CTI Con đường em đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Focushd, 30/10/2022.

3184 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 319032 lượt đọc và 837 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu-cong-se-pha-gio-lanh-den-nhieu-co-phieu-post312155.html
    Các doanh nghiệp sở hữu mỏ đá gần các dự án trọng điểm có trữ lượng lớn như Hóa An và Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB), với cụm mỏ đá Tân Cang và Thiện Tân, Đồng Nai cũng hưởng lợi lớn. Đà tăng trưởng của Hóa An đã được thể hiện từ kết quả kinh doanh quý III/2022 với doanh thu đạt 92,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 19,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 37,4% và hơn 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. KBSV nhận định lợi nhuận của Công ty từ quý IV/2022 sẽ có triển vọng khả quan.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Thêm 1 dự án lớn khởi công, nhu cầu đá xây dựng lại rất lớn :))
    https://cafef.vn/ngay-mai-khoi-cong...ac-san-bay-tan-son-nhat-20221223155337103.chn
    Ngày mai, khởi công nhà ga T3 cùng dự án trọng điểm giải quyết ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
    Theo kế hoạch, chiều mai (24/12), dự án nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất cùng dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa sẽ chính thức được khởi công.

  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Áp lực nước rút đầu tư công
    L. MỸ | 24/12/2022, 03:03:08
    DIENDANDOANHNGHIEP.VN Nhiều thông tin tích cực trong chặng nước rút thúc đẩy giải ngân đầu tư công, “tiêu tiền” để lan tỏa hiệu ứng cho nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm.
    [​IMG]
    Chặng nước rút đầu tư công cần đủ lực tăng tốc (ảnh minh họa)

    >>> Giải ngân vốn đầu tư công: Nơi “có tiền không tiêu được, nơi muốn tiêu không có tiền”?

    Đến giữa tháng này, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) đãng rốt ráo hoàn thành công tác thẩm định đối với 3 gói thầu còn của dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh, sẵn sàng để đưa 13 gói thầu còn lại cũng phải khởi công trước ngày 15/1/2023. Dự án “thần tốc” cao tốc Bắc Nam với 12 dự án thành phần giai đoạn 2 có thể được đưa vào khởi công đầu năm tới, theo đó, được kỳ vọng sẽ cú hích lớn cho công tác giải ngân đầu tư công ngay đầu năm 2023, không cần phải đợi chờ phê duyệt hay chờ được giải phóng mặt bằng vì tiến độ đã được tích cực thúc đẩy ngay trong năm nay.

    Ở góc độ doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án thi công hạ tầng trọng điểm, chẳng hạn như Dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống nhất các Bộ có phương án bố trí vốn 1.180 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để đảm bảo hiệu quả của dự án.

    Tuy nhiên, ngay cả khi có những thông tin tích cực nhất, sự vào cuộc chung tay để chặng nước rút đầu tư công đủ lực tăng tốc vẫn rất quan trọng.

    Bên cạnh đó, theo như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc giải ngân đầu tư công thường dồn vào cuối năm, khi các dự án đã tích lũy đủ khối lượng để nghiệm thu và giải ngân. “Quy luật” này hứa hẹn đầu tư công cuối năm có thể vẫn đạt giải ngân trên 95%, nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng nếu cứ vận dụng “quy luật” này, nhiều địa phương vẫn sẽ điệp khúc “ì ạch” cả năm, “nước rút” cuối năm.

    Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) nhấn mạnh là “ áp lực về quỹ thời gian thi công đòi hỏi chất lượng muốn tốt, thì nhân lực, thiết bị, vật tư vật liệu phải được kiểm soát, sàng lọc ngay từ đầu. Tức là phải coi trọng tiền kiểm, siết chặt giám sát phương pháp thi công”. Áp lực thời gian cũng sẽ khiến cả quá trình dài hiệu ứng “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân” bị sút giảm.
  4. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.086
    Sẽ đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc-Nam vào sáng mùng 1 Tết Dương lịch
    Chiều 23/12, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021 - 2025) sẽ được khởi công đồng loạt trên địa bàn 9 tỉnh vào đúng dịp Tết Dương lịch 2023.
    Theo người đứng đầu Bộ GTVT, Bộ GTVT vừa ký quyết định ban hành kế hoạch tổ chức Lễ khánh thành dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn và Lễ khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2).
    Theo đó, 12 dự thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ đồng loạt khởi công vào sáng ngày 1/1/2023 trên địa bàn 9 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Hậu Giang, Cà Mau.
    12 gói thầu đầu tiên thuộc 12 dự án thành phần được khởi công, gồm: gói thầu 11-XL đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (35,2 km); Gói thầu 11-XL đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (30 km); Gói thầu XL02 đoạn Vũng Áng - Bùng (23,54 km); Gói thầu XL01 đoạn Bùng - Vạn Ninh (30,29 km); Gói thầu XL2 đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ (32,54 km); Gói thầu XL1 đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (30 km).
    Cùng đó là các gói thầu: 11-XL đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn (23,5 km); Gói thầu 12-XL đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh (22,1 km); Gói thầu XL02 đoạn Chí Thạnh - Vân Phong (24,05 km); Gói thầu XL02 đoạn Vân Phong - Nha Trang (30,85 km); Dự án đoạn Cần Thơ - Hậu Giang (1 gói thầu, chiều dài 37,65 km) và gói thầu XL02 đoạn Hậu Giang - Cà Mau (22,4 km).
    Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, với 12 gói thầu khởi công tháng 12/2022, đến nay 9/12 gói thầu các địa phương đã bàn giao được trên 70% mặt bằng đáp ứng tiến độ yêu cầu.
    3/12 gói thầu các địa phương đang tích cực thực hiện, phấn đấu bàn giao cơ bản đáp ứng yêu cầu khởi công các gói thầu, gồm: gói thầu XL2 đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đạt 49%; Gói thầu XL02 đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, tỉnh Phú Yên đạt 39% và gói thầu 12-XL đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
    Tính chung toàn dự án, các địa phương có dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đi qua đã bàn giao mặt bằng tuyến chính được 472,23/721,2km, đạt 65%; tuyến nối cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau được 8,8/25,45km đạt 35%.
    Dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 được chia thành 12 dự án thành phần với tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính, gồm các đoạn: Hà Tĩnh-Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi-Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ-Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng./.
  5. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.258
    CTI về core business rõ ràng là đối tượng được hưởng lợi trong việc triển khai đầu tư công.

    Nhưng thấy có điểm trừ là Lãnh đạo ko có động thái gì mua vào/trấn an cổ đông cả.

    Trong khi đợt tháng 5 2020 DN đăng ký múc đến 15.4tr cổ phiếu hỗ trợ giá.

    https://s.cafef.vn/cti-353680/cti-dang-ky-mua-lai-15435000-cp-lam-cp-quy.chn
    --- Gộp bài viết, 24/12/2022, Bài cũ: 24/12/2022 ---
    Được cái số liệu cty khá minh bạch.

    [​IMG]
    [​IMG]
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    số liệu minh bạch bóc tách rất rõ thì mới thấy các lợi thế của DN ở giai đoạn hiện tại. Còn ông chủ DN nên tập trung kinh doanh cho DN tốt lên thay vì quan tâm đến giá cổ phiếu đó mới là ông chủ sáng suốt với cổ đông đó bạn :D
  7. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.258
    Ví dụ theo báo cáo 9 tháng mẹ, có thể thấy Dthu, giá vốn của Đảo Ó Đồi Trường đang ở 29.8 tỷ và 18.5 tỷ, đã vượt trội so với năm 2021 trước đó.

