Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O Group

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DuyAnh9999, 11/09/2018.

4537 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 07:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 300425 lượt đọc và 1959 bài trả lời
  1. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    vậy VIC khối lượng đó sao vẫn kéo ầm ầm. CP như bank mà còn kéo chạy ầm ầm.

    Nếu phát hành thành công cũng chỉ hơn 254 triệu cổ...

    Còn vấn đề cổ tức 10% thì giá cp 10 chẳng có vẻ gì liên quan... thế BVH ctức 10% giá 10 chắc ah
    --- Gộp bài viết, 13/03/2019, Bài cũ: 13/03/2019 ---
    Quan điểm của tôi vẫn là: Các bác tự nguyên mua CP chứ ko ai ép cả, nếu các bác ko thấy Happy sau thời gian nắm giữ thì sút chứ chửi BLĐ làm gì.

    Cở các bác ngồi vào BLĐ để điều hành được 1 tuần thì chạy mất dép... ko làm nổi trò trống gì ah
    virus0213 thích bài này.
  2. Toda

    Toda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    2.250
    Có ăn là ngon zồi cụ, em mốc mỏ với CEO nè. Buồn quá huhuhu
    hoanglamvietLaonong123 thích bài này.
  3. Toda

    Toda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    2.250
    cđ lớn NN có mỗi thằng PYN, thêm vài thằng tay to nữa như DC thì mới ngon bác nhể???
    Tụi NN chỉ cần thoả các quy chuẩn của nó là nó phang thôi.
    => điểm sáng là room NN còn khoảng đâu đó dưới 30%.
    DuyAnh9999 thích bài này.
  4. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    Tập đoàn CEO hướng đến mục tiêu tổng tài sản tiệm cận 1 tỷ USD năm 2021
    Để hướng đến mục tiêu này, trước mắt, năm 2018, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.200 tỷ đồng...


    [​IMG]
    Năm 2018, Tập đoàn CEO kiên định chiến lược đặc khu và bất động sản nghỉ dưỡng, với sự phát triển mở rộng địa bàn thứ 2 - Vân Đồn (Quảng Ninh).


    THU PHƯƠNG

    04/04/2018 18:07

    Theo "Chiến lược phát triển CEO Group đến năm 2021" được Đại hội đồng cổ đông quyết nghị thông qua hôm nay 30/3 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group) đặt mục tiêu phấn đấu tổng tài sản tiệm cận 1 tỷ USD.

    Để hướng đến mục tiêu này, trước mắt, năm 2018, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 468 tỷ đồng và lãi sau thuế 370 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017.

    Đặc khu là điểm tựa, bất động sản nghỉ dưỡng là đòn bẩy

    Trả lời câu hỏi của cổ đông về điểm nhấn chiến lược nhằm đạt được mục tiêu trong năm 2018, cũng như mục tiêu thách thức đến năm 2021, khi Tập đoàn CEO tròn 20 tuổi, ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn CEO nhấn mạnh: "Đặc khu, đặc khu và đặc khu!".

    Trên thực tế, từ năm 2014, Tập đoàn CEO đã lấy Phú Quốc làm điểm tựa chiến lược và các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn, và đã thành công.

    Hiện nay, Tập đoàn CEO là 1 trong 3 nhà đầu tư lớn nhất tại Phú Quốc cả về tốc độ triển khai và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Dự án Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc với các hợp phần đã đưa vào khai thác rất thành công, bao gồm: Novotel Phu Quoc Resort với 750 phòng khách sạn 5 sao luôn có mức lấp đầy cao; Novotel Villas có kết quả kinh doanh rất khả quan và khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center giai đoạn 1 sau khi đưa vào khai thác cũng đã trở thành một trong những điểm "phải đến" với du khách khi ghé thăm Phú Quốc.

    Phú Quốc chính là thị trường trọng yếu, đóng góp rất lớn trong sự thành công của Tập đoàn CEO năm 2017 với các chỉ số tích cực: tổng doanh thu hợp nhất là 1.874 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế là 406 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế là 321 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch, tăng trưởng 17% so với năm 2016. Theo đó, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2017 đạt mục tiêu 10%.

