CPI tháng 07 là ẩn số nhưng đã dần lộ diện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 07/07/2011.

6091 người đang online, trong đó có 587 thành viên. 20:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 12788 lượt đọc và 192 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Bác đọc lại đi, bài " các tiến sỹ dự báo CPI" tôi gởi phía dưới và có phân tích rất kỹ
  2. clbslna

    clbslna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nói chung đang có 1 thế lực muốn tận dụng triệt, dùng báo chí rung lắc để gom hàng
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    TPHCM: Giảm giá thịt gia cầm bình ổn 2.000 - 6.500 đồng/kg



    [​IMG]
    Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung đối với thịt gia cầm dồi dào do xu hướng tăng tổng đàn đang diễn ra trên diện rộng, giá bán sẽ tiếp tục ổn định.
    Hôm qua 6 -7, Sở Tài chính TPHCM đã công bố việc điều chỉnh giá bán đối với một số loại thịt gia cầm nằm trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 và Tết Nguyên đán 2012. Theo đó, mức giá điều chỉnh lần này giảm bình quân 2.000 - 6.500 đồng/kg tùy từng loại thịt của từng doanh nghiệp (DN) tham gia. Cụ thể, thịt gà ta (nuôi công nghiệp) 90.000 đồng/kg, giá điều chỉnh giảm còn 83.500 - 85.000 đồng/kg; thịt gà thả vườn từ 61.500 đồng/kg, giảm còn 57.500 - 59.000 đồng/kg; gà công nghiệp nguyên con từ 45.000 đồng/kg giảm còn 41.000 - 42.500 đồng/kg; thịt vịt từ 64.000 đồng/kg giảm còn 62.000 đồng/kg.
    Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng phòng Vật giá Sở Tài chính TPHCM, cho biết, việc điều chỉnh giá bán đối với thịt gia cầm lần này là chưa đủ tiêu chí do giá nguyên liệu đầu vào vẫn chưa giảm đến mức 5%. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung đối với thịt gia cầm dồi dào do xu hướng tăng tổng đàn đang diễn ra trên diện rộng, giá bán sẽ tiếp tục ổn định.

    Theo T.TH
    SGGP
  4. obam8x

    obam8x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    719
    Xin hỏi bác Nguyễn Văn Hoà 1 câu: Tại sao thanh khoản thấp thế, mà thấp thì khá xấu? nước ngoài bán ròng gần 20 phiên (chỉ 1 phiên thoả thuận VNM nó mua ròng), tay to thì đứng ngoài, phiên hôm thứ 3 tay to bán rất mạnh

    Tại sao?
  5. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Giá thực phẩm tăng mạnh, khó giữ CPI tháng 7 dưới 1%
    Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 sẽ ở mức dưới 1% so với tháng trước. Tuy nhiên, một diễn biến khá bất ngờ trong những ngày vừa qua là việc giá cả thực phẩm lại đang tăng mạnh.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=39185 Diễn biến này sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số giá tiêu dùng, bởi nhóm hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hóa tính lạm phát. Trước thực tế này, giới phân tích nhận định, nếu diễn biến tiếp tục kéo dài thì sẽ rất khó giữ tốc độ tăng giá trong tháng 7 dưới mức 1%.
    Giá các loại rau những ngày này tăng gấp 4 đến 5 lần. Còn thịt lợn, nếu trước giá nhập khoảng 65 nghìn/kg thì giờ giá tăng từng ngày, lên đến 80, 90 nghìn/kg. Các tiểu thương cho biết, do đang bắt đầu vào mùa mưa bão nên nhiều loại rau tăng giá. Riêng thịt lợn, ngay cả các tiểu thương đi lấy hàng cũng không biết vì sao giá lại biến động liên tục như vậy, chỉ biết giá tại các lò mổ thông báo lên thì phải nhập lên thôi, nếu không nhập thì không có hàng để bán.
    Lý giải về nguyên nhân tăng giá một số mặt hàng thực phẩm những ngày gần đây, TS.Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho rằng, quán tính lạm phát là lý do quan trọng. Bên cạnh đó, việc mất cân đối cung cầu do ảnh hưởng của thời tiết, thời vụ và việc một số mặt hàng thực phẩm đang có xu hướng xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc đã gây áp lực tăng giá lên các loại hàng hóa nói chung.
    Để khôi phục lại nguồn cung, theo TS.Nguyễn Minh Phong, từ Trung ương đến địa phương đều cần phải có hoạt động chỉ đạo gia tăng sản xuất, nuôi trồng hoặc thay thế. Thêm nữa, khâu bán lẻ cần được tổ chức lại, phát triển hệ thống phân phối. Thậm chí, có thể tìm nguồn thay thế bên ngoài để giảm bớt áp lực về nguồn cung.
    Ngay trong lúc giá thực phẩm đang tăng khá mạnh, Tổ điều hành thị trường trong nước mới đây vẫn đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 sẽ tăng khoảng 0,7-0,9% so với tháng trước. Nhiệm vụ quan trọng trong quý III là phải đảm bảo cung cầu hàng hóa và đến nay, 59/63 tỉnh thành đã có báo cáo khả quan về tổng lượng hàng hóa dự trữ.
    Hằng Nga
  6. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất huy động VND bắt đầu hạ nhiệt