    Khá khớp với số kế hoạch đưa ra

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 24/12/2022, Bài cũ: 24/12/2022 ---
    Đúng bác, lý do chính để tôi chọn CTI đại diện đầu tư công là dựa vào xem tỷ lệ lợi gộp của BOT, tỷ lệ nó đang xấp xỉ 70%, cao nhất trong các Dn khai thác BOT hiện tại.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    VỀ mảng du lịch Đồng Nai qua có bài báo khá hay, nói chung CTI mà phát triển thêm mảng này thì đóng góp cũng khá vào mảng LN chung đấy :D
    http://www.baodongnai.com.vn/chuyen...ich-cho-du-lich-dong-nai-chuyen-minh-3150384/

    Cần "cú hích" cho du lịch Đồng Nai chuyển mình
  9. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.258
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Để giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc ngay từ đầu năm

    Vân Phong


    Chia sẻ:
    Chủ Nhật, 25/12/2022
    Kinh tế Sài Gòn Online


    (KTSG Online) – Các bộ, ngành, địa phương và các nhà thầu cần sớm hoàn thành việc phê duyệt dự án, chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện về công tác quản lý, tư vấn, giải phóng mặt bằng, hồ sơ, dự toán, kế hoạch triển khai dự án để việc giải ngân vốn đầu tư công diễn ra thuận lợi ngay từ đầu năm 2023.

    Cần tiền, nhưng có tiền vẫn không thể tiêu

    Tại một hội nghị gần đây, khi nói về thực trạng giải ngân vốn đầu tư công của TPHCM, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chia sẻ rằng thành phố hiện ở trong cả hai tình trạng “có tiền mà không tiêu được” và “muốn tiêu nhưng không có tiền”. Nguyên nhân là do vướng mắc về chính sách, kể cả đối với các dự án đầu tư về xã hội, do đó, cần giải pháp để hướng dẫn, thay đổi.

    [​IMG]
    Nhiều dự án đầu tư công đội vốn gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu được lập và phê duyệt. Ảnh: N.K
    Theo đó, vế “có tiền mà không tiêu được” liên quan tới hai khía cạnh. Thứ nhất, ở những dự án đầu tư đang triển khai gặp vướng mắc rất nhiều về cơ chế, chính sách.

    Thứ hai, số tiền 146.000 tỉ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công đã được Quốc hội, Chính phủ dành cho TPHCM chỉ vừa đủ để giải quyết những công trình đã có của nhiệm kỳ trước. Còn nhiệm kỳ này sẽ thể triển khai bất kỳ dự án nào nếu không có tiền.

    Cũng liên quan tới việc “có tiền mà không tiêu được”, ông Hoan cho biết chính quyền thành phố đã phân tích và dự báo thành phố có khả năng thu 119.000 tỉ đồng trong 5 năm tới, nhưng trong kế hoạch đầu tư công lại không xác định.

    “Như vậy thành phố có khả năng, có tiền nhưng muốn sử dụng nó trong tương lai thì chắc chắn phải xin ý kiến Chính phủ, Quốc hội. Đây là điểm khó, có tiền mà không tiêu được”, ông Hoan nói tại một phiên thảo luận chuyên đề thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra cách đây ít ngày.

    Với vế “muốn tiêu nhưng không có tiền”, ông Hoan cho biết TPHCM có rất nhiều dự án đầu tư quy mô lớn gồm nhà hát, bệnh viện, quảng trường, các tuyến metro với quy mô vốn lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, “room” nợ công của thành phố chỉ có 90% nguồn thu theo quy định, tức khoảng 70.000 tỉ đồng.

    “Với room như vậy tầm nhìn sẽ hạn chế. Nếu không nhìn xa mà cứ nhìn gần thì thành phố ngày càng đi xuống, hạ tầng ngày càng xuống cấp và không thể đầu tư”, ông Hoan nói và cho rằng cần có cơ chế về “room” cho TPHCM.

    Cũng theo ông Hoan, việc “muốn làm mà không có tiền” còn do chính sách hiện nay ôm quá nhiều, kể cả dự án đầu tư về xã hội. Chẳng hạn, Luật PPP không cho phép áp dụng với công trình văn hóa, thể thao, trong khi chi phí đầu tư một cơ sở văn hóa, thể thao lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

    “Luật PPP cứ ép ngân sách phải làm nhưng ngân sách làm sao làm cho kịp, nhanh bởi vốn lớn, quy trình phức tạp. Vì vậy chúng tôi kiến nghị xem lại”, ông Hoan nói.

