CTG-Đế chế mới trỗi dậy.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 01/12/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6921 người đang online, trong đó có 978 thành viên. 13:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2014317 lượt đọc và 11218 bài trả lời
  1. nhuvuong612

    nhuvuong612 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2021
    Đã được thích:
    186
    mỗi ngày gom 1 ít tăng giảm đều vui
    =))
  2. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Thứ sáu, 27/8/2021, 20:00 (GMT+7)
    Nới lỏng thêm tiền tệ với công cụ dự trữ bắt buộc?
    • Nhiều doanh nghiệp mong mỏi, Ngân hàng Nhà nước có động thái sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để nới lỏng tiền tệ.
    • Việc hạ dự trữ bắt buộc để “bơm” tiền cho thị trường là một công cụ của chính sách tiền tệ phổ biến trên thế giới, giúp thị trường có thêm nguồn vốn lưu thông
    Một trong những khuyến nghị được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR) gợi ý liên quan đến chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

    Thực tế, nhiều doanh nghiệp mong mỏi, Ngân hàng Nhà nước có động thái sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để nới lỏng tiền tệ, ví dụ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa để “bơm” tiền vào nền kinh tế, vừa giảm chi phí vốn cho ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay.

    Theo lý thuyết, công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định với hai mục đích. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khi thấy tiền trong nền kinh tế nhiều nên rút vào thông qua biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ, nhằm buộc các ngân hàng phải giữ tiền mặt trong tài khoản của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để “hút” dòng tiền vào, hay nói cách khác, dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế.

    Thứ hai, dự trữ bắt buộc để bảo toàn tính thanh khoản của các ngân hàng. Ví dụ, khi các ngân hàng gặp khó khăn thì Ngân hàng Nhà nước giảm dự trữ bắt buộc để ngân hàng tăng thanh khoản.

    Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng thực hiện dự trữ bắt buộc 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng; 1% đối với khoản tiền gửi trên 12 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng có thể được giảm trong một số trường hợp.

    [​IMG]
    Nhiều ý kiến đề xuất NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Ảnh: NHNN.

    Theo Thông tư số 14, ngày 29/5/2018 về việc thực hiện các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng bình quân từ 70% trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn 1/20 tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định chung với các tổ chức tín dụng cùng loại hình.

    Đối với tổ chức tín dụng có tỷ lệ này từ 40% đến dưới 70%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn 1/5 tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định.

    Việc hạ dự trữ bắt buộc để “bơm” tiền cho thị trường là một công cụ của chính sách tiền tệ phổ biến trên thế giới, giúp thị trường có thêm nguồn vốn lưu thông. Hiện nay, tại Việt Nam, tỷ lệ này đang được thực hiện là 3%, nghĩa là các ngân hàng thương mại huy động được 100 đồng thì được giữ 97 đồng, còn 3 đồng để tại Ngân hàng Nhà nước.

    Tỷ lệ 3% là con số nhỏ, nhưng trong tổng huy động của hệ thống, số tiền này rất lớn. Tỷ lệ 3%, các ngân hàng không được hưởng lãi suất, nên phần gửi này cao thì chi phí vốn của ngân hàng sẽ cao. Huy động trên thị trường ít nhiều đều phải trả lãi, mà phần này gửi Ngân hàng Nhà nước không được hưởng lãi, thì đây rõ ràng là chi phí. Nếu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn, chi phí vốn giảm đi thì có thể hạ lãi suất cho vay.

    Trong một diễn biến có liên quan, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định 1349/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm. Quyết định 1349/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2021 và thay thế Quyết định 1349/QĐ-NHNN ngày 6/8/2020.

    Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Agribank được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền đồng bằng 50% so với quy định của các tổ chức tín dụng thông thường. Theo đó, tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1,5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc. Tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng trở lên là 0,5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

    Đại diện Agribank cho hay, cơ sở để ngân hàng được hưởng cơ chế này là căn cứ theo Thông tư 14. Đồng thời, trong lúc tình hình dịch bệnh, hoạt động sản xuất-kinh doanh khu vực nông nghiệp bị đình trệ, Ngân hàng Nhà nước muốn giảm bớt gánh nặng cho Agribank. Mục đích của việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt một phần áp lực về việc “giam giữ” vốn nhằm để ngân hàng dư giả hơn về nguồn khi cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

    Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Agribank, trong nửa đầu năm nay dư nợ cho vay khách hàng tăng 1,6% lên hơn 1,2 triệu tỷ. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khoảng 70% dư nợ cho vay nền kinh tế, chiếm 40% thị phần cho vay nông nghiệp - nông thôn của toàn hệ thống ngân hàng.

    Tiền gửi khách hàng tính đến hết tháng 6/2021 tăng 4,2% lên hơn 1,46 triệu tỷ. Như vậy, Agribank là một trong số ít ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cao hơn dư nợ tín dụng trong quý II.

    Được biết, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương, không chỉ Agribank mà bất cứ ngân hàng thương mại nào tập trung hỗ trợ nông dân, nông nghiệp - nông thôn, cho vay khu vực này đạt trên 40% tổng dư nợ thì được xem xét hạ dự trữ bắt buộc.