    Năm 2018, Tập đoàn CEO kiên định chiến lược đặc khu và bất động sản nghỉ dưỡng, với sự phát triển mở rộng địa bàn thứ 2 - Vân Đồn (Quảng Ninh).

    Sau khi mua bán sáp nhập (M&A) một dự án bất động sản nghỉ dưỡng dang dở, hiện tọa lạc tại vị trí được coi là đẹp nhất của đảo chính Cái Bầu, Tập đoàn CEO tiếp tục đề xuất mở rộng và đã được thông qua chủ trương đầu tư Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City với quy mô dự kiến 350ha.

    Khu tổ hợp này cũng sẽ được phát triển để trở thành dự án thành khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng và đô thị, tương tự như khuôn mẫu đã thành công tại Phú Quốc - Sonasea Villas & Resort. Dự kiến trong năm 2018, hợp phần đầu tiên - tổ hợp khách sạn 5* Pullman Vân Đồn Harbor City với quy mô 1.000 phòng sẽ sớm được triển khai.

    "Tập đoàn CEO kỳ vọng vào sự thành công của dự án tại Vân Đồn tương tự như đã thành công tại Phú Quốc", ông Đoàn Văn Bình nhấn mạnh khi khẳng định vào tiềm năng phát triển của Vân Đồn nói chung và của thị trường bất động sản khu vực này nói riêng.

    Chỉ làm đầu tàu

    Về kế hoạch phát triển chiến lược đến năm 2021, cột mốc đánh dấu 20 năm phát triển, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu nâng tổng tài sản tiệm cận mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để xử lý nhu cầu vốn cho mục tiêu thách thức này, lãnh đạo Tập đoàn cho biết sẽ không sử dụng nhiều vốn vay, mà chủ yếu là sử dụng nguồn vốn từ tiền bán hàng để huy động nguồn vốn xã hội hóa.

    Để giải đáp thắc mắc cổ đông về vấn đề quy mô sử dụng vốn vay thấp liệu có mâu thuẫn với mục tiêu tăng trưởng cao, ở mức tỷ đô, lãnh đạo Tập đoàn chia sẻ: CEO chỉ làm đầu tàu, chỉ làm những gì mình có thế mạnh nhất, có hiệu quả nhất. Phần còn lại, sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác, cùng cộng hưởng để thành công lớn.

    "Làm được điều đó, tính xã hội hóa sẽ cao nhất, khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển dự án cũng cao nhất mà vẫn đạt được mục tiêu của Tập đoàn, đạt được hiệu quả về lợi nhuận, doanh thu để khẳng định vị thế của Tập đoàn trong cộng đồng các doanh nghiệp", ông Đoàn Văn Bình nhấn mạnh.

    Trên thực tế, cách làm này đã phát huy hiệu quả với Khu tổ hợp Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc, Tập đoàn CEO tập trung phát triển Novotel Phu Quoc Resort, sau đó là Novotel Villas, phố đi bộ Sonasea Shopping Center và sắp tới là Best Western Premier Sonasea Phu Quoc, đó là những đầu tàu và các toa quan trọng mà Tập đoàn CEO tập trung phát triển.

    Còn một số sản phẩm dịch vụ khác, Tập đoàn CEO tạo ra sân chơi xã hội hóa, cùng phát triển với các nhà đầu tư có lợi thế hơn ở các mảng sản phẩm - dịch vụ không phải là thế mạnh của CEO. Đó là cách Tập đoàn CEO khẳng định thương hiệu của mình tại Phú Quốc, và mô hình hoạt động này sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các dự án khác.

    Trả lời trước lo ngại của cổ đông về khả năng huy động vốn, cân đối dòng tiền trước hàng loạt dự án lớn đang triển khai cùng lúc, lãnh đạo Tập đoàn CEO thừa nhận nhu cầu vốn đầu tư các dự án của Tập đoàn hiện rất lớn, mỗi dự án đều có quy mô vài nghìn tỷ đồng, nên Tập đoàn phải huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức bình thường trong kinh doanh, và báo cáo tài chính đã chỉ ra, tỷ lệ an toàn vốn của Tập đoàn CEO hiện tại vẫn tương đối tốt so với các tập đoàn hàng đầu cùng ngành.

