CTG-Đế chế mới trỗi dậy.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 01/12/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6735 người đang online, trong đó có 843 thành viên. 16:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 2014140 lượt đọc và 11218 bài trả lời
  1. nhatviet2017nd

    nhatviet2017nd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2017
    Đã được thích:
    2.249
    bác này THẠO đấy ctg XANH rồi
    sontiny thích bài này.
  2. MWAMI

    MWAMI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    4.872
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Ngoài thí điểm về nới room NN, liệu Vietinbank cũng có thể là trường hợp thí điểm là ngân hàng VN đầu tiên niêm yết tại sàn CK nước ngoài?
    Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam có 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài
    (CL&CS) - Chính phủ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam có 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

    [​IMG]
    Vietcombank là một trong những tên gọi đầu tiên nếu ngân hàng Việt Nam niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán nước ngoài
    Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ gửi Quốc hội dành nhiều dung lượng đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

    Từ năm 2016 đến 31/7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 620.700 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 486.100 tỷ đồng, chiếm 78,3% tổng nợ xấu xử lý; nợ xấu bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 126.200 tỷ đồng, chiếm 20,3% tổng nợ xấu xử lý.

    Triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu quy định tại Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC đã thu được 91.401 tỷ đồng, bằng 60% giá trị thu hồi nợ lũy kế.

    Tính đến 31/7/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 1,92%, cao hơn so với mức 1,63% vào cuối năm 2019 nhưng vẫn được duy trì, kiểm soát dưới 3%. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 có thể khiến nhiệm vụ duy trì nợ xấu dưới 3% là rất thách thức trong giai đoạn sau 2020.

    Trong giai đoạn vừa qua, đã xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo; tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát.

    Từ 2017 - 2019, các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước đã tích cực thoái vốn tại doanh nghiệp, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, thu về số tiền 2.236 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiệm vụ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng vẫn còn một số hạn chế.

    Tiến độ cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chủ sở hữu, cổ đông lớn là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn chậm; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp; quá trình xử lý nợ xấu gặp khó khăn một phần do tài sản bảo đảm bị kê biên chủ yếu liên quan đến các vụ án với hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh nên thời gian xử lý kéo dài…

    Chính phủ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm giữ an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống, tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh và phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS; tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng.

    Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài…

    Như Nguyễn

    “Room ngoại” tại ngân hàng Việt, những kỳ vọng mới
    Tác giả Anh Mai / Theo Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2020

    27/05/2020 13:00

    (ĐTCK) Đã có những cuộc “hôn phối” mới giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng nội địa, đồng thời cũng có những cuộc chia tay. Nhưng nhìn tổng thể, cánh cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn khá hẹp.
    Room ngoại còn lại hạn hẹp

    Tại một số ngân hàng, hiện room ngoại còn lại rất thấp, nếu chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, để nhà đầu tư ngoại có thể sở hữu vốn tại ngân hàng Việt Nam, không chỉ các ngân hàng trong nước kiến nghị được nới room, mà các nhà đầu tư nước ngoài đã có đề xuất nâng hạn mức sở hữu so với mức tối đa hiện nay.

    Nhìn vào bức tranh thực tế hiện nay có thể thấy, ACB đã cạn room ngoại 30%. HDBank bán trên 21% cổ phần cho không dưới 10 nhà đầu tư ngoại, thu về 300 triệu USD (hơn 6.800 tỷ đồng). Techcombanklấp kín room ngoại khi bán cổ phần cho Warburg Pincus, thu về 370 triệu USD trước thời điểm niêm yết trên sàn HOSE năm 2018. VIB chốt room ngoại chỉ 20,5%, vì đã có cổ đông chiến lược nước ngoài là CommonwealthBank of Australia nắm giữ 20%. Trong khi đó, OCB vừa được chấp thuận tăng vốn từ việc bán 11% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là Ngân hàng Aozora của Nhật Bản trong tổng room dành cho nhà đầu tư nước ngoài chốt trước đó là 23,66%. Đồng thời, hiện có một quỹ đầu tư của Tập đoàn VinaCapital sở hữu khoảng 5% vốn điều lệ của OCB.

