CTG --- Bank tầm khu vực!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gakho79, 15/07/2015.

3968 người đang online, trong đó có 223 thành viên. 06:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6163 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. Ga-Tre

    Ga-Tre Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    1.828
    Đầu tư dài hạn CTG đến hết năm 2015 sẽ có giá 2$.
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  2. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Chứ giờ nắm mấy mã như JVC, HHS, DXG, HBC lâu lâu đùng cái dễ chết nên cứ CTG mà nắm khỏi lo lắng gì!
    tieuthucanthohbtsd thích bài này.
  3. tieuthucantho

    tieuthucantho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    29/07/2014
    Đã được thích:
    1.625
    HBC ngon đó bác tích lũy dần mã này dc rồi đó
    gakho79 thích bài này.
  4. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Tôi sợ mấy mã dính dến thông tin đại chúng nên giờ chỉ trú mã nào an toàn thôi!
  5. nanopham

    nanopham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Đã được thích:
    463
    cac bac noi dung roi do.may thang in giay quay lam cu banh ma choi ctg
    hbtsdgakho79 thích bài này.
  6. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Mới đi công việc về tính vượt 23k ngon lành ai ngờ về 22.8k, bất ngờ thật. Chắc k vượt 23k thì về 22k!
  7. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Hôm nay CTG thế nào nhỉ!
  8. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Góc nhìn 24/07: Tiến đến ngưỡng kháng cự và… điều chỉnh?

    Việc thị trường thay đổi một cách nhanh chóng trong ngắn hạn cho thấy độ bền và sự ổn định của dòng tiền kém thuyết phục. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, dù sẽ tiếp tục kiểm nghiệm các ngưỡng kháng cự trong các phiên tiếp theo nhưng thị trường khó có thể bứt phá mạnh ra khỏi vùng đỉnh 640 điểm.

    Thị trường vẫn đang thiếu động lực cần thiết

    CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Đà hưng phấn của thị trường trong giai đoạn cuối phiên chiều qua (22/07) nhanh chóng bị nhường chỗ cho áp lực chốt lời xuất hiện tại ngay chính các mã tăng mạnh trong phiên trước đó. Nhịp điều chỉnh diễn ra trên diện rộng. VN-Index may mắn thoát khỏi áp lực điều chỉnh nhờ lực đỡ của vài mã trụ cột bất ngờ tăng mạnh với thanh khoản khá lớn.

    Việc thị trường thay đổi nhanh chóng trong ngắn hạn cho thấy độ bền và sự ổn định của dòng tiền kém thuyết phục do đa số hoạt động giao dịch chỉ phục vụ cho các mục tiêu ngắn hạn. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang thiếu động lực cần thiết để tạo thành các phiên giao dịch bứt phá mạnh khỏi vùng đỉnh 640 điểm. Nhà đầu tư do vậy không nên mua đuổi các mã tăng mạnh, tận dụng nhịp điều chỉnh trong biên độ hẹp để tích lũy các mã được hưởng lợi từ các chính sách vĩ mô được đưa ra trong thời gian tới đây.

    Thị trường sẽ tiếp tục kiểm nghiệm các ngưỡng kháng cự

    CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, thị trường xuất hiện lực bán mạnh khi hai chỉ số tiến về cùng kháng cự mạnh, với VN-Index là 635-640 điểm còn HNX-Index là 88.5-89.5 điểm. Áp lực bán ra khiến nhiều cổ phiếu điều chỉnh như nhóm cổ phiếu ngân hàng.

    Thị trường sẽ tiếp tục kiểm nghiệm các ngưỡng kháng cự này trong các phiên tiếp theo. Do đó, MBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hiện tại trong danh mục khi xu thế tăng điểm của thị trường còn chưa rõ ràng.

    Phiên điều chỉnh là khó tránh khỏi

    CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS): Mặc dù đồng USD vẫn duy trì sức mạnh, khiến giá dầu duy trì ở mức thấp, cổ phiếu dầu khí trong nước đã hồi phục phần nào trong phiên hôm nay (23/07). Các cổ phiếu chủ chốt như GAS, PVS, hay PVD gần như đứng ngoài đợt tăng vừa rồi. Điều này khiến những mã này trở nên rẻ hơn về mặt định giá bằng phương pháp so sánh.

    Tiêu điểm trong ngày vẫn là các cổ phiếu bảo hiểm. Không phải những mã mang tính đầu cơ, chính những mã bảo hiểm là mã có biên độ dao động mạnh nhất. Tuy nhiên khối ngoại hiện không còn mua nhiều ở những mã này, nên đây là cuộc chơi chính của nhà đầu tư trong nước. Lực bán, trong đó có lực chốt lời của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả tự doanh của công ty chứng khoán, trở nên mạnh hơn. Nhưng lực mua cũng hồi phục đáng kể. Tín hiệu này xác nhận sức mạnh nội tại hiện nay của thị trường. Một khi các mã lớn vẫn còn mạnh, thị trường vẫn còn ở trạng thái tốt. Nhưng trước mắt, phiên điều chỉnh là khó tránh khỏi.

    Mốc 640 điểm đang đóng vai trò là ngưỡng cản tâm lý

    CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường sau khi có phiên giao dịch khởi sắc ngày hôm qua (22/07) đã quay trở lại trạng thái giao dịch thận trọng, áp lực bán ở vùng giá cao khá mạnh khiến hai chỉ số không thể có được 1 phiên bứt phá. Mốc 640 điểm đang đóng vai trò là ngưỡng cản tâm lý.

    Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì trạng thái nắm giữ đối với danh mục cổ phiếu trung, dài hạn. Danh mục ngắn hạn có thể xem xét gia tăng tỷ trọng đối với các mã có kết quả kinh doanh quý 2/2015 khả quan hay thuộc các ngành dẫn dắt vừa trải qua nhịp điều chỉnh như ngân hàng, bất động sản.
  9. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    • 23/07/2015 | 18:31
    ********* Daily 24/07: Điều chỉnh ở nhóm Ngân hàng!
    Thị trường tiến sát ngưỡng 640 điểm do đó nhiều khả năng giao dịch thị trường sẽ tiếp tục rung lắc trong các phiên giao dịch tiếp theo để chờ đợi thông tin hỗ trợ. Điểm tích cực là thanh khoản và giao dịch khối ngoại vẫn đang duy trì tích cực. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tâm lý giới đầu tư khi thị trường đang trong vùng nhạy cảm.
    I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 24.07.2015

    - Thị trường biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/07 khi chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0.34%, lên 632.01 điểm; trong khi chỉ số HNX-Index lại giảm mạnh 1.07%, đứng tại 86.07 điểm.

    - Số ngành giảm điểm chiếm ưu thế với sắc đỏ hiện diện ở 13/23 ngành. SX Cao su và Thiết bị Điện-Đ.Tử VT là hai ngành chịu giảm điểm mạnh nhất tương ứng với 1.99% và 1.22%. Bất động sản, Xây dựng cũng có diễn biến không tích cực khi giảm lần lượt 0.28% và 0.13%. Ngân hàng, Chứng khoán có được sắc xanh với mức tăng nhẹ tương ứng là 0.03% và 0.73%. Tuy nhiên, tăng mạnh nhất phải kể đến Bảo hiểm khi ngành này có mức tăng điểm mạnh nhất với 5.01%, bỏ xa mức tăng của các ngành còn lại như Thực phẩm-Đồ uống hay Dược Phẩm.

    - Hai chỉ số thị trường tiếp tục phải chịu ảnh hưởng khá nhiều ở bởi nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Cụ thể, chỉ với đà tăng điểm của ba ông lớn GAS, VNM, BVH đã giúp chỉ số VN-Index tăng tổng cộng 0.78%, áp đảo so với đà giảm của top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số sàn HOSE khi chỉ giảm tổng cộng 0.45%. Không như chỉ số VN-Index thì chỉ số HNX-Index lại chịu chi phối mạnh của nhóm cổ phiếu Ngân hàng là ACBSHB đã khiến chỉ số giảm tổng cộng 0.57%, đủ sức lấn át top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực tới chỉ số sàn HNX khi chỉ tăng tổng cộng 0.32%.

    - Sau thời gian ngắn bị điều chỉnh thì nhóm cổ phiếu Bảo hiểm đã nhanh chóng quay lại với sắc tím ở BVH hay sắc xanh tích cực ở BIC, PTI, PVI…Thêm vào đó, thị trường được hỗ trợ mạnh bởi đà tăng khá mạnh của VNM và GAS.

    - Sau phiên tăng mạnh hôm qua thì áp lực bán bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều đã khiến nhóm Ngân hàng nhanh chóng quay đầu đi xuống. Duy chỉ MBB giữ được sắc xanh với thanh khoản gần 10 triệu cổ phiếu. Đà thoái lui của nhóm Ngân hàng cùng với hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, MSN, KDC, HPG…đã khiến đà tăng của thị trường bị thu hẹp đáng kể về cuối phiên.

    - Trong khi nhóm cổ phiếu ngành Chứng khoán như HCM, SSI vẫn giữ được sắc xanh thì khá nhiều cổ phiếu Bất động sản với ITA, HBC, PDR, KBC, CII…lại quay đầu giảm điểm. Thậm chíDLG còn chịu áp lực giảm sàn với thanh khoản 6.8 triệu cổ phiếu.

    - Sắc đỏ cũng chiếm phần ưu thế trong nhóm cổ phiếu đầu cơ như FLC, HAR, HAI, SAM, SHI,VHG, KLF…Diễn biến tiêu cực hơn còn xuất hiện ở nhóm cổ phiếu đầu cơ khác như GTT, KSS,OGC, FID, HDO...đã kéo nhóm cổ phiếu này về mức giá sàn khi kết phiên.

    - Thanh khoản thị trường không biến động lớn trong phiên giao dịch ngày 23/07. Cụ thể, khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE tăng 7.85%, lên 117.6 triệu đơn vị; trong khi đó, khối lượng khớp lệnh trên sàn HNX lại giảm nhẹ 9.01%, còn 47.6 triệu cổ phiếu.

    - Khối ngoại đã quay lại mua ròng trên sàn HOSE sau phiên bán ròng mạnh hôm qua với giá trị 82.7 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại cũng mua ròng 16.7 tỷ đồng trên sàn HNX.

    SSI là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên sàn HOSE với 75.7 tỷ đồng. DXG và GAS là những cổ phiếu tiếp theo được khối ngoại mua ròng mạnh tương ứng với 12.6 tỷ và 10.4 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, NT2, VIC, BVH, IJC là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị lần lượt là 11.4 tỷ, 9.3 tỷ, 8.9 tỷ và 8.7 tỷ đồng.

    PVS và VND là hai cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên sàn HNX với giá trị tương ứng là 7.6 tỷ và 6.8 tỷ đồng. SDT là cổ phiếu đáng chú ý nhất ở chiều ngược lại khi bị khối ngoại bán ròng nhẹ 1.6 tỷ đồng.

    - Thị trường tiến sát ngưỡng 640 điểm do đó nhiều khả năng giao dịch thị trường sẽ tiếp tục rung lắc trong các phiên giao dịch tiếp theo để chờ đợi thông tin hỗ trợ. Điểm tích cực là thanh khoản và giao dịch khối ngoại vẫn đang duy trì tích cực. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tâm lý giới đầu tư khi thị trường đang trong vùng nhạy cảm.

    PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

    Phân tích Xu hướng và Dao động giá

    VN-Index – Hình thành mẫu hình Gravestone Doji. Mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực chốt lời khá mạnh trong phiên này. Do đó, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc trong các phiên tới.

    Xu hướng của VN-Index vẫn tích cực do đang duy trì bên trên đường trendline hỗ trợ ngắn hạn (vùng 615-622 điểm). Ngoài ra, RSI đã cắt lên trên đường SMA 5 ngày cũng là một tín hiệu tích cực củng cố quan điểm xu hướng tăng đang quay trở lại.

    Theo góc nhìn sóng Elliott thì VN-Index vẫn có khả năng duy trì xu hướng tăng dài hạn vì đang ở sóng 5 của sóng III và nằm trên SMA100, SMA200. Mục tiêu ngắn hạn của VN-Index là vùng 640-645 điểm.

    Chiến lược đầu tư: Nếu VN-Index test lại vùng 635-645 điểm thì nhà đầu tư cần bán ra để phòng ngừa rủi ro. Việc bắt đáy nhẹ để thăm dò có thể tiếp tục nếu VN-Index test tại vùng 608-615 điểm.

    http://image.*********.vn/2013/07/23/phan_tich_ky_thuat995%20Jul.%2023.jpg

    HNX-Index – Có thể test lại mức 38.2% của dãy Fibonacci Retracement. HNX-Index điều chỉnh khá mạnh với sự xuất hiện của mẫu hình nến Bearish Engulfing. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.

    Chỉ báo PSAR tiếp tục duy trì trạng thái bán và khối lượng giảm xuống dưới trung bình 20 phiên nên rủi ro vẫn còn. Do đó, HNX-Index có thể sẽ test lại vùng 84.5-85 điểm (đáy cũ 01/07/2015 và mức 38.2% của dãy Fibonacci Retracement).

    Chiến lược đầu tư: Do HNX-Index đã xuyên thủng vùng 87-88.5 điểm (middle của Bollinger Bands) nên việc mua thăm dò không được ủng hộ. Nhà đầu tư cần chờ đợi tín hiệu mới từ thị trường.

    http://image.*********.vn/2013/07/23/phan_tich_ky_thuat1001%20Jul.%2023_thumb.jpg

    Phân tích Market Strength

    Trong phiên giao dịch ngày 23/07/2015, VS-Arms VN đạt giá trị 0.54. Điều này cho thấy bên mua tiếp tục chiếm ưu thế trong phiên này. Đường EMA 5 ngày của VS-Arms VN cũng đã rơi xuống dưới 0.8. Điều này cho thấy bên mua đang dần chiếm lại ưu thế trong ngắn hạn.

    Trong phiên 23/07/2015, VS-LBR VN duy trì trên mức 0.65. Điều này cho thấy nhà đầu tư lớn vẫn tham gia mạnh vào thị trường trong phiên này. Đường EMA 5 ngày của VS-LBR VN hiện vẫn duy trì trên 0.65 cho thấy nhà đầu tư lớn vẫn tham gia tích cực vào thị trường.

    http://image.*********.vn/2013/07/23/phan_tich_ky_thuat1002%20Jul.%2023.jpg

    Phân tích Dòng tiền

    Biến động của dòng tiền thông minh: VS-NVI VN trong phiên ngày 23/07/2015 tăng nhẹ và tiếp tục ở trên cả hai đường EMA 5 và EMA 20 ngày cho thấy dòng tiền thông minh vẫn tham gia vào thị trường xét ở góc độ ngắn hạn và dài hạn.

    Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Trong phiên giao dịch 23/07/2015, khối ngoại mua ròng trở lại (chỉ tính giao dịch khớp lệnh). Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường trong ngắn hạn.

    http://image.*********.vn/2013/07/23/phan_tich_ky_thuat1000%20Jul.%2023_thumb.jpg
  10. gakho79

    gakho79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.386
    Đến 23/7 nợ xấu CTG chỉ còn 1.1% nhé....


    “Máu đông nợ xấu”, tan chóng mặt (?)

    Theo “trát” gửi cách đây hơn 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng phải bằng mọi giá đưa nợ xấu về dưới 3% trước thời hạn 30/9/2015, nhằm thực hiện lời hứa đầu năm với Chính phủ, Quốc hội. Trên thực tế, nợ xấu đang giảm nhanh… Nhưng thực hư và bản chất giảm nợ thế nào, có tìm hiểu mới thấy.
    http://image.*********.vn/2015/07/24/nha-may-thep_914731.jpg
    Nhà máy thép Nam Đô đầu tư 500 tỷ đồng với vốn vay ngân hàng 180 tỷ đã 4 năm nay “đắp chiếu”. Ảnh: K. Huyền.
    Nợ trăm tỷ, đắp chiếu thành đống sắt gỉ

    Sáng 22/7, chúng tôi có mặt tại Nhà máy thép Nam Đô nằm trong cụm công nghiệp thép của Tập đoàn Vạn Lợi tại xã An Hồng, huyện An Dương của Hải Phòng. Những năm 2007 - 2008, tổ hợp sản xuất thép Vạn Lợi nổi bật trên thị trường về quy mô sản xuất, sức cạnh tranh mạnh. Hồi đó, thép sản xuất ra đến đâu bán hết veo đến đấy. Khu xử lý thép ngày ấy có tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng là 180 tỷ đồng với sự tham gia cho vay của 2 ngân hàng làAgribank và Vietcombank.

    Sau 3 năm vay nợ và trả nợ được một nửa, doanh nghiệp đi vào bế tắc vì thép “chết”, làm ra không cạnh tranh nổi với thép Trung Quốc. Nợ xấu bắt đầu phát sinh từ tháng 10/2011. Đến nay đã 4 năm ròng, dù vật vã bao lần đi lại, đàm phán, rồi kiện tụng… hai nhà băng này vẫn “chịu cứng”, không thu được đồng nào từ 90 tỷ đồng gốc vay còn lại (chưa kể lãi).

    Theo thống kê, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đến cuối năm 2014 rơi vào khoảng 200 ngàn tỷ đồng. “Nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu “chôn” vào các tài sản bảo đảm gây lãng phí cho xã hội. Tỷ lệ nợ xấu này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường kinh tế của Việt Nam. Các tổ chức quốc tế khi vào làm việc tại Việt Nam luôn chú ý đến nợ xấu”- đại diện NHNN nói.

    Trò chuyện với chúng tôi, một đại diện thu hồi nợ Vietcombank chi nhánh Hải Phòng thừa nhận: “Bốn năm rồi mà các công đoạn xử lý nợ đều gần như bế tắc, bởi Công ty Thép Nam Đô gần như không hợp tác. Tòa yêu cầu ngân hàng xác minh địa chỉ để gửi trát tới, chúng tôi chật vật mới tìm ra, song lập tức doanh nghiệp lại thay đổi hoặc viện ra lí do này nọ”. Tận mắt chứng kiến nhà máy đầu tư hàng trăm tỷ đồng phơi mưa nắng như một đống gỉ sét ai cũng hiểu được “nợ xấu” thực ra đều là những tài sản “sống”.

    Theo bà Chu Châu Hạnh, Trưởng phòng xử lý thu hồi nợ Vietcombank, trước năm 2013, câu chuyện thu hồi nợ xấu không chỉ với riêng Vietcombank (VCB) mà nhiều ngân hàng đều không đặt vấn đề căng thẳng. “Nhưng từ năm 2014, ban lãnh đạo Vietcombank yêu cầu rất quyết liệt. Cũng nhờ đó mà cuối năm 2014, Vietcombank đã thu nợ ngoại bảng 1.768 tỷ đồng - chiếm 31% trong tổng lợi nhuận 5.680 tỷ đồng”- bà Hạnh nói.

    Có dùng “chiêu” che?

    Nợ xấu các ngân hàng hiện xử lý ra sao? Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, tính đến cuối tháng 5/2015, các ngân hàng trên địa bàn đã bán thêm cho VAMC hơn 3.000 tỷ nợ xấu, giảm tổng số nợ xấu trên còn khoảng 52.500 tỷ đồng.

    Nói với PV Tiền Phong ngày 23/7, Tổng Giám đốc VietinBank (CTG) Lê Đức Thọ cho hay, đến thời điểm này, nợ xấu của VietinBank về xấp xỉ 1,1%, trong đó chiếm hơn phân nửa là ngân hàng tự xử, số còn lại bán cho VAMC theo kế hoạch. Tại BIDV, nợ xấu đến hết 30/6 còn xấp xỉ 2%.NamABankthông tin, nợ xấu được kiểm soát tốt với nợ nhóm 2 chỉ chiếm 1,96% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,31%.

    Đại diện OCB thì khẳng định tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,7%. ABBank cũng cho hay, đang kiểm soát tốt nợ xấu ở mức 3% xét trên tổng dư nợ; đồng thời từ đầu năm tới nay, đã thu hồi được 258 tỷ đồng nợ xấu. Cá biệt hơn, đại diện TPBank rất tự tin khi nói lợi nhuận của ngân hàng đã thực dương và nợ xấu ở mức rất thấp. “Đến 30/6, số nợ xấu chúng tôi đã xử lý còn tốt hơn cả số mà NHNN yêu cầu. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của TPBank chỉ ở mức dưới 1%”- ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank nói.

    Nợ xấu giảm thực hay các ngân hàng dùng “chiêu” che chắn? Chia sẻ, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, ngân hàng này không bao giờ “che” nợ xấu.

    “Với chỉ thị 01 và 02 của NHNN là làm sao đưa nợ xấu về dưới 3%, chúng tôi gọi là chỉ tiêu pháp lệnh từng kỳ. Hiện cứ 1 - 3 - 6 tháng chúng tôi phải họp báo cáo tiến độ xử lý nợ xấu; (phải làm sạch ra sao, xử lý thế nào). Chúng tôi không làm một mình mà NHNN, chính phủ rất quan tâm”- ông Thắng cho biết.

    Còn ông Lê Đức Thọ thì bình luận rằng, việc che nợ xấu là khó xảy ra, vì thanh tra giám sát NHNN đang làm rất chặt, họ kiểm tra trên hệ thống là biết ngay. “Bản thân các ngân hàng đã được lựa chọn tự xử hoặc phải bán lại cho VAMC. Do đó, cứ nhìn vào tỷ lệ bán nợ là biết ngay ngân hàng đã xử lý thế nào”, ông Thọ nói.

    Nhận xét về nợ xấu, một chuyên gia phân tích “Với sự kiểm soát chặt chẽ hiện nay của NHNN, việc các ngân hàng “che” nợ xấu đúng là khó. Mục tiêu giảm nợ xấu về dưới 3% của toàn ngành cũng khả thi. Nhưng mấu chốt lại nằm ở điểm nợ xấu được nhà băng đó “xử” thế nào? Nếu không đòi được cứ đem “bán tháo”cho VAMC thì kiểu gì sổ sách ngân hàng chả đẹp!”.

    Khánh Huyền
    AquariusW thích bài này.

Chia sẻ trang này