CTG-Đế chế mới trỗi dậy.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 01/12/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5789 người đang online, trong đó có 695 thành viên. 12:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2014313 lượt đọc và 11218 bài trả lời
  1. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    sontiny thích bài này.
  2. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    SSI Research: VietinBank đang đẩy mạnh trích lập dự phòng, tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu
    THỨ 7, 28/08/2021, 11:24
    Công ty chứng khoán đánh giá, VietinBank đang tích cực tái cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn, đồng thời nỗ lực tăng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu.

    [​IMG]

    Trái ngược với mức tăng trưởng 3 chữ số trong quý 1, VietinBank công bố kết quả kinh doanh quý 2/2021 giảm so với dự kiến, chỉ đạt 2.800 tỷ đồng, giảm 37,8% so với cùng kỳ.

    Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, nguyên nhân lợi nhuận quý 2/2021 của VietinBank không như kỳ vọng ban đầu là do ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng. VDSC đánh giá, tuy khiến lợi nhuận giảm nhưng điều này mang ý nghĩa tích cực về bộ đệm dự phòng khi xét thêm bản chất khoản nợ được cơ cấu.

    Tương tự, Chứng khoán SSI cũng dự báo VietinBank sẽ chủ động tăng mạnh trích lập dự phòng trong năm 2021-2022 để ứng phó đại dịch và điều này tác động tới lợi nhuận trong ngắn hạn.

    Ngoài ra, mới đây, do đợt bùng phát lần 4 của dịch COVID-19, VietinBank đã công bố gói hỗ trợ tín dụng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Gói hỗ trợ bắt đầu từ ngày 15/7/2021 và ngân hàng có thể mất 2 nghìn tỷ đồng thu nhập lãi cho 6 tháng đầu năm 2021.

    Theo đó, SSI hạ dự báo lợi nhuận của VietinBank do ngân hàng vừa triển khai gói hỗ trợ tín dụng mới và giảm thu nhập từ phí để hỗ trợ khách hàng. Nhóm phân tích ước tính lợi nhuận nhà băng này đạt 18.200 tỷ đồng trong năm 2021 và 25.100 tỷ đồng trong năm 2022.

    Dù vậy, SSI giữ quan điểm tích cực về triển vọng của VietinBank do ngân hàng đã tích cực tái cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn, cũng như nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu. Việc ghi nhận thu nhập từ phí bancassurance và gia tăng hoa hồng bán bảo hiểm trong những năm tới cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.

    Tài sản sinh lãi (IEA) của ngân hàng cũng tăng mạnh từ cho vay khách hàng và liên ngân hàng. IEA tăng 9,9% so với đầu năm (cao hơn mức trung bình các ngân hàng SSI nghiên cứu là 6,9%), với phần lớn tăng trưởng chính phát sinh trong quý 2/2021.

    Khác với đà tăng trưởng chậm trong 2020, trong 6 tháng đầu năm 2021, VietinBank thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong bối cảnh Covid-19, đặc biệt khi Vietcombank giảm đáng kể dư nợ trên thị trường này. Cho vay TCTD khác trong tổng tài sản sinh lãi của VietinBank đã tăng lên 15,3% từ 11,4% trong 2020.

    Cơ cấu cho vay tiếp tục chuyển sang phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt 5,6% trong nửa đầu năm, sát với trung bình hệ thống ngân hàng là 5,5% và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm. Động lực tăng trưởng chính là khách hàng SME và khách hàng cá nhân,…

    Phân khúc khách hàng cá nhân và SME là đối tượng khách hàng mục tiêu của VietinBank trong những năm gần đây để cải thiện lợi suất tài sản. Hai phân khúc này chiếm 56,6% tổng tín dụng của nhà băng này, tăng đáng kể từ 43,5% trong 2017.

    Về huy động vốn, tiền gửi khách hàng tăng mạnh 5,2% so với đầu năm, cao hơn so với trung bình toàn hệ thống là 3,1%.

