CTG --- Bank tầm khu vực!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gakho79, 15/07/2015.

3887 người đang online, trong đó có 199 thành viên. 06:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6163 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. morado89

    morado89 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Đã được thích:
    84
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  2. nanopham

    nanopham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Đã được thích:
    463
    Banh dan thi truong len tam cao moi
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  3. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    HÔm nay là ngày đáng nhớ khi đỉnh 23k được thiệt lập và vượt dễ dàng!
    hbtsd thích bài này.
  4. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    7.055
    Trước mắt, CTG có giá 3x đã.
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  5. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Lợi nhuận ngân hàng có nhiều điểm sáng
    Mặc dù phải trích lập dự phòng ở mức cao và tập trung đẩy mạnh tái cấu trúc, thế nhưng không ít nhà băng đã báo lãi hoàn thành ở mức trên 50% chỉ tiêu đưa ra cho năm nay. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các ngân hàng, trước bối cảnh thị trường còn có những khó khăn nhất định, đòi hỏi phải trích dự phòng cho cả các khoản nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và biên lãi trong hoạt động tín dụng dần thu hẹp thì khó có thể kỳ vọng lợi nhuận cao.
    Tăng dự phòng, lợi nhuận vẫn tốt

    Trong số các NHTM đang hoạt động trên thị trường hiện nay, 2 ngân hàng cổ phần có vốn Nhà nước luôn có mức lợi nhuận tốt, cho dù đã tăng trích lập dự phòng. Theo báo cáo tài chính quý II/2015 của Vietinbank, tín dụng sau 2 quý tăng 9,1% so với đầu năm 2015 là một trong những nguyên nhân giúp Ngân hàng đạt hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25% so với cùng kỳ.

    Tổng tài sản của Nhà băng tăng 14% so với đầu năm, đạt 730.000 tỷ đồng; trong khi huy động vốn tăng 11,2%. Nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng chiếm tỷ lệ xấp xỉ 2% nên khoản dự phòng phải trích khá đáng kể.

    Kết quả kinh doanh của Vietcombank (VCB) 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3.040 tỷ đồng trước thuế, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 51,5% kế hoạch cả năm (5.900 tỷ đồng). Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (trước dự phòng) của VCB đạt đến 6.034 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014.

    Dự phòng rủi ro của VCB ở mức 2.994 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.4%. Tính đến 30/6/2015, VCB đã bán cho VAMC 1.018 tỷ đồng nợ xấu. Do đó, VCB tiếp tục là một trong những đơn vị mạnh tay nhất trong trích lập dự phòng rủi ro.

    Một lãnh đạo Eximbank cho biết, với kết quả đạt được trong quý I/2015 ở mức trên 500 tỷ đồng thì kết thúc 2 quý đầu năm nay, lợi nhuận Ngân hàng đã vượt 50% chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng trước thuế đề ra cho năm nay. Tuy nhiên, con số lợi nhuận sẽ được Eximbank công bố chính thức trong ĐHCĐ thường niên diễn ra ngày 21/7 tới đây.

    TPBank cũng báo lãi 342 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2015. Đến ngày 30/6, tổng tài sản của TPBank đạt gần 52.000 tỷ đồng. Huy động vốn ở thị trường 1 và dư nợ cho vay tổ chức, cá nhân tăng trưởng trên 10% so với cuối năm trước. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng vượt 112% kế hoạch 6 tháng đề ra và đạt 55% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm nay.

    “TPBank sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm 2015”, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank nói và đưa ra nhận định, tình hình tín dụng sẽ dần cải thiện trong 6 tháng cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu TPBank đến cuối tháng 6/2015 được kiểm soát ở mức 0,96%.

    Tổng giám đốc Techcombank, ông Vikesh Mirani cho biết, tín dụng của Techcombank tính đến hết 30/6 đã tăng trưởng tích cực ở mức 11,81%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trung bình của thị trường là 6,28%, theo số liệu ngày 19/6.

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tới 30% cho Techcombank và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Techcombank trong việc có thêm dư địa để mở rộng tín dụng, đạt chỉ tiêu lợi nhuận.

