1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

CTI - Game or Đầu tư giá trị???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kamikaze_vn, 01/07/2020.

5070 người đang online, trong đó có 505 thành viên. 19:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 114433 lượt đọc và 689 bài trả lời
  1. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Thuyền theo lái, gái theo chồng! AE nhỏ lẻ thì nương theo dòng nước thôi ^^

    CTI thì đang trong downtrend rõ. Nhg PTKT có nhiều trường phái:
    - Đợi có Uptrend thì mua giá cao hơn đỉnh cũ nhé (Confirm trend đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước)!
    - Các chỉ báo của CTI đều rơi về quá bán rồi.
    - Mẫu hình nến đảo chiều mạnh sao mai!

    Không ai chắc chắn được gì cả. Chart cũng do lái vẽ. Ví dụ Vol hôm qua thì 80% là quay tay. Thế nên AE lựa quyết định và chịu trách nhiệm thôi ^^
  2. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    'Bắt sóng' cổ phiếu ngành đá xây dựng


    https://www.stockbiz.vn/News/2020/7/2/839721/bat-song-co-phieu-nganh-da-xay-dung.aspx

    Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhu cầu đá xây dựng chủ yếu được phục vụ tại địa phương hoặc vùng lân cận do đặc điểm của đá và phân bổ trữ lượng tại địa phương. Đá xây dựng có khối lượng riêng lớn có thể lên tới 3.500 kg/m3 khiến chi phí vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, đẩy giá bán tại đại lý lên cao hơn gấp vài lần so với tại mỏ.

    Trong khi đó, trữ lượng hiện nay tại khu vực Nam Bộ còn rất lớn và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đá xây dựng ở đây trong thời gian dài. VDSC cho rằng trong nhiều năm tới, nhu cầu xây dựng tại khu vực Nam Bộ sẽ tiếp tục được cung cấp bởi nguồn cung tại địa phương.

    Tiềm năng tăng trưởng

    Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu đá xây dựng trên cả nước trong năm 2020 ước đạt 181 triệu m3. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ tại các tỉnh Tây Nam Bộ được dự báo sẽ tăng mạnh nhất.

    Các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến metro, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận… cũng đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đây sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy đà tăng trưởng dài hạn của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng.

    Theo đánh giá của VDSC, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng được cải thiện không chỉ giúp cho nhu cầu về đá xây dựng được nâng lên, mà còn thu hút đầu tư xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng...

    Lý giải về tiềm năng này, VDSC cho biết, dù Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ hơn so với Trung Quốc và trung bình các nước trong khu vực, nhiều nhà đầu tư luôn tỏ ra lo ngại về vấn đề cơ sở hạ tầng.

    Đặc biệt là khu vực phía Nam khi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều năm qua không theo kịp tăng trưởng của kinh tế. Khu vực phía Bắc - nơi có cơ sở hạ tầng được quan tâm trong nhiều năm qua, ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp vào cuối quý I/2020 là hơn 91%, tỷ lệ này ở khu vực phía Nam là 83% (theo CBRE).

    Tuy nhiên, với kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn trong năm nay và các chuyến bay quốc tế có thể mở lại dần sau đó, nhu cầu thuê khu công nghiệp có thể bật tăng trở lại từ năm sau.

    Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung được xem như một điểm đến thay thế Trung Quốc khi mà mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Bên cạnh đó, VDSC đánh giá các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và sắp được ký kết như EVFTA sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư FDI.

    Nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng là nhiều nhưng có một thực trạng hiện nay là các mỏ đá đang khai thác gần như cạn kiệt hoặc gần hết thời hạn, trong khi chủ trương của các cơ quan chức năng lại hạn chế giấy phép mới, nhiều địa phương thậm chí không cho phép tăng công suất để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo này.

    Cơ hội dành cho ai?

    Theo ước lượng của VDSC, Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ chiếm khoảng 10% thị phần đá xây dựng khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, sau 2 lần gia hạn thành công, 2 mỏ đá này đã chính thức ngừng khai thác từ cuối năm 2019.

    Hiện nay, các doanh nghiệp khai thác đá ở 2 khu vực này như CTCP Khoáng sản Bình Dương (mã: KSB), CTCP Đá Núi Nhỏ (mã: NNC) và CTCP CIC39 (mã: C32) chỉ còn lại một lượng đá tận thu trong quá trình cải tạo lại môi trường. Do vậy, nguồn cung từ 2 mỏ đá này sẽ giảm trong năm 2020 và đặc biệt là trong năm 2021 và hoàn toàn không còn sau năm 2021.

    Đánh giá từ chất lượng đá đến vị trí, cụm mỏ Tân Cang ở Biên Hòa, Đồng Nai nổi lên như ứng cử viên chính thay thế 2 cụm mỏ trên. Một số doanh nghiệp niêm yết có sở hữu mỏ đá ở cụm mỏ này như CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa (BBCC, mã: VLB), CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã: CTI), CTCP Hóa An (mã: DHA)... Trong đó, BBCC đang sở hữu diện tích được cấp phép khai thác lớn nhất cùng với thời hạn khai thác dài.