    SSI kỳ vọng số hoá và phân khúc FDI sẽ giúp VietinBank tăng CASA. Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngân hàng có gần 700.000 khách hàng cá nhân mới, nâng tổng số khách hàng cá nhân lên 15 triệu khách, trong đó 11,5 triệu khách giao dịch thường xuyên. Kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn, với tổng số lượng khách hàng sử dụng phần mềm iPay tăng lên 3,6 triệu khách, tăng tới 43% so với cùng kỳ, tổng số lượng giao dịch tăng 117%. Số lượng giao dịch qua E-bank tăng nhanh, chiếm 62% tổng số lượng giao dịch, từ mức chỉ 41% trong năm ngoái.

    Đối với khách hàng doanh nghiệp, số lượng khách hàng sử dụng E-bank cũng tăng 101% so với cùng kỳ, với số lượng và giá trị giao dịch tăng 122% và 107% trong quý 2/2021.

    Số hoá cải thiện và kiểm soát tốt hoạt động quản lý nhân viên giúp chi phí hoạt động của VietinBank được cải thiện. SSI cho biết, CIR 6 tháng đầu năm của VietinBank giảm còn 28,5%, thấp hơn nhiều so với 31,9% cùng kỳ năm ngoái.

    Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 6 của VietinBank ở mức 1,34%. Nợ xấu tăng do VietinBank chủ động tái cơ cấu kỳ hạn thanh toán cho 6.000 tỷ đồng dư nợ cho vay đối với một số khách hàng lớn được đánh giá đủ khả năng duy trì hoạt động. Theo quy định hiện hành (Thông tư 02/2013), khoản nợ nói trên trên bị hạ xuống nợ Nhóm 5 và ngân hàng đã trích dự phòng 3 nghìn tỷ đồng cho khoản nợ này. Mặc dù phân loại nợ Nhóm 5, ngân hàng ước tính các khách hàng sẽ thanh toán các khoản nợ tái cơ cấu này và sẽ được phân loại lại thành khoản vay tiêu chuẩn trong quý 3/2021.

    Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 03 của VietinBank là 4,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,4% tổng dư nợ cho vay), hiện phân loại thành nợ tiêu chuẩn. Với 929 khách hàng, dư nợ cho vay nhóm này là 49 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,55% tổng dư nợ cho vay, trong khi lãi phải thu là 1,6 nghìn tỷ đồng. Theo Thông tư 03, VietinBank sẽ trích lập dự phòng cho toàn bộ 49 nghìn tỷ đồng dư nợ, ước tính là 11,9 nghìn tỷ đồng (sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo). Trong quý 1/2021, VietinBank đã trích lập dự phòng 5 nghìn tỷ đồng, vượt mức tối thiểu cho năm 2021 (3,57 nghìn tỷ đồng).

    Các chuyên gia của SSI đánh giá, VietinBank đã tích cực tái cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng phân khúc bán lẻ và có lợi suất cao hơn, cũng như nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu. Việc ghi nhận thu nhập từ phí bancassurance và gia tăng hoa hồng bán bảo hiểm trong những năm tới cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng./
  3. HuyHomHinh13579

    HuyHomHinh13579 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2015
    Đã được thích:
    194
    Bank và CTG cá đuối lắm rồi. Ngưỡng 32 (đáy cũ + MA200) cứng như đá mà còn thủng thì đúng là Chạy Tụt Giày...
    https://tcinvest.tcbs.com.vn/
    [​IMG]
  4. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Media và các Cty CK đang quay lại pr dòng Bank dữ lắm. Sang tuần dòng Bank tăng mạnh cũng là điều hiển nhiên nhé. Đè nén quá rồi cũng phải bật lại thôi.
  5. ProSurfing

