CTI Con đường em đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Focushd, 30/10/2022.

6127 người đang online, trong đó có 791 thành viên. 16:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 319120 lượt đọc và 837 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Gấp rút kết nối sân bay Long Thành
    Để phục vụ thi công cũng như kịp thời khai thác lợi thế khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng, các dự án giao thông kết nối với sân bay này đang chạy hết tốc lực.


    https://cafef.vn/gap-rut-ket-noi-san-bay-long-thanh-20230103100856896.chn

    Thu xếp hàng loạt dự án

    "Năm 2023 là thời gian cao điểm thi công dự án với các hạng mục xây dựng nhà ga hành khách, đường băng, sân đỗ… nên nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc phục vụ thi công là rất lớn, đòi hỏi phải cấp bách đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối để phục vụ quá trình thi công cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2025 như kế hoạch đề ra" - ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Đường tỉnh 769 phục vụ thi công dự án sân bay Long Thành quá tải không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển vào giai đoạn thi công cao điểm

    Trong năm 2023, Đồng Nai sẽ đẩy nhanh kết nối giao thông cho sân bay Long Thành theo quy hoạch đã được duyệt. Đó là, xây dựng 2 tuyến đường T1 và T2, mở rộng đường tỉnh 769, 773 và làm mới đường 770B. Cụ thể, tuyến đường T1 có chiều dài 3,8 km, sẽ có điểm đầu từ cổng phía Tây sân bay Long Thành kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 51 và điểm cuối khớp nối với đường tỉnh 25C. Tuyến đường T2 (dài 3,5 km) kết nối tuyến T1 với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với 4 làn xe theo 2 nhánh chạy độc lập, song hành với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tuyến đường tỉnh 769 sẽ góp phần tăng cường khả năng lưu thông giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh Tây Nguyên, kết nối với sân bay Long Thành. Tuyến đường tỉnh 770B là dự án được xây dựng mới hoàn toàn với chiều dài khoảng 42,5 km, với điểm đầu giao với đường tỉnh 763 (tại xã Suối Nho, huyện Định Quán), điểm cuối giao với Quốc lộ 51 (tại xã Phước Thái, huyện Long Thành)...

    Ở tuyến đường T1 và T2, theo ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, đến nay các cơ quan chức năng của huyện đã hoàn thành việc kiểm đếm hiện trạng sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và dự kiến hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quý I/2023. Đối với tuyến đường tỉnh 769, 773 và 770B, ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai, cho biết đơn vị này đã và đang phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các bước nhằm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu chọn đơn vị thi công để năm 2023 khởi công cả 3 dự án.

    Mở rộng đường cao tốc


    Theo ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong các tuyến đường trên, tuyến T1 là cực kỳ quan trọng bởi không chỉ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giao thông mà đây còn là tuyến đường phục vụ quá trình thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1; kế đến là đường tỉnh 770B, bởi khi hoàn thành sẽ tạo sự kết nối giữa các huyện phía Đông, Đông Bắc của tỉnh với sân bay Long Thành cũng như các KCN sẽ được mở mới trong thời gian tới gồm KCN Xuân Quế - Sông Nhạn, KCN Bàu Cạn - Tân Hiệp. Đây cũng là tuyến đường kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 51 và khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

    Tuy nhiên, theo ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), báo cáo tiền khả thi và khả thi của dự án sân bay Long Thành cho thấy khi dự án hoàn thành, khoảng 80% lưu lượng hành khách quốc tế đi và đến sân bay Long Thành có nhu cầu đi đến TP HCM. Vì vậy, cần thiết phải triển khai dự án mở rộng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây để bảo đảm hiệu quả dự án khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác.

    Để giải quyết bài toán trên, cuối tháng 11-2022, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao đường vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Sau đó, cuối tháng 12-2022 vừa qua, chính phủ đã giao Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất phương án nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

    Theo đó, Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ, bảo đảm đầu tư các dự án giao thông đường bộ có nhu cầu cấp bách trong thời gian sớm nhất, theo đúng quy định pháp luật. Bộ GTVT đã giao Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu đầu tư dự án theo 3 phương án. Đó là sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay nước ngoài (vốn ODA, vốn vay ưu đãi), đầu tư theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT và nhượng quyền đầu tư.

