Cụ Chun có đôi lời với anh em !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 22/04/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2358 người đang online, trong đó có 99 thành viên. 01:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 56312 lượt đọc và 527 bài trả lời
  1. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu
    Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu
    Trong bài viết “Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên” tôi có đề cập đến chuyện làm thế nào để có nhiều tiền. Nay thấy phong trào chơi cổ phiếu đang nở rộ khắp mọi nơi, tôi nghĩ mình cũng thử góp vui viết một bài về cách chơi cổ phiếu xem sao.
    Cũng như các bài viết trước, tôi hy vọng bài này có thể giúp bạn thấy được một số khía cạnh mới của phong trào đang là mốt này. Nhưng tôi sẽ không bắt trước các bài báo thông thường – luôn mô tả thị trường chứng khoán là nơi đầy rẫy phức tạp, nguy hiểm, đa thái cực; ngược lại, tôi sẽ cố gắng cho bạn thấy chơi cổ phiếu thật ra cũng rất đơn giản và thú vị. Bạn không cần bất kỳ kiến thức nền tảng nào về tài chính, chứng khoán, kinh tế để đọc bài viết này.
    Tôi đã đến với cổ phiếu như thế nào?
    Tôi xin được kể lại câu chuyện của chính bản thân tôi về hành trình tìm đến với cổ phiếu. Từ nhỏ đến giờ tôi chỉ có 5 điềm đam mê: bóng đá, (các) bạn nữ (dễ thương), máy vi tính, đầu tư, và quản lý (xếp theo thứ tự thời gian mà tôi bắt đầu làm quen với từng cái). Tôi luôn ao ước mỗi ngày trong cuộc đời của mình đều có được cả 5 điều này, nhưng sự thật là cho đến bây giờ tôi vẫn phải vật lộn để vươn tới ước mơ đó.
    Hãy nói về niềm đam mê thứ tư: đầu tư. Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu thấy tò mò về cách chơi cổ phiếu. Tôi thử lục lọi mấy cuốn sách, hỏi thăm một số bạn bè chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, tôi cũng không quên nói chuyện với một số người đã và đang chơi cổ phiếu ở Sài Gòn. Điều tôi có được sau quá trình tìm kiếm đó là một mớ hỗn độn các thông tin sau:
    [​IMG]“...Muốn chơi cổ phiếu thì phải có kiến thức về tài chính, kế toán. Phải có nhiều tiền. Phải liều. Phải quen biết để nắm được nhiều thông tin. Phải dành ra ít nhất hai năm “bám” sàn giao dịch để có kinh nghiệm. Phải biết đọc bản cáo bạch. Phải biết xem biểu đồ. Phải theo dõi tin tức nhiều nguồn. Phải cảnh giác với các thủ thuật lừa đảo. Phải đi học các khóa học XYZ. Phải biết...Phải học...Phải có...Phải là...”
    Thú thực là tôi hơi thất vọng. Tôi không có được bất kỳ điều kiện nào ở trên. Tôi cũng chẳng hiểu nổi cổ phiếu là gì và làm sao để chơi cổ phiếu. Tại sao chơi cổ phiếu lại khó đến vậy?- Tôi tự hỏi. Nếu khó như vậy thì người ta tạo ra nó để làm gì? Tôi cứ nghĩ người ta tạo ra thị trường chứng khoán là vì nó đem lại lợi ích cho con người, chứ đâu phải vì nó khó!? Với lại, nếu tôi - một người đã tốt nghiệp đại học và có trí thông minh bình thường – còn không hiểu nổi, thì rõ ràng là nó phức tạp hơn mức bình thường. Mà theo như những người trong ngành khoa học máy tính thường hay bảo nhau, cái gì phức tạp hơn bình thường thì rất có thể là có vấn đề gì đó. Hoặc là đầu óc của tôi có vấn đề, hoặc là người ta đã cố tình làm cho nó phức tạp một cách không cần thiết.
    Tôi không nản chí và quyết định vào trang web của công ty chứng khoán Ngân Hàng Ngoại Thương (VCBS). Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là cái biểu đồ VN-Index. Tôi tìm hiểu ngay VN-Index là gì. Chẳng mất nhiều thời gian, tôi hiểu ngay VN-Index chính là một chỉ số duy nhất đại diện cho giá giao dịch của tất cả các cổ phiếu đang có trên thị trường. Trong ngày đầu tiên thị trường được hình thành (tháng 7 năm 2000), người ta quy ước VN-Index là 100 điểm. Sang ngày hôm sau, người ta sẽ tính lại giá trung bình (có trọng số) của các cổ phiếu, nếu nó lớn hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 3% thì VN-Index của ngày hôm đó sẽ là 103 điểm (100 cộng với 3% của 100); ngược lại, nếu nó nhỏ hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 2% thì VN-Index của ngày hôm đó sẽ là 98 điểm (100 trừ đi 2% của 100). Theo như đồ thị của VCBS thì VN-Index của ngày hôm nay, 12/01/2007 (sau 6 năm rưỡi) là 914.79 điểm!
    Thật không thể tin nổi. Cảm giác của tôi như được lên chín tầng mây. Tôi không thể tưởng tượng ra rằng chơi cổ phiếu lại đơn giản và có lời đến vậy. Đây là ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu của tôi: nếu ngay từ ngày đầu tiên thị trường ra đời (07/2000), tôi dùng 100 triệu đồng mua hết tất cả các cổ phiếu trên thị trường – tôi gọi đó là mua VN-Index – và giữ cho đến bây giờ, số tiền của tôi sẽ tăng lên thành 914 triệu đồng! Vâng, 914 triệu đồng mà không cần làm gì cả, cũng chẳng cần có những điều kiện phức tạp như người ta đã nói với tôi ở trên. Vốn bản tính cẩn trọng (có thể nói là cổ hủ), tôi đặt ra cho mình ba câu hỏi:
    1. Cách mua VN-Index đã đem lại lợi nhuận cao, nhưng biết đâu còn nhiều cách khác tốt hơn nữa thì sao?
    2. Đó là kết quả quá khứ, liệu nó có lặp lại như vậy trong tương lai?
    3. Tại sao trong sáu năm qua người ta không theo cách đó, thay vì vậy lại nghĩ ra bao nhiêu thứ phức tạp như đã nói ở trên? Tôi sai, hay người ta điên?
    Tôi không ngờ rằng ba câu hỏi trên đã giúp cho tôi bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ và vô cùng lý thú; và tôi nghĩ rằng bạn cũng sẽ học được rất nhiều sau khi nghe tôi kể lại quá trình đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi trên.
    Cổ phiếu và những thứ khác
    Có thể 914 triệu thì nhiều thật, nhưng phương pháp luận khoa học (như đã nói, tôi hoàn toàn mù tịt về những lĩnh vực khác ngoài máy tính) dạy cho tôi biết rằng nó sẽ chẳng là gì nếu tôi chưa so sánh với những phương pháp khác (nếu tồn tại). Tôi thấy những người xung quanh mình nếu có tiền thì đều mua đô la, mua vàng, mua nhà đất; biết đâu trong hơn sáu năm đó họ có thể kiếm được hàng tỉ đồng từ 100 triệu ban đầu thì sao? Vì vậy, tôi bắt đầu sục sọi khắp các trang web, xin thông tin từ những người quen để làm một cuộc “đo đạc” đơn giản về các hình thức đầu tư từ số tiền ban đầu 100 triệu. Mốc thời gian là từ ngày 28/07/2000 đến ngày 29/12/2006.
    [​IMG]a. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 7.5%/năm. Theo thăm dò của tôi, phần lớn mọi người đều cho rằng đây là cách đơn giản nhất và an toàn nhất.
    b. Mua vàng. Ai cũng nói vàng là cách đầu tư sinh lợi nhất về lâu dài, vì giá vàng bao giờ cũng tăng. Có thật vậy không?
    c. Mua đô la. Nhiều người cũng than phiền nếu phải nhận lương bằng tiền đồng, vì họ cho rằng đô la luôn có giá hơn.
    d. Mua euro. Vâng, euro đã và đang tăng giá.