    Ngoài ra, theo Thông tư 30 quy định thực hiện dự trữ bắt buộc các tổ chức tín dụng hỗ trợ tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống (quy định tại khoản 40 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

    Căn cứ theo quy định này, trong những năm qua, Vietcombank, VietinBank và BIDV đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu tại DongA Bank, CB Bank, Ocean Bank và GPBank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự quản trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các tổ chức này thực hiện tái cơ cấu bắt buộc. Tuy nhiên, các ngân hàng trên có được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay không sẽ phải chờ chính sách cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước
    sontiny thích bài này.
  3. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Trước sau gì NHNN phải hạ DTBB thôi để cứu nền kinh tế. Mua cổ Bank dần là vừa. Mình đã all-in CTG rồi!;);)
    sontiny thích bài này.
  4. PhododochamdoiTLC

    PhododochamdoiTLC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    3.058
    Bank giảm mức này rồi thì xem xét mua dần là ok. Tt lên thì ko thể thiếu bank. Theo tôi là canh giá tốt vào, khi có động thái nới lỏng tt thì all in bank
    mtam137 thích bài này.
  5. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Đã đến lúc dòng Bank trở lại. Chỉ có dòng Bank mới đủ sức kéo VNI thôi. Cái gì giảm quá rồi cũng sẽ bật mạnh thôi. Bước qua tháng 9 dòng Bank sẽ bứt phá. Sang tuần lại gom CTG tiếp. Mục tiêu cuối năm ít nhất 4x!
    --- Gộp bài viết, 27/08/2021, Bài cũ: 27/08/2021 ---
    [​IMG]
    Tnn0312 thích bài này.
  6. Limitless1410

    Limitless1410 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2016
    Đã được thích:
    284
    Công nhận cổ đông ctg phải gọi là lạc quan nhất
    LuckySam thích bài này.
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Đúng rồi bác! Cái gì cũng có giới hạn của nó chứ
  8. ProSurfing

    ProSurfing Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2020
    Đã được thích:
    425
    Đang nắm 80.000 CTG Giá BQ 36.1, thực lòng mà nói Chart CTG quá xấu khi thủng luôn hỗ trợ 32, khi TT giảm thì CTG giảm đầu tiên và giảm mạnh hơn các bank khác, khi TT tăng thì CTG đứng yên.
    Dù sao cũng mong em nó về lại được 4x trong cuối năm này.
    LuckySam, HC9mtam137 thích bài này.
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Giá cổ phiếu rơi sâu, một sếp VietinBank vừa mua vào 50.000 cổ phiếu CTG
    THỨ 7, 28/08/2021, 08:55

    Giá cổ phiếu CTG đang ở vùng thấp nhất 4 tháng.

    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán CTG) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.

    Theo đó, bà Trần Thu Huyền, thành viên Hội đồng quản trị VietinBank, đã mua vào 50.000 cổ phiếu CTG hôm 26/8. Sau giao dịch, bà Huyền nắm giữ tổng cộng gần 52.000 cổ phiếu


    Phiên 26/8, CTG đóng cửa tại 31.200 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, ước tính bà Huyền đã chi hơn 1,55 tỷ đồng để sở hữu 50 nghìn cổ phiếu

    Trên thị trường chứng khoán, CTG là 1 trong những cổ phiếu giảm sâu nhất trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi chia cổ tức. Còn nhớ ngày 7/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức của CTG tỷ lệ 29%, cổ phiếu điều chỉnh về 37.580 đồng và tăng lên 39.050 đồng vào cuối phiên.

    Tuy nhiên từ đó tới nay, CTG chưa lần nào về lại được mức giá của ngày đầu chia cổ tức, mà liên tục giảm sâu. Thậm chí như ngày 27/8, CTG có lúc lùi về sát 30.000 đồng - thấp nhất kể từ ngày 27/4 tức là tròn 4 tháng. So với ngày đầu chia cổ tức, CTG đang thấp hơn gần 15%.

    [​IMG]
    Cổ phiếu CTG rơi mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi chia cổ tức

    Về hoạt động, trong 6 tháng đầu năm VietinBank báo lãi trước thuế 10.850 tỷ đồng, tăng trưởng so với cùng kỳ 2020 nhưng lại thấp hơn so với kỳ vọng. Nguyên nhân là do nhà băng này tăng trích lập dự phòng rủi ro và cắt giảm mạnh lãi thuần để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

    Tháng 7 vừa qua, ngân hàng cũng đã thực hiện chi trả cổ tức để tăng vốn, sau 5 năm chật vật không thể tăng nổi do vướng quy định. Hiện hơn 1 tỷ cổ phiếu được chi trả cổ tức đã về tài khoản của nhà đầu tư và Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép VietinBank thay đổi số vốn điều lệ trong giấy phép hoạt động kinh doanh.

    Gần đây VietinBank cũng có nhiều thông tin tích cực, bao gồm kế hoạch thoái vốn khỏi 3 công ty con, thu về khoản thặng dư không nhỏ cho năm nay, đồng thời quý 4 có thể ghi nhận một phần phí bảo hiểm trả trước đã ký với Manulife hồi cuối năm 2020. Báo cáo vừa công bố của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng nửa cuối năm 2021 lợi nhuận của VietinBank sẽ cao hơn nửa đầu năm, cả năm sẽ đạt khoảng 24.700 tỷ đồng và năm 2022 sẽ là 27.900 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 28/08/2021, Bài cũ: 28/08/2021 ---
    TV HDQT sao mua có 50k cổ ít vậy?! Mình tôi phiên hôm qua bắt đáy gần 60k rồi :((:((:((
    Joinstock2009Richstar thích bài này.
  10. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.490
    Các nhà cái đặt giá CTG khá hợp lý.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này