    Theo VEC, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài gần 21 km) của đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đã mãn tải, nhu cầu vận tải vượt 25% so với năng lực thông hành của đường…”.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Vậy là CTI HHV KSB đã đóng CE cả rồi, chờ 2 e nữa G36 PLC nào nào :))
    --- Gộp bài viết, 03/01/2023 ---
    Hàng lởm nên nay mấy chú tây vào mua CE CTI rồi nhỉ :))
    cophieutot đã loan bài này
  3. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    Bắt đầu Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công
    Tác giả Hà Nguyễn / baodautu.vn

    03/01/2023 09:38

    0:00/0:00
    0:00
    Nam miền Bắc
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã phát động Tháng cao điểm giải ngân đầu tư công, với tinh thần làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công tại Lễ khởi công 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam

    Tháng 1/2023 chính là Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát động phong trào thi đua này vào ngày đầu tiên của năm mới 2023, khi dự Lễ khởi công xây dựng 12 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

    Có mặt tại sự kiện quan trọng đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vui mừng cho biết, trong năm 2022, không chỉ kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, mà nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng đã hoàn thành, như các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn I, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đường lăn cất hạ cánh sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất...

    Đồng thời, nhiều dự án trọng điểm như đường ven biển, đường vành đai đô thị lớn, sân bay, đường sắt, đường thủy... đã được khẩn trương hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư, trong đó có 12 dự án của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

    “Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương, sự đồng tình, ủng hộ của mỗi người dân. Mỗi mét vuông mặt bằng được giải phóng, mỗi ki-lô-mét đường được xây dựng và hoàn thành đều chứa đựng mồ hôi, công sức, nỗ lực và quyết tâm rất lớn của mỗi người dân, mỗi nhà thầu xây dựng, mỗi doanh nghiệp, và cả hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

    Cũng nhờ sự nỗ lực này, mà giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với số vốn đầu tư cao hơn tới 26% so với năm 2021 (tương đương 120.000 tỷ đồng), đã từng bước được cải thiện, tăng nhanh dần vào cuối năm.

    Theo khẳng định của Bộ trưởng, nguồn lực quý giá này, tuy chỉ chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng là nguồn vốn “mồi”, dẫn dắt và định hướng vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, càng giải ngân được nhanh thì càng nhiều dự án hoàn thành, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

    Vì ý nghĩa quan trọng của vốn đầu tư công đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng đã đề nghị và kêu gọi các cấp, các ngành, các ban quản lý dự án… nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần trách nhiệm, tháo gỡ mọi khó khăn, tạo mọi điều kiện cần thiết để đẩy nhanh hơn nữa khối lượng thực hiện các dự án, công tác thanh quyết toán, quyết tâm hoàn thành cao nhất mục tiêu đề ra, phấn đấu giải ngân trên 95% số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 mà Chính phủ đã đề ra.

    Theo Bộ trưởng, khởi công dự án chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là sau đó, phải nỗ lực phấn đấu, nhanh chóng triển khai xây dựng, để đảm bảo đúng tiến độ; đồng thời nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để giải ngân.

    “Vì vậy, đề nghị mỗi nhà thầu, mỗi doanh nghiệp, mỗi người thợ và từng người dân cùng chung tay, đồng lòng, quyết tâm cao, sát cánh cùng các cơ quan quản lý để tổ chức thực hiện nhanh nhất, tốt nhất, chất lượng nhất công việc trên hiện trường, không kể ngày đêm, không kể ngày lễ, ngày Tết, ngày nghỉ để hoàn thành khối lượng công việc đã ký kết”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Theo chia sẻ của Bộ trưởng, trong cả 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023, Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc Nhà nước các cấp thuộc Bộ Tài chính đã quyết định vẫn tổ chức thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; các Ban quản lý dự án của Bộ Giao thông - Vận tải cũng vẫn tổ chức làm 3 ca 4 kíp… Điều này thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn của các cơ quan, đơn vị trong việc phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

    “Với tinh thần ‘quyết chiến quyết thắng’ này, tôi đề nghị chúng ta cùng nhau phát động thực hiện ‘Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công’, với tinh thần làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ”, Bộ trưởng phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.