    Mức thỏa thuận ngầm giữa nhà băng và khách hàng đã giảm 1-2% so với trước. Trong khi một số nơi còn hạ cả lãi suất niêm yết xuống dưới trần 14% cho dù chẳng mấy khi dùng đến.
    > Ngân hàng 'đi đêm' lãi suất/ Ngân hàng Trung ương 'úp mở' lãi suất huy động thực


    Nhân viên phòng kế toán một ngân hàng thương mại trên phố Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) sáng 6/7 khẳng định, lãi suất các kỳ hạn 2 - 3 tháng đã giảm 1% so với trước, còn 17% một năm với số tiền từ khoảng 300 triệu đồng trở lên. Song ở kỳ hạn 1 tháng, nhà băng này vẫn huy động vốn với lãi suất là 18% một năm.
    18% cũng là lãi suất đầu vào của một ngân hàng thương mại trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội). Đây là con số đã giảm 0,5% so với trước. Theo nhân viên giao dịch, hiện tại, lãi cao nhất đối với các kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng vẫn là 18,5%, nhưng chỉ áp dụng với số tiền trên 1 tỷ đồng. Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, lãi giảm từ 18,5 xuống còn 18%. Ít hơn 500 triệu đồng, người gửi được nhận 17,5% lãi một năm, nhân viên cho biết.
    [​IMG]
    Lãi suất huy động niêm yết và "đi đêm" của một số nhà băng đã giảm so với trước. Ảnh minh họa: Tuệ Minh. Theo chị này, đây là xu thế chung vì các ngân hàng khác cũng đã giảm. Tùy nhu cầu từng thời kỳ, lãi huy động có thể cao lên tới 20- 21% hoặc thấp chỉ còn 8%, chị nói.
    Nhân viên một ngân hàng quốc doanh phòng giao dịch trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) cũng áp dụng lãi suất vượt trần với khách gửi tiền trong thời gian qua xác nhận, gần đây, xu hướng giảm lãi suất huy động đã diễn ra. Tuy nhiên, mức giảm bao nhiêu bà này không tiết lộ và cho biết sẽ căn cứ từng sổ tiết kiệm của khách mới có thể công bố cụ thể.
    Tại TP HCM, xu hướng hạ nhiệt lãi suất cũng được ghi nhận. Giám đốc phòng giao dịch một ngân hàng cổ phần nằm trên đường 3/2, quận 10 thông tin, nếu trước đây khoản lãi suất huy động thỏa thuận tối đa của đơn vị này lên tới 20% thì hiện giờ chỉ còn khoảng 19%. Một số ngân hàng lớn khác cũng cho biết, hiện đã giảm lãi suất thỏa thuận xuống còn quanh mức 16-17% một năm.
    Lý giải cho xu hướng giảm nhiệt lãi suất huy động, Phó tổng giám đốc Eximbank cho rằng, trên thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng giao dịch với nhau thời gian gần đây, lãi đã giảm xuống còn khoảng 16% một năm. Do đó, các ngân hàng cũng suy nghĩ kỹ hơn về việc huy động lãi suất cao, vì không còn lời nhiều khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
    Việc Ngân hàng Nhà nước thời gian qua mua một lượng lớn USD dự trữ đã cung ứng ra thị trường một lượng tiền đồng không nhỏ (tuy cơ quan này vẫn hút tiền về qua thị trường mở nhưng không nhiều). Đồng thời, các ngân hàng đã huy động được lượng vốn đáng kể nên vấn đề thanh khoản không quá căng thẳng. Do đó, việc lãi suất huy động giảm nhẹ hiện nay là điều dễ hiểu, ông nói.
    Phó tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần có trụ sở trên đường Hàm Nghi, quận 1 cho rằng, Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường mở (OMO) đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp xúc được nguồn vốn. Hơn nữa lãi cho vay cao khiến doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận, còn phi sản xuất thì bị siết nên ngân hàng không thể tăng tín dụng. Do đó, các nhà băng cũng không thể huy động nhiều khiến lãi suất đầu vào giảm nhẹ. Hiện lãi suất OMO đã trở lại mức 14% một năm thay cho mức 15% một năm điều chỉnh hôm 17/5.