    Và đây là kết quả của số tiền vào ngày 29/12/2006 ứng mỗi cách đầu tư trên:
    Gửi tiết kiệm 165,904,914
    Vàng 259,464,058
    Đô la 113,232,181
    Euro 162,021,522
    Cổ phiếu 751,770,000
    Vậy là sau sáu năm rưỡi thì cổ phiếu sinh lợi nhiều hơn hẳn những loại hình khác. Để nhìn kỹ hơn, tôi vẽ ra biểu đồ biến động giá của từng loại hình. Ở đây tôi đặt ra một giả định: sau khi bỏ ra 100 triệu để đầu tư vào ngày 28/07/2000. tôi sẽ tự kiểm tra lại khoản đầu tư của mình đã sinh lời ra sao vào ngày 31/12 mỗi năm. Lưu ý rằng tôi chỉ xem lại số tiền thôi, chứ không mua hoặc bán gì cả. Tất cả các khỏan đầu tư đều được giữ nguyên cho đến ngày 29/12/2006.
    [​IMG]
    Hình 1: So sánh cổ phiếu và các hình thức khác
    Đây là phân tích sơ bộ của tôi.
    Gửi tiết kiệm: thích hợp cho mục tiêu ngắn hạn vì gần như an toàn tuyệt đối, nhưng về dài hạn thì cho kết quả thật đáng thất vọng. Trong hơn sáu năm chỉ kiếm được gần 66 triệu từ 100 triệu. Nghĩa là có 10 ngàn thì thu được 16 ngàn. Tôi nhớ hồi năm 2000 tiệm phở mà tôi thích ăn bán 10 ngàn/1 tô. Bây giờ thì họ bán 18 ngàn/1 tô, đã vậy còn thu thêm 2 ngàn gửi xe. Cũng may tôi không bao giờ gửi tiết kiếm lâu quá 2 năm, nếu không thì mất toi cơ hội ăn phở ngon bằng đồng tiền mô hôi nước mắt của mình rồi.
    Mua đô la Mỹ. Kết quả còn tệ hơn cả gửi tiết kiệm. Lúc nào tôi cũng nghe bạn bè than phiền về đồng lương hẻo vì tiền Việt mất giá, họ muốn được trả bằng tiền đô. Họ dẫn chứng rằng hồi năm 2000 thì 1 đô la có giá 14 ngàn, còn bây giờ thì đã hơn 16 ngàn rồi. Vâng, đô la tăng 2000 đồng, nhưng nó cần đến 6 năm rưỡi. Hay dễ hiểu hơn, mua đô la bằng 10 ngàn đồng năm 2000 thì bây giờ chỉ có hơn 11 ngàn đồng, với số tiền đó thì tôi phải đi bộ (để khỏi trả tiền gửi xe), ăn tô phở ít bánh phở, ít thịt, không uống trà đá. Thật không đáng so với hơn sáu năm làm lụng cực khổ, cho dù người ta có trả tôi bằng tiền đô. Dĩ nhiên, tôi có thể gửi số tiền đô la của mình trong ngân hàng để có thêm lãi suất; nhưng nếu cộng thêm tiền lãi đó thì số tiền cuối cùng cũng gần bằng với tiền gửi tiết kiệm bằng tiền Việt thôi. Rõ ràng ngân hàng cũng rất khôn khi ấn định lãi suất tiền Việt cao hơn đô la, nếu không thì ai cũng lấy tiền Việt để mua đô la rồi còn gì.
    Euro. Khá hơn đô la, nhưng chẳng khác mấy so với gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng tiền Việt. Với cách này thì tôi vẫn không thể đường hoàng đi xe đến ăn tô phở ngon của mình được.
    Vàng. Kết quả khá tốt. Những người theo “trường phái cổ điển” (tích trữ vàng) ít nhiều cũng giành thắng lợi trong những năm vừa qua.
    Nhà đất . Đáng tiếc là tôi chưa thể tìm ra nguồn số liệu đáng tin cậy. Lý do là Việt Nam chưa có thị trường giao dịch bất động sản chính quy nên chúng ta không thể nắm được giá cả giao dịch thực tế. Nhưng tôi cũng có thể phỏng đoán dễ dàng như sau: một số người đã thắng đậm nhờ đầu cơ nhà đất (lời khoảng gấp 4-5 lần), nhưng cũng có người phá sản vì mua hớ. Nói cách khác, một số người sẽ có thể ăn 2 tô phở, nhưng cũng có người thậm chí không còn tiền để gửi xe chứ đừng nói đến chuyện ăn phở.
    Cổ phiếu . Huraaaa. Hồi năm 2000 tôi có để ý một bạn nữ sinh viên rất dễ thương. Nhiều lần tôi muốn mời bạn ấy đi ăn phở, nhưng ngặt nỗi bạn đó ở trọ chung với hai người bạn nữ khác. Lẽ thường tình thì lúc mới quen tôi phải mời cả ba người đó đi ăn, nhưng tôi lại chỉ có 10 ngàn đồng thôi! Nếu chịu khó chờ đợi thì bây giờ tôi có thể mời cả hội đó rồi, đi 2 chiếc xe máy, 4 người gọi 4 tô phở thơm ngon.
    Kết quả trên giúp tôi tự tin trả lời câu hỏi thứ nhất: trong hơn sáu năm qua, cổ phiếu đã đem lại lợi nhuận nhiều hơn hẳn tất cả các loại hình khác. Tôi cũng hiểu “chơi” cổ phiếu thực chất nên được gọi là đầu tư vào cổ phiếu thì đúng hơn. Đây là định nghĩa của tôi về đầu tư:
    Đầu tư có nghĩa là bạn không làm gì mà vẫn có tiền để mời nhiều bạn nữ dễ thương đi ăn phở, thay vì phải cày như trâu bò để đủ tiền ăn phở riêng một mình. Kết quả đó có được là nhờ niềm tin vào sự phân tích của bạn và vào số liệu thực tế.
    Vì sao đầu tư cổ phiếu lại có lợi?
    Trước khi đến với câu hỏi thứ hai (“Liệu kết quả trong 6 năm qua có lặp lại?”), tôi chợt thắc mắc một điều: vì sao đầu tư cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao như vậy? Liệu kết quả vừa rồi có phải chỉ là ngẫu nhiên?
    Như người đang đói cồn cào (đói kiến thức) mà chợt ngửi được mùi vị phở thoang thoảng ở xung quanh, tôi tiếp tục lao vào tìm hiểu kỹ hơn về cổ phiếu, vàng, ngoại tệ,...
    Trước tiên là về cổ phiếu. Tôi hiểu được rằng khi tôi sở hữu 1 cổ phiếu của một công ty X có nghĩa là tôi đã sở hữu một phần của công ty đó. Ví dụ, nếu Vinamilk có 100 triệu cổ phiếu (chỉ là ví dụ) và tôi nắm giữ 1 cổ phiếu của Vinamilk, có nghĩa là tôi đang sở hữu 1/100 triệu phần của Vinamilk. Tôi chính là chủ của Vinamilk. Nếu năm nay Vinamilk có được lợi nhuận ròng là 500 tỉ đồng (cũng chỉ là ví dụ), thì phần lợi nhuận của tôi trong đó sẽ là 5 ngàn đồng (1/100 triệu của 500 tỉ đồng).
    Khi tôi dùng 100 triệu đồng mua VN-Index, có nghĩa là tôi đã sở hữu được tất cả các công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thử tưởng tượng chỉ cần 100 triệu là có thể làm chủ sở hữu của Vinamilk, Kinh Đô, Sacombank, REE (ai đang làm việc ở Etown sẽ biết REE là công ty gì), FPT,... Nếu thị trường chứng khoán không ra đời, thì 100 triệu đồng cũng không thể đủ cho tôi mở được quán ăn bình dân bên cạnh Etown, nhưng nhờ có cổ phiếu mà tôi trở thành chủ cho thuê văn phòng Etown của hàng ngàn nhân viên đang làm việc trong đó.