    ProSurfing Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2020
    Đã được thích:
    425
    TV HĐQT mua ít thế, chỉ bằng 1/2 mình, mua gấp 100 lần thì CTG mới ngóc đầu đi lên được.
    LuckySam thích bài này.
  6. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Đu theo chị Huyền mua đúng đáy thì sẽ có ăn.
  7. ProSurfing

    ProSurfing Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2020
    Đã được thích:
    425
    Giờ mong về bờ là mừng rồi, chôn vốn khá lâu.
    LuckySammtam137 thích bài này.
  8. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Khuyến nghị 42-51 lận mà. Hãy chờ đợi
    ProSurfing thích bài này.
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    10:21 28/08/2021
    Giới phân tích nói gì về triển vọng cổ phiếu CTG?
    Vũ Phong
    Chỉ số P/E thấp và kết quả kinh doanh vẫn thuận lợi, giới phân tích lạc quan về mức sinh lợi của CTG...
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Theo trang tin tài chính Investing.com, P/E ngành ngân hàng Việt Nam tính theo báo cáo quý 2/2021 và giá đóng cửa ngày 26/8/2021 là 15,76. Trong khi đó, chỉ số này tại CTG mới chỉ ở mức 8,71.

    Có thể thấy, CTG đang được định giá rẻ hơn nhiều so với toàn ngành. Thậm chí, nếu so với một số ngân hàng cùng quy mô như BID với 15,44; VCB với 17,49; TCB với 10,48; MBB với 8,41 hay VPB với 12,62 thì P/E của CTG cũng đang thấp hơn rất nhiều.

    CHỦ ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NỢ


    Những năm gần đây, VietinBank có tốc độ tăng trưởng cho vay ở mức trung bình nhưng lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng cho vay trong năm 2019, năm 2020 lần lượt là 8,09% và 8,6% nhưng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khá cao tương ứng 79,6% và 44,9%.

    CTG đang được định giá rẻ hơn nhiều so với toàn ngành. Thậm chí, nếu so với một số ngân hàng cùng quy mô như BID với 15,44; VCB với 17,49; TCB với 10,48; MBB với 8,41 hay VPB với 12,62 thì P/E của CTG đang thấp hơn.

    Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bên cạnh việc đồng hành chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp (cho vay mới, cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01, 03, miễn giảm lãi/phí…), VietinBank vẫn bảo đảm bám sát mục tiêu chiến lược, tận dụng nguồn lực thị trường và sức mạnh nội tại để tăng trưởng có hiệu quả (ROE năm các năm 2019, 2020 là 13,1% và 16,8%, cải thiện mạnh).

    Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, VietinBank đã trích lập 8.456 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư 02 và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,34% - thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm 30/6/2021 khoảng 130%.

    Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong Quý II/2021 là do Ngân hàng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ tổng thể của một số khách hàng theo Thông tư 02 và tăng cường trích dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo Thông tư 03.

    Mức trích lập theo Thông tư 03 thận trọng hơn nhiều so với mức quy định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2021, giúp VietinBank chủ động nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát chất lượng nợ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng khả năng chống chịu trước những biến động bất lợi từ nền kinh tế.

    ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG

    Với mức vốn điều lệ gia tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.057 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng từ phương án chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau trích các quỹ năm 2020 trong thời gian tới, VietinBank đã đề xuất được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trần tăng trưởng được phê duyệt đầu năm (7,5%) và hiện Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình xét duyệt.


    Cùng với tiềm năng tăng trưởng tín dụng, VietinBank cũng đang chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu danh mục khách hàng. Bên cạnh các lợi thế về khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, Ngân hàng đang tập trung phát triển các phân khúc có tỷ suất sinh lời cao là khách hàng doanh nghiệp SME và bán lẻ.

    Ngân hàng đồng thời xác định chuyển dịch kênh ngân hàng điện tử là một trong các chiến lược trọng điểm đối với mục tiêu số hóa giao dịch ngân hàng nhằm gia tăng trải nghiệm, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ dễ tiếp cận hơn tới đa số khách hàng. Với các yếu tố nhận định trên, trong các năm tới, dự kiến quy mô, nguồn thu từ tín dụng của VietinBank sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với mức hiện tại.

