CPI tháng 07 là ẩn số nhưng đã dần lộ diện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 07/07/2011.

6080 người đang online, trong đó có 587 thành viên. 20:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 12788 lượt đọc và 192 bài trả lời
  1. Laylaivon

    Laylaivon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2011
    Đã được thích:
    6
    Lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái đạt 20% là 1 điều quá kinh khủng[-X[-X
  2. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Hôm trước bác Hoà phân tích hạ lãi suất OMO là nới lỏng tiền tệ. Các chuyên gia ngân hàng nói không phải là nới lỏng tiền tệ

    Nhiều người nghe theo bác Múc giá trần đang khóc đó

    Nếu bác có kẹp cũng nên phân tích khách quan 1 tí
  3. hoa3292

    hoa3292 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2011
    Đã được thích:
    0
    các tiên sư đã nhìn Rau gặp Thiịt rồi/
    bệnh nghề nghiệp.
    anh em thông cảm đi nhé.\:D/\:D/\:D/\:D/
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Lãi suất thì chưa giảm nhanh nhưng xu hướng là hạ nhiệt dần và không còn căng thẳng như tháng 04 và 05 bác à.

    Lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng ngày 01/07 là 13.5% không phải là 15% như các báo đã giựt tít hôm thứ 3 đầu tuần
  5. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Vài ngày nay, nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt gia súc, gia cầm, cua, cá, rau xanh… lại tăng giá chóng mặt một cách bất thường. Thực tế này được dự báo tác động không nhỏ tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng tới.

    Giá ùn ùn tăng


    Tại các chợ lẻ ở Hà Nội, giá hầu hết thực phẩm, rau quả đều tăng đáng kể. Chợ Cầu Lủ trên đường Khương Trung, thịt bò bắp và thăn đã lên 190.000 đồng một kg, tăng 30.000 đồng so với trước. Thịt lợn thăn từ 120.000 đồng lên 130.000 đồng một kg, lợn ba chỉ thì lên 120.000 đồng, tăng 10.000 đồng mỗi kg. Cá chép loại to cuối tuần trước giá 70.000 đồng, nay lên 85.000 đồng một kg, còn chép bé tăng 10.000 đồng lên 70.000 đồng một kg. Cá trắm, rô phi cũng tăng vài ba giá, cao hơn từ 10.000 đến 20.000 đồng một kg so với trước.

    Các loại thịt gia cầm tăng chóng mặt hơn. Gà ta sống tuần trước giá chỉ 120.000 đồng một kg, giờ nhảy vọt lên 150.000 đồng, gà Bắc Giang (sống) thì tăng từ 90.000 đồng lên 115.000 đồng một kg. Vịt sống cũng tăng giá từ 50.000 đồng lên 60.000 đồng một kg… Chợ Cầu Lủ tuy giá tăng mạnh song đây vẫn là chợ có mức giá thực phẩm mềm hơn so với nhiều chợ nhỏ lẻ khác. Tại chợ Hoàng Văn Thái, gà ta sống giá lên tới 160.000 đồng một kg, còn thịt bò bắp là 210.000 đồng.

    Rau củ cũng đắt đỏ không kém. Khoai tây lên 17.000 đồng một kg, tăng 3.000 đồng so với trước. Một bó rau cải, mồng tơi, rau dền, rau ngót… cũng tăng từ 1.000 đến 3.000 đồng so với tuần trước. Riêng ngọn su su và rau bí đắt ngang thịt, 22.000 đồng một kg su su…

    Hải sản cũng không nằm ngoài vòng quay tăng giá. Tại chợ Kim Liên, tôm to loại 27 – 30 con một kg, trước đây giá 370.000 một kg, nay lên 420.000 đồng, tôm bé hơn cũng tăng 2 – 3 giá. Cua to thì lên 430.000 đồng, ghẹ giá dao động từ 380.000 đến 420.000 đồng một kg.

    Giải thích nguyên nhân khiến thực phẩm, rau củ bỗng nhiên lại tăng giá chóng mặt trong khi giá xăng, điện không tăng, theo các tiểu thương, là do mưa bão, rồi nguồn cung hạn chế, giá mua đầu vào tăng.