    Nhưng theo vị này, để duy trì thanh khoản nên các ngân hàng hiện không thể giảm mạnh lãi suất huy động mà chỉ nhìn nhau giảm một cách nhỏ giọt. Trừ phi Ngân hàng Nhà nước có sự can thiệp hoặc một nhà băng nào đó đứng ra "tuyên bố" giảm lãi suất một cách chính thức mới hy vọng lãi giảm một cách rõ rệt, ông nói. Dù thế, với bối cảnh hiện nay, khi dự báo lạm phát vẫn còn ở mức cao trên 17%, xu hướng giảm lãi suất huy động trong thời gian tới không thể rõ nét, có khi phải đợi đến qua năm sau.
    Ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) nhận định, lãi suất huy động giảm là phù hợp với cung cầu của thị trường. Ông Thọ phân tích, khi CPI tháng 6 có mức tăng thấp nhất từ đầu năm, lãi suất đầu vào thấp đi là tất yếu. Nguyên nhân là lãi suất phụ thuộc vào CPI, nếu CPI cao thì lãi suất sẽ cao, và ngược lại, nếu CPI được kiểm soát thì lãi suất phải giảm.
    Phó Tổng giám đốc Vietinbank cũng bày tỏ, ngoài CPI, tín dụng bất động sản và chứng khoán bị siết cũng là yếu tố tác động đến sự hạ nhiệt của lãi suất đầu vào. Lãi cho vay cũng bớt căng thẳng hơn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, tạo ra nhu cầu về vốn, tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Phó Tổng giám đốc Vietinbank bày tỏ.
    Theo ông Thọ, việc hạ lãi suất hiện tại gần như không làm cho thanh khoản ngân hàng bị ảnh hưởng. "Thanh khoản sẽ ảnh hưởng khi có sự mất cân đối giữa huy động vào và cho vay ra. Còn trong trường hợp này, lạm phát đang dần được kiểm soát, tháng sau luôn có mức tăng thấp hơn tháng trước nên mặt bằng lãi thực dương 15- 17% hiện nay là hợp lý", ông Thọ nói.
    Lãi suất huy động giảm cũng có tác động ít nhiều đến lãi suất cho vay. Theo khảo sát của VnExpress.net, một vài nhà băng trước đây có mức lãi vay cao chót vót, nay cũng đã có xu hướng hạ xuống. Tại ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất 18,5% một năm trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) nói trên, lãi vay điều chỉnh hạ xuống 0,5- 1%, còn khoảng trên dưới 22% (trước là hơn 23%).
    Thậm chí, lãi suất huy động theo thông báo của nhiều ngân hàng cũng có xu hướng giảm.
    Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cuối tháng 6 đã bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền đồng. Theo đó, lãi suất tiền gửi cao nhất chỉ còn 13,97% một năm (kỳ hạn 1, 2, 3 tháng), áp dụng cho chương trình khuyến mãi "5 ưu đãi lớn cùng chứng chỉ tiền gửi Eximbank" và với loại tiết kiệm thông thường, mức cao nhất chỉ khoảng 13,85% một năm.
    Trước đó, Techcombank với sản phẩm “Tiết kiệm bội thu”, lãi suất huy động của ngân hàng từ 1 tuần đến 3 tháng từ 13,7% đến 13,9% một năm, trong khi kỳ hạn 4 và 6 tháng, lãi suất chỉ còn 13,5% mỗi năm.
    Trước đó, cả Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch đầu tư đều xác nhận lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại đã vượt trần 14%, trung bình trên 15% một năm. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình thông tin, nguyên nhân lãi tăng cao là sức ép của lạm phát tăng, kinh tế vĩ mô có diễn biến chưa ổn định và nhu cầu cao về vốn đầu tư của toàn xã hội.
  7. thitcamap

    thitcamap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh

    Từ nhiều ngày nay, các loại rau, củ và thịt cá tại chợ đầu mối và dân sinh Hà Nội đều lên giá chóng mặt. Trong khi đó, tại TP HCM, tăng mạnh nhất là thịt lợn và trứng gia cầm, các loại thực phẩm khác bắt đầu chững lại.
    > Hoa quả giá rẻ tràn ngập Hà Nội