    Dĩ nhiên ai cũng muốn làm chủ của Vinamilk vì đó là công ty làm ăn tốt trong suốt thời gian qua. Nhưng nếu làm chủ của Bông Bạch Tuyết (BBT) thì thật là tai hại. BBT làm ăn thua lỗ mấy năm liên tiếp, và dĩ nhiên chủ đầu tư của BBT chính là những người lãnh hậu quả đó. Nhưng nếu tôi “sở hữu” VN-Index thì rủi ro đó sẽ thấp hơn rất nhiều. Hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường đều làm ăn tốt trong 5-10 năm qua. Để có thể được niêm yết, các công ty phải chứng minh cho trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) là nó thỏa rất nhiều điều kiện khắt khe: lợi nhuận, tài chính, công bố thông tin,... Và vì thị trường Việt Nam còn mới sơ khai, nên các cán bộ và chuyên gia ở TTGDCK đã làm việc cật lực để ưu tiên chọn những công ty làm ăn tốt và đàng hoàng được niêm yết (đầu xuôi thì đuôi mới lọt). Cho nên, tôi có thể tự tin rằng những công ty đang niêm yết dù số lượng còn ít, nhưng chúng đại diện là những đại diện ưu tú cho toàn bộ tất cả các công ty đang làm ăn tại Việt Nam.
    Trong khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7-8%/năm trong những năm qua thì các công ty đang niêm yết tăng trưởng trên 20%/năm (tính bình quân). Tôi không cần phải mất công tìm kiếm những công ty đó, vì các chuyên gia ở TTGDCK đã làm việc đó rồi; điều duy nhất tôi cần làm là bỏ tiền để sở hữu chúng và chờ đến ngày mời các bạn nữ dễ thương đi ăn phở.
    Để hiểu vì sao giá cổ phiếu của một công ty tăng, tôi chỉ cần hiểu một điều duy nhất: nếu công ty làm ăn tốt thì về lâu dài giá cổ phiếu của công ty đó cũng sẽ tăng tương ứng. Đó chính là lý do vì sao cách đây hơn sáu năm VN-Index “tăng giá” từ 100 lên 751 (cho đến ngày 12/01/2007 đã là 913). Các công ty niêm yết đã làm ăn rất tốt và đem lại lợi nhuận to lớn trong suốt thời gian đó. Điều này cũng giải thích vì sao cổ phiếu và nhà đất luôn tăng giá về lâu dài. Cả hai thứ đều tự sinh ra thêm lợi nhuận theo thời gian, nên giá của nó sẽ tăng lên.
    Ngược lại, ngoại tệ, tiền mặt (Việt Nam đồng), hay vàng đều không tự sinh ra lợi nhuận. Nếu tôi có 10 kg vàng, dấu nó thật kỹ trong 20 năm qua, thì đến bây giờ nó vẫn không đem lại thêm một đồng lợi nhuận nào cho tôi (thậm chí tôi phải tốn chi phí để cất giữ nó). Dĩ nhiên, trên thực tế thì giá giao dịch của chúng đã tăng trong thời gian qua. Nhưng cái đó là tăng ảo. Giá giao dịch của chúng tăng thực chất là vì lạm phát tăng cao. Về lâu dài, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát, thì giá trị thực sự của chúng có thể còn giảm đi nữa (đó là chưa kể đến chi phí cất giữ hoặc chi phí mua/bán). Lúc đầu tôi thấy hơn khó hiểu, nhưng rồi nghĩ đến tô phở mà mình thích ăn thì tôi hiểu ra ngay: giá của tô phở cũng tăng sau 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm vẫn tăng, nhưng còn lâu tôi mới đi tích trữ tô phở để bán ra khi giá lên cao.
    Điều chỉnh cách mua VN-Index
    Đến lúc này thì tôi thử kiểm tra lại tính khả thi của cách mua VN-Index đã trình bày ở trên. Thật ra có hai vấn đề cần nêu ra:
    1. Tôi đã hơi “khôn” khi chọn thời điểm mua là ngày 28/07/2000 khi VN-Index ở mức thấp nhất (100 điểm). Không phải ai cũng có đủ điều kiện để chọn đúng thời điểm đẹp như vậy: chưa có tiền, chưa hiểu rõ về cổ phiếu, chưa có kinh nghiệm... Hãy xem kỹ đồ thị sau:
    [​IMG]
    Hình 2: Đồ thị VN-Index theo từng ngày (nguồn: VCBS)
    Nếu tôi mua vào thời điểm 25/06/2001 khi VN-Index là 571 điểm, thì tôi sẽ phải chứng kiến số tiền của mình mất đi thảm hại, và đợi 5 năm sau thì mới gỡ lại vốn ban đầu! Rõ ràng thời điểm mua cũng rất quan trọng.
    2. Thực tế thì tôi không thể có ngay 100 triệu đồng được. Hôm vừa rồi tôi có ngồi nói chuyện với một người bạn, anh ta than thở với tôi rằng thấy người ta chơi cổ phiếu cũng ham quá, nhưng liệu mỗi tháng chỉ có dư ra được 1 triệu đồng thì có chơi được hay không. Tôi nghĩ thực tế thì điều kiện của phần lớn mọi người cũng chỉ ở mức đó thôi.
    Khó thật. Hay có lẽ vì vậy mà mọi người trốn cả công ty để ra sàn giao dịch căn giá mua, rồi còn tận dụng thời gian quý giá dành cho gia đình để đi học thêm về chứng khoán? Nhưng tôi vẫn kiên trì với phương châm “hãy đơn giản như là vốn có” của mình.
    Suy nghĩ một hồi thì phương pháp mua VN-Index được cải tiến như sau. Ban đầu tôi có 20 triệu đồng, tôi sẽ dùng 20 triệu đó để mua VN-Index vào ngày 28/7/2000. Cứ mỗi tháng tôi để dành được 1 triệu đồng, vì vậy tôi sẽ dồn lại mỗi năm được 12 triệu đồng. Mỗi khi có đủ 12 triệu đồng thì tôi lại chạy ra mua VN-Index tiếp, bất kể thị trường lúc đó thế nào. Để thêm phần “công bằng”, tôi giả sử có 2 lần tôi mua trúng vào lúc thị trường lên đến đỉnh (ngày 25/6/2001 và 25/4/2005, chính là 2 ngày mở đầu cho 2 giai đoạn đen tối nhất trong lịch sự thị trường chứng khoán Việt Nam).
    Như vậy tôi sẽ có 7 lần mua chứng khoán, với tổng cộng số tiền mặt đã bỏ ra để mua là 89 triệu đồng. Bạn đoán xem đến ngày 29/12/2006 tôi có bao nhiêu tiền? Hình sau sẽ cho thấy kết quả đó.
    Tuyệt vời! Nếu một viên chức bình thường với đồng lương èo uột, nhưng chỉ cần dành ra 1 triệu đồng mỗi tháng và thực hiện 7 lần mua như trên (dù chẳng cần bỏ ra 1 phút để nghiên cứu thị trường), anh ta sẽ có được hơn 357 triệu đồng sau sáu năm rưỡi. Với số tiền đó anh ta có thể đặt cọc để mua được một căn nhà tươm tất rồi cưới vợ trong nay mai. Đó chính là phần thưởng cho người biết cần kiệm và sử dụng đồng tiền khôn ngoan. Còn nếu không, rất có thể anh ta chỉ biết ôm 89 triệu mà than thở rằng thu nhập của mình hẻo quá (chắc phải tranh thủ “kiếm chác” bên ngoài mới được!!!). Ồ, cũng có thể số tiền đó đã bay vèo vào các cuộc nhậu nhẹt rồi, nếu anh ta không có kế hoach tiết kiệm và đầu tư rõ ràng.