    Đầu tư cho nhân lực ngành du lịch

    Năm 2018, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 468 tỷ đồng và lãi sau thuế 370 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017. Tỷ lệ cổ tức dự kiến là 10%. Đến hết quý 1/2018, Tập đoàn CEO đã đạt được 20% lợi nhuận của năm và ban lãnh đạo tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch cả năm.

    Để đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2021, Tập đoàn CEO thực hiện tái cơ cấu các ngành nghề mũi nhọn, từ 2 ngành nghề chính là bất động sản và giáo dục - đào tạo gắn liền với xuất khẩu lao động chuyển sang tập trung phát triển 5 ngành nghề bao gồm: Bất động sản; Bất động sản nghỉ dưỡng; Xây dựng; Du lịch và quản lý khách sạn và Phát triển nguồn nhân lực.

    Trong 5 mục tiêu chiến lược này, Tập đoàn CEO xác định: Phát triển nguồn nhân lực chính là mục tiêu đáp ứng sự phát triển bền vững, đặc biệt là của mảng bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch và quản lý khách sạn.

    Theo đó, cùng với mục tiêu đưa thương hiệu Sonasea trở thành Top 10 thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn đặt mục tiêu đưa Trường Cao đẳng Đại Việt vươn lên Top trường thu hút sinh viên tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo điều dưỡng và du lịch; Xây dựng 1 hệ thống trường liên cấp trong các dự án của Tập đoàn; Đạt Top 10 xuất khẩu lao động và Top 5 xuất khẩu lao động vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, mảng kinh doanh này này chưa đóng góp nhiều trong cán cân doanh thu chung, tuy nhiên, Tập đoàn CEO vẫn kiên định đầu tư ngành nghề mũi nhọn này.
    --- Gộp bài viết, 13/03/2019, Bài cũ: 13/03/2019 ---
    Như vậy HĐQT đã có định hướng rõ ràng, giữ tới năm 2021 TK được nhân 3 nhé
  5. Toda

    Toda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    2.250
    CEO Group là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Thế nhưng, đây cũng là một trong những doanh nghiệp có nhiều dự án treo đứng top đầu trong "làng" BĐS.

    Loay hoay tìm dòng tiền cho River Silk City

    Theo kế hoạch của HĐQT Tập đoàn CEO Group (HNX: CEO) vào ngày 15/3/2019 sẽ trình lấy ý kiến trong buổi Đại hội cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để có tiền tăng vốn điều lệ và phát triển dự án đang dang dở.

    Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong năm 2019, CEO đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 3,200 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế dự kiến 600 tỷ đồng và 445 tỷ đồng, lần lượt tăng 35%, 19% và 20% so với kết quả thực hiện được ở năm 2018. Theo đó, Công ty dự kiến chia cổ tức 2019 với tỷ lệ 11%.

    Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, HĐQT sẽ trình các cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Cụ thể, CEO dự kiến chào bán gần 103 triệu cp cho cổ đông hiện hữu trong quý 2 và 3/2019, tỷ lệ thực hiện 3:2, giá bán 10,000 đồng/cp. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 1,029 tỷ đồng. Như vậy, nếu đợt phát hành thành công thì vốn điều lệ của CEO sẽ tăng lên hơn 2,573 tỷ đồng.

    Mục đích của đợt phát hành này là góp vốn vào các công ty con (484 tỷ đồng), đầu tư vào dự án River Silk City Phân kỳ IV + V + VI (450 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (95 tỷ đồng). Số tiền tối thiểu cần huy động được cho dự án River Silk City Phân kỳ IV + V + VI là 360 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ chào bán thành công tối thiểu là 80%.



    undefined
    " style="list-style: none; outline: 0px; line-height: 26px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; text-size-adjust: 100%; -webkit-font-smoothing: antialiased;">
    https://image.*********.vn/2019/03/09/CEO-phuong-an-su-dung-von-2019.PNG


    Trong trường hợp không chào bán hết số cổ phiếu đăng ký phát hành, CEO sẽ linh động lựa chọn phương án phù hợp, hoặc xin gia hạn đợt chào bán để tiếp tục chào bán hết số cổ phần còn lại, hoặc vay ngân hàng theo các hợp đồng tín dụng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

    Cũng theo kế hoạch, Tập đoàn sẽ cho ra mắt sản phẩm mới là “Trung tâm điều dưỡng theo mô hình Nhật Bản”. Đặc biệt, Sonasea Van Don Harbor City là dự án trọng điểm trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

    Bên cạnh đó, CEO sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động các hạng mục khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center2 và khu nghỉ dưỡng Sonasea Paris Villas tại Đảo Ngọc Phú Quốc.

