Công ty Chứng khoán K là Công ty Chứng khoán nào đây ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranlam99, 22/03/2008.

3707 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 21:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10023 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    ..... Theo tiết lộ của anh T., những ngày gần đây đang có hiện tượng hàng loạt cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu bị làm giá. Với lợi thế kiếm lời khi thị trường tăng mạnh, K. cũng như mấy ông Tây lại tung tiền ra mua vào những cổ phiếu giá rẻ. Điển hình là nhóm cổ phiếu blue-chip như FPT, SJS, DPM... cũng đang bị các đại gia ?ođè? xuống rất thấp. Giá FPT xuống dốc chỉ còn 109.000 đồng, DPM còn 50.000 đồng và SJS còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt mới lên sàn như DQC của Điện Quang cũng cùng chung số phận. Ngày đầu niêm yết, cổ phiếu DQC có giá tới 290.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay cũng bị ?ođạp? xuống còn 107.000 đồng/cổ phiếu....

    Sáng tỏ rồi, quá trình thanh lọc CTCK.

    Ke ke ke. mày chết với ông SSI ơi.
  2. KOD82

    KOD82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Đã được thích:
    0
    Đọc cả bài này thì K là cách nói tránh của bất kỳ công ty chứng khoán nào
    Có công ty dính vào vụ này
    Có công ty dính vào vụ khác
    K là từ chỉ chung chung đại diện !
    Em chỉ thấy buồn cười cái đoạn thằng nhà báo bảo hiện tại chúng nó đè Bluechips. Mịa nó chứ. Bọn Ngân hàng bán tháo cổ phiếu cầm cố mà nó bảo là Dìm
  3. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0

    Bác nghĩ đơn giản thế thôi thì cũng được. Bác cần học thêm chút về sự chấp nhận thực tế. bằng chứng đã có rồi, sắp có chuyên kinh thiên động địa rồi.
  4. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Kiểu này thế nào cũng có thằng chết rồi. Đúng là bên CA đang vào cuộc rồi đây
  5. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Gỗ Đại Châu đang được tạo scandal để đánh bónh tên tuổi ghê quá ! hê hê.

    Đường Đức Hóa 420,000 21 %
    Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) 198,000 9.9 %
    Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản SSI 300,000 15 %
    Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI 102,000 5.1 %
    Trần Thị Ánh Nguyệt 182,400 9.12 %

    Như vậy họ nhà SSI nắm 30% DCS , tính tới thời điểm này nó đã bán:

    Chứng khoán Sài Gòn;đã bán:15.000 CP chiếm 0,75% VĐL của CTCP Đại Châu. Ngày kết thúc giao dịch: 24/12/2007.

    Đầu tư Bất động sản SSI;đã bán: 40.000 CP chiếm 0,02% VĐL của CTCP Đại ChâuNgày thực hiện giao dịch: 20/12/2007, 21/12/2007
    đã bán: 21.200 CP chiếm 1,06% VĐL của CTCP Đại Châu. Ngày thực hiện giao dịch: 31/01/2008Số lượng cổ phiếu đã bán: 98.100 CP chiếm 4,9% VĐL của CTCP Đại Châu. Ngày thực hiện giao dịch: 17/12/2007, 18/12/2007, 19/12/2007.


    Qua những số liệu trên có thể thấy rằng, Cty chứng khoán SSI và Cty TNHH quản lý quỹ SSI không hề bán cp nào ( chỉ bán lượng nhỏ 15.000 cp). Chỉ có BĐS SSI là bán 10% vốn của DCS để đầu tư các dự án BĐS cần nhièu vốn . Những giao dịch này đã thực hiện xong ( giá TB là 40k/cp). Tổng SSI nắm giữ bây giờ còn 20% vốn của DCS.

    Như vậy việc SSI bán DCS không phải là bán tháo và họ chỉ bán khi DCS trên 40k. Hiện nay giá DCS chỉ là 15k còn thấp hơn cả giá bán cho CBCN là 20K và sẽ không có bất kỳ ai trong cty DCS avf SSI chịu bán DCS dưới 20K.
  6. muathucauca

    muathucauca Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    204
    Thế tóm lại là bi giừ phải làm gì hả các anh giai ? bán sạch àh???
  7. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói rằng vụ việc CTCK K này sẽ sớm được làm rõ và ra công luận:

    Tội 1: Thao túng TT
    Tội 2: Làm trái PL trong thực hiện các nghiệp vụ
    Tội 3: (Chưa rõ)


    Sau vụ này kịch bản cho K là:

    1. Leader bị bắt, công ty bị tuyên bố phá sản (1 thằng khác sẽ lên ngôi số 1, ke ke ke). Rõ là các CĐ của K lại phải tranh cướp thanh lý tài sản với mấy thằng Trái chủ, chủ nợ roài. Tây vụ này cụt nhiều đây.
    2. K làm thủ tục ngừng gd và huỷ niêm yết.

    Kịch bản thứ 2:

    Chỉ bị xử lý phạt, okie. Dân ta được 1 phiên hú vía. Nhưng nói chung, K sẽ mất hình ảnh và niểm tin, khó mà đứng dậy đc.



    Được kututu sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 23/03/2008
  8. chuthangbom

    chuthangbom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Đã được thích:
    0
    vụ này hấp dẫn ghê nhỉ,
    mà cũng phải 1 lần đau thì ttck mới phát triển bền vững được.
    không biết kịch sẽ ntn???
  9. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Cả bọn tay lông cũng dính vào, không riêng gì cty ck K, mẹ chúng nó, giết người không dao



    Quyền lực ngầm trên sàn CK-bài 2: Chiêu độc để... lãi to

    Thị trường chứng khoán niêm yết còn bị thổi giá lên, dìm giá xuống còn do các quỹ đầu tư nước ngoài (Tây).