    Đầu tiên ta sẽ nói về 2 cú mua lầm tai hại. Ngày 25/6/2001, tôi bỏ ra 12 triệu để mua lúc VN-Index 571 điểm, để rồi chỉ một vài tháng sau nhìn số tiền 12 triệu để rớt giá thê thảm (rất nhiều người bị phá sản, bị vợ bỏ trong thời điểm đó). Đến hai năm sau, ngày 28/7/2003, số tiền 12 triệu đó chỉ còn lại 3.1 triệu đồng. Phải đợi 6 năm sau thì số tiền 12 triệu đó mới khôi phục và tăng trở lại. Tương tự là lần mua vào ngày 25/4/2006. Lẽ ra tôi phải đợi đến 28/7/2006, nhưng giả sử như lúc đó tôi cũng hóa điên như những người khác, thấy cổ phiếu tăng giá chóng mặt nên lấy hết tiền đang dành dụm được (mới chỉ có 9 triệu) đi mua luôn. Chuyện sau đó thế nào thì nhiều người đã biết: giá cổ phiếu rớt giá thảm hại trong tháng 5, 6, và 7. Nhưng đến cuối năm thì 9 triệu đó cũng tăng trở lại thành 10.6 triệu.
    Những lần mua khác thì đem lại kết quả tuyệt với. Số tiền 20 triệu đầu tiên đã trở thành 150.3 triệu vào tháng 12/2006, mặc dù phải chứng kiến qua bao thăng trầm: lúc thì lên đến 114.2 triệu (6/2001), lúc thì rớt xuống chỉ còn 29.7 triệu (7/2002). Bạn hãy nhìn và suy nghĩ hình 3, chắc chắn bạn sẽ tự rút ra được nhiều thông tin lý thú hơn nữa.
    Tôi cũng đã cẩn thận so sánh kết quả từ cách đầu tư trên với cách “đầu tư” phổ biến hiện nay của các bạn trẻ ở SG: mỗi tháng nhận lương xong, trừ đi các khoản chi tiêu, còn dư bao nhiêu (giả sử dư 1 triệu) thì bỏ vào ngân hàng gửi tiết kiệm (giả sử kỳ hạn 1 năm). Kết quả cuối cùng của phương pháp đó là số tiền 120 triệu đồng! Thật là một kết quả khiêm nhường nếu so với 357 triệu.
    Thực tế thì cách đầu tư cổ phiếu còn có thể thu được nhiều tiền hơn 357 triệu, vì tôi chưa tính tiền lãi ngân hàng (cho mỗi 12 triệu để dành hằng năm) và tiền cổ tức. Tôi có rất nhiều lựa chọn với số tiền đó (dù ít ỏi): dùng nó để đi ăn phở, còn không thì mua thêm cổ phiếu. Cách thứ hai chắc chắn thu lời nhiều hơn về lâu dài.
    Còn so sánh với những cách đầu tư khác thì sao: vàng hay nhà đất chẳng hạn. Hừmm... Nếu bạn chỉ để dành được có 1 triệu đồng một tháng, và trong tay chỉ có 20 triệu đồng làm vốn, thì tốt hơn là chưa nên nghĩ đến chuyện đầu tư vào những thứ này. Đơn giản là bạn chưa đủ tiền để làm. Còn nếu làm liều đi vay tiền để chơi thì sao? Tôi cũng không biết kết quả thế nào nữa. Tôi chưa phân tích được và cũng chưa có số liệu gì để bàn về cách làm đó được. Nếu bạn thích theo cách đó thì chúc bạn may mắn, hy vọng bạn sẽ có tiền để ăn phở, thay vì không còn tiền để gửi xe. Còn tôi thì thích đi ăn phở với các bạn nữ dễ thương hơn.
    Một phát hiện lý thú về đầu tư cổ phiếu
    Tôi cũng biết một số người có thu nhập rất cao, mỗi tháng họ có thể dư ra 10 triệu đồng. Họ đại diện cho một thế hệ mới những người trẻ năng động, thành đạt trong công việc, rất sành điệu, nhưng đáng tiếc hiểu biết về cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan của họ là con số zero tròn trĩnh. Mỗi lần gặp gỡ những người bạn này là tôi lại nghe họ “triết lý” rằng thời bây giờ phải biết tự kinh doanh riêng hoặc là phải tranh thủ làm thêm bên ngoài thì mới khá được. Và thế là họ cùng nhau bỏ tiền ra kinh doanh riêng. Người bạn làm sales thì đi mở công ty thiết kế in ấn, người bạn làm thiết kế quảng cáo thì tranh thủ đi làm sales vào buổi tối để có huê hồng, người đang làm lập trình viên thì hùn vốn ở shop điện thoại di động,...
    Phần lớn mấy người bạn đó càng làm thì càng đuối, một số người lỗ vốn (thu nhập từ công việc chính chỉ để nuôi sống các cửa tiệm hoặc công ty riêng đang èo uột), một số người thì bị quá nhiều công việc chi phối đến nỗi không có thời gian dành cho gia đình, học tập, vui chơi, nghỉ ngơi.
    Tôi cũng hỏi người bạn đang làm lập trình viên và có hùn vốn mở cửa hàng điện thoại. Tôi hỏi vì sao mở cửa hàng? – Vì muốn có nhiều tiền. Tôi hỏi có say mê với công việc đó không? – Không say mê gì hết. Tôi hỏi có kiến thức hay kinh nghiệm gì về nó không? – Không, cần gì mấy cái đó, người ta mở tiệm ầm ầm, ai cũng giàu cả đó thôi. Tôi hỏi có suy nghĩ cách nào khác để kiếm tiền mà ít rủi ro, ít mất thời gian, phù hợp với mình hơn chưa? – Suy nghĩ làm gì, làm cái gì cũng được, miễn sao có tiền là ok.
    Hồi trước tôi ở khu vực đường Ngô Quyền, quận 5, phía sau bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hẳn nhiều người cũng biết khu vực đó nổi tiếng về tệ nạn gì rồi. Tôi biết nếu có hỏi mấy em gái đứng đường ở đó những câu hỏi như trên, thì các em cũng trả lời y như người bạn của tôi. “Bây giờ làm cái gì cũng được, miễn là có tiền”. Mỗi lần nghe ai nói đến câu đó (tôi nghe rất nhiều lần rồi, mỗi lần gặp mặt bạn bè, hỏi về công việc là y như rằng), tôi lại rùng mình và nghĩ về hình ảnh mấy em gái đứng đường! Tuy nhiên, chỉ thoáng chốc là tôi lấy lại được sự bình tĩnh. Vì hoàn cảnh, các em không có sự lựa chọn nào khác; nhưng nhờ công ơn của cha mẹ, tôi có nhiều sự lựa chọn. Các em không được học hành, nhưng tôi được học hành tử tế. Và tri thức giúp tôi có được sự lựa chọn tốt hơn các em.
    Mấy người bạn của tôi đã đúng khi cho rằng làm chủ thì thường là giàu hơn làm công. Nhưng họ quên mất một điều là chỉ có chủ của những doanh nghiệp làm ăn tốt mới giàu. Nhờ phát hiện về cách mua VN-Index này, tôi có thể làm chủ của những doanh nghiệp ưu tú nhất Việt Nam một cách dễ dàng. Nếu tôi không đam mê và không giỏi về in ấn, thì chuyện mở một công ty in ấn để có lợi nhuận tăng trưởng trên 20%/năm (trung bình của những Vinamilk, FPT, REE,...) là không tưởng. Tốt hơn hết là tôi nên lấy tiền của mình đầu tư vào những công ty niêm yết.
    Tôi chỉ làm công việc mà tôi thứ nhất: đam mê, thứ hai: đem lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, và thứ ba: giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Nếu tôi làm tốt thì tôi sẽ có nhiều tiền từ công việc của mình. Nếu có những lĩnh vực có thể kiếm nhiều tiền hơn, nhưng lại không thỏa 3 điều kiện trên, thì tôi sẽ dùng tiền kiếm được từ công việc của mình để đầu tư vào đó. Còn nếu tôi thấy có công việc thỏa mãn cả 3 điều kiện trên mà lại đem lại rất nhiều tiên, khi đó tôi sẽ thử lập công ty riêng xem sao.
