phẩm từ nhựa và nguyên liệu nhựa của Việt Nam dù chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2020, nhưng vẫn mang về kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD.

    Ngành nhựa, trong đó có mảng sản xuất nguyên liệu nhựa và các sản phẩm từ nhựa đã có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng trong năm 2020 khi mang về kim ngạch 5 tỷ USD, trong đó nguyên liệu nhựa đạt 1,45 triệu tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 24,3% về lượng và tăng 6,5% về trị giá so với năm 2019, xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt trên 3,65 tỷ USD, tăng 6,35%.

    Doanh thu từ xuất khẩu ghi nhận mức 5 tỷ USD, nhưng cũng giống nhiều ngành xuất khẩu chủ lực, khối ngoại đang nắm giữ phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Đơn cử, trong 3,65 tỷ USD thu về từ xuất khẩu các sản phẩm nhựa, khối các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng 66% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.này. Còn với nguyên liệu nhựa, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu được 889 nghìn tấn, trị giá đạt 883 triệu tăng 21,8% về lượng và 2,8% về trị giá so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 65,5% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

    Báo cáo Xuất nhập khẩu 2020 cho hay, năm qua, sản phẩm nhựa của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…

    Trong đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 58,9% so với năm 2019, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường này đạt 672,9 triệu USD, giảm 7,3% so với năm 2019, chiếm khoảng 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

    Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Nhật Bản hàng năm khoảng trên 10 tỷ USD. Do đó, đây sẽ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tiềm năng của Việt Nam. Xuất khẩu sang khối EU đạt 458,1 triệu USD, giảm 3,6% so với năm 2019.

    Ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam đang do các doanh nghiệp FDI nắm giữ, điển hình là các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). Chẳng hạn, Tập đoàn Siam Cement Group-SCG (Thái Lan) đang dần nắm trọn thượng nguồn và hạ nguồn của ngành sản xuất nhựa Việt Nam thông qua việc mua cổ phần tại các DN lớn như Nhựa Duy Tân, Bao bì Biên Hòa, Nhựa Bình Minh...

    Mới đây nhất, SCG công bố mua lại 70% cổ phần của Nhựa Duy Tân, một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng, với khách hàng chính là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp FMCG nội địa.

    Năm 2020, Nhựa Duy Tân đạt doanh thu 4.700 tỷ đồng (tương đương 6,1 tỷ baht), với tổng tài sản đến cuối năm đạt 5.000 tỷ đồng (6,5 tỷ baht). Công suất hàng năm của doanh nghiệp này là 116.000 tấn bao bì nhựa cứng và các sản phẩm nhựa gia dụng.

    Có thêm Nhựa Duy Tân, danh sách các công ty trong mảng bao bì của SCG tăng lên 8, với tổng doanh thu của riêng mảng kinh doanh này đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng.

    https://baodautu.vn/bat-ngo-voi-tang-truong-xuat-khau-cua-nganh-nhua-d141394.html
  6. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.822
    Ôm BVB VNP phê lòi cụ ah! :))
    xauzai77 thích bài này.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Đây này, SCIC giờ mà thoái VNP thì lại béo gã khổng lồ Thái Lan thôi:

    Ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam đang do các doanh nghiệp FDI nắm giữ, điển hình là các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). Chẳng hạn, Tập đoàn Siam Cement Group-SCG (Thái Lan) đang dần nắm trọn thượng nguồn và hạ nguồn của ngành sản xuất nhựa Việt Nam thông qua việc mua cổ phần tại các DN lớn như Nhựa Duy Tân, Bao bì Biên Hòa, Nhựa Bình Minh...

    Mới đây nhất, SCG công bố mua lại 70% cổ phần của Nhựa Duy Tân, một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng, với khách hàng chính là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp FMCG nội địa.
    HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    SCG: Gã khổng lồ Thái đã thâu tóm bao nhiêu DN Việt?

    Tập đoàn xi măng Siam (SCG) đã mua lại Batico khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi bất ngờ. Thực tế, SCG là cái tên đứng sau hàng loạt các vụ thâu tóm lớn tại Việt Nam.

    SCG là ai?
    Được Nhà vua Rama VI sáng lập năm 1913, Tập đoàn SCG có nhiệm vụ ban đầu nhằm hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng của Thái Lan. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, SCG trở thành một trong những tập đoàn lớn trong khối ASEAN. Trong năm 2011, SGC được xếp hạng là công ty lớn thứ 2 tại Thái Lan và thứ 620 trên toàn thế giới, bởi Forbes.

    Theo một báo cáo từ SCG, tính tới ngày 30/6/2015, tổng tài sản của tập đoàn này đã đạt 14.830 tỷ USD, trong đó tổng tài sản của SCG tại khu vực Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đạt 2.841 tỷ USD, chiếm 19% tổng giá trị tài sản hợp nhất của SCG.

    [​IMG]


    Tập đoàn này hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại, SCG đã có hơn 200 công ty con cùng hơn 51.000 nhân viên.

    Thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp Việt
    SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt 23 năm, tập đoàn này cũng đã có trong tay hơn 20 thương vụ mua bán, sáp nhập, trong đó, có những vụ mua bán với giá trị lên tới cả vài trăm triệu USD. Một trong những thương vụ lớn nhất phải kế đến vụ thâu tóm Prime Group.

    Theo đó, cuối tháng 12/2012, SCG đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần CTCP Prime Group với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng ). Với 6 nhà máy sản xuất gạch ông suất 75 triệu m2 mỗi năm, Prime Group là nhà sản xuất gạch lát sàn lớn thứ 5 thế giới, và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam (chiếm 20% thị phần). Prime Group có mạng lưới phân phối mạnh, cơ cấu kinh doanh và chiến lược hoạt động vững chắc.

    Việc mua lại Prime Group không chỉ giúp SCG tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, mà còn giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới, với sản lượng kỷ lục là 225 triệu m2/năm.

    Trong khi đó, thông qua một công ty con có tên Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd, SCG đã lần lượt tiến hành mua 20,4% cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và 23,84% cổ phần của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP). BMP và NTP hiện đang chiếm đến 50% thị trường ống nhựa xây dựng tại Việt Nam. Do vậy, việc thâu tóm hai doanh nghiệp này, SCG sẽ dễ dàng đạt mục tiêu thống trị ngành nhựa xây dựng tại Việt Nam.

    Mới đây nhất, thông qua công ty con là Công ty nhựa TC Flexible Packaging (TCFP), SCG đã hoàn tất thương vụ mua lại 80% cổ phần của CTCP Bao bì nhựa Tín Thành (Batico), với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).

    Batico thuộc top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm. Với việc thâu tóm doanh nghiệp này, SCG đã nâng số lượng nhà mày sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp lên con số 4, trong đó có hai nhà máy tại Việt Nam.

    Theo ông Kan Trakulhoon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, SCG tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh bao bì tại Việt Nam trong nhiều năm nay, do nhận thấy tiềm năng của thị trường này với tốc độ tăng trưởng ngành này ở Việt Nam dự báo đạt khoảng 6%.

    Ngoài 4 doanh nghiệp nêu trên, hiện SCG còn nắm cổ phần tại 18 doanh nghiệp khác ở Việt Nam như Công ty TNHH Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty TNHH Chemtech, CTCP TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á, Công ty TNHH Bao bì AP (Hà Nội), Công ty TNHH Bao bì Alcamax (Việt Nam), Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Packamex (Việt Nam),...

    Sẽ còn tiếp tục thâu tóm?
    Cuối năm 2013, lãnh đạo SCG đã duyệt bản kế hoạch đầu tư cho 5 năm tiếp theo khoảng 6-8 tỷ USD cho các nước trong khu vực, trong đó, một phần lớn sẽ được rót vào Việt Nam.

    [​IMG]
    Ông Kan Trakulhoon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG.

    Trong một bài phỏng vấn, ông Kan Trakulhoon từng khẳng định, chính sách ưu tiên đầu tư của SCG vào Việt Nam là mua lại, vì chiến lược này giúp công ty đến với thị trường nhanh hơn.

    Như vậy, trong một vài năm tới, có thể thị trường sẽ còn chứng kiến thêm nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng - vật liệu xây dựng, giấy và hóa chất bị thâu tóm bởi "gã khổng lồ" này.

    https://zingnews.vn/scg-ga-khong-lo-thai-da-thau-tom-bao-nhieu-dn-viet-post564457.html
    HoaiNiem82quocnt thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  9. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.822
    Quả này VNP lên 30 đấy cụ Xấu! :D
    HanaNguyen2020xauzai77 thích bài này.
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    SCIC khi thoái sẽ thoái cả cục VNP với tỷ lệ tới 65% luôn nhé!

    [​IMG]

    Một số công ty có vốn Nhà nước lớn sẽ thoái trong năm nay. (Tính theo mệnh giá).
    --- Gộp bài viết, 24/05/2021, Bài cũ: 24/05/2021 ---
    Quý 1/2021 VNP báo lãi ròng = cả năm 2020 rồi.
    Quý 2/2021 tiếp tục duy trì thì bằng gấp đôi năm 2020.
    Cứ thế mà nhân lên thôi.

    Còn khoảng 35 ngày nữa là 5.000 anh em lại háo hứng chờ đến mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 rồi. VNP thêm một quý như quý 1 nữa thì giá 18-20 là trong tầm tay.
    --- Gộp bài viết, 24/05/2021 ---
    Giờ này tháng sau là lại háo hức chờ các DN tốt công bố kết quả kinh doanh rồi...
    HoaiNiem82HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này

Chia sẻ trang này