    Theo Bộ trưởng, “nguồn lực càng lớn thì trách nhiệm và áp lực càng cao”, vì vậy, cần nhanh chóng cùng nhau thực hiện các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đã đề ra, qua đó góp phần thực hiện thành công hơn nữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và từng bước hiện thực hóa đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng.

    “Không chỉ là trong tháng cao điểm thi đua, tôi mong rằng, tinh thần quyết liệt này sẽ tiếp tục được thể hiện xuyên suốt trên tất cả các công trường, trong cả năm 2023, năm mà tổng nguồn lực đầu tư công còn cao hơn cả năm 2022, lên tới trên 700.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Thông tin cho biết, tính đến hết ngày 31/12/2022, ước số vốn kế hoạch đã giải ngân đạt 435.700 tỷ đồng, bằng 75,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương cùng kỳ các năm 2016-2020 nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (đạt 77,30%).

    Mặc dù tỷ lệ giải ngân của năm 2022 đạt thấp hơn năm 2021 nhưng số vốn thực tế giải ngân đến nay cao hơn khoảng 79.100 tỷ đồng, tăng 22% so với số vốn giải ngân thực tế năm 2021.

    Như vậy, chỉ còn 1 tháng nữa để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Mục tiêu phấn đấu của Chính phủ là năm 2022, sẽ giải ngân được 95% vốn kế hoạch. Tháng 1/2023 vì thế sẽ là tháng cao điểm về giải ngân vốn đầu tư công.
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ai chê CTI lởm yếu nó chất CE cho bán thì bán đi nhé :))
    --- Gộp bài viết, 03/01/2023, Bài cũ: 03/01/2023 ---
    vậy là ĐTC đóng CE sạch sẽ rồi từ CTI HHV KSB đến PLC G36 :))
    --- Gộp bài viết, 03/01/2023 ---
    Lại tiêu thụ đá ác lắm :))

    Bình Dương khởi công dự án mở rộng đường vào Khu công nghiệp VSIP III trị giá gần 1.500 tỷ
    https://vietnambiz.vn/binh-duong-kh...-iii-tri-gia-gan-1500-ty-2022123183455894.htm
    --- Gộp bài viết, 03/01/2023 ---
    Sau tiền lẻ G36 đã chất CE, dòng ĐTC cũng chất CE. Nay đá chất CE sớm nhất. Dòng tiển đang bỏ quên 1 e đá bé PE 5.5 và PB 0.5. Tiền lẻ canh C32 được đấy các cụ :))
    cophieutot đã loan bài này
  5. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    Nay kỹ thuật CTI đẹp.
    cophieutot đã loan bài này
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    15 dự án giao thông lớn khởi công năm 2023
    03/01/2023 17:45


    Năm 2023, dự kiến có 15 dự án giao thông lớn sẽ được khởi công xây dựng.
    Tin tức trong ngày hôm nay
    Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

    [​IMG]

    Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan dự kiến hoàn thành vào năm 2025 - Ảnh minh họa.

    Dự án có tổng chiều dài 11,5km. Dự án sẽ được đầu tư với quy mô đường cao tốc cấp 80, vận tốc thiết kế 80 km/h.

    Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m. Giai đoạn phân kỳ, đầu tư quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đường 14m. Khổ cầu phù hợp khổ nền đường.

    Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan là gần 2.113 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đến năm 2025.

    Cao tốc Hữu Nghị - Lạng Sơn

    Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng chiều dài khoảng 60,18km, gồm 2 đoạn. Trong đó, đoạn tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có chiều dài khoảng 43 km.

    Đoạn kết nối từ tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam có chiều dài 17,18 km.

    tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với quy mô 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 32,25m. Giai đoạn phân kỳ được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 17m, mặt đường rộng 16m.

    Đoạn tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 22m. Giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m, mặt đường rộng 12,5m.

    Dự kiến, tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ khoảng hơn 10.471 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.

    Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (nâng cấp lên cao tốc)

    [​IMG]

    Theo phương án được duyệt, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi được nâng cấp lên quy mô cao tốc phù hợp với quy hoạch đươc duyệt nhằm nâng cao năng lực thông hành của các phương tiện - Ảnh minh họa

    Dự án nâng cấp có tổng chiều dài 51,5km với tổng mức đầu tư 750 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2024.

    Về quy mô, tuyến giữ nguyên theo đường hiện trạng, chỉ thảm bê tông tăng cường bê tông nhựa trên mặt đường cũ. Đầu tư mở rộng các đoạn dừng xe khẩn cấp hiện có và bổ sung mới các đoạn dừng xe khẩn cấp, hoàn thiện hệ thống biển báo, sơn phân làn đường.

    Dự án nhằm nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến trục dọc phía tây của khu vực, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, từng bước nâng cấp tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp quy hoạch được duyệt.

    Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh

    Dự án có chiều dài tuyến khoảng 27,43 km, được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc khai thác 80 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 5.886 tỷ đồng, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

    Thời gian thực hiện công trình là từ năm 2022 đến hết năm 2027.

    Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

    Tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1 km. Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ xây dựng 4 làn xe, nền đường rộng 24,75m, phân kỳ đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m.

    Dự án được thực hiện bằng hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là hơn 8.365 tỷ đồng.

    Trong đó, phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khoảng hơn 7.065 tỷ đồng. Phần vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.

    Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.

    Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

    Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km.

    Dự án được đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỷ đồng (vốn nhà nước tham gia dự án 6.500 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng; và 9.095 tỉ đồng từ các nguồn huy động).

    Dự án được đầu tư xây theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h.

    Trong giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có nền đường rộng 17m với 4 làn xe, bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp không liên tục với khoảng cách 4-5 km/vị trí. Giai đoạn phân kỳ sẽ thực hiện đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026.

    Trong giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư hoàn thiện cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc với quy mô theo quy hoạch, hoàn thiện nền đường rộng 22 m gồm 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục. Giai đoạn này sẽ thực hiện đầu tư phù hợp với nhu cầu giao thông dự kiến sau năm 2035.

    Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

    [​IMG]

    Tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương được đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, giảm ùn tắc cho QL20, góp phần tạo đột phá về KT-XH của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung - Ảnh minh họa.

    Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài gần 74 km, được đầu tư với quy mô giai đoạn hoan chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tốc độ 100 km/h.

    Giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với bề rộng nền đường 17m, tốc độ khai thác 80 km/h. Tại các vị trí nút giao liên thông thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh. Điểm dừng xe khẩn cấp được bố trí khoảng 4 - 5 km/vị trí trên cùng chiều xe chạy.

    Trên cơ sở phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng với cơ cấu gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng (chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1).

    Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

    Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 4 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe phân kỳ, bề rộng nền đường 17m. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

    Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 53,7 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 17.837 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6-8 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4-6 làn xe ô tô cao tốc theo từng đoạn tuyến. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

    Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

    Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 188,2 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe phân kỳ, bề rộng nền đường 17m. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

    Dự án đường Vành đai 4 Hà Nội

    Tuyến đường dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 85.800 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương và địa phương là 41.860 tỷ đồng.

    Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

    Dự án có chiều dài 76 km, tổng vốn hơn 75.000 tỷ đồng, được chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, dự kiến khởi công tháng 6/2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào khai thác từ năm 2026.

    Vành đai 3 TP HCM là dự án giao thông liên kết vùng lớn nhất miền Nam từ trước đến nay. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua địa bàn tỉnh Hòa Bình

    [​IMG]

    Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được đầu tư với quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 9.700 tỷ đồng - Ảnh minh họa.

    Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua địa bàn tỉnh Hòa Bình có tổng chiều dài 34 km.

    Giai đoạn 1, dự án được thiết kế, xây dựng tuyến đường với bình đồ, trắc dọc và các yếu tố hình học đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 (Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế), bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7m, quy mô 2 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Những đoạn tuyến có địa hình khó khăn tốc độ thiết kế 60km/h.