    Vốn điều lệ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.057 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng từ chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau trích các quỹ năm 2020 trong thời gian tới, VietinBank đã đề xuất được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trần tăng trưởng được phê duyệt 7,5%.

    Về hiệu quả, theo báo cáo về CTG của Công ty chứng khoán SSI, mặc dù chịu ảnh hưởng từ Covid-19, SSI giữ quan điểm tích cực về triển vọng lợi nhuận của CTG do ngân hàng đã đẩy mạnh cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng giá tăng tỷ lệ dư nợ phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn, cũng như những nỗ lực trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề và cải thiện tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu.

    Bên cạnh đó, việc ghi nhận thu nhập từ phí bancassurance và gia tăng hoa hồng bán bảo hiểm trong những năm tới cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận chung của Ngân hàng.

    Cũng theo báo cáo về CTG của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VDSC có quan điểm tích cực về triển vọng của CTG, với NIM cải thiện tốt hơn dự kiến và thu nhập ngoài lãi tăng ổn định, dự báo tổng thu nhập hoạt động tăng trong năm 2021. VDSC dự báo lợi nhuận năm 2021, 2022 lần lượt ở mức 24.742 tỷ đồng (+ 45%) và 27.846 tỷ đồng (+ 13%).

    Còn trên thị trường chứng khoán, hiện nay dòng cổ phiếu ngân hàng đang chịu áp lực chốt lời trên hầu hết các mã. Đồng thời, nguồn cổ phiếu từ chia cổ tức của CTG mới được đưa vào giao dịch bổ sung từ ngày 25/8/2021, do đó, giá thị trường CTG tạm thời bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các thông tin cơ bản cho thấy CTG là cổ phiếu khá hấp dẫn để đầu tư.

    SSI đưa ra khuyến nghị "Mua" CTG với giá mục tiêu 42.300 đồng/cổ phiếu, sử dụng BVPS trung bình 2021 và 2022 và PB mục tiêu không đổi là 2x.

    Tương tự, VDSC cũng đưa ra khuyến nghị "Mua" CTG với giá mục tiêu 42.200 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lợi kỳ vọng +29% so với giá đóng của ngày 24/8/2021.

    [​IMG]
    Diễn biến thị giá CTG trong thời gian gần đây
  10. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.599
    Ngân hàng vẫn triển vọng sáng sủa, cổ phiếu vua có trở lại đường đua?
    T.L - 28/08/2021 12:53

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang trải qua những tuần giao dịch ảm đạm. Song theo giới phân tích, cổ phiếu vua sẽ sớm quay lại, tập trung ở những ngân hàng có câu chuyện riêng.

    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    VietinBank sắp thu về lợi nhuận lớn từ thoái vốn các công ty con và phí bảo hiểm trả trước

    Nợ xấu khó tăng vọt, lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm vẫn là điểm sáng


    Từng dẫn đầu làn sóng tăng giá nửa đầu năm, cổ phiếu vua lại đang có những phiên giao dịch ảm đạm, giá sụt giảm mạnh những tuần gần đây.

    Có 3 lý do chính khiến cổ phiếu ngân hàng lao dốc. Thứ nhất, lo ngại lợi nhuận giảm tốc 2 quý cuối năm do các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay. Thứ hai, nguy cơ nợ xấu tăng vọt do Covid 19 diễn ra phức tạp, Thông tư 03/2021/TT-NHNN lại chỉ cho phép ngân hàng cơ cấu nợ đến hết 31/12/2021. Thứ ba, hàng tỷ cổ phiếu chia cổ tức của các ngân hàng dội sàn chứng khoán trong quý 3/2021.

    Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, cổ phiếu vua sẽ dần lấy lại vị thế bởi ngân hàng vẫn là một trong những ngành có triển vọng lợi nhuận sáng sủa nhất 6 tháng cuối năm.

    Báo cáo phân tích mới đây của Công ty chứng khoán Maybank KimEng (MBKE) cho rằng, tác động của việc giảm lãi suất cho vay đối với các ngân hàng là có thể kiểm soát được do NHNN không can thiệp vào việc kinh doanh của từng ngân hàng. Dù lãi suất cho vay giảm, MBKE cho rằng, NIM của ngân hàng năm 2021 sẽ vẫn không thấp hơn 2020 do chi phí huy động vốn được cắt giảm. Bên cạnh đó, sẽ không có các cú sốc về trích lập dự phòng 2 quý tới, do vẫn được hưởng lợi nhờ chính sách cơ cấu nợ và bộ đệm dự phòng rủi ro của nhiều ngân hàng đã được nâng cao. Trong ba kịch bản mà MBKE đưa ra, kịch bán kém lạc quan nhất, lợi nhuận ngân hàng năm nay vẫn tăng 25%, còn trong kịch bản tích cực, lợi nhuận ngân hàng năm nay có thể tăng 37%.

    Về nỗi lo nợ xấu tăng vọt, theo thông tin của Báo Đầu tư, NHNN đang chạy nước rút sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN) theo hướng kéo dài thời hạn cơ cấu nợ thêm 6 tháng, mở rộng phạm vi và điều kiện cơ cấu nợ. Nhiều khả năng, Thông tư sửa đổi này sẽ được ban hành trong tháng 9/2021. Thông tư này ra đời sẽ khiến nợ xấu ngân hàng không bị tăng đột ngột, giúp doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi.

    Việc tín dụng tăng chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh dự báo cũng không tác động quá lớn đến lợi nhuận ngân hàng, bằng chứng là tới thời điểm này, chưa có ngân hàng nào điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận.

    Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho hay, so với các ngành khác, ngân hàng là ngành thích ứng khá nhanh với điều kiện dịch bệnh, do đẩy mạnh chuyển đổi số, bán hàng và tiếp cận khách hàng trên kênh số hóa, giảm mạnh chi phí nhờ số hóa.

    Ngoài ra, từ đầu năm 2021, lường trước NHNN sẽ cấp room tín dụng thấp nên các ngân hàng cũng không quá trông chờ vào mở rộng room tín dụng mà tập trung vào hạ chi phí vốn, giảm chi phí hoạt động để cải thiện NIM. Chính vì vậy, dù tín dụng 6 tháng cuối năm chậm lại cũng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của cả năm.

    So với khối ngân hàng TMCP tư nhân, khối ngân hàng thương mại quốc doanh chịu ảnh hưởng nặng hơn về việc giảm lãi suất cho vay. Ước tính năm nay, các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank sẽ giảm 6-7 nghìn tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ cho khách hàng.

    Tuy nhiên, điểm tích cực là các ngân hàng thương mại nhà nước cũng đang rất nhanh nhạy trong đẩy mạnh kênh bán hàng số hóa, chuyển đổi danh mục cho vay sang các ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đẩy mạnh phân khúc khách hàng có khả năng sinh lời cao.

    Đại diện VietinBank cho hay, ngân hàng này đang tập trung dịch chuyển sang các các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng chống chịu trước tác động của dịch bệnh (y tế, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may, logistics...), doanh nghiệp xuất khẩu… Về phân khúc khách hàng, tốc độ tăng trưởng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME của VietinBank cũng lên tới 19-21%, tăng mạnh hơn nhiều phân khúc khác. Được biết, hai phân khúc này đang chiếm 56,6% tổng tín dụng của VietinBank và cũng là phân khúc khách hàng mang lại lợi suất cao hơn nhiều so với lĩnh vực khác.