    Chị Liên, bán thịt bò tại chợ Cầu Lủ cho hay, hiện giá bò hơi chị mua đã lên 128.000 đồng một kg. “Trước đây khi giá cả còn chưa quá cao, mỗi ngày tôi mua 3 con bò về xẻ thịt và bán hết, nhưng bây giờ giá lên cao quá, người ta ít ăn thịt bò hơn vì đắt, tôi chỉ bán được 2 con mỗi ngày”, chị Liên nói.

    Đại diện Siêu thị BigC cho biết, đúng là giá thực phẩm mà siêu thị nhập vào sau một thời gian ngắn ổn định, giờ lại tăng trở lại. Nguyên nhân là do nguồn cung từ các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước thiếu hụt sau thời gian bỏ chuồng vì giá thức ăn chăn nuôi, lãi suất ngân hàng tăng cao, thời tiết giữa hè không thuận lợi.

    Còn chủ gian hàng Thế giới hải sản ở chợ Kim Liên cho hay, trời mưa bão nên nhiều nơi tôm chết nhiều, tình hình đắt bắt thủy hải sản cũng khó nên giá bổng nhiên tăng vọt, “chứ có phải tự nhiên chúng tôi hét giá đâu”.

    Mưa bão cũng là nguyên nhân khiến giá nhiều loại rau xanh, hoa quả tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với trước và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    CPI tháng 7 bị "đe dọa"?

    Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, Bộ Công thương, hiện đang có hiện tượng cung cầu hàng hóa mất cân đối, dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa phương là do đang chuẩn bị vào mùa mưa bão. Bên cạnh đó, một số mặt hàng thực phẩm đang có xu hướng xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc nên có thể gây áp lực tăng giá lên các loại hàng hóa nói chung.

    Hôm qua, Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 sẽ tăng dưới 1% so với tháng 6, mặc dù CPI tháng 6 đã ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.

    Tuy nhiên, trước tình hình giá cả lại bắt đầu đợt tăng mạnh như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng dự báo trên rất khó mà thành hiện thực.

    Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, cho rằng, việc giá cả hàng hóa, thực phẩm tăng mạnh sau mấy đợt mưa bão vừa qua sẽ tác động lớn đến CPI tháng 7. Việc tính CPI tháng này sẽ được dựa trên cơ sở giá cả các loại hàng hóa từ ngày 16 tháng trước cho đến ngày 15 tháng này. Do vậy, giá cả thực phẩm, rau quả tăng mạnh vài ngày qua nằm trong đợt tính CPI tháng 7.

    Hơn nữa bây giờ mới bắt đầu mùa mưa bão, nên khả năng thực phẩm, rau quả khan hàng, giá cả thỉnh thoảng lại nhảy lên còn lặp lại trong tháng. “Vì thế, tôi cho rằng tốc độ tăng CPI tháng 7 sẽ cao hơn tháng 6 và không dừng lại dưới 1% như dự đoán của Tổ Điều hành thị trường, mà mức tăng có thể lên tới 1,5 – 2% so với tháng 6.

    Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, áp lực tăng giá ở nhiều mặt hàng vẫn còn tiếp tục trong các tháng tới khi các vấn đề như lãi suất, giá thực ăn chăn nuôi tăng cao… còn đè nặng lên các hộ nuôi trồng, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và chế biến thực phẩm. Trừ khi giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng, điện được điều chỉnh giảm trong tháng này thì mới hy vọng tốc độ tăng CPI tháng 7 được kiềm lại.