    Ngày 8/7 vừa qua, NHNN đã có quyết định điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Vietcombank, VietinBank, VPBank, VIB, Techcombank, NCB, TPBank, SeABank, SHB… Trong đó có những ngân hàng được nâng “room” tín dụng rất cao, lên tới 30% - 35%.

    Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc có thêm dư địa mở rộng hoạt động cho vay, với kỳ vọng hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận. Bởi thực tế, nguồn thu lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu đến từ tín dụng, nhất là nhà băng nhỏ.

    Tín hiệu tốt cho nửa cuối năm

    Với tình hình kinh tế đang dần cải thiện và nhu cầu tín dụng của khách hàng gia tăng, lãnh đạo các nhà băng đánh giá đây là cơ hội tốt để tăng trưởng các sản phẩm tín dụng trong thời gian tới. Do đó, các ngân hàng đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, với kỳ vọng đạt được mức lợi nhuận, thậm chí vượt chỉ tiêu xây dựng đầu năm nay.

    Bà Lương Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Nam A Bank cho hay, 6 tháng đầu năm nay, Nam A Bank báo lãi 188 tỷ đồng trước thuế, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Đến 30/6, tổng tài sản đạt hơn 33.473 tỷ đồng, dư nợ cho vay thị trường 1 đạt gần 19.200 tỷ đồng (tăng trưởng tỷ lệ tương đương 36%). Nợ xấu được kiểm soát tốt với nợ nhóm 2 chỉ chiếm 1,96% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,31%.

    Theo bà Tú, theo kế hoạch đưa ra, 6 tháng cuối năm, Nam A Bank sẽ nâng tổng tài sản lên 40 nghìn tỷ đồng; huy động thị trường 1 lên trên 23.500 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt hơn 21 nghìn tỷ và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 360 tỷ đồng, đồng thời duy trì nợ xấu dưới 3% theo yêu cầu của NHNN.

    Lãnh đạo Viet Capital Bank cũng cho biết, kết quả 6 tháng đầu năm của Ngân hàng rất khả quan với việc hoàn thành và vượt kế hoạch ở hầu hết các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Cụ thể, tổng tài sản gần 28.000 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch năm; tổng huy động vốn 24.126 tỷ đồng, trong đó huy động thị trường 1 đạt 17.990 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch năm và tăng 22% so với cùng kỳ 2014; dư nợ cho vay 13.366 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch năm.

    Về kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Viet Capital Bank cho hay, Ngân hàng sẽ tiếp tục kiên định với định hướng mà Ban lãnh đạo đã hoạch định. 6 tháng cuối năm, Viet Capital Bank không điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng, mà sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

    Trả lời ĐTCK, ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc Kienlongbank cho rằng, mặc dù phải hy sinh thoái lãi dự thu để thu hồi nợ gốc và tăng trích dự phòng, song kết quả kinh doanh của ngân hàng 6 tháng qua vẫn có điểm sáng trong lợi nhuận.

    Cụ thể, Kienlongbank đạt khoảng 187 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với chỉ tiêu đưa ra cho cả năm nay là 400 tỷ đồng. Theo đánh giá của ông Châu, nếu diễn biến thị trường những tháng cuối năm không có nhiều biến động, Ngân hàng có cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu.

    Theo các nhà băng, điều quan trọng trong tăng trưởng tín dụng hiện nay là phải kiểm soát được chất lượng khoản vay để giảm dự phòng thì mới kỳ vọng có được lợi nhuận. Trao đổi với ĐTCK, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho hay, dấu hiệu ấm dần lên của thị trường bất động sản, cũng như tình hình kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực đã tác động tốt lên hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu. Kết quả kinh doanh từ đó cũng dần được hồi phục.

    Tại SCB, theo ông Văn, ước tính 6 tháng đầu năm nay hoàn thành 50% chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra. Kế hoạch cho năm 2015, SCB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức phù hợp 131 tỷ đồng, nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

    Theo ông Văn, các ngân hàng đang trong giai đoạn tái cấu trúc thì không nên đặt chỉ tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà cần tập trung để trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu, kiểm soát tín dụng. Tính đến nay, tổng nợ xấu SCB đã bán cho VAMC lên đến 13.000 tỷ đồng, nên khoản trích dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu đặc biệt là không hề nhỏ.

    Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng đã trích dự phòng rủi ro 300 tỷ đồng cho những khoản nợ cũ và nợ xấu đã bán cho VAMC. Tỷ lệ nợ xấu của OCB đến cuối tháng 6/2015 được kiểm soát ở mức 2,7%. Trong 2 quý đầu năm, OCB bán 74 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Do phải trích dự phòng cao nên kết quả kinh doanh của OCB trong 6 tháng đầu năm, theo ông Tùng, chỉ hoàn tất được khoảng 70 - 80% chỉ tiêu đưa ra.

    “Tình hình 6 tháng còn lại có khó khăn nhất định. Trong đó, lợi nhuận vẫn là thách thức. Một phần vì trích lập dự phòng cao, biên lãi trong hoạt động tín dụng không như trước. Tuy nhiên, đổi lại các chỉ số an toàn của OCB đạt được chuẩn ở mức cao”, ông Tùng cho biết.

    Thùy Vinh
    hbtsd thích bài này.
  6. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Thứ Năm, 23/7/2015 07:00

    [​IMG] [​IMG]
    Nới room, lộ trình 1/9 có khả thi?
    [​IMG]
    (ĐTCK) Mức độ cải cách của cơ chế nới "room" áp dụng cho NĐT nước ngoài tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP là điều không thể phủ nhận, đáp ứng mong đợi của DN, giới đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, liệu cơ chế này có kịp triển khai từ ngày 1/9 tới khi Nghị định 60 có hiệu lực?
    Khó vì cái gốc chưa rõ

    Sở dĩ các DN, giới đầu tư đặt câu hỏi về tính khả thi của cơ chế nới room bởi cái gốc là các quy định chi tiết về danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh, cũng như chuẩn phân ngành đối tới tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế hiện còn nhiều điểm chưa rõ, thiếu thống nhất.

    Với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó có các nội dung chi tiết về: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh..., lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) không dưới một lần quan ngại, nếu các bộ, ngành, địa phương không tích cực, khẩn trương vào cuộc rà soát, hoàn thiện các quy định chưa rõ ràng về các danh mục này, thì nỗ lực sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn nêu trên đối mặt với nhiều thách thức.

    Theo Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất, với những ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, cần chủ động bãi bỏ, để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng theo tư tưởng cải cách của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

    Qua rà soát, nếu xét thấy cần duy trì các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thì các bộ, ngành, địa phương khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ quy định các vấn đề này ở văn bản quy phạm pháp luật cấp nghị định, chứ không được duy trì ở dạng thông tư, quyết định của các bộ, ngành, địa phương như hiện tại, để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư có hiệu lực ngày 1/7/2015.

    Room sẽ không mở đồng loạt

    Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện đang tồn tại rải rác ở nhiều văn bản quy pháp pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này có nghĩa là tỷ lệ sở hữu tối đa với NĐT nước ngoài ở nhiều lĩnh vực, ngành, nghề đã được quy định và tồn tại trên thực tế.

    Bởi vậy, nhiệm vụ của các bộ, ngành là rà soát, thống nhất danh mục các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, từ đó loại bỏ bớt hoặc bổ sung các điều kiện kinh doanh, đầu tư vào các ngành, nghề có quá nhiều, chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ, làm cơ sở thống nhất cho triển khai trong thực tế.

    Cơ chế nới room có tính khả thi từ ngày 1/9 tới. Tuy nhiên, tính khả thi ở đây cần được hiểu là chưa thể diễn ra trên diện rộng với nhiều ngành, lĩnh vực như mong muốn của các DN và NĐT, mà trước mắt sẽ chỉ diễn ra đối với các lĩnh vực đã có quy định rõ ràng về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với NĐT nước ngoài. Chẳng hạn, kinh doanh chứng khoán: 100%; ngân hàng, vận tải hàng không: 30%; dịch vụ thẩm định giá: 35%; dịch vụ viễn thông: 65%...

    Với những ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với NĐT nước ngoài nhưng chưa có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì trước mắt chưa thể nới room, mà vẫn áp dụng mức tối đa như hiện tại là 49%.