    Các cụm mỏ ở khu vực Tân Cang sẽ có lợi thế hơn khi sân bay Long Thành được triển khai. Ngoài ra, cụm mỏ này cũng có thể cung cấp đá khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công, mặc dù vị trí không được thuận lợi như cụm mỏ Soklu của BBCC hay mỏ Xuân Hoà của Cường Thuận IDICO.

    Thông thường, tiềm năng từ hoạt động kinh doanh sẽ kéo theo sức hấp dẫn cho cổ phiếu trên sàn đối với doanh nghiệp niêm yết.

    Hiện, nếu chỉ đơn giản nhìn vào P/E và P/B thì có vẻ như cổ phiếu KSB của Khoáng sản Bình Dương đang là mã dễ thu hút nhà đầu tư nhất. Tuy nhiên, đối với ngành đá xây dựng thì đây không phải là tiêu chí duy nhất để xem xét.

    Chuyên gia trong ngành cho biết, ngành khai thác đá là nhóm ngành kinh doanh có điều kiện và các doanh nghiệp muốn kinh doanh đều phải xin được giấy phép khai thác các mỏ đá. Khi đã có được giấy phép và tiến hành khai thác thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này đều không hề thấp. Nếu xét theo những tiêu chí này, cổ phiếu DHA, VLBCTI đang chiếm ưu thế hơn các nhóm còn lại.
  3. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    https://www.stockbiz.vn/News/2020/7/2/839721/bat-song-co-phieu-nganh-da-xay-dung.aspx

    Cụ vào link xem thử nhé. Tin này ngày 02/07/2020 đấy Cụ ạ.

    Còn một số thông tin cũ mình Post lên cho cổ đông mới dễ tìm hiểu thôi. Có phải ai cũng theo dõi sát E này từ đầu đâu. Cần có cái nhìn đa chiều mà ^^
    Dungck thích bài này.
  4. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Gom gì giờ này nữa. Hàng về hết tay bọn nó rồi. Giờ chỉ là quay tay tạo Vol thôi.
  5. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.549
    Bác cũng trong tổ lái đè gom được 1 mớ 19, 18, 17, 16 còn j nữa:)):)):))
  6. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Note lại là tại ngày 11/5 (Giao dịch ko hưởng quyền tham dự ĐHCĐ) thì 65 cổ đông (8UQ) đã chiếm tới 91,15% cổ phần biểu quyết rồi.

    Sau đó mua thêm 8,2tr (13%) thì trôi nổi ở ngoài còn bao nhiêu nữa??????

    BLĐ gửi hàng ở TK ngoài tránh CBTT thôi.
  7. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Chịu! Đến giờ E cũng chưa đọc được Game mua lại CPQ làm gì trong khi Cty đang nợ và cần tiền triển khai dự án ^^ Bác có cao kiến gì không?
  8. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Bác @bvlife có vẻ theo dõi E CTI lâu rồi có cao kiến gì không ạ? Vụ mua CPQ mục đích làm gì nhỉ?
    --- Gộp bài viết, 02/07/2020, Bài cũ: 02/07/2020 ---
    CTI cảm giác như đang giao dịch test cung cầu!
    bvlife thích bài này.
  9. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.549
    E chịu thôi bác, e chỉ biết nương theo lái mà sống bởi lái mới là người dẫn mình tới ấm no bác ah
    kamikaze_vn thích bài này.
  10. kamikaze_vn

    kamikaze_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Đã được thích:
    2.527
    Tiềm năng bất động sản Đồng Nai

    Theo báo cáo của JLL Việt Nam, nhu cầu dịch chuyển các nhà sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam của các công ty đa quốc gia là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp Đồng Nai. Theo báo cáo quý II của JLL, nhu cầu thuê tăng mạnh đã đẩy giá thuê đất công nghiệp tại Đồng Nai lên mặt bằng giá mới với 90 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

    Về nguồn cung căn hộ, toàn tỉnh Đồng Nai có 2.424 căn. Những cải thiện đáng kể của cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy giá bán căn hộ trung bình lên đến 1.150 USD/m2, đồng thời cũng là tỉnh có giá bán căn hộ cao nhất nhì khu vực miền Nam, đứng sau TP HCM. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 4.235 căn với giá bán trung bình đạt 1.273 USD/m2 đất.

    Đối với thị trường văn phòng, Đồng Nai có thể cạnh tranh trực tiếp với Bình Dương với lượng nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh. Toàn tỉnh có 49.500 m2 sàn văn phòng với giá thuê trung bình đạt 10 USD/m2/tháng. Thị trường bán lẻ cũng ghi nhận sự sôi động từ các trung tâm mua sắm tại Biên Hòa với tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn tỉnh đạt 121.850 m2, giá thuê trung bình đạt 16,5 USD/m2/tháng.