    Giai đoạn hoàn thiện, dự án sẽ được thiết kế theo Tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012) có quy mô bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đường với 4 làn xe.

    Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án khoảng 9.777 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

    Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua tỉnh Sơn La

    Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La có tổng chiều dài 31,6 km.

    Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ được đầu tư với quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn xe cơ giới trên toàn tuyến, tốc độ thiết kế 80km/h. Bề rộng nền đường 22m.

    Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7 (2 làn xe). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 3.790 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách TƯ khoảng 1.800 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 1.990 tỷ đồng.

    Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

    Theo phương án điều chỉnh được UBND tỉnh Cao Bằng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, tổng chiều dài hơn 121,06 km.

    Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 93,55 km (từ Km0+00-Km93+350) với mặt cắt ngang 17m đối với các đoạn thông thường (chiếm khoảng 24%) và châm chước kích thước mặt cắt ngang nền đường 13,5m đối với các đoạn khó khăn (chiếm khoảng 76%) để kiểm soát tổng mức đầu tư và vẫn đáp ứng nhu cầu giao thông giai đoạn 2025 - 2030.

    Ở giai đoạn hoàn thiện (giai đoạn 2) đầu tư tiếp gần 28km còn lại (Km93+350-Km121+060) với quy mô bề rộng nền đường 17m và hoàn thiện quy mô mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn tuyến châm trước trong giai đoạn 1. Vị trí dừng xe được bố trí trung bình 500m/vị trí.

    Tổng mức đầu tư điều chỉnh khoảng 22.691 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 là 13.174 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 9.516 tỷ đồng.

    Thời gian thực hiện giai đoạn 1 dự án dự kiến từ năm 2020 - 2025. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm (2026 - 2049). Giai đoạn 2 được đầu tư sau năm 2025.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://baodautu.vn/minh-dinh-co-che-thuong-vuot-tien-do-cho-nha-thau-d181293.html

    Minh định cơ chế thưởng vượt tiến độ cho nhà thầu
    Anh Minh - 03/01/2023 20:16
    [​IMG]
    Việc xây dựng chế độ thưởng hợp đồng đối với các gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Nay xem em ĐTC nào CE trước đây HHV KSB CTI PLC G36 LCG ...:))
    --- Gộp bài viết, 04/01/2023 ---
    Rất quyết liệt, ko giản ngân tốt ko được giao vốn mà làm chủ đầu tư đâu :))
    https://amp.baodautu.vn/bo-giao-tho...gtvt-ha-nam-ve-du-an-quoc-lo-21b-d181417.html

    Bộ Giao thông Vận tải phát “cảnh báo đỏ” với Sở GTVT Hà Nam về Dự án Quốc lộ 21B

    Sở GTVT Hà Nam có nguy cơ không được giao làm chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ GTVT quản lý trong thời gian tới.
    --- Gộp bài viết, 04/01/2023 ---
    HHV vẫn như vậy nhể, dẫn sóng ĐTC đợt này cho các e khác bám càng :))
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Mảng BOT năm nay của CTI chắc chắn rất ngon, nhìn số liệu của VEC này :))
    Tổng Công ty VEC đạt doanh thu hơn 5,300 tỷ đồng năm 2022


    Năm 2022, tổng lưu lượng xe lưu thông trên 4 tuyến cao tốc, gồm: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ước đạt khoảng 53.2 triệu lượt, tăng 41% so với năm 2021. Theo đó, tổng doanh thu thu phí ước đạt 4,443 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021 (đã bao gồm VAT). Doanh thu Tổng công ty 5,361 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 5,015 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch năm 2022.

    VEC đang chuẩn bị và triển khai thực hiện các Dự án đầu tư như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, phấn đấu hoàn thành đưa đoạn tuyến Km0+000-Km21+000 vào khai thác, vận hành trong năm 2023, vận hành khai thác toàn tuyến trong nam 2025. Mặt khác, khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại, xử lý dứt điểm tồn tại, tranh chấp tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; nghiên cứu mở rộng các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn Yên Bái - Lào Cai tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Chia sẻ trang này