    Khi danh mục ngành, nghề này được công bố chính thức, trong đó có những ngành, lĩnh vực mà NĐT nước ngoài được phép sở hữu trên 49%, thì quyết định nới room lên trên mức này sẽ tự động có hiệu lực, mà không phải chờ văn bản hướng dẫn. Điều này có nghĩa là việc nới sở hữu nước ngoài sẽ được mở rộng ra nhiều ngành, nghề theo thời gian.

    Được biết, để quy định nới room sớm đi vào cuộc sống, UBCK đang xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 60 để trình Bộ Tài chính ban hành. Tiến độ xây dựng, ban hành văn này đang được nỗ lực triển khai theo hướng kịp thời có hiệu lực cùng thời điểm với Nghị định 60.

    Trong một diễn biến có liên quan, phúc đáp công văn của Bộ KH&ĐT về điều kiện đầu tư áp dụng đối với NĐT nước ngoài, Bộ Tài chính cho biết, trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, có 13 ngành, nghề quy định điều kiện đầu tư cho NĐT nước ngoài. Về cơ bản, quy định này thống nhất với các cam kết quốc tế, riêng ngành, nghề kinh doanh chứng khoán có quy định pháp luật mở hơn.

    Về nguyên tắc, trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật hiện hành, thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định thuận lợi hơn so với điều ước quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng theo hướng cho phép NĐT nước ngoài được thực hiện pháp luật của Việt Nam.

    Với ngành, nghề mà Việt Nam chưa cam kết mở cửa cho NĐT nước ngoài, hoặc không được liệt kê cụ thể trong danh mục cam kết của Việt Nam theo điều ước quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&ĐT yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các điều kiện đầu tư cụ thể theo quy định của Luật Đầu tư (nếu cần thiết), đặc biệt liên quan tới tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài.

    Theo Bộ Tài chính, trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, có 13 ngành, nghề quy định điều kiện đầu tư cho NĐT nước ngoài gồm: kinh doanh dịch vụ kế toán; kinh doanh dịch vụ kiểm toán; kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; kinh doanh chứng khoán; kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm Lưu kýchứng khoán/tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác; kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; cung cấp dịch vụ xác định giá trị DN để cổ phần hóa; kinh doanh xổ số; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; kinh doanh môi giới bảo hiểm; đào tạo đại lý bảo hiểm.
    hbtsd thích bài này.
  7. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    So sánh với quí I/2015:
    Quý 1/2015: VietinBank lãi 1.248 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 2,32%
    [​IMG]

    Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.564 tỷ đồng, bằng 21% kế hoạch đề ra cho cả năm.
    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank –CTG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2015.

    Theo đó, ngân hàng tăng trưởng tín dụng 2,32% trong quý đầu năm, huy động vốn khách hàng tăng 1% trong khi tổng tài sản giảm 2,3%. Cụ thể, tín dụng đạt hơn 450 nghìn tỷ đồng; tiền gửi đạt gần 428.500 tỷ và tổng tài sản giảm còn 645.835 tỷ đồng.

    Trong kinh doanh, lãi từ dịch vụ đạt 271 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ ngoại hối giảm xấp xỉ 70% xuống 37 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 43 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ 5 tỷ đồng.

    Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh quý đầu năm đạt 99 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần lãi 14 tỷ đồng, giảm 2/3 so với cùng kỳ; hoạt động khác lãi 184 tỷ đồng.

    Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro của VietinBank quý đầu năm nay là 3.074 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy nhiên dự phòng rủi ro tăng gần gấp rưỡi lên 1.510 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 7,3% đạt 1.564 tỷ đồng. Sau thuế VietinBank lãi 1.248 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 23/07/2015, Bài cũ: 23/07/2015 ---
    Hôm nay CTG giao dịch thanh khoản tốt quá...
    --- Gộp bài viết, 23/07/2015 ---
    Nếu vượt 23.5k thì tốt nhưng cung lớn quá....
    hbtsd thích bài này.
  8. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Thứ 5, 23/07/2015, 10:22