    Nhiều người cứ hỏi tôi tại sao không tranh thủ làm thêm vào buổi tối. Những người đó chắc chắn đã không hiểu được con người của tôi rồi. Tôi chỉ thích đi ăn phở với bạn nữ xinh đẹp vào buổi tối; và trong mỗi bữa ăn đó, khi nhìn sang cửa hàng tạp hóa đối diện, tôi thấy hàng trăm người đang mua sữa của Vinamilk, bánh kẹo của Kinh Đô là tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm. Tôi không cần phải làm việc buổi tối, thay vì vậy tôi dùng tiền kiếm được ban ngày để đầu tư; mỗi buổi tối như vậy có hàng chục ngàn người ở Vinamilk, Kinh Đô,... đang làm việc cật lực cho những đồng tiền của tôi, và hàng triệu người đang dùng những sản phẩm của tôi. Đừng hỏi tôi phải bỏ bữa ăn phở với bạn nữ xinh đẹp để đi làm sữa, làm bánh kẹo, tôi không thích và không giỏi làm mấy việc đó.
    Đầu tư cổ phiếu là phải nhìn dài hạn
    Tôi trở lại và so sánh hình 1 với hình 2. Hình 1 cho tôi thấy toàn là khía cạnh tích cực của việc mua và nắm giữ cổ phiếu. Trong tất cả các năm, khoản đầu tư vào cổ phiếu luôn có kết quả cao hơn tất cả các khoản đầu tư còn lại. Chỉ có cuối năm 2003, đầu năm 2004 là cổ phiếu, vàng, và euro tiến gần lại với nhau. Điều đó có nghĩa là nếu tôi lấy 100 triệu mua VN-Index vào tháng 7/2000, thì tôi hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn với khoản đầu tư này của mình, vì chẳng có cách đầu tư nào khác có thể lợi hơn cổ phiếu, cho dù có xét trong từng năm một.
    Vậy thì tại sao người ta nói cổ phiếu rất rủi ro, giá cổ phiếu luôn biến động rất mạnh? Họ nói phải biết căn lúc mua với giá thật thấp rồi phải biết bán với giá thật cao (mặc dù thực tế thì đa số họ làm ngược lại). Nếu nhìn vào hình 1 thì hành động của mọi người thật khó hiểu? Có năm nào mà khoản đầu tư vào cổ phiếu kém hơn so với những các khác đâu mà phải lo lắng rồi đem bán?
    Tôi tìm được câu trả lời khi nhìn vào hình 2. Đây thực ra mới là biểu đồ VN-Index mà mọi người thường thấy. Tôi nhận ra có rất nhiều răng cưa trong biểu đồ, có những thời điểm VN-Index lên rất cao và rất nhanh, nhưng cũng có thời điểm nó dốc xuống thẳng đứng (và đem theo cơ nghiệp của hàng ngàn người tranh nhau mua vào thời điểm trước đó).
    Thế thì đồ thị nào đúng? Hình 1 hay hình 2 đúng? Câu trả lời: cả hai hình đều đúng. Mỗi hình chỉ là một cách diễn tả (hay góc nhìn – view) khác nhau về một sự việc/hiện tượng mà thôi. Bạn nào biết về lập trình thì có thể hiểu mỗi hình là một view, còn VN-Index chính là model. Hình 2 miêu tả biến động giá của VN-Index qua từng ngày, còn hình 1 miêu tả biến động giá qua từng năm.
    Sự khác biệt giữ hai hình nói lên rất nhiều điều lý thú. Nó cho thấy rằng nếu tôi mua cổ phiếu rồi mỗi ngày chăm chăm theo dõi sự lên xuống của giá cổ phiếu, tôi sẽ thấy rằng cổ phiếu biến động rất mạnh và đầy rủi ro. Khi đó tôi sẽ luôn ở trong tâm trạng lo lắng và bồn chồn. Nhưng nếu tôi không quan tâm đến giá trong từng ngày (nếu có quan tâm thì cũng cố kìm nén lại, không xem gì hết), thì tôi thấy giá cổ phiếu rất ít biến động và có xu hướng đi lên về lâu dài. Hình 2 cho thấy VN-Index diễn biến thế nào theo đơn vị từng năm, nhưng nếu tôi điều chỉnh lại để xem diễn biến theo từng 2 năm hoặc 3 năm, kết quả đồ thị còn “đẹp” hơn rất nhiều: rất ít răng cưa, chủ yếu là các đoạn thẳng nối liền với nhau tạo thành một đường đi lên cao.
    Nhưng vì sao giá cổ phiếu biến động mạnh trong ngắn hạn, nhưng lại ổn định hơn và có xu hướng đi lên về lâu dài? Tôi tiếp tục miệt mài tìm hiểu.
    Đến đây thì cần hiểu thêm một chút kiến thức về thị trường chứng khoán (TTCK). Thực sự thì có 2 TTCK hoạt động song song cùng với nhau. Thứ nhất là thị trường sơ cấp. Giả sử công ty X cần huy động thêm vốn để làm ăn. Công ty X sẽ phát hành cổ phiếu để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Khi tôi mua cổ phiếu trong đợt phát hành này có nghĩa là tiền của tôi sẽ chuyển đến cho công ty X, và công ty X sẽ sử dụng nó để nâng cao năng lực kinh doanh. Nói cách khác, thị trường sơ cấp là nơi trao đổi cổ phiếu từ công ty phát hành (công ty X) đến nhà đầu tư (tôi), còn tiền thì trao đổi theo hướng ngược lại. Giả sử tôi mua 1 cổ phiếu của công ty X với giá 10 ngàn đồng/1 cổ phiếu.
    Vậy những nhà đầu tư không tham gia vào thị trường sơ cấp có cơ hội để sở hữu cổ phiếu của công ty X nữa không? Câu trả lời là có. Đó là nhờ thị trường thứ cấp. Đây là nơi mà các nhà đầu tư trao đổi cổ phiếu với nhau. Ví dụ sau 1 năm, công ty X làm ăn phát đạt lên thấy rõ. Có một chị A nào đó muốn sở hữu cổ phiếu X, nên đến gặp tôi và đề nghị giá mua là 11 ngàn/1 cổ phiếu. Tôi thấy công ty X còn rất nhiều triển vọng trong tương lai, nên từ chối cái giá đó. Chị A liền nâng giá lên 12 ngàn/1 cổ phiếu, tôi vẫn không bán. Lúc đó thì có anh B cũng đang sở hữu cổ phiếu X nhảy vào, chấp nhận giá 12 ngàn đồng và bán cho chị A luôn. Khi đó người ta nói rằng cổ phiếu X có giá trên thị trường là 12 ngàn/1 cổ phiếu. Chú ý rằng 1 cổ phiếu X đã chuyển từ anh B đến chị A, và 12 ngàn đồng đã đi từ túi chị A đến túi anh B. Còn ngoài ra công ty X chẳng nhận được một đồng nào từ sự trao đổi đó. Còn bản thân tôi thì biết rằng khi nào cần tiền thì có thể tìm được ai đó trên thị trường để bán lại cổ phiếu X với giá 12 ngàn đồng.