    Bên cạnh những vướng mắc trên, ông Trương Hòa Châu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tỉnh Đồng Tháp, cho biết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

    “Qua rà soát công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng đa phần là do vướng mắc về đơn giá, hệ số điều chỉnh giá đất, di dời hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, viễn thông, sự đồng thuận của người dân về phương án đền bù… là điểm nghẽn lớn trong việc triển khai thực hiện dự án”, ông Châu cho biết.

    Về phía chủ đầu tư, ông Đào Minh Chánh, Phó giám đốc KHĐT TPHCM, cho biết công tác dự báo của chủ đầu tư chưa sát với yêu cầu và năng lực triển khai nên đăng ký kế hoạch vốn lớn hơn khả năng có thể giải ngân.

    “Năng lực của một số chủ đầu tư chưa đảm bảo, công tác phối hợp nhà thầu chưa chặt chẽ, chưa theo sát tiến độ triển khai, khi có vấn đề phát sinh chưa chủ động đề xuất giải pháp để giải quyết, một số nhà thầu cố tình chậm, chây ì do tâm lý càng làm càng lỗ”, ông Chánh nói

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho biết việc chuẩn bị hồ sơ dự án với các phần việc gồm khảo sát, thiết kế dự toán còn sơ sài, chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng dẫn tới rủi ro phải thay đổi hoặc phát sinh chi phí khi triển khai.

    “Đã phát sinh thì thủ tục thanh toán rất phức tạp, mất thời gian. Do đó, cần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh hơn nữa khâu chuẩn bị dự án và có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các ban quản lý dự án, chủ đầu tư trong việc ký thanh toán và xử lý phát sinh để tạo điều kiện cho các nhà thầu”, ông Hiệp nói.

    Ngoài ra, hiện các nhà thầu đang gặp vướng mắc về đơn giá, định mức. Theo đó, đơn giá các phần việc trong định mức của Bộ Xây dựng thấp hơn nhiều so với đơn giá đầu vào nhà thầu phải chi trả.

    Cụ thể, công tác đắp nền đường hiện áp dụng đơn giá theo định mức là 16.000 đồng một mét khối, nhưng giá thi công thực tế là 30.000 đồng; công tác đắp cấp phối áp dụng đơn giá định mức là 35.000 đồng một mét khối, nhưng giá thi công thực tế là 120.000 đồng; công tác đóng cọc bê công cốt thép áp dụng đơn giá định mức là 55.000 đồng một mét khối, nhưng giá thi công thực tế là 150.000 đồng. Đặc biệt, đơn giá nhân công hết sức bất hợp lý do các thông số thanh toán dựa trên hệ thống tiền lương cơ bản năm 2019, hiện sai lệch rất lớn so với thực tế.

    Việc thiếu hụt một số định mức, đơn giá, theo ông Hiệp, ảnh hưởng rất nhiều tới các nhà đầu.

    “Có nhà thầu như Vinaconex vừa bắt đầu triển khai gói thầu cao tốc Mai Sơn – Quế Lộ khi so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế phải triển khai đã thấy chắc sẽ phải lỗ khoảng 40%. Chưa kể hiện nay theo quy định chỉ định thầu các gói thấu được chỉ định ở giai đoạn 2 đều phải tiết kiệm cắt giảm 5% so với dự toán gói thầu”, ông Hiệp cho biết.

    Với những yếu tố trên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư qua các năm thường bấp bênh và không hoàn thành 100% kế hoạch. Cụ thể, năm 2017 đạt 73%, năm 2018 đạt 66%, năm 2019 đạt 67%, năm 2020 đạt 82%, năm 2021 đạt 72%, 11 tháng năm 2022 đạt 53,8%.

    Khơi thông nguồn lực đầu tư công

    Việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã khó, năm 2023 dự kiến sẽ khó hơn khi Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm sau với tổng số vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022. Năm 2023 cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

    Tuy nhiên, việc giải ngân đầu tư công vẫn gặp khó khăn những năm gần đây do chưa xử lý được vấn đề về công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng chuẩn bị dự án, năng lực Ban Quản lý dự án, nhà thầu. Ngoài ra, tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giá cả rất khó dự báo, khó lường, lạm phát có thể vẫn ở mức cao, theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KHĐT.