    Nghìn lẻ một kiểu bế tắc xử lý nợ xấu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một góc nhà máy của tổ hợp Thép Vạn Lợi. Cả khu nhà máy rộng lớn phơi mưa nắng nhiều năm qua, như một điển hình rỉ sét nguồn lực của nền kinh tế kẹt trong nợ xấu.
    “Ngân hàng đứng cho vay, quỳ thu nợ”, nhiều trường hợp “quỳ” bao năm nay mà vẫn bế tắc...
    Chiều 22/7, VnEconomy theo chân cán bộ tín dụng đến tìm hiểu thực tế tài sản thế chấp của nhóm doanh nghiệp thuộc Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) - tổ hợp sản xuất và thương hiệu nổi bật một thời…

    Từ xa, khu nhà máy vọng tiếng rộn rã như công xưởng đang cao điểm sản xuất. Kỳ thực, đến gần, cả khu nhà máy rộng lớn để hoang, không một bóng người. Mái lợp loang lổ thủng, nước đọng, nhà xưởng và máy móc rỉ sét.

    Tiếng vọng rộn lên là từ những tấm lợp quăng quật trước gió. Còn nợ xấu của tổ hợp này đã hơn bốn năm rồi không “quăng” đi được.

    Muôn kiểu bế tắc

    Những năm 2007 - 2008, tổ hợp sản xuất thép Vạn Lợi nổi bật trên thị trường về quy mô sản xuất, sức cạnh tranh mạnh… Nhiều ngân hàngtham gia tiếp vốn. Rồi nợ xấu bắt đầu phát sinh từ tháng 10/2011.

    Đã bốn năm qua các công đoạn xử lý đều gần như bế tắc. Có khoản đã có bản án, có những khoản đã nộp hồ sơ nhưng tòa chưa thể mở. Bởi đến nay, như Công ty Thép Nam Đô, các ngân hàng không biết đang ở đâu.

    Tòa yêu cầu xác minh địa chỉ, xác minh xong, doanh nghiệp lại đổi. Cuộc rượt đuổi xác minh này đến nay chưa kết thúc. Cả khu nhà máy rộng lớn vẫn phơi mưa nắng, như một điển hình rỉ sét nguồn lực của nền kinh tế kẹt trong nợ xấu.

    Vạn Lợi gặp khó khăn và phải ngừng sản xuất đã đành. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và dịch vụ Ngọc Hầu (An Giang), nợ xấu phát sinh đã lâu mà chủ doanh nghiệp thong dong không chịu trả, theo lời cán bộ tín dụng.

    “Thực tế cả vùng này chỉ có mỗi chiếc xe hammer, lượn suốt, mà chỉ có ông giám đốc Ngọc Hầu đó đi thôi. Vẫn đi xe đắt tiền mà không chịu trả nợ ngân hàng như vậy đấy”, cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay này ấm ức.

    Cũng tại An Giang, Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Trương Gia Nghi từng là đơn vị đi đầu trong xã hội hóa đầu tư cho giáo dục. Ngân hàng ưu tiên cho vay và nhận thế chấp trường học.

    Mấy năm qua, Công ty Trương Gia Nghi phát sinh nợ xấu. Ngân hàng tiến hành khởi kiện. Việc thu hồi tài sản đảm bảo, là trường mầm non, trở nên khó khăn vì đang có hơn 500 cháu theo học. Oái ăm hơn, khi tiến hành tố tụng ngân hàng mới phát hiện công ty đã bán trường cho huyện. Lại thêm tranh chấp với chính quyền…

    Tương tự, mối liên hệ với chính quyền và cơ quan nhà nước cũng có tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh. Khu đất vàng mà ngân hàng đang ngắm đến để thu hồi nợ xấu lại khó giải quyết, khi vấn đề sở hữu phải có tiếng nói của UBND tỉnh, rồi cả “ông lớn” là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

    Thành sự… nhờ tòa

    Theo quy trình xử lý nợ xấu, với cơ chế hỗ trợ Ngân hàng Nhà nướcmở ra những năm gần đây, khi có biểu hiện khó khăn, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ ngồi lại tìm hướng tháo gỡ: ân hạn, giảm lãi, cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm…

    Nhiều khoản vay đã qua các bước đó nhưng vẫn thành nợ xấu. Quá trình tố tụng phải tiến hành. Ngoài những trường hợp bất hợp tác hoặc doanh nghiệp bỏ trốn như ở trên, vai trò của tòa án và thi hành án có tính chất quyết định.