    [​IMG]Một năm sau nữa. Công ty X vẫn làm ăn bình thường. Nhưng đột nhiên báo chí đăng tin ông tổng giám đốc của công ty X bị phát hiện có bồ nhí và một đứa con riêng. Chị A hoảng sợ quá liền rao bán cổ phiếu của mình với giá 11 ngàn. Nhưng chẳng ai thèm mua. Càng thêm hoảng sợ, chị xuống giá còn 10 ngàn, cũng chẳng ai mua. Tôi thì thừa thông minh để hiểu rằng tình hình kinh doanh của công ty X chẳng hề liên quan đến việc đứa con riêng đó có tồn tại hay không. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi, vì biết đâu báo chí sẽ phát hiện ra thêm một đứa con riêng của ông giám đốc đó nữa, khi đó chắc chắn những người như chị A sẽ càng hoảng mà xuống giá nữa! Nhưng đột nhiên tôi biết tin bạn nữ mà tôi hâm mộ đang ở nhà trọ một mình, vì hai người bạn còn lại đã về quê rồi. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nên tôi đành cắn răng bán luôn cổ phiếu X với giá 9 ngàn đồng. Có người nào đó nhảy vào mua luôn. Tôi có được 9 ngàn đồng, tuy không đủ để ăn phở, nhưng cũng vừa vặn để mời bạn nữ đi ăn kem. Bây giờ thì cổ phiếu X có giá trên thị trường là 9 ngàn đồng.
    Hằng ngày đọc báo thấy cảnh tượng hàng trăm người chen lấn ở những sàn giao dịch chứng khoán, tôi biết ngay đó chính là thị trường thứ cấp. Cách mua VN-Index của tôi cũng diễn ra trên thị trường thứ cấp. Thị trường này giúp cho cổ phiếu có tính thanh khoản cao, có nghĩa là nếu ai cần bán cổ phiếu thì cũng sẽ có người tương ứng mua số cổ phiếu đó. Tiền và cổ phiếu sẽ trao tay nhau giữa những người giao dịch trên thị trường này.
    [​IMG]Trở lại với biểu đồ ở hình 2. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao giá cổ phiếu biến động mạnh qua từng ngày. Về ngắn hạn, giá cổ phiếu sẽ bị chi phối bởi quy luật cung cầu giữa những người tham gia thị trường thứ cấp. Nhưng về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ bị chi phối bởi kết quả làm ăn của công ty phát hành cổ phiếu đó. Giả sử lúc phát hành thêm cổ phiếu, công ty X kiếm được 1 tỉ đồng lợi nhuận hằng năm. Trên thị trường (từ giờ trở đi, khi tôi nói thị trường có nghĩa là thị trường thứ cấp), quy luật cung cầu có thể khiến giá cổ phiếu X biến động trong khoảng 8-9 ngàn cho đến 11-12 ngàn (thậm chí có thể lên 15 ngàn nếu chị A quá ấn tượng với triển vọng của công ty X, hoặc có thể xuống đến 6 ngàn nếu tôi nghĩ rằng tương lai của công ty X sẽ rất đen tối mà tôi thì lại quá cần tiền để mời bạn nữ đi uống nước mía). Nhưng giả sử 10 năm sau, công ty X phát triển vượt bậc và lợi nhuận hằng năm đã là 20 tỉ đồng. Khi đó giá cổ phiếu X cũng vẫn biến động qua từng ngày, nhưng nó sẽ nằm trong khoảng 200-300 trăm ngàn đồng.
    Do đó, có hai cách kiếm tiền trên thị trường. Cách thứ nhất là ngắn hạn. Tôi sẽ tìm cách để mua lúc 6 ngàn và bán lúc 12 ngàn. Muốn làm được như vậy thì tôi phải đến sàn giao dịch và các lệnh mua bán hằng ngày (người ta gọi là “bám sàn”), đồng thời tôi phải có kỹ năng dự đoán sự biến động của giá cổ phiếu. Tôi phải đoán được chị A nghĩ gì về công ty X, nắm được thông tin về đứa con rơi của ông giám đốc trước khi mọi người biết tin, đoán xem có người nào đang cần bán tháo cổ phiếu để lấy tiền đi ăn phở với người đẹp,... Đây không phải là việc bất khả thi, nhưng nó quá phức tạp đối với tôi. Mà tôi thì không thích làm cái gì đó quá phức tạp.
    Hơn nữa cách chơi ngắn hạn khá nguy hiểm. Mỗi khi giá cổ phiểu biến động thì tiền sẽ đi từ túi của người này đến túi của người khác. Vậy đố bạn cuối cùng thì tổng số tiền của tất cả những người chơi ngắn hạn sẽ bằng bao nhiêu? Trả lời: bằng tổng số tiền ban đầu trừ đi chi phí giao dịch mà mọi người phải trả khi mua/bán trên thị trường. Nghĩa là tính trung bình thì những người chơi ngắn hạn sẽ mất đi một khoản tiền (phí giao dịch) vào các công ty chứng khoán. Đây là cuộc chơi mà phần lớn những người chơi sẽ là kẻ thua cuộc. Tôi không thích bỏ hết thời gian quý giá của mình vào nó để rồi tiền bạc của mình chảy vào trong túi của những công ty chứng khoán.
    Cách thứ hai là chơi dài hạn. Cách mua VN-Index mà tôi đã trình bày là một trong những cách chơi dài hạn. Khi chơi dài hạn, tôi trông đợi vào kết quả kinh doanh của công ty, và không cần quan tâm đến những biến động nhất thời của giá cổ phiếu trên thị trường. Trong hơn sáu năm qua, những người chơi dài hạn đã thắng lớn khi VN-Index tăng từ 100 điểm lên trên 900 điểm.
    Nhưng liệu kết quả như sáu năm qua có lặp lại lần nữa?
    Bây giờ tôi sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi trên. Tôi đã hiểu rằng VN-Index tăng mạnh mẽ trong hơn sáu năm qua là nhờ tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết phát triển tốt. Vậy nếu các công ty đó tiếp tục làm ăn tốt như thời gian qua, thì VN-Index sẽ lại tăng mạnh mẽ như vậy nữa (hoặc thậm chí tăng nhiều hơn nữa).
    Điều đó có đúng không? Nhiều người dự báo là kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong những năm sắp tới. Đây là một tín hiệu tốt cho khoản đầu tư của tôi. Nhưng tôi cũng rất cẩn trọng, vì những những người trong giới doanh nghiệp và kinh tế thường mắc một sai lầm chí tử mà những người làm phần mềm ít khi phạm phải: dự đoán là một việc cực kỳ khó khăn, nhất là dự đoán về tương lai (Niels Bohr). Chẳng ai có thể dự đoán chính xác nền kinh tế của một nước sẽ phát triển thế nào trong 1, 2 năm sắp tới cả. Điều đó cũng khó như dự đoán giá cổ phiếu tăng hay giảm trong 1, 2 ngày sắp tới. Đã có hàng ngàn nghiên cứu trên thế giới cho cả hai lĩnh vực trên, nhưng trong phạm vi hiểu biết của tôi, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đưa ra một kết quả có thể tin tưởng được.
    Nhưng có một điều tôi hoàn toàn tin tưởng: tôi tin vào khả năng của con người. Tôi tin rằng về lâu dài (20 năm hoặc dài hơn nữa), kinh tế nước ta sẽ đi lên. Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta đã trải qua bao giai đoạn khó khăn trong lịch sử. Thời phong kiến, bị đô hộ, chống giặc Tàu, giặc Pháp, chống Mỹ, thời bao cấp,... Nếu chúng ta không xét đến từng thời điểm khó khăn cụ thể, mà nhìn vào cả một quá trình lâu dài, thì chúng ta luôn thấy một xu hướng đi lên của đời sống con người. Nhân loại sẽ luôn phát triển, vấn đề chỉ là thời gian. Việt Nam cũng vậy. Tôi đầu tư vào sự phát triển đó, dù chỉ với số tiền 1 triệu mỗi tháng.