    Các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán VDSC cũng nhận định, dù lãi vay giảm, NIM của một số ngân hàng vẫn có thể tăng nửa cuối năm, nếu tăng được tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Tuy nhiên, trong trường hợp NIM sút giảm, lợi nhuận của nhiều ngân hàng vẫn được hỗ trợ nhờ thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh, đặc biệt từ mảng bancassurance, kinh doanh trái phiếu và thanh toán và giảm chi phí hoạt động.

    Cổ phiếu những ngân hàng có “câu chuyện riêng” sẽ sớm quay lại

    Với triển vọng sáng sủa nửa cuối năm nay, giới phân tích cho rằng, cổ phiếu vua – vốn chiếm gần 30% giá trị giao dịch toàn thị trường – vẫn là nhóm cổ phiếu nhà đầu tư không thể bỏ qua nửa cuối năm, dù khó tăng giá mạnh như nửa đầu năm.

    Ông Trần Tánh, Phó phòng Phân tích và Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, những tháng cuối năm, cổ phiếu ngân hàng khó tăng giá đồng loạt như nửa đầu năm. Tuy nhiên, cổ phiếu của những ngân hàng có “câu chuyện riêng” và có định giá hợp lý vẫn sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng.

    Ví dụ tiêu biểu là cổ phiếu CTG của VietinBank đang đi xuống, song theo các chuyên gia, nhà đầu tư không nên nhìn vào kết quả lợi nhuận của một quý để đánh giá tiềm năng, triển vọng của một cổ phiếu ngân hàng. Thực tế, dù lợi nhuận quý 2/2021 của VietinBank không như kỳ vọng (do trích lập dự phòng rủi ro cao gấp 3 cùng kỳ năm ngoái), song theo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt, đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy bộ đệm thanh khoản của VietinBank đã được gia cố, làm giảm áp lực trích lập dự phòng các quý sau.

    Tương tự, SSI cũng cho rằng, triển vọng lợi nhuận của VietinBank vẫn rất sáng sủa nhờ đẩy mạnh phân khúc bán lẻ có lợi suất cao. Ngân hàng cũng sắp ghi nhận nguồn lợi nhuận lớn từ phí bancassurance (hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với Manulife), thoái vốn tại Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ. Ngoài ra, việc vừa tăng vốn thành công giúp VietinBank cải thiện hệ số an toàn vốn, mở rộng dư địa tăng trưởng.


    Bên cạnh khuyến nghị lựa chọn cổ phiếu của các ngân hàng có “câu chuyện riêng”, các chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư thận trọng với một số cổ phiếu ngân hàng nhỏ đang bị định giá quá cao.

    Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu ngân hàng 4 tháng cuối năm là room tín dụng. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, tổ chức, dịch bệnh sẽ được kiểm soát cơ bản trong tháng 9/2021, khi đó, tín dụng quý IV/2021 sẽ như lò xo bật dậy, các ngân hàng sẽ bù đắp được mọi “mất mát” trong quý III/2021
    .

    Nhiều khả năng, tới đây, NHNN sẽ có một đợt cấp room tín dụng nữa. Các ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua như VietinBank, Agribank, BIDV, Vietcombank và một số ngân hàng TMCP tư nhân top đầu… được dự đoán sẽ được NHNN ưu ái trong cấp room tín dụng.

    "Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý III/2021, chúng tôi tin rằng các ngân hàng này sẽ có thể giải phóng nguồn vốn và chắc chắn rằng sẽ cho thấy lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong quý IV/2021 và năm 2022", các chuyên gia của MBKE dự báo.
    --- Gộp bài viết, 28/08/2021, Bài cũ: 28/08/2021 ---
    Cuối tuần, sau khi bắt đáy dòng Bank thì Media đã ra rả nhiều tin tốt về cp Bank rồi mấy bác thấy chưa! Chúc anh em CTGers cuối tuần vui vẻ. Sang tuần dòng Bank sẽ dẫn sóng VNI nhé. Good night!!!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này