    [​IMG]
    Rau xanh là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất tại các chợ. Ảnh: Xuân Ngọc Tại Hà Nội, trong chợ Mơ tạm trên đường Kim Ngưu, giá các loại thịt lợn, bò, gà, cá đều tăng 10-20% so với cuối tháng 6. Chẳng hạn mỗi lạng thịt rọi và gối có giá 11.000 đồng, thịt vai 13.000 đồng, nạc thăn 14.000 đồng. Các loại thịt bò có mức bán 15.000-22.000 đồng một lạng tùy thịt giẻ sườn, bắp hay thăn. Cá chép, cá quả được bán từ 55.000 đồng trở lên cho mỗi cân. Gà làm sẵn có giá từ 65.000-85.000 đồng mỗi kg tương ứng với gà công nghiệp, gà mía hay gà ta.
    Tăng giá mạnh nhất là các loại rau, củ. Mỗi mớ rau mồng tơi từ 4.000 lên 6.000 đồng, đỗ xanh tăng gần 4 lần từ 6.000 đồng lên 20.000 đồng mỗi kg. Cà chua, dưa chuột, cải xanh, cải ngọt, bắp cải, su hào...cũng tăng giá nhưng ở mức nhẹ hơn, 1.000-3.000 đồng mỗi đơn vị (mớ hoặc kg).
    Hầu hết các chủ kinh doanh đều lý giải giá tăng cao như hiện nay là do không đủ nguồn cung. Theo họ, mưa nắng thất thường khiến rau cỏ không sống được, người trồng mất mùa, người kinh doanh cũng khó khăn.
    Chị Huyền, bán rau tại cổng chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, giá tăng nhưng phải tranh nhau mới nhập được hàng. "Sau mấy hôm mưa bão, rau cỏ dập nát hết. Rồi mấy ngày nay, nắng chang chang, nhà nào có giữ được thì cũng héo hết, lấy đâu ra hàng mà bán", chị Huyền nói.
    Nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng cao, người tiêu dùng lại càng khốn đốn. Đứng lựa mấy lạng thịt lợn tại chợ Mơ tạm, bác Hóa (Lạc Trung) than mang tiền đi chợ dạo này như mất cắp, do chưa được mua mấy thứ đã nhẵn túi. Bác kể: "Lương hưu chưa lên, thịt thà mỗi ngày mỗi tăng, không ăn không được, bấm bụng mua thì chẳng đủ tiền sống cả tháng".
    [​IMG]
    Tại TP HCM, ngoại trừ thịt heo, trứng gia cầm, rau củ quả sáng nay dao động nhẹ. Ảnh: B.H.
    Tại TP HCM, giá thịt lợn tại một số chợ sáng nay tăng mạnh, đắt hơn tuần trước 5.000 một kg. Sườn heo lên 130.000 đồng; đùi, ba rọi, cốt lết chốt giá 110.000 -115.000 đồng, tùy lượng mua và thời điểm mua (đầu giờ sáng hay giữa trưa).​
    Các loại trứng tiếp tục đứng mức cao. Trứng vịt 33.000 - 34.000 đồng một chục. Trứng gà có giá "mềm" hơn, nhưng cũng tới 23.000- 24.000 đồng vỉ 10 quả, đắt hơn tuần trước 2.000-3.000 đồng. Do trứng vịt tăng giá mạnh (thương lái Trung Quốc sang gom hàng) nên theo một số tiểu thương, người dân có xu hướng chuyển sang dùng trứng gà nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến sức mua trứng gà nhích lên, đẩy giá trứng tăng theo.
    Giá tăng nhưng lượng tiêu thụ giảm. Chị Trang, tiểu thương chợ Thị Nghè than thở: "Trước kia, tầm 12h là bán hết hàng, còn mấy bữa nay chợ ế, thịt đầy bàn, có khi 14h mới dọn hàng".
    Trong khi một số mặt hàng rau, củ, quả, gia cầm ở Hà Nội tăng giá mạnh thì tại TP HCM lại có xu hướng giảm. Thịt gà giảm 5.000 đồng mỗi kg, nhiều loại rau củ quả xuống 500-2.000 đồng so với hơn tuần qua. Đậu xanh, đậu phộng cũng rẻ hơn nửa tháng trước 4.000-5.000 đồng một kg.
    Tại các siêu thị, các loại thực phẩm vẫn có chiều hướng giữ giá hoặc chỉ tăng đôi chút. Hiện nay, một số sản phẩm còn được bán rẻ hơn tại các chợ như thịt nạc vai 40.500 đồng cho 3,5 lạng thịt nac vai, rẻ hơn gần 500 đồng mỗi lạng so với các chợ dân sinh; rau mồng tơi có giá 4.500 đồng mỗi mớ 350 gram; cà xanh được bán 4.500 đồng cho túi nửa cân, rẻ hơn tới 4.000 đồng mỗi kg so với chợ đầu mối...
    Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Nhất Nam sở hữu chuối siêu thị Fivimart (ở Hà Nội) cho biết, hiện giá các loại thực phẩm tươi sống tại siêu thị vẫn giữ giá do đều nằm trong danh mục nhóm hàng thiết yếu.
    Bà Hậu cũng đưa ra khuyến cáo với người tiêu dùng là vào những thời điểm giá cả trên thị trường bấp bênh như hiện nay thì người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm tại những địa điểm có áp dụng chương trình bình ổn giá, vừa không lo tăng giá, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
    Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (TP HCM) cung cấp, giá các mặt hàng nông sản ở chợ đầu mối tương đối ổn định, chỉ dao động nhẹ. Bên cạnh một số loại tăng nhẹ 1.000-2.000 đồng (bầu, bí, cà chua, bó xôi, cải thảo Đà Lạt...) thì vẫn có loại sụt giảm (củ cải, khoai tây, xà lách...).
    Hiện lượng hàng về chợ trên 3.000 tấn một đêm, nhưng sức mua của các chợ lẻ có phần giảm so với trước. Trong khi đó, hàng về các tỉnh, vùng xa có xu hướng tăng lên. Mặc khác, do chi phí vận chuyển tăng cao khi đưa hàng từ chợ đầu mối về chợ lẻ nên giá bán tới tay người tiêu dùng đã đắt đỏ hơn nhiều so với giá bán ngay tại chợ đầu mối.
    Lê Phương - Xuân Ngọc
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chẳng qua là nhiều nhà đầu tư chờ mua giá rẻ thôi... tiền thì vẫn nằm trong tài khoản không rút đi đâu cả. Trong lịch sử thì có những giai đoạn thanh khoản cạn kiện nhưng đột nhiền tiền lại ùn ùn đổ vào.
  9. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Lãi suất vẫn “xanh vỏ đỏ lòng”