    Còn ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Đầu tư (Bộ Tài chính) dự báo lượng vốn phải giải ngân năm 2023 có thể cao hơn hai lần năm 2022 nếu thêm tính phần chuyển nguồn từ năm nay sang.

    Để đẩy nhanh tốc độ giải ngân năm 2023, ông Trần Quốc Phương khuyến nghị các bộ, ngành, địa phương cần xem đây là ưu tiên hàng đầu, thường trực trong tư duy nhận thức.

    Từ các ví dụ ở một số địa phương, bộ ngành có tỷ lệ giải ngân cao, ông Phương cho rằng nơi nào dành nhiều sự quan tâm đến đầu tư công thì nơi đó sẽ giải ngân vốn tốt hơn.

    Tương tự, ông Dương Bá Đức cho rằng khăn vướng mắc về chính sách là giống nhau, nhưng vẫn có địa phương, bộ, ngành làm tốt – tức vấn đề chủ yếu nằm ở khâu thực hiện.

    Theo ông Đức, trước đây có ý kiến cho rằng việc bộ, ngành giao danh mục dự án làm ảnh hưởng đến địa phương. Nhưng hiện quy định pháp Luật đã được sửa đổi theo hướng giao toàn quyền cho địa phương, gồm cả phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn.

    “Vừa rồi Thủ tướng lập 6 đoàn công tác, chúng tôi đã đi thực tế một số địa phương, có những nơi 6 tháng trời vẫn có danh mục giải ngân bằng 0. Chứng tỏ là có vấn đề”, ông Đức nói.

    Với các nhà thầu, ông Phương cho rằng các nhà thầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, dự toán, kế hoạch triển khai dự án, đội ngũ tư vấn và giám sát trong bối cảnh các cơ quan quản lý cần thời gian khoảng một năm để rà soát, sửa đổi một Thông tư và nhiều hơn với Nghị định và Luật.

    “Các nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, tránh tình trạng nước tới chân mới nhảy”, ông Phương nói và khuyến nghị nhà thầu tính toán phương án, kế hoạch, nguồn vốn dự phòng cho trường hợp phát sinh biến động, rủi ro.

    Với các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo Bộ KHĐT kiến nghị sớm hoàn thành việc phê đuyệt dự án; chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện về bản quản lý dự án, tư vấn, giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng “thực hiện lễ khởi công mà không có nhà thầu”, dẫn tới không thể giải ngân cho dự án.

    “Muốn giải ngân phải có khối lượng, muốn có khối lượng phải thi công, muốn thi công được thì nhà thầu phải tốt. Ngoài ra, công tác quản lý nguyên vật liệu đầu ra – đầu vào phải sẵn sàng. Chỉ cần thiếu một trong số các yếu tố như mặt bằng, giá nguyên vật liệu, giá nhân công thì nhà thầu đều không làm được”, ông Phương nói với KTSG Online bên lề một hội thảo.

    Còn ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng các cơ quan quản lý cần nhanh chóng điều chỉnh và bổ sung hệ thống đơn giá định mức hiện nay. Ngoài ra, kế hoạch rà soát phân loại các đơn giá, định mức để bổ sung ngay trong quý 1-2023 cho kịp triển khai các dự án hiện nay.

    Bên cạnh đó, bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho các gói hạ tầng

    Cũng theo ông Hiệp, cần có quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết các việc phát sinh, điều chỉnh các gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của các gói thầu.

    Về cơ chế, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng cần chuyển từ cơ chế xin – cho sang cơ chế giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công với nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có liên quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    Ngoài ra, cần có ngay cơ chế để bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.

    “Cếu có cơ chế này, chúng ta vẫn đảm bảo được tiến độ đầu tư công đồng thời giảm nhẹ được các tác hại của sự tăng giá tới việc triển khai các dự án. Tuy nhiên, cơ chế này cần phải được thiết kế và có tính khả thi cao để có thể áp dụng ngay được”, ông Ánh lưu ý

Chia sẻ trang này