    Dĩ nhiên cũng có thể niềm tin của tôi không trở thành sự thật, chẳng hạn nền kinh tế có thể đi xuống và cần hơn cả một đời người để nó đi lên. Vậy thì đã sao? Nếu nền kinh tế đi xuống thì mọi người sẽ có ít tiền đi, mọi người có ít tiền thì sẽ ít mua nhà nên giá nhà đất sẽ không lên cao, ít người có nhà cửa thì cũng ít người nghĩ đến chuyện đám cưới, ít có đám cưới thì mở nhà hàng đám cưới sẽ không có lợi nhuận cao và giá vàng (trang sức) cũng không thể cao (sức cầu giảm thì giá sẽ giảm). Thời buổi kinh tế xuống dốc thì làm cái gì cũng sẽ khó khăn. Như vậy tôi đầu tư vào các công ty ưu tú vẫn tốt hơn, vì những người tài giỏi ở đó sẽ biết chống chọi tốt hơn người bình thường trong hoàn cảnh khó khăn.
    Liệu kết quả như sáu năm vừa qua có lập lại không? Câu trả lời của tôi là: tôi không biết! Nhưng tôi có niềm tin và niềm tin đó giúp tôi mua và nắm giữ cổ phiếu.
    Tại sao mọi người không thực hiện cách mua VN-Index này?
    Tôi bắt đầu cảm thấy tự tin hơn về tính khả thi của phương pháp mua VN-Index này. Nhưng tôi tự hỏi: không biết có ai đó đã nghĩ đến nó trước tôi chưa? Và thế là tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm của mình.
    [​IMG]Một chút thất vọng: khái niệm về cách đầu tư này đã có ở nước ngoài, cụ thể là Mỹ, từ hơn 30 năm nay rồi. Ở Mỹ người ta có những quỹ đầu tư chuyên thực hiện theo cách đó, người ta gọi đó là Index Fund (IF). Ví dụ như quỹ Vanguard 500 Index (một trong những quỹ lớn nhất ở Mỹ - có lẽ cũng là lớn nhất thế giới). Những người quản lý quỹ này chỉ làm một việc rất đơn giản: dùng tiền của nhà đầu tư để mua/bán cổ phiếu sao cho danh mục đầu tư của quỹ hoàn toàn giống như chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P 500 cũng giống như chỉ số VN-Index vậy, chỉ có điều nó chọn ra 500 công ty lớn nhất đang niêm yết trên thị trường Mỹ (ở Mỹ có hàng ngàn công ty niêm yết), trong khi VN-Index bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên thị trường TPHCM (khoảng trên 100 công ty).
    Như bao nhiêu quỹ đầu tư khác, các IF cũng thu phí từ nhà đầu tư. Nhưng bởi vì công việc của họ rất đơn giản (có lẽ bà nội trợ cũng biết làm), cho nên phí của họ chỉ bằng 1/20 (hoặc ít hơn) phí của những quỹ đầu tư khác. Người ta còn gọi các IF là các quỹ bị động (passive), bởi vì công việc quản lý quỹ của họ là theo dõi chỉ số S&P 500 và bảo đảm các công ty mà quỹ nắm giữ cổ phiếu cũng giống như y hệt như danh sách các công ty trong S&P 500.
    Trong suốt hàng chục năm qua, chỉ số S&P 500 tăng trung bình 11%/năm, nên người ta thường hay nói thị trường chứng khoán Mỹ tăng trung bình 11%/năm. Các IF cũng đều có mức lợi nhuận như vậy, mặc dù hơi thấp hơn 11% một chút do phải trừ đi phí (phí giao dịch, phí quản lý, tổng cộng khoảng 0.2%/năm).
    Vậy ngoài các quỹ bị động ra thì các quỹ còn lại được gọi là gì? Dĩ nhiên người ta gọi đó là những quỹ chủ động. Đó là những quỹ:
    - Chơi ngắn hạn (mặc dù thực tế số lượng rất ít).
    - Chơi dài hạn như IF, nhưng khác IF ở chỗ thay vì nắm giữ hết các cổ phiếu trên thị trường, những quỹ này sẽ cố gắng chọn ra những cổ phiếu “tốt” nhất và loại bỏ những cổ phiếu “kém” ra khỏi danh mục của mình. Ví dụ: nên mua nhiều Google (đang phát triển vũ bão) và không nên mua Ford, GM (càng ngày càng thua kém so với Toyota). Ngoài ra, những quỹ này cũng cần lựa chọn thời điểm mua và bán cho được giá (gọi là market timing), trong khi các IF luôn dùng hết tiền của nhà đầu tư để mua và nắm giữ hết các cổ phiếu.
    Lúc đầu tôi nghĩ vậy chắc những quỹ chơi dài hạn và chủ động sẽ kiếm lời nhiều hơn so với các IF, vì trông chúng có vẻ “khôn” hơn, trong khi IF nhìn có vẻ “đần đần” làm sao đó. Và đây là kết quả thực tế: trên 85% quỹ ở Mỹ có mức lợi nhuận kém hơn 11%/năm (người ta gọi là không thể đánh bại thị trường – failed to beat the market). Nghĩa là hầu hết các quỹ chủ động đều kém hơn các IF. Vì sao vậy? Có thể lý giải như sau:
    - Xét trong một khoảng thời gian bất kỳ, bình quân lợi nhuận của tất cả các quỹ (quỹ chủ động và quỹ bị động) sẽ chính là lợi nhuận của thị trường (11%/năm). Đây là lợi nhuận gộp, chưa trừ đi chi phí (vd: phí giao dịch mà mỗi quỹ phải chịu khi mua/bán cổ phiếu).
    - Bởi vì lợi nhuận gộp của các quỹ bị động sẽ bằng với thị trường (vì bắt trước theo chỉ số của thị trường), nên suy ra lợi nhuận gộp của các quỹ chủ động cũng bằng với thị trường.
    - Lợi nhuận thực tế (lợi nhuận ròng) của mỗi quỹ sẽ bằng lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí, mà chi phí của các quỹ bị động thấp hơn chi phí của các quỹ chủ động, cho nên suy ra lợi nhuận thực tế của các quỹ bị động sẽ luôn cao hơn các quỹ chủ động.
    Đơn giản quá phải không? Dĩ nhiên có một số người sẽ lập luận: quỹ bị động (IF) chỉ phù hợp với người thích ăn chắc mặc bền, vì lúc nào nó cũng đem lại lợi nhuận trung bình của thị trường. Đừng trung bình, hãy luôn là người đứng đầu. Họ nghĩ vậy.
    Tất cả các quỹ bị động đều có lợi nhuận gộp như nhau, đó chính là lợi nhuận của thị trường. Còn trong nhóm chủ động, một số quỹ gộp sẽ có mức lợi nhuận cao hơn thị trường, các quỹ còn lại sẽ bằng hoặc kém hơn thị trường.
    Trước tiên hãy nói về những quỹ chủ động mà có lợi nhuận gộp bằng hoặc kém hơn thị trường. Sau khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận thực tế của những quỹ này sẽ kém hơn hẳn thị trường. Chẳng có lý do gì mà ta phải bỏ tiền vào những quỹ này.
    Còn những quỹ chủ động mà có lợi nhuận gộp cao hơn thị trường thì sao? Số lượng các quỹ này rất ít. Mà nhiều hơn thị trường là nhiều hơn bao nhiêu? Thị trường là 11%/năm, trên thực tế thì số lượng các quỹ có lợi nhuận về lâu dài trên 20%/năm chỉ có thể đếm bằng đầu ngón tay của một bàn tay (Warren Buffett và Peter Lynch, hai trong số những nhà đầu tư vĩ đại nhất cũng chỉ ở khoảng đó). Phần lớn lợi nhuận gộp của các quỹ trong nhóm “ưu tú” này chỉ có lợi nhuận gộp khoảng 15-16%, nghĩa là chênh lệch với thị trường một khoản không đáng kể. Nhưng đó là lợi nhuận gộp! Chi phí của các quỹ chủ động không hề rẻ. Trước tiên là phí quản lý (khoảng 1-2%/năm), sau đó là phí giao dịch,... Sau khi trừ đi các khoản chi phí thì khoản chệnh lệch nhỏ nhoi này chẳng còn lại bao nhiêu. Chưa hết, trong điều lệ của quỹ còn quy định nếu quỹ đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường thì những người quản lý quỹ sẽ được tiền thưởng, trích từ khoản chênh lệch cực kỳ nhỏ nhoi còn lại trên. Tiền thưởng đó không hề nhỏ tí nào. Rõ ràng phần lợi thực sự cuối cùng cho nhà đầu tư chẳng còn là bao.