    Hệ thống Trường Mầm non, Trường Tiểu học tại khu đô thị Sunny Garden City sẽ được Tập đoàn triển khai đầu tư trong năm 2019 và đưa vào khai thác, vận hành trong năm 2020. Song song đó, dự án Sonasea Premier Nha Trang có kế hoạch triển khai thi công từ năm 2019.

    Về dự án khu đô thị mới Cần Thơ tại Cái Răng, dự án này có quy khoảng 100 ha đã được UBND TP. Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Tập đoàn có quá nhiều dự án treo, hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm

    Tập đoàn CEO Group là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những doanh nghiệp có quá nhiều dự án treo.

    Đơn cử như 2 dự án Seven Star tại lô đất D27 Cầu Giấy và dự án KĐT CEO Mê Linh đã nằm "đắp chiếu" cả chục năm nay mà không rõ nguyên nhân vì sao khi mà tập đoàn này quá "mải vui" với các dự án Condotel.



    undefined
    " style="list-style: none; outline: 0px; line-height: 26px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; text-size-adjust: 100%; -webkit-font-smoothing: antialiased;">
    [​IMG]


    Phối cảnh dự án Seven Star

    Trong khi nhiều doanh nghiệp khao khát có được lô đất như trên thì CEO Group có vẻ khá hờ hững.

    Bởi, gần 7 năm trôi qua, dự án này vẫn chỉ là bãi đất trống, không có dấu hiệu nào cho thấy chủ đầu tư có ý định triển khai dự án. Trong báo cáo tài chính từ năm 2013 đến nay của CEO Group, dự án Seven Star luôn nằm ngoài danh mục các dự án được đầu tư. Dường như, Tập đoàn này chỉ “xí” đất rồi để đó.

    Năm 2018 đã đi qua, nhưng vẫn chưa có tín hiệu gì của dự án Seven Star từ CEO Group. Dường như, dự án này sẽ còn phải nằm đợi dài dài. Được biết, Lô đất D27 thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy là “đất vàng” ở Thủ đô, được UBND TP. Hà Nội chỉ định cho CEO Group và 2 doanh nghiệp khác thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011.

    Ngoài dự án Seven Star, các dự án như: Khu đô thị mới Chi Đông, Khu Đô thị BMC – CEO, Dự án Khu đô thị mới CEO Mê Linh của CEO Group tại Mê Linh cũng đang trong tình trạng “phủ mền, đắp chiếu”.

    Cũng tong năm 2018, Tập đoàn CEO Group cũng có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị được thu hẹp khu quảng trường biển ở TP. Đồng Hới để làm khu nghĩ dưỡng. Tuy nhiên, ý kiến này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận và cơ quan chức năng Quảng Bình.

    Với dự án Sonasea Villas & Resort của CEO bị "bêu tên" thanh tra vào năm 2018 nhưng đến nay, dư luận vẫn đang mong ngóng đợi chờ một kết luận thực xác đáng từ cơ quan chức năng.

    Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, du lịch cũng cho rằng, đề xuất lấy đất công cộng ở TP. Đồng Hới làm dự án nghỉ dưỡng có thể sẽ gây hiệu ứng ngược, khiến khách du lịch và người dân địa phương quay lưng với ngành kinh tế mũi nhọn - dịch vụ du lịch của địa phương.

    Theo báo cáo tài chính năm 2018, Ceo Group có doanh thu hợp nhất: 2.372 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 502,8 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 372 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch. Tuy nhiên, đi cùng với con số lợi nhuận cao, hàng tồn kho của CEO cũng tăng chóng mặt, từ 1.256 tỷ đồng lên 2.244 tỷ đồng.

    Chính vì có quá nhiều dự án "trùm mền, đắp chiếu", hàng tồn kho tăng dần qua các năm khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, CEO đang toan tính gì khi tăng vốn với kế hoạch đầu tư cho dự án mới?

    Công ty CP Tập đoàn CEO tiền thân là Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Công nghệ Việt Nam, thành lập vào tháng 10/2001 và chuyển thành Công ty CP vào tháng 3/2007. Đến tháng 9/2014 thì chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã CEO. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 20 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 24/8/2017, vốn điều lệ của công ty là 1.544 tỷ đồng, đang có tổng số 154,4 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

    Tập đoàn CEO có tất cả 11 công ty con, trong đó có đến 3 công ty được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc (CEO có tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết chiếm 60%), hoạt động chính của công ty này là kinh doanh khách sạn, resort, khu vui chơi, kinh doanh bất động sản…; Công ty CP phát triển nhà và đô thị Phú Quốc (75,92%), hoạt động chính là kinh doanh bất động sản quyền sử dụng đất…; Công ty TNHH MTV Khách sạn và nghỉ dưỡng CEO (100%), hoạt động chính là mở nhà hàng, dịch vụ lưu trú ngắn ngày…

    Thông qua các công ty con (qua việc thực hiện các thương vụ M&A vào cuối năm 2016), Tập đoàn CEO hiện đang sở hữu quỹ đất rộng đến hơn 450 ha tại Phú Quốc và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất đang có mặt tại hòn đảo ngọc này.

    Hoàng Dung

    MỘT BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT "BỚI LÔNG TÌM VẾT" DÌM HÀNG
    TUY NHIÊN ==> NẾU CÁC BÁC ĐỌC KỸ THÌ THỰC RA NÓ PR NGẦM CHO CEO.
    ĐỌC KỸ NHA CÁC BÁC!
    MỊA TOÀN MƯỢN MEDIA ĐỂ BƠM THỔI RUNG LẮC!!!
    DuyAnh9999 thích bài này.
  6. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    ATC lại đánh xuống vào phút bù giờ
  7. tuanvinh1008

    tuanvinh1008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2017
    Đã được thích:
    375
    lấy cái bài củ rit post lên tự sướng ah. nhìn thực tế đi
  8. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    Không bác nhé. Tôi chỉ đưa ra dẫn chứng là HĐQT đang đi đúng kế hoạch đã đặt ra. Vì thế anh em nào ko happy nữa thì xuống tàu thôi chứ đừng nên chửi ông Bình.

    Đây là kế hoạch dài hơi
    --- Gộp bài viết, 13/03/2019, Bài cũ: 13/03/2019 ---
    hàng năm cho 10% CT xèng cầm hơi chờ ngày ăn yến rồi
    DuyAnh9999 thích bài này.
  9. ZzGunzZ

    ZzGunzZ Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    01/09/2015
    Đã được thích:
    70
    Dòng bất động sản em thấy có NLG cũng ngon đấy. Bác nào có nhận định hay tin gì hot về nó không nhỉ?
  10. Quetoi75

    Quetoi75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2015
    Đã được thích:
    572
    Em thấy các bác kỳ cựu với CEO mà chưa hiểu ý chủ tịch
    Năm nào cũng phát hành giấy lấy tiền cả, thuận lợi thì phát hành nhiều như năm nay, ko thuận thì phát hành ít.
    Việc pht giá 10 này về cơ bản là kiềm hãm giá cp, ko thể tăng thêm được nữa
    Th1 : ban lãnh đạo muốn mọi người bỏ quyền ( nội bộ muốn mua) thì họ sẽ bán hiện nay vùng 13 để về 10, vừa được lợi giá, vừa mua được hàng pht
    Th2 : giữ giá để mọi người thấy lợi và nộp tiền mua, chứng tỏ nội bộ ko thèm mua thêm thì rất khó về sau, vì đội này cũng lái kinh
    Cả 2 trường hợp đều ko có cơ hội để giá cp tăng thêm nữa
    Toda thích bài này.

Chia sẻ trang này