    Tại VietinBank, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ Đầu tư cấp vốn IFC (IFC Capitalization Equity Fund) tiếp tục thoái vốn trong những tháng cuối năm 2019 nên nhà băng này có thêm room vốn ngoại. Cụ thể, kể từ ngày 10/1/2020, IFC không còn là cổ đông lớn của VietinBank sau khi hoàn tất bán ra 55,7 triệu cổ phiếu CTG, giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này tại VietinBank từ 6,486% xuống còn 4,99%. Hiện nhóm cổ đông IFC chỉ còn nắm gần 185,8 triệu cổ phiếu CTG.

    Việc IFC thoái vốn khiến room vốn ngoại tại VietinBank được mở hơn một chút. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại của VietinBank, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang sở hữu 64,46% cổ phần; Ngân hàng của Nhật Bản - MUFJ đang sở hữu 19,73%.

    Còn tại Vietcombank, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Nghiêm Xuân Thành, hiện vẫn còn room để phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài nên nhà băng này kiến nghị Chính phủ và NHNN cho phép nới thêm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, trong khi vẫn giữ tỷ lệ phần vốn của Nhà nước ở mức 65%. Đáng chú ý là đề xuất này đến ngay sau khi Vietcombank bán thành công 3% cổ phần cho hai đối tác nước ngoài (GIC và Mizuho), thu về 6.200 tỷ đồng đầu năm 2019.

    Tại BIDV, sau khi bán thành công 15% vốn cho KEB Hana Bank, Ngân hàng đang có kế hoạch bán tiếp khoảng 6% vốn điều lệ.

    Kỳ vọng nới thêm room
    Hiện không ít ngân hàng Việt Nam đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, song cũng nhiều ngân hàng còn nguyên room, một phần do vừa chia tay với cổ đông ngoại. Tuy nhiên, với tỷ lệ cổ phần theo quy định tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (không vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tối đa 30% cho các nhà đầu tư nước ngoài), nhà đầu tư ngoại không thể chi phối được các quyết định lớn của ngân hàng nên họ không mặn mà tham gia. Đây là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư ngoại và kể cả ngân hàng trong nước muốn nới thêm room để có cơ hội hơn trong việc thu hút vốn nước ngoài để tăng vốn điều lệ.

    Trao đổi với Đặc san Toàn cảnh ngân hàng, một chuyên gia kinh tế cho rằng, với nhu cầu tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II của hầu hết các ngân hàng trong thời gian tới thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nên xem xét để tiếp tục nới. Điều này một mặt nhằm tăng thêm tính hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, mặt khác nếu thiếu dòng vốn ngoại, các ngân hàng niêm yết cũng thiếu động lực để đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính.

    Không ít nhà băng đề nghị nới room ngoại, có thể lên tới tỷ lệ 51%, bởi đây là động thái cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (khoản 5, Điều 7), không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong khi đó, cần nhìn nhận một thực tế là đa phần các ngân hàng toàn cầu, ngân hàng trong khu vực hiện nay đã phải tuân thủ theo Basel III, có nghĩa khả năng tham gia làm cổ đông chiến lược tại các ngân hàng khác sẽ không còn nhiều như trước đây. Vì vậy, đã tới lúc cần xem xét lại tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam để tăng độ hấp dẫn.

    Nới room một mặt nhằm tăng thêm tính hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, mặt khác nếu thiếu dòng vốn ngoại, các ngân hàng cũng thiếu động lực để đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính.

    Hiện tại, mong muốn của các nhà đầu tư ngoại, cũng như bản thân ngân hàng trong nước là nới thêm room ở mức khoảng 35 - 40%, thậm chí một số nhà băng mong muốn được nới room lên 49 - 51%. Bên cạnh đó, NHNN đã cho phép nhà đầu tư ngoại mua lại 100% vốn của những ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nhưng đến nay vẫn chưa có thương vụ nào thành công.