    (Nói rõ thêm một chút: người quản lý quỹ sẽ có tiền thưởng nếu lợi nhuận cao hơn thị trường, nhưng nếu lợi nhuận kém hơn thị trường thì có bị phạt không? Câu trả lời thường là không! Quan hệ giữ nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ thường không công bằng như vậy: lời thì chia, còn lỗ thì nhà đầu tư chịu. Trước đó thì công ty quản lý quỹ đã nhận được phần “cứng” là phí quản lý quỹ rồi. “Lỗ” ở đây được hiểu là lợi nhuận kém hơn mức của thị trường. )
    Ngoài các quỹ ra thì còn nhiều đối tượng khác tham gia trên thị trường: nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính,... Với mỗi đối tượng trên ta cũng có thể phân ra thành hai nhóm như trên: bị động và chủ động. Cũng áp dụng cách suy luận như trên, ta thấy rằng nhóm bị động bao giờ cũng có lợi nhuận cao hơn nhóm chủ động.
    Vậy các quỹ đầu tư ở Việt Nam thuộc nhóm nào? Cho đến thời điểm này, tất cả các quỹ chính thức ở Việt Nam đều là quỹ chủ động. Vậy ai thuộc nhóm bị động? Trả lời: chính là tôi. Về lâu dài thì lợi nhuận thực của tôi chắc chắn cao hơn lợi nhuận thực trung bình của tất cả các quỹ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Thật sung sướng với cảm giác chỉ ngồi ăn phở với bạn nữ xinh đẹp mà cũng có thể đánh bại hầu hết các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm!
    Vậy thì tại sao không có ai làm như IF?
    Đến bây giờ tôi cũng vẫn không hiểu chẳng ai thèm quan tâm đến cách đầu tư này. Tôi phỏng đoán có 3 nguyên nhân (ấy chết, tôi có thể mắc phải sai lầm khủng khiếp khi đưa ra phỏng đoán):
    [​IMG]1. Hầu hết mọi người ở Việt Nam chưa nghĩ đến nó. Tôi đã thử nói chuyện với rất nhiều đối tượng: những người mới chập chững chơi cổ phiếu, những người đã nhiều năm kinh nghiệm, nhân viên môi giới chứng khoán, thông tin trên các diễn đàn chứng khoán, thậm chí nhân viên hay trưởng phòng ở các công ty chứng khoán. Tất cả mọi người hoặc không biết IF là gì, hoặc cho rằng IF có nghĩa là các quỹ nắm giữ những cổ phiếu blue-chip (những cổ phiếu được mọi người kỳ vọng cao – hoàn tại sai, đó là những quỹ chủ động chứ không phải IF). Thật kỳ lạ, tôi chẳng hiểu họ học cái gì trong chuyên ngành của họ nữa!
    2. Phương pháp dạy chơi chứng khoán không phù hợp. Bây giờ phong trào đi học chơi chứng khoán đang nở rộ. Các bài báo viết về chứng khoán cũng đua nhau ra đời. Nhưng tôi nghĩ cách dạy về đầu tư chứng khoán (tôi nhấn mạnh là dạy đầu tư chứng khoán, chứ không phải dạy làm nhân viên môi giới, dạy để làm cán bộ quản lý thị trường,...) có điểm sai lầm. Tôi nghe người ta nói phải biết về P/E, EPS, beta, technical analysis, cash flow, chart,... thì mới có thể chơi chứng khoán có lời. Đây là một giả định hoàn toàn sai lầm. Không phải ai cũng có thể học được những thứ đó (hãy nghĩ đến bà bán hàng nước đầu hẻm). Cổ phiếu không phải chỉ đành cho một nhóm người nào đó; cổ phiếu là công cụ đầu tư phù hợp với tất cả mọi người. Nhiều người hiện nay đang phí tiền và phí thời gian để đi học những cái mà họ nghĩ cần phải có để có thể chơi chứng khoán. Tôi có một lời khuyên: nếu KHÔNG học những thứ đó thì có thể kiếm tiền nhờ chơi chứng khoán được hay không? Phần trên của bài viết có thể giúp trả lời câu hỏi đó. Trước khi học cái gì, mọi người nên đặt câu hỏi: tại sao cần phải học nó?
    3. Một số người biết về IF nhưng im lặng! Đó là ai? Tôi nghĩ có thể là các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ đầu tư chủ động. Nếu mọi người đều mua và nắm giữ VN-Index thì lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ sụt giảm mạnh, vì họ chẳng thu được bao nhiêu phí giao dịch. Còn nếu mọi người đều hiểu ra bản chất của các quỹ đầu tư chủ động (phần lớn các quỹ này đều có lợi nhuận thực tế kém hơn thị trường), thì có lẽ các quỹ đầu tư ở Việt Nam sẽ hết đường làm ăn.
    Và tôi đã gặp được cao thủ chơi cổ phiếu
    Đến lúc này thì tôi đăm chiêu: liệu tôi có nên truyền đạt lại những gì mình vừa tìm hiểu cho những người khác biết không? Tâm trang đang rối bời thì tôi quyết định: thư giãn bằng cách đi ăn phở!
    Và tại quán phở tôi đã gặp một cao nhân làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Người đó chính là bà Năm – bà chủ tiệm phở. Đang ngồi ăn thì tình cờ tôi biết được bà Năm cũng là dân chơi cổ phiếu và kiếm được rất nhiều tiền từ đó, mặc dù tôi biết ngày nào bà cũng đứng bán phở (trong khi nhiều người khác đang đi học chứng khoán và bám sàn). Trình độ của bà Năm chỉ là lớp 8 phổ thông thôi.
    Nói chuyện một hồi thì tôi hiểu ra bà Năm cũng dùng phương pháp mua VN-Index như tôi. Quá phấn khích, tôi ăn vội tô phở và bắt đầu trò chuyện với bà. Tôi đặt cho bà hàng loạt câu hỏi thông thường nhất khi người ta hỏi một chuyên gia về việc chơi cổ phiếu.
    Tôi:Hiện giờ giá cổ phiếu đang tăng nóng, có ông lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nói rằng mọi người cần tỉnh táo, phải tìm hiểu kỹ từng công ty mà mình mua cổ phiếu, phải đọc hiểu bản cáo bạch, phân tích kỹ tình hình tài chính... Bà Năm sẽ làm gì?
    [​IMG]Bà Năm: Bà sẽ bán phở, còn ngoài ra không làm gì hết! Bà mua cả thị trường chứ có phải mua từng công ty đâu mà phải tìm hiểu từng công ty một. Mà cái thằng cha Ủy ban gì đó nói hay quá nhỉ! Ông có biết đặt mình vào địa vị của người khác không? Như bà đây mà ổng kêu phải đọc hiểu bản cáo bạch, phân tích tài chính cái nỗi gì. Chừng nào ổng biết đứng bán phở thì đến ngày đó bà sẽ biết phân tích tài chính.
    Tôi: Vừa rồi ngôi sao Britney Spear có đến thăm thị trường chứng khoán Việt Nam và có buổi đàm thoại với lãnh đạo của 6 doanh nghiệp hàng đầu. Dự đoán cuộc gặp gỡ này sẽ mở đầu cho làn sóng đầu tư từ Hollywood vào Việt Nam. Có thể cổ phiếu sẽ tăng lên đó. Bà Năm sẽ làm gì?
    Bà Năm: Bà sẽ vẫn đứng bán phở. Cái cô Bờ Rít Ni gì gì đó có thể làm cho cổ phiếu tăng vài chục điểm chứ làm sao có thể tự nhiên khiến cho các doanh nghiệp làm tốt lên được. Còