CTG-Đế chế mới trỗi dậy.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 01/12/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4634 người đang online, trong đó có 397 thành viên. 10:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 2014467 lượt đọc và 11218 bài trả lời
  1. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.490
    Đen thật.
  2. Vietnhat68

    Vietnhat68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2020
    Đã được thích:
    5.512
    Trò 200K ATC ngày nào cũng chơi vậy ta?
  3. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.467
    cụ nào múc giá đỏ phiên nay ngon lành luôn.
    tôi cũng mua thêm ATC.
    lambro thích bài này.
  4. lambro

    lambro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2012
    Đã được thích:
    411
    ĐOẠN CUỐI VỚI TIN CÁCH LY XH HN, ANH EM LẠI QUĂNG DÉP CHẠY À
  5. anhduy0701

    anhduy0701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2021
    Đã được thích:
    1.784
    Tin đó ăn thua gì bác. Chả ra tin cũng đoán được là giãn cách tiếp.
    Anhthanhnien thích bài này.
  6. lambro

    lambro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2012
    Đã được thích:
    411
    Số dư bán rất mỏng ở các bước giá trên. Thanh khoản giảm dần tuần sau chạy là đẹp
    huuthanh179 thích bài này.
  7. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.490
    Mong là vậy.
  8. Wallstreetwolf

    Wallstreetwolf Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Đã được thích:
    202
    Dear anh chị,
    Em đã nằm vùng ở đây lâu lâu rồi mà chưa có đóng góp gì cho cả nhà, hôm nay em xin phép được post 1 bài phân tích sâu về BCTC CTG đặt trong mối tương quan với các bank khác, kính mong các anh chị cho em thêm ý kiến nhé
    1. Quy mô
    Dư nợ

    - Dư nợ CTG so với 31/12/2020 tăng trưởng khá thấp (chưa đến 6%), thấp nhất trong nhóm nhà nước và các ông TMCP lớn.
    - Thu nhập lãi tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, trong 3 ông nhà nước có BIDV giảm nhẹ, VCB tăng nhẹ trong khi các ông TMCP lớn tăng khủng so với cùng kỳ (TCB +24%, MBB +17%, các ông khác tầm 10%).
    - Tỷ suất sinh lời (thu nhập lãi/dư nợ bình quân) của CTG cũng thấp gần nhất các NH (hơn được VCB), ở mức khoảng hơn 6,6%, VPB vẫn cao vút gần 10%, các ông khác khoảng 8%. TSSL các ông nhà nước đều giảm khoảng 1% so với cùng kỳ, trong khi TMCP tư nhân lại tăng hoặc giữ nguyên. Ở đây phải nói thêm là các ông Nhà nước cam kết giảm lãi suất cho vay cho KH chịu ảnh hưởng COVID là khoảng 2% nhiều hơn các ông cổ phần (1%). Cũng đúng thôi, phần lớn vốn của nhà nước mà, làm sao bắt bank tư nhân cắt tiết nhiều được.
    Nguồn vốn:
    - Nguồn vốn CTG tăng trưởng khá so với đầu năm 5%, thua BID (5,7%) và MBB (10,6%), các ông còn lại tăng nguồn vốn kém (chắc dân rút ra chơi chứng hết rồi).
    - CASA: tổng nguồn CTG thì tăng khá nhưng CASA lại kém quá, tăng có 0,44% sv đầu năm, trong khi VPB tăng 18,5%, MBB tăng 7,5%, BID cũng tăng 5,9%. CASA tăng kém nên tỷ lệ CASA của CTG giảm, đang cùng VPB đội sổ ở mức 18,8%. TCB đang cao nhất 46,2%, MBB 40,6%, VCB 33% (khủng khiếp thế nhỉ? có phải vì hưởng lợi từ việc miễn giảm phí giao dịch, các chiến dịch tăng CASA thông qua mở TK trên app mobile banking ko?)
    - CASA như vậy thì COF (chi phí lãi/nguồn vốn bình quân) ntn? Câu trả lời là CASA càng cao thì COF càng thấp. Mặt bằng lãi suất năm nay giảm mạnh do NHNN điều hành giảm 4 lần từ hồi COVID đến giờ, do đó COF bác nào cũng giảm, CASA càng tăng thì lại càng giảm mạnh: TCB có mỗi 2,2%, VCB 2,4%, MBB 3%, CTG 3,3%, BIDV và ACB 3,7%... COF thấp như thế này là động lực chủ yếu khiến LN các NH tăng đó ạ.
    - Chi phí lãi: Chi phí lãi CTG và BID giảm mạnh nhất so với cùng kỳ: BIDV giảm gần 7,400 tỷ (giảm 22%), CTG giảm gần 4.800 tỷ (giảm gần 19%), các bank khác đều giảm chi lãi khoảng 20-22% so với cùng kỳ.

    2. Hiệu quả
    - ROA và ROE của các bank nhà nước thì tốt nhất không nên so với cổ phần vì nó chênh nhau quá :) So trong nhóm nhà nước thì CTG vẫn hơn BIDV và thua VCB không có gì thay đổi, hiện ROA ở mức 1,6%, ROE ở mức trên 20%.
    - Tỷ lệ thu ngoài lãi của CTG tăng nhẹ, động lực tăng không đến từ thu phí dịch vụ mà đến từ thu XLRR. Về thu XLRR thì BIDV vẫn khủng nhất với mức thu hơn 4.100 tỷ 6 tháng đầu năm (cả năm 2020 thu 7.000 tỷ), xem ra legalcy để lại của đời Chủ tịch cũ vẫn đẻ ra trứng vàng.
    - Về CIR (CPHĐ/tổng thu nhập hoạt động): CIR của CTG và BIDV đang thấp nhất các bank, ở mức 28% và 25% (không tính VPB nhé, vì VPB kỳ này hạch toán deal bán FE nên thu nhập tăng khủng -> mẫu tăng -> CIR giảm mạnh), các NH khác đều duy trì trên 30%. ACB vẫn có CIR khủng nhất (42%), anh HH chi đẹp thế cơ chứ ^^

    3. Chất lượng nợ
    Mục này mọi người đang quan tâm đây ^^
    - Tỷ lệ nợ xấu: CTG đang ở mức trung bình trong các NH (1,3%), cao nhất thì vẫn là VPB (2,1%), BIDV (1,5), các bank khác đều có tỷ lệ NX thấp dưới 1%.
    - Nợ xấu CTG tăng mạnh 5.000 tỷ so với đầu năm, VCB tăng 1.645 tỷ, ACB tăng 481 tỷ còn lại thì đều giảm. Phân tích đến đây thì em khá ngạc nhiên vì tình hình các KH thấm đòn COVID ntn ai cũng hiểu, nợ xấu không tăng thì thôi chứ sao lại giảm nhỉ, chả lẽ bác nào cũng đủ điều kiện để cơ cấu theo TT03? Ý kiến chủ quan của em là bác nào quý này chưa tăng nợ xấu thì khả năng các quý sau sẽ tăng thôi, bọc mãi sao được.
    - XLRR trong kỳ: NH nào có tiềm lực thì mới thực hiện write-off nợ xấu, mục đích 1 phần là làm sạch nội bảng, giảm tỷ lệ NX. Trong 6 tháng đầu năm, BIDV XLRR hơn 6.500 tỷ, VPB XLRR hơn 5.000 tỷ, MBB và TCB hơn 3.300 tỷ và VCB và CTG hơn 2.000 tỷ. Nếu như mà không XLRR thì tỷ lệ NPL của VPB là 3,23% (lớn hơn hạn mức NHNN quy định), BIDV là 2,1%, CTG chỉ là 1,57% thoai =))). Đây là cách hữu hiệu nhất để giấu nợ xấu đó ạ.
    - Tuy nhiên XLRR thì phải dùng quỹ DPRR, dùng quỹ thì tỷ lệ bao nợ xấu lại giảm. NX của VPB cao mà dùng quddeeer write-off nhiều nên là tỷ lệ bao NX của VPB tại 30/6 chỉ là 58%, dã man thật! CTG, BID, ở mức khoảng 130%, VCB cao nhất ở mức 370% (đáng nể!)