    Những dữ liệu trên cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản Đồng Nai còn rất lớn ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp, khu dân cư, căn hộ, văn phòng nhà xưởng cho thuê... Cùng với đó là quyết tâm của Chính phủ, chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án sân bay Long Thành dự kiến sẽ tạo ra lực đẩy cho thị trường nhà đất trong thời gian tới. Đây cũng là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản, xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng của tỉnh Đồng Nai.


    Cơ hội của Cường Thuận IDICO


    Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công công trình hạ tầng giao thông của tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Cường Thuận IDICO cho biết công ty đã có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản để tận dụng cơ hội bứt phá trong kế hoạch kinh doanh. Dự kiến cuối năm 2019 sang đầu năm 2020, CTI sẽ có nguồn thu từ hai dự án nhà ở tại Đồng Nai là khu nhà ở xã hội phường Tam Hòa và khu dân cư xã Phước Tân, TP Biên Hòa.

    Cụ thể dự án khu nhà ở xã hội phường Tam Hòa có tổng vốn đầu tư vào khoảng 325 tỷ đồng gồm hai tòa nhà có chiều cao 23 tầng với 456 căn hộ. Lãnh đạo công ty dự kiến đến tháng 2/2020 sẽ cơ bản hoàn thành dự án nhà ở xã hội Tam Hòa, sẽ giao nhà từ tháng 9/2020.

    [​IMG]
    Một dự án nhà ở được Cường Thuận IDICO đang triển khai. Ảnh tiến độ dự án: CTI


    Còn dự án Khu dân cư tại xã Phước Tân (diện tích 10,4 ha) với quy hoạch 337 lô nền và căn hộ trên tổng diện tích sàn xây dựng 89.368 m2 đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, trong năm 2020 có thể triển khai thi công. Đây được xem là bệ phóng cho doanh thu của CTI trong nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020 vì hiện thị trường bất động sản Đồng Nai đang rất sôi động.

    Chưa hết, công ty còn đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục đầu tư hai dự án bất động sản công nghiệp lớn. Thứ nhất là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Tân An, huyện Vĩnh Cửu gần 49 ha, công ty đã lập hồ sơ xin chủ trương, dự kiến được cấp phép trong quý III. Thứ hai là dự án KCN Phước Bình - Long Thành (diện tích 640 ha) đang trình Thủ thướng phê duyệt và có thể có kết quả trong năm 2019.

    Song song với cơ hội bứt phá của lĩnh vực bất động sản, mảng kinh doanh đá xây dựng của CTI cũng đang tăng trưởng ở mức cao nhờ giá đá xây dựng trên thị trường hiện cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến trong năm nay, một trong 3 mỏ đá lớn đang được khai thác của Cường Thuận IDICO là Tân Cang 8 có thể đem lại doanh thu 200 tỷ đồng. Hai mỏ đá khác là Thiện Tân 10 và Xuân Hòa đều có trữ lượng tốt, thời gian khai thác lâu dài sau năm 2030, đảm bảo nguồn cung cho nhiều dự án lớn của khu vực Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

    [​IMG]

    Mỏ đá Tân Cang 8 đang được khai thác. Ảnh: CTI


    Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhấn mạnh đây là tài sản đáng giá của Cường Thuận IDICO khai thác trong tương lai khi mà mỏ Tân Đông Hiệp hay Đá Núi Nhỏ có thể ngừng hoạt động trong 1 - 2 năm tới. Dự án sân bay Long Thành và các hạng mục phụ trợ như khu tái định cư, logistics… đang từng bước được Chính phủ triển khai, đẩy mạnh để sớm đi vào xây dựng. Do đó, nhiều ý kiến kỳ vọng CTI sẽ là một trong các nhà cung cấp đá/cống chính cho dự án này, bởi các mỏ đá nằm chính trên địa phận tỉnh Đồng Nai, thuận tiện cho việc vận chuyển tới Long Thành và trữ lượng đủ lớn, chất lượng tốt.

    Cũng theo đại diện công ty, mỏ đá Tân Cang 8 có doanh thu 400 triệu/ngày. Công ty đang lắp máy để nâng lên 700 triệu/ngày. Việc đầu tư máy móc, mặt bằng cần thời gian, mỏ Tân Cang 8 có chất lượng đá tốt, vì vậy chỉ cần có hàng là bán được ngay. Hiện Tân Cang 8 có 4 máy xay đá hoạt động. Tuy nhiên, công ty cũng chưa đẩy mạnh việc bán hàng mà chỉ duy trì tăng trưởng ở mức vừa phải vì mỏ đá ở khu vực Đông Nam Bộ đang càng lúc càng khan hiếm, cơ hội của Cường Thuận IDICO còn rộng mở ở phía trước.

    Theo Thu Hằng

Chia sẻ trang này