    Trong bài trước, chúng ta đã thấy ty chứng khoán K. có tiềm lực mạnh để thao túng, làm giá cổ phiếu ngay từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường chứng khoán niêm yết còn bị thổi giá lên, dìm giá xuống không chỉ một mình K. mà còn có các quỹ đầu tư nước ngoài (Tây).

    ?oThổi? giá lên cao để bán

    Giới kinh doanh chứng khoán không chỉ biết đến công ty chứng khoán K. nhờ tài ngoại giao giỏi của ông chủ tịch hội đồng quản trị để mua cổ phiếu giá gốc, bán giá ngọn mà công ty này còn rất nổi tiếng với những chiêu cò mồi, đánh bóng cổ phiếu rất giỏi. Ngoài K., thị trường chứng khoán còn có sự đóng góp của những thế lực ngầm khác nữa là mấy ông Tây. Anh T. làm nghề môi giới tự do chứng khoán ở quận 1 (TP.HCM) so sánh K. chỉ nổi đình nổi đám so với các công ty trong nước thôi.

    Quyền lực ngầm trên sàn hiện nay mấy ông Tây vừa rất mạnh mà còn lưu manh gấp 10 lần K.. Thế nhưng suy cho cùng, cả hai nhóm này đều có chung một điểm là có tài thổi bất cứ một cổ phiếu nào tăng thì nó tăng, muốn cổ phiếu nào giảm thì nó giảm. Cả hai nhóm này đều dùng quyền lực của mình để tận dụng lòng tham và nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để kiếm lời. Vì vậy, kinh nghiệm của anh T. trong đầu tư chứng khoán là muốn thắng lại thì phải phán đoán được ý đồ của họ.

    Theo anh T., Tây thường thích tập trung thao túng những cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn như VNM, STB, PPC... Còn K. lại thích tập trung vào việc thổi giá những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như SJS, FPT, BMC... Thị trường đi lên hoặc đi xuống đều là cơ hội tốt để Tây và K. làm giá một cách dễ dàng. Cách kiếm tiền của họ cũng bình thường là mua rẻ, bán đắt nhưng cái khác của họ là muốn bán thì bọn nó đẩy giá lên, còn khi nào muốn mua thì dìm giá xuống.

    Tuy nhiên, những cổ phiếu do K. thổi giá lại nhằm đến việc thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước chiếm đa số, còn Tây thì ngược lại. Những cổ phiếu như SJS, FPT, TCT, BMC... có bàn tay của K. đã tăng giá ầm ầm và được liệt vào danh sách những cổ phiếu ?ohiếm?. Khi đó nhóm cổ phiếu này tăng trần liên tục mà lượng mua bán hàng ngày rất ít. Nhờ ưu thế nắm giữ nhiều cổ phiếu nên những lệnh mua bán của K. thường xuyên được khớp lệnh trước nhà đầu tư cá nhân cho dù thị trường sốt nóng hay nguội lạnh.

    ?oĐạp? giá xuống để mua rẻ

    Nói đến đây, anh T. còn lấy dẫn chứng cụ thể. Ở thời điểm thị trường bắt đầu sôi động cuối năm 2006, cổ phiếu SJS lên sàn có giá hơn 100.000 đồng. Chỉ sau một thời gian, SJS đã bị làm giá khi giá cứ tăng trần liên tục lên tới mức 728.000 đồng/cổ phiếu mới chia tách. Sau chia tách, giá của SJS cứ tăng trần. Nếu tính chung giá trị sau chia tách, cổ phiếu SJS bị đẩy lên tới mức 1,2 triệu đồng/cổ phiếu rồi mới quay đầu giảm. Tương tự, K. cùng mấy ông Tây lại tiếp tục phi vụ mới khi nhúng tay vào nhóm FPT, BMC, TCT, LBM làm cho giá tăng chóng mặt.

    Khi đó rất nhiều nhà đầu tư cùng có chung một nhận định là những cổ phiếu này bị làm giá. Dù biết là làm giá nhưng nhiều người vẫn mua vào khi thấy giá nó cứ tăng liên tục. Cổ phiếu LBM, một cổ phiếu bình thường cũng tăng trần liên tục 20 phiên liên tiếp do nhà đầu tư bị ngộ nhận việc LBM được phép khai thác mỏ boxit có trữ lượng lớn ở Lâm Đồng. Khi đó tin đồn lợi nhuận LBM sẽ đạt tương đương với BMC được tung ra.

    Mọi người chỉ bừng tỉnh khi tất cả nhóm cổ phiếu kể trên đều ?oxì hơi? giảm mạnh, bán tháo chạy cũng không kịp. Lúc thị trường lên là vậy! Còn khi thị trường giảm mạnh thì K. lại làm động thái dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa để mua vào giá rẻ. Theo tiết lộ của anh T., những ngày gần đây đang có hiện tượng hàng loạt cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu bị làm giá.

    Với lợi thế kiếm lời khi thị trường tăng mạnh, K. cũng như mấy ông Tây lại tung tiền ra mua vào những cổ phiếu giá rẻ. Điển hình là nhóm cổ phiếu blue-chip như FPT, SJS, DPM... cũng đang bị các đại gia ?ođè? xuống rất thấp. Giá FPT xuống dốc chỉ còn 109.000 đồng, DPM còn 50.000 đồng và SJS còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt mới lên sàn như DQC của Điện Quang cũng cùng chung số phận. Ngày đầu niêm yết, cổ phiếu DQC có giá tới 290.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay cũng bị ?ođạp? xuống còn 107.000 đồng/cổ phiếu.
  10. Snow_Snow

    Snow_Snow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    An Ninh Kinh Tế mau mau vào cuộc cho bà con nhờ.

Chia sẻ trang này