    4. LNTT và dự đoán KQKD năm 2021
    Về LNTT thì thôi ai cũng nắm được rồi, CTG vẫn lọt TOP3 và đạt 64% kế hoạch LN do NHNN giao (16.800 tỷ cho các năm 2021).
    Dự đoán KQKD 2021: em ước KQ kinh doanh CTG năm 2021 theo kịch bản thận trọng nhất như sau:
    1. Thu nhập lãi: ít nhất đạt 38.100 tỷ
    + Giả định mặt bằng lãi suất cho vay duy trì đến cuối năm, nếu lãi suất tăng vì lãi suất cho vay sẽ tăng nhanh hơn lãi suất huy động (căn cứ trên phân tích phần quy mô) thì thu nhập lãi thuần sẽ tăng so với giả định của em -> dùng NIM của 6 tháng áp cho 6 tháng còn lại cuối năm
    + Giả định trần tăng trưởng tín dụng không được nới, ở mức 7,5%
    2. Phí dịch vụ: 5.600 tỷ
    6 tháng cuối thường thu nhiều hơn 6 tháng đầu năm, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tuy nhiên em để bằng 6 tháng đầu năm cho thận trọng
    3. Thu ngoài lãi khác: 4.500 tỷ
    Tương tự, em để 6 tháng cuối năm bằng 6 tháng đầu năm, tuy nhiên con thu góp vốn mua cổ phần thì 6 tháng cuối năm em để = 0 vì thường thì các cty con chuyển LN về trong 6 tháng đầu năm thôi. Thu XLRR em chỉ để bằng số thu năm ngoái thôi mặc dù năm nay thu tốt hơn hẳn.
    4. Chi phí hoạt động: 14.200 tỷ
    Em giả định CIR bằng năm ngoái (35%), mặc dù CIR hiện tại có 28% thôi nhưng thôi để cho xông xênh vì COVID tn chắc phải chi nhiều tiền tiêm phòng này, hỗ trợ cán bộ này, từ thiện này ^^
    -> Lợi nhuận trước DPRR: 34.000 tỷ (+19% so với 2020)
    5. CP DPRR

    Quả thực con này thì khó Gia Cát Dự vô cùng, nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố mà mình ở ngoài không thể nắm được:
    - NPL mục tiêu? Tác động COVID cho 6 tháng tiếp theo ntn
    - DPRR phải trích thêm cho Danh mục các KH cơ cấu theo TT03? Tỷ lệ trích cho năm 2021? NHNN thì cho trích tối thiểu 30% cho năm 2021 nhưng mà chắc gì đội ngũ mới đã thích trích tối thiểu, phải em là em trích full luôn cho nó vuông =))
    - Có XLRR thêm không?
    Không có thông tin chi tiết nên là em bám vào giả định chỉ tiêu CPDPRR/Dư nợ tín dụng, nếu căn cứ vào tỷ lệ cao nhất năm 2019 là 1,4% thì DPRR của cả năm CTG sẽ là 15.000 tỷ -> LNTT là 19.000 tỷ
    Tuy nhiên nếu để LNTT đúng bằng số NHNN giao là 16,800 tỷ thì CP DPRR phải là 17.200 tỷ =))) DP mà lớn ntn thì cũng đau đầu tìm đối tượng trích lắm đây, nếu đẩy hết ra nợ xấu thì NPL tăng cao lại ko đạt . Còn nếu CP DPRR mà chỉ ngang 6 tháng đầu năm (8.400 tỷ) thì LNTT là 25.600 tỷ ^^

    Trên đây là một số phân tích của em về CTG và các bank dựa trên BCTC riêng lẻ, kính mong các bác chỉ giáo thêm nhé ^^
    kiwixeko, Irisquynh, drnmkcl12 người khác thích bài này.
  9. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.490
    Bài phân tích đầy đủ đấy.
    Cảm ơn bạn.
    Wallstreetwolf thích bài này.
  10. phongtrantamhiep

    phongtrantamhiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2016
    Đã được thích:
    4.055
    ôm ăn 12% cổ phiếu và 5% tiền mặt
    Wallstreetwolf thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này