    [​IMG]
    Trong vòng tháng nay, LS huy động VND danh nghĩa của một số NHTM giảm nhẹ từ 0,1-0,5%/năm ở vài kỳ hạn.
    Nhìn bề ngoài, lãi suất (LS) niêm yết có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng thực tế các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang cạnh tranh, chào mời khách hàng gửi tiền với LS cao. Sự mất cân đối kỳ hạn nguồn và sử dụng vốn là áp lực rủi ro thanh khoản khiến LS khó giảm trong 6 tháng cuối năm.
    Trong vòng tháng nay, LS huy động VND danh nghĩa của một số NHTM giảm nhẹ từ 0,1-0,5%/năm ở vài kỳ hạn. Tuy nhiên, với những khoản tiền gửi vài chục triệu đến 1 tỉ đồng, khách hàng vẫn có thể mặc cả 16%-18,5%/năm, trên 1 tỉ đồng là 19%-20,5%. Bản thân một số NHTM nhà nước để giữ chân các khách hàng nhiều tỉ cũng phải chấp nhận trả LS 18%-19%. Tuy nhiên, điểm khác trước là việc mặc cả LS không còn lộ liễu nữa, khách hàng nhiều tiền đã được NH quen mặt, quen tên, đưa vào danh sách chăm sóc. Hai bên không cần thăm dò, mặc cả nhau.
    Đến hạn, nếu muốn gửi tiếp cứ mức LS cao kỳ trước áp cho kỳ sau. Người gửi được hưởng LS cao lại giới thiệu cho người thân, bạn bè. Khi đến NH chỉ cần nói tên người giới thiệu là xong. Tiếp thị kiểu rỉ tai trong huy động vốn đang lên ngôi. Nhiều khách hàng ở Hà Nội và TPHCM biết rõ những NH nào trả LS cao nhất hiện nay để tìm đến.

    Ngoài ra, để tránh NHNN phát hiện huy động LS vượt trần, một số NHTM bắt tay với khách hàng cá nhân/tổ chức sử dụng hình thức ủy thác đầu tư (là việc NH nhận tiền ủy thác của một cá nhân hoặc tổ chức để đầu tư). Đây thực chất là việc cá nhân/tổ chức gửi tiền vào NH để hưởng LS cao (thường từ 18%-trên 19%/năm). Cứ như vậy, dù có vẻ mặt bằng LS đã ổn, nhưng thực tế “sóng ngầm” vẫn ở “đáy sông”.

    Còn rủi ro thanh khoản, chưa giảm được lãi suất

    Hiện hệ thống NH không căng thẳng về nguồn vốn. Tỉ lệ cho vay vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đến cuối tháng 6.2011 mới đạt 68%. Trong giai đoạn này, các NH cũng không mặn mà cho vay ra, không chỉ vì bị khống chế hạn mức tăng tín dụng mà còn bởi NHTM cho rằng việc cho vay ra với LS cao là một rủi ro lớn, bất lợi cho cả DN vay vốn lẫn NH. Tuy nhiên, NHTM vẫn phải duy trì mức LS cao để huy động vốn, vì họ biết hệ thống đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cao. Tiền gửi chỉ huy động được các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, phổ biến là kỳ hạn 1 tháng, trong khi đó trên 40% dư nợ cho vay của hệ thống lại là trung và dài hạn (từ 1 năm đến 10 năm). Tỉ lệ này ở một số NHTMCP nhỏ còn cao hơn nhiều. Vì vậy, các NH luôn phải lo có tiền trả cho khách hàng gửi tiền trong khi chưa kịp thu hồi vốn ở khách hàng vay. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay ra là một áp lực thường trực về rủi ro thanh khoản với các NHTM. Áp lực này đang ngày càng tăng trong 6 tháng cuối năm khi mà lạm phát cao, thị trường BĐS “xì hơi”,TTCK sụt giảm, hoạt động sản xuất-kinh doanh đình đốn...

    Khó giảm lãi suất

    Ngoài nguyên nhân rủi ro thanh khoản, các yếu tố sau cũng ảnh hưởng đến việc giảm LS: 1/ Nhu cầu vay vốn của của những khách hàng đang cần đảo nợ NH, khách hàng mạo hiểm (bắt đáy BĐS và CK, lấy tiền cho vay nặng lãi...) vẫn còn lớn. Các đối tượng này sẵn sàng vay từ NH với mức LS trên 30%/năm. Vì vậy, một số NH vẫn chấp nhận huy động LS cao để cho vay lấy lãi cao hơn; 2/ Dự báo lạm phát tăng 17% khiến người gửi tiền không chấp nhận mức LS thấp; 3/Nhu cầu vốn cuối năm tăng cao do chu kỳ kinh doanh, và cuối cùng là nguồn cung vốn ngày càng cạn vì chính sách tài khóa thắt chặt, thu nhập thấp, chỉ số giá tiêu dùng cao khiến tiền tiết kiệm dân cư giảm...

    Tình hình và dự báo cho thấy mục tiêu giảm LS trong 6 tháng cuối năm khó trở thành hiện thực nếu không có những giải pháp căn bản và tổng thể. Có ý kiến chuyên gia cho rằng việc giảm LS nên được thực hiện thông qua việc cơ cấu lại nền kinh tế và thị trường tiền tệ theo hướng giảm cho vay vào các lĩnh vực phi sản xuất và các khu vực kém hiệu quả trong nền kinh tế như DNNN. Làm được việc này có thể giúp giảm cầu tín dụng, giảm LS. Ý kiến này là đúng, nhưng song song phải giải quyết vấn đề thanh khoản hệ thống NH.

    Hiện nay, để đối phó rủi ro thanh khoản các NHTM đang thực hiện một số biện pháp: Cân đối kỳ hạn cho vay ra so với kỳ hạn nguồn vốn huy động để thu hẹp khoảng cách kỳ hạn; Tích trữ thêm các tài sản có khả năng thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc; vay của NH khác; huy động các khoản vốn mới để bù đắp... Tuy nhiên, đây mới chỉ là các hành động tự cứu mình của từng NH. Để giảm được mặt bằng LS chung cần cơ chế, chính sách hợp lý, phù hợp thực tiễn và những biện pháp hành chính mạnh, kiên quyết của NHNN.
    Theo Tuấn Thành
    Lao động
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI giảm tốc thì lãi suất bắt đầu hạ nhiệt dần là đúng rồi bác à

Chia sẻ trang này