    VIB, VPBank, Techcombank, ACB là những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của Ngân hàng Châu Âu. Đó là kết luận tại báo cáo nghiên cứu ngành ngân hàng với cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) do Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) vừa công bố. Theo EVFTA, giữa Việt Nam và EU sẽ có các cam kết, ưu đãi về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Đáng chú ý, đối với dịch vụ ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét tạo thuận lợi, cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam (không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank).

    Còn theo đánh giá từ chuyên gia thuộc JPMorgan, các ngân hàng Việt Nam là cơ hội đầu tư nổi trội ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài gặp rào cản lớn về mặt pháp lý liên quan đến mức trần giới hạn sở hữu tối đa 30%.

    Không phủ nhận cơ hội mở ra cho ngân hàng nội khi có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là rất lớn, tuy nhiên TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, cần thận trọng xem xét nới room cho các nhà đầu tư ngoại để đảm bảo sự an toàn và ổn định của cả hệ thống tài chính; nếu mở chỉ nên mở với từng loại hình tổ chức tín dụng cụ thể và có lộ trình. Hiện NHNN cũng đang đi theo hướng này. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng có đề cập tới nhiệm vụ và giải pháp đặt ra là: Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhằm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích nhà đầu nước ngoài tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém được mở room lên 100%.

    Chính phủ và NHNN cũng nhiều lần nhắc tới việc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Đây cũng được xem sẽ là cơ hội cho những nhà băng này hồi sinh. Thêm nữa, với kinh nghiệm quản trị của các nhà băng ngoại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những ngân hàng này tăng trưởng, phát triển bền vững trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng cao. Từ đó, tác động tích cực tới thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tất nhiên, để làm được điều này không đơn giản, do khuôn khổ pháp luật cũng như thoả thuận về giá cả của hai bên.

    Trong các buổi làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhiều lần khẳng định, Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tích cực tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kịp thời và phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.


    08:03, 27/08/2015

    BVSC - VietinBank có kế hoạch xin nới room ngoại

    Theo ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    Leminhson2000, pigbanksontiny thích bài này.
  4. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Nhìn khối ngoại nuốt hàng giá rẻ như ăn vã là tôi biết CTG sẽ phi thôi
  5. Prosperous91

    Prosperous91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2015
    Đã được thích:
    2.262
    Bác Sotiny mở bát son đấy. CTG lead VNI xanh luôn. 1 trong những mã đảo chiều đầu tiên
    nhatviet2017ndsontiny thích bài này.
  6. nhatviet2017nd

    nhatviet2017nd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2017
    Đã được thích:
    2.249
    TƯỚNG tiên phong
  7. Akt2112

    Akt2112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2020
    Đã được thích:
    441
    Đang đi câu mà CTG lên tín hiệu tốt cá giật tý mất con note10+ xuống hồ. Tối lại có cá hấp bia:drm
  8. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    :drm CTG bear trap 1 phiên rồi đâu lại vào đấy .
    Dragoldsontiny thích bài này.
  9. Leminhson2000

    Leminhson2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.963
    Hôm nay tây lông lại múc mạnh lạ thật
  10. Songbeng

    Songbeng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2017
    Đã được thích:
    2.313
    chiếu tối mà có tin chốt... cộng hưởng phiên GD hoành tráng h.nay thì CTG sẽ CE
    Dragoldsontiny thích bài này.
  11. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Cuối giờ ra thêm tin về trái phiếu CTG, kiểu này chắc mai lại kéo lên nữa chăng?
    Công bố thông tin Nghị quyết HĐQT phê duyệt chủ trương niêm yết trái phiếu VietinBank phát hành ra công chúng năm 2020[​IMG]
    http://investor.vietinbank.vn/News/2020/12/1/85879.aspx
    moonbeam, Akt2112, Dragold2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này