    Thế nhưng, ở khâu tố tụng, cũng có nhiều vụ việc oái ăm và bế tắc.

    Cán bộ công nợ một ngân hàng thương mại dẫn ví dụ: có những trường hợp tòa yêu cầu phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc mới xử lý hồ sơ. Ngân hàng có hàng trăm chi nhánh, cùng lúc xử lý hàng chục khoản nợ xấu qua tòa, lấy đâu ra bản gốc theo yêu cầu trên. Việc xử lý nợ xấu đôi khi tắc ngay ở khâu tưởng như không có thật như vậy.

    “Phải sau khoảng 9 năm trời mới có được thông tư hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo, quy định phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Nhưng nói thật, khi đi vào thực tế, quá trình tố tụng và thi hành án đến nước ngân hàng “quỳ xuống” cũng không xong”, cán bộ công nợ trên nói, với ý dẫn lại ví von của luật sư Trương Thanh Đức (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng) mới đây - “ngân hàng đứng cho vay, quỳ thu nợ”.

    Ngay cả khi các ngân hàng tưởng như sắp qua được cửa tòa, nhiều vụ việc lại phải xóa đi làm lại từ đầu, dù đã mất vài ba năm theo đuổi.

    Như tại Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Huế), cả Agribank, VietinBank và Vietcombank đều đang mắc kẹt nhiều năm qua. Theo lời cán bộ tín dụng phụ trách, doanh nghiệp chây ì và không hợp tác đã đành, quá trình tố tụng trở nên bế tắc khi có thêm rủi ro mới.

    Sau gần ba năm theo đuổi, tưởng như tòa sẽ mở, nhưng vụ việc lại xuất hiện tình huống oái ăm: Khách sạn Hoàng Cung xẩy ra hai tranh chấp nội bộ, về người đại diện và về giao dịch cổ phần. Ba năm theo đuổi của các ngân hàng bị “xóa”, tòa yêu cầu chờ kết quả giải quyết hai tranh chấp nội bộ trước, mà không rõ đến bao giờ mới xong.

    Hay tại Thái Bình, năm 2011, cả 5 ngân hàng cho vay đều khởi kiện Xí nghiệp Dệt Hồng Quân. Sau 3 năm thì có bản án, 2 năm rồi chưa thi hành án được. Vụ việc trở nên phức tạp hơn khi cả phía tòa, cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương thận trọng khi xí nghiệp này có loạt đơn khiếu nại, thậm chí kiện ngược trở lại ngân hàng…

    Tại đại hội đồng cổ đông của một ngân hàng thương mại đầu tuần này, phía hội đồng quản trị tự tin trấn an cổ đông rằng, phần lớn các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, với “nghìn lẻ một kiểu bế tắc” như trên, xử lý được nợ xấu là cả một quá trình gian nan, nhất là khi còn phụ thuộc vào nhiều đầu mối khác.

    Vậy nên, như trường hợp của Công ty Thép Vạn Lợi, những khu nhà máy rộng lớn cùng máy móc thiết bị phơi mưa nắng bao năm nay vẫn là điển hình của sự rỉ sét nguồn lực của nền kinh tế gắn với nợ xấu.

    Tổng quy mô sự rỉ sét này hiện có thể tới trên 200.000 tỷ đồng.
    hbtsd thích bài này.
  9. JB84

    JB84 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/03/2014
    Đã được thích:
    7.780
    kéo tiếp nhé; giữ hàng mà bán giá CE :)
    gakho79hbtsd thích bài này.
    JB84 đã loan bài này
  10. tuu_sac119

    tuu_sac119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Đã được thích:
    435
    CTG quý 2 lãi bao nhiêu các kụ? so với BID thế nào vậy?
    Mình định chuyển từ BID sang CTG...
    gakho79hbtsd thích bài này.

Chia sẻ trang này