1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

CPI tháng 07 là ẩn số nhưng đã dần lộ diện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 07/07/2011.

3082 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 01:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 12833 lượt đọc và 192 bài trả lời
  1. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Bộ Tài chính giãi bày việc chưa giảm giá xăng dầu



    [​IMG]
    Lý do đưa ra theo Bộ Tài chính là diễn biến trên thị trường thế giới đang thất thường, giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu vẫn giữ mức cao.


    Bộ Tài chính chiều tối qua đã phát đi thông điệp lý giải chuyện chưa giảm giá bán lẻ, dù rằng trong gần một tháng (từ ngày 10/6 đến ngày 7/7), giá dầu thô giảm tới 4,95%, giá xăng thành phẩm nhập khẩu giảm 0,96%, diezen giảm 0,52% và dầu hỏa giảm 0,84%.
    Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, thị trường nhiên liệu thế giới có những diễn biến trái ngược. Trong lúc giá dầu thô giảm thì giá xăng dầu thành phẩm vẫn đứng ở mức rất cao. Trong hai ngày qua, giá dầu thô bỗng tăng trở lại và gần tiến sát mốc 99 USD một thùng. Xăng dầu nhập khẩu thành phẩm cũng tăng ở mức tương ứng khiến cho doanh nghiệp chưa đủ bù đắp chi phí. Do vậy, việc giảm giá bán lẻ lúc này là chưa thể tính đến. Bộ cũng quyết định chưa tăng thuế nhập khẩu với các mặt hàng này.
    Hiện, giá xăng A92 của Việt Nam là 21.300 đồng mỗi lít. Dầu diezel có giá 21.100 đồng, dầu hỏa giá 20.800 đồng một lít và dầu mazut giá 2.000 đồng mỗi kg. Theo Bộ Tài chính, nếu so Trung Quốc, Lào, Campuchia thì giá mặt hàng xăng của Việt Nam đang ở mức thấp hơn các nước kể trên từ 4.048 đồng đến 5.225 đồng mỗi lít và mặt hàng dầu diezel thấp hơn từ 2.750 đồng đến 5.281 đồng mỗi lít.
    Tuy nhiên, một lãnh đạo cấp cao của Bộ Tài chính khi chia sẻ với VnExpress.net mới đây lại có quan điểm ngược lại. Vị quan chức này bày tỏ sự không hài lòng với đợt tăng thuế và nâng mức sử dụng quỹ bình ổn giá mà chính cơ quan này ban hành hồi đầu tháng trước. Bởi tại thời điểm đó, xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để giảm giá bán.
    "Nếu được lựa chọn, tôi sẽ giảm giá bán lẻ chứ không phải là tăng thuế như vậy", ông này nói.
    Ông cho rằng sau nhiều lần chỉ biết có tăng, khi dầu thế giới hạ nhiệt và có cơ hội cần giảm giá bán lẻ ngay cho người tiêu dùng. "Lỗ thì tăng giá, lãi thì giảm giá. Làm như vậy, người dân sẽ cảm thấy sòng phẳng, minh bạch và họ sẽ không thấy hoài nghi nhiều đến chuyện lỗ lãi", vị lãnh đạo nhấn mạnh.
    Thực tế cho thấy, hai tuần qua, giá nhiên liệu thế giới giảm mạnh và có lúc xuống mức rất thấp với 94,78 USD mỗi thùng. Thế nhưng, giá bán lẻ trong nước vẫn không được điều chỉnh giảm.
    Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính - Nguyễn Tiến Thỏa lý giải rằng việc chưa thể giảm giá bán lẻ trong nước là vì hai tuần trước giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu tại thị trường Singapore vẫn tăng và đứng ở mức rất cao. Trong khi, cùng thời điểm này giá dầu thô lại liên tục giảm.
    Theo ông Thỏa, tại thời điểm này, giá xăng đã bắt đầu hòa vốn nhưng mặt hàng dầu vẫn chưa bù đắp nổi chi phí. Vì vậy, việc giảm giá bán lẻ vào lúc này là chưa tính đến. Tuy nhiên, quan điểm điều hành của Liên bộ Tài chính - Công Thương, thời gian tới, nếu giá thế giới tiếp tục giảm, cơ quan này sẽ tiến hành tăng thuế ở mức hợp lý và giảm giá bán lẻ ở mức phù hợp.
    Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thời gian qua, Bộ Tài chính thường đưa ra con số cả nghìn tỷ đồng lỗ mà các nhà nhập khẩu đầu mối đang phải chịu để hợp thức hóa cho các đợt tăng giá bán lẻ. Thế nhưng, thực tế con số lỗ lãi này lại có phần chưa minh bạch và không được công bố bởi cơ quan kiểm toán độc lập. Chưa kể, xăng dầu của Việt Nam bị gánh quá nhiều phí và thuế khiến cho giá bán lẻ luôn đứng ở mức cao.
    Lý giải về điều này, Bộ Tài chính cho rằng, nếu so sánh với hai nước láng giềng là Lào và Campuchia thì các khoản phí và thuế mà VN tính vào giá xăng dầu ở mức rất thấp. Chẳng hạn, Lào thu thuế và phí mỗi lít xăng dầu là 8.300 đồng, Campuchia thu 6.875 đồng thì tại Việt Nam, mức thu này chỉ là 4.755 đồng mỗi lít, tương ứng với khoảng 22,85% giá bán lẻ hiện hành.
    Theo Hồng Anh
    VnExpress
  2. ck-01-xu

    ck-01-xu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Việc điều chỉnh lãi suất OMO là để giúp các NHTM nhỏ cải thiện thanh khoản thôi, ko phải mục đích dọn đường để nới lỏng CS tiền tệ đâu nà ....:-w:-w:-w
    Động thái tăng chỉ tiêu CPI lên 17% mới giúp NHNN tăng cung tiền ra mà ko gây mâu thuân với định hướng chung là kiềm chế LP ... Nhưng điều này cũng cho thấy rằng khả năng giảm LS là chuyện ko dễ dàng vào lúc này .... tính chu kỳ lại rơi vào 6 tháng cuối năm ..:p:p:p .... vậy chuyện giữ cái CPI cũng là việc ko dễ ..... [-X[-X[-X ..... thía cho nên, việc giảm LS đáng kể chỉ có thể xãy ra vào mùa quýt sang năm thôi ....[-([-([-( .... Thôi nghe lời LD NSH ... chuyển thành "đầu tư cổ phiếu cổ phần" .... ~X~X~X
  3. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    CPI tháng 7 sẽ không còn đà giảm
    toquoc.gov.vn - 08/07/2011 4:29:56 CH


    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS

    [​IMG] Giá các mặt hàng thực phẩm trong thời gian không có dấu hiệu “hạ nhiệt” khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại đến việc tăng nhanh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7. Trao đổi với Tổ Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: nếu giá vẫn tăng CPI sẽ không còn đà giảm như ba tháng trở lại đây.

    Thưa ông, thời gian qua giá các mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng trong đó phải kể đến giá thực phẩm tăng mạnh ở tuần đầu tiên của tháng 7. Vậy theo ông, những nguyên nhân nào đã tác động đến việc giá cả “leo thang”những mặt hàng kể trên?


    Đợt này có đặc biệt, tăng giá gắn liền chủ yếu với sự gia tăng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thịt và rau, riêng gạo lại đang có xu hướng xuống giá. Lý giải điều này có hai nguyên nhân lớn: thứ nhất, đó là sự gia tăng nhất định của giá thức ăn chăn nuôi trên thế giới mà Việt Nam đang nhập khẩu với số lượng lớn; thứ hai, là sự chênh lệch cung- cầu trong nước.

    Có ba yếu tố liên quan đến việc tăng cầu giảm cung đó là do một số vùng bị bão lụt thiên tai nên phải tăng lượng cầu, sản xuất không đáp ứng được; thứ nữa có thể là hiện tượng tích trữ một số sản phẩm cho sản xuất trong dịp Trung Thu sắp tới đây như trứng, bột mỳ...; Và một nguyên do hơi nhạy cảm, đó là các thương gia Trung Quốc sang mua vét (do Trung Quốc bị hạn hán, dân số đông và họ cũng đang lâm vào tình trạng như Việt Nam, mức lạm phát tăng cao).

    Lượng cung giảm do bão lụt, nhiều vùng mất trắng, đánh bắt hải sản kém đi, điều hóa sự phân phối có vấn đề đặc biệt thời gian vừa qua hệ thống bán lẻ tăng giá đột ngột trong khi trung tâm đầu mối vẫn không thay đổi (kể cả hệ thống, kể cả số lượng), ở hệ thống phân phối bán lẻ xuất hiện yếu tố thu vét, mà thu vét thì cũng “có khác gì như thiên tai”, vì nhu cầu với khối lượng lớn.

    Những nguyên nhân kể trên sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 này?


    Đương nhiên là có ảnh hưởng, vì như tôi đã nói chỉ số CPI trong nhóm lương thực thực phẩm chiếm đến 40% so với các nhóm ngành hàng khác. Tuy nhiên, tốc độ như thế nào thì lại phụ thuộc sự tăng hoặc giảm trong hai tuần còn lại của tháng và chắc chắn nó sẽ làm cho tốc độ giảm CPI không “đẹp” như ba tháng trước từ 3,3% (tháng 4), 2,2% (tháng 5) và 1,09% (tháng 6). Tôi cho rằng đợt này nó không thể giảm xuống 1%.

    Vậy, ông dự báo chỉ số tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 này sẽ dừng ở con số bao nhiêu?


    Theo tôi, nếu được như tháng trước là tốt, trong đó tốt nhất là 0,9 %, tốt vừa thì ở khoảng 1% vá có thể tăng lên 1,3% nếu như yếu tố giá không tăng. Thực tế hiện nay giá dầu đang nhúc nhích lên nhưng giá dầu lên thì tốc độ CPI chậm hơn, giá thực phẩm đang tăng sẽ làm cho tốc độ CPI không còn đà giảm như mấy tháng trước cũng như kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

    Thực ra, tháng 7 và tháng 8 mới là hai tháng khó đoán định được tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Đến các tháng cuối năm thì dễ hiểu hơn, vì theo qui luật hình xiên thông lệ, CPI sẽ hạ trong tháng 9 và tháng 10 sau đó lại lên ở 2 tháng cuối của năm nhưng mức độ không cao như các tháng đầu năm. Bởi nó lên theo cung-cầu chứ không lên theo chính sách điều chỉnh giá xăng, giá điện hồi đầu năm mặc dù các tháng cuối năm sẽ có một đợt điều chỉnh đi lên.

    Vậy các giải pháp cụ thể để giảm độ tăng nhanh và mạnh của các mặt hàng thực phẩm lúc này là gì?


    Tất nhiên, nguyên nhân nào thì phải có giải pháp đó, tôi cho rằng giải pháp chủ yếu cần thiết là vẫn phải tăng nguồn cung hàng hóa, trong lúc này giảm cầu thì hơi khó vì không thể cấm hàng hóa mang sang Trung Quốc trừ trường hợp gạo, rau, dưa, thịt lợn thì bắt buộc phải có giấy phép, các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, và thủ tục hải quan.

    Tăng nguồn cung quan trọng nhất là chính quyền, doanh nghiệp và người dân cần quán triệt tinh thần khẩn trương trồng lại, trồng mới, trồng thay thế các sản lượng đã mất. Quay vòng của các loại thực phẩm tối đa cũng chỉ tháng rưỡi đến hai tháng là có thể cung cấp ra thị trường. Vì vậy đây có thể coi là biện pháp quan trọng nhất trong thời điểm này.

    Các địa phương cần có các động tác nhằm tuyên truyền tạo điều kiện cao nhất về thủ tục, pháp lý kể cả cho các đơn vị nhận hỗ trợ thông qua lượng giải ngân đặc biệt cho những người làm nông nghiệp sản xuất. Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến việc phân phối điều hòa hàng hóa, bên cạnh doanh nghiệp và tư nhân chủ động thì các cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ về thông tin, phương tiện để nguồn hàng lưu thông phù hợp với yêu cầu thị trường.

    Nhìn từ góc độ vĩ mô, thì từ nay đến cuối năm chỉ tiêu lạm phát 17% mà Chính phủ vừa điều chỉnh liệu có khả năng đạt được không thưa ông?

    Trên thực tế, Chính phủ cũng đã thừa nhận con số 17% chỉ là phấn đấu, còn lạm phát ở mức 18% là chắc chắn, không loại trừ khả năng lên tới 20%. Nhưng tôi nghĩ, với điều kiện Chính phủ vẫn duy trì chính sách tín dụng như hiện nay thì trên phạm vi cả nước mức độ lạm phát không đến 20%, nhưng khả năng tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì có thể

    Xin cảm ơn ông vì cuộc trao đổi này! ./.

  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.128
    CPI tháng 7 KHOẢNG 06-08
  5. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    [​IMG]
    Nếu đem so sánh CPI thì dân ta khổ gấp 3lần dân TQ....
    CPI Trung Quốc tháng 6 cao nhất 3 năm

    09/07/2011 9:21:36 SA

    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS

    [​IMG] Trung Quốc hôm nay cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,4 %, lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2008.

    Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết, giá lương thực, chiếm gần 1/3 giỏ hàng hóa tính CPI của Trung Quốc, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhanh hơn mức 11,7% của tháng 5.

    Tăng trưởng giá hàng hóa phi thực phẩm lên tới 3% trong tháng 6, tăng so với 2,9% trong tháng 5.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tháng 5 tăng 5,5% so với năm trước, với giá thực phẩm tăng tới 11,7%.

  6. THE_DARK

    THE_DARK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    77
    Hết Hòa lại Hoa. Song kiếm hợp bích :-ss:-ss:-ss ^:)^^:)^^:)^^:)^
  7. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    CPI tháng 7 khoảng 0.8%, nhớ kiểm chứng, cũng có thể xem là thấp và cũng có thể xem la cao!!
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    So với những năm kinh tế ổn định thì 0.8% là vẫn còn cao... tuy nhiên, xu hướng là đang giảm dần....Lạm phát của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào chi phí đẩy (như giá xăng, giá điện, tỷ giá...) nên khi chi phí đẩy không còn thì lạm phát sẽ dịu
  9. khiemton_hochoi

    khiemton_hochoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    127
    Vụng chèo khéo chống.
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    "Nhiều nguy hại khi lan tràn bán khống" Thứ bảy, 9/7/2011, 13:30 GMT+7"Nếu tình trạng bán khống tiếp tục "thả rông" như hiện nay, mà cơ quan quản lý không có biện pháp giám sát chặt chẽ thì cả CTCK lẫn NĐT và thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro", Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty Luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư cảnh báo khi trao đổi với phóng viên.


    Một số CTCK lợi dụng "khoảng trống" quy định pháp lý về bán khống để triển khai hoạt động này. Theo ông, hoạt động bán khống "ngầm" tác động ra sao đến TTCK?
    Đang có một thực tế đáng báo động là nghiệp vụ bán khống chưa được luật hoá, nên các CTCK không ngại lợi dụng "khoảng trống" này để triển khai nhằm giành giật khách hàng, gia tăng thị phần. Kiểu triển khai lén lút này tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia TTCK, nhất là dễ nảy sinh tranh chấp giữa CTCK với NĐT khi diễn biến thị trường không như mong đợi của họ. Việc các CTCK ngấm ngầm cho bán khống còn làm méo mó cung cầu trên thị trường, đồng thời là một trong những mầm mống làm nảy sinh vấn nạn làm giá chứng khoán. Mặt khác, việc cho bán khống còn đẩy các CTCK đến chỗ mập mờ thông tin hoạt động, đặc biệt là thông tin báo cáo về sức khoẻ tài chính cho cơ quan quản lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố minh bạch của thị trường, nhất là với các CTCK đã niêm yết.

    Bản thân các CTCK cũng đối mặt với nhiều rủi ro?
    Đúng vậy, do pháp luật chưa có quy định rõ ràng cho phép triển khai nghiệp vụ này, cũng như các biện pháp giám sát đi kèm, nên trong quá trình triển khai bán khống rất dễ dẫn đến tình trạng "lật kèo" giữa CTCK và NĐT khi thị trường có diễn biến bất lợi cho các bên. Nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) không có công cụ giám sát chặt tình trạng CTCK cho bán khống, thì dễ khiến CTCK bị mất thanh khoản, ảnh hưởng đến các giao dịch liên quan trên thị trường. Không loại trừ tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống của TTCK nếu các CTCK đua nhau triển khai bán khống.

    Thưa ông, việc giám sát hoạt động bán khống nên được bắt đầu từ đâu?
    Từ năm 2005, UBCK đã có kế hoạch trình Bộ Tài chính hệ thống pháp lý nhằm giám sát chặt hoạt động bán khống, nhưng không hiểu sao đến nay ý tưởng này vẫn chưa được cụ thể hoá. Những tác động tiêu cực của hoạt động bán khống là quá rõ, nên không thể kéo dài tình trạng "thả rông" nghiệp vụ này. Một đặc thù rất quan trọng đối với hoạt động quản lý các nghiệp vụ trên TTCK, trong đó có bán khống, là phải đảm bảo mang tính cảnh báo, phòng ngừa từ xa, chứ không thể để sự đã rồi mới tính đến chuyện khắc phục hậu quả, bởi như vậy thì thị trường, NĐT đã bị trả giá đắt.
    Việc giám sát hoạt động bán khống nên bắt đầu từ hoàn thiện chế độ báo cáo, cũng như hệ thống giám sát giao dịch đối với các CTCK, để phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường. Trên cơ sở đó tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát để kịp thời ngăn chặn hoạt động bán khống. Kèm theo đó, cần có hệ thống chế tài xử lý chi tiết, đủ mạnh để tạo sức răn đe đối với các CTCK cố tình vi phạm. Nếu tình trạng các CTCK vi phạm về bán khống gần như không bị phát hiện và xử lý như hiện nay, thì rất có thể sẽ xuất hiện "cuộc đua" bán khống, khiến TTCK đối mặt với nhiều rủi ro khó lường.(Nguồn: ĐTCK, 9/7)

Chia sẻ trang này