    Còn theo dự báo của Ngân hàng HSBC mới đây, thực phẩm là mặt hàng chiếm 40% rổ tính CPI của Việt Nam, có vai trò quan trọng quyết định trong việc tính toán lạm phát trong nước. Sự tăng giá lương thực thế giới vẫn chưa phản ánh đầy đủ vào giá cả của Việt Nam. Và giá thực phẩm có khả năng sẽ sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, gây áp lực lên đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong quý III
    -----------

    Còn bài này không thấy bác đưa vào cho nó khách quan :)):)):)):)):)):)):)):)):))
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33

    E tin VTV1 quay và phỏng vấn trực tiếp mấy bà bán ở chợ còn lắc đầu lè lưỡi về giá cả tăng đột biến mấy tuần qua..... chứ E éo tin mấy thằng nhà báo nói láo này đâu...:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))




    .
  7. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    CPI giảm mạnh thì tốt, nhưng kg có nghĩa TTCK sẽ tăng khi ngân hàng chưa giảm mạnh lãi suât.
    LSNH là quyết định đến ttck VN tăng hay giảm.
  8. CHUONGNGUYEN

    CHUONGNGUYEN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái này bác trả lời sao đây



    Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh




    Các loại rau, củ và thịt cá tại chợ đầu mối và dân sinh Hà Nội đang lên giá chóng mặt. Trong khi đó, tại TP HCM, ngoại trừ thịt lợn và trứng gia cầm, giá thực phẩm chững lại.
    Tại Hà Nội, trong chợ Mơ tạm trên đường Kim Ngưu, giá các loại thịt lợn, bò, gà, cá đều tăng 10-20% so với cuối tháng 6. Chẳng hạn mỗi lạng thịt rọi và gối có giá 11.000 đồng, thịt vai 13.000 đồng, nạc thăn 14.000 đồng. Các loại thịt bò có mức bán 15.000-22.000 đồng một lạng tùy thịt giẻ sưởn, bắp hay thăn. Cá chép, cá quả được bán từ 55.000 đồng trở lên cho mỗi cân. Gà làm sẵn có giá từ 65.000-85.000 đồng mỗi kg tương ứng với gà công nghiệp, gà mía hay gà ta.
    Tăng giá mạnh nhất là các loại rau, củ với mỗi mớ rau mồng tơi từ 4.000 lên 6.000 đồng, đỗ xanh tăng gần 4 lần từ 6.000 đồng lên 20.000 đồng mỗi kg. Cà chua, dưa chuột, cải xanh, cải ngọt, bắp cải, su hào...cũng tăng giá nhưng ở mức nhẹ hơn, từ 1.000-3.000 đồng mỗi đơn vị (mớ hoặc kg).
    Hầu hết các chủ kinh doanh đều lý giải giá tăng cao như hiện nay là do không có đủ nguồn cung. Theo họ, mưa nắng thất thường khiến rau cỏ không sống được, người trồng mất mùa, người kinh doanh cũng khó khăn.
    Chị Huyền, bán rau tại cổng chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, giá tăng nhưng phải tranh nhau mới nhập được hàng. "Sau mấy hôm mưa bão, rau cỏ dập nát hết. Rồi mấy ngày nay, nắng chang chang, nhà nào có giữ được thì cũng héo hết, lấy đâu ra hàng mà bán", chị Huyền nói.
    Nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng cao, người tiêu dùng lại càng khốn đốn. Đứng lựa mấy lạng thịt lợn tại chợ Mơ tạm, bác Hóa (Lạc Trung) than mang tiền đi chợ dạo này như mất cắp, do chưa được mua mấy thứ đã nhẵn túi. Bác kể: "Lương hưu chưa lên, thịt thà mỗi ngày mỗi tăng, không ăn không được, bấm bụng mua thì chẳng đủ tiền sống cả tháng".
    Tại TP HCM, giá thịt lợn tại một số chợ sáng nay tăng mạnh, đắt hơn tuần trước 5.000 một kg. Sườn heo lên 130.000 đồng; đùi, ba rọi, cốt lết chốt giá 110.000 -115.000 đồng, tùy lượng mua và thời điểm mua (đầu giờ sáng hay giữa trưa). Các loại trứng tiếp tục đứng mức cao. Trứng vịt 33.000 - 34.000 đồng một chục. Trứng gà có giá "mềm" hơn, nhưng cũng tới 23.000- 24.000 đồng vỉ 10 quả, đắt hơn tuần trước 2.000-3.000 đồng. Do trứng vịt tăng giá mạnh (thương lái Trung Quốc sang gom hàng) nên theo một số tiểu thương, người dân có xu hướng chuyển sang dùng trứng gà nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến sức mua trứng gà nhích lên, đẩy giá trứng tăng theo.
    Giá tăng nhưng lượng tiêu thụ giảm. Chị Trang, tiểu thương chợ Thị Nghè than thở: "Trước kia, tầm 12h là bán hết hàng, còn mấy bữa nay chợ ế, thịt đầy bàn, có khi 14h mới dọn hàng".
    Trong khi một số mặt hàng rau, củ, quả, gia cầm ở Hà Nội tăng giá mạnh thì tại TP HCM lại có xu hướng giảm. Thịt gà giảm 5.000 đồng mỗi kg, nhiều loại rau củ quả xuống 500-2.000 đồng so với hơn tuần qua. Đậu xanh, đậu phộng cũng rẻ hơn nửa tháng trước 4.000-5.000 đồng một kg.
    Tại các siêu thị, các loại thực phẩm vẫn có chiều hướng giữ giá hoặc chỉ tăng đôi chút. Hiện nay, một số sản phẩm còn được bán rẻ hơn tại các chợ như thịt nạc vai 40.500 đồng cho 3,5 lạng thịt nac vai, rẻ hơn gần 500 đồng mỗi lạng so với các chợ dân sinh; rau mồng tơi có giá 4.500 đồng mỗi mớ 350 gram; cà xanh được bán 4.500 đồng cho túi nửa cân, rẻ hơn tới 4.000 đồng mỗi kg so với chợ đầu mối...
    Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Nhất Nam sở hữu chuối siêu thị Fivimart (ở Hà Nội) cho biết, hiện giá các loại thực phẩm tươi sống tại siêu thị vẫn giữ giá do đều nằm trong danh mục nhóm hàng thiết yếu.
    Bà Hậu cũng đưa ra khuyến cáo với người tiêu dùng là vào những thời điểm giá cả trên thị trường bấp bênh như hiện nay thì người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm tại những địa điểm có áp dụng chương trình bình ổn giá, vừa không lo tăng giá, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
    Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (TP HCM) cung cấp, giá các mặt hàng nông sản ở chợ đầu mối tương đối ổn định, chỉ dao động nhẹ. Bên cạnh một số loại tăng nhẹ 1.000-2.000 đồng (bầu, bí, cà chua, bó xôi, cải thảo Đà Lạt...) thì vẫn có loại sụt giảm (củ cải, khoai tây, xà lách...).
    Hiện lượng hàng về chợ trên 3.000 tấn một đêm, nhưng sức mua của các chợ lẻ có phần giảm so với trước. Trong khi đó, hàng về các tỉnh, vùng xa có xu hướng tăng lên. Mặc khác, do chi phí vận chuyển tăng cao khi đưa hàng từ chợ đầu mối về chợ lẻ nên giá bán tới tay người tiêu dùng đã đắt đỏ hơn nhiều so với giá bán ngay tại chợ đầu mối.

    Theo Lê Phương - Xuân Ngọc


    Vào đây
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Khi tăng OMO từ 14% lên 15% vào ngày 17/05 thì các chuyên gia nói rằng NHNN gởi thông điệp thắt chặt tiền tệ (bác tìm đọc lại thì biết ý của các chuyên gia lúc đó) .... Vậy khi giảm OMO từ 15% xuống 14% thì không gọi là giảm dần việc thất chặt tiền tệ là gì? Các chuyên gia VN thì nói thế nào lại không được.

    Con tôi nói là gia tăng tỷ lệ cổ phiếu ở vùng giá thấp chứ có nói đu trần đâu ? mà thậm chí ai đu trần hôm thứ 3 thì cũng không lỗ nhiều vì phiên hôm qua đa số cổ phiếu chỉ biến động giảm nhẹ thôi.
  10. obam8x

    obam8x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    719
    Nhảm nhí, CPI tháng 7 tăng trên 1% thì lõm nặng à.

    Nhiều người nghe phân tích kém của bác (nới tiền tệ ) mua giá cao hôm qua đang xót hết ruột

    Em cũng chót múc 1 mã giá cao giờ đang bực hết cả mình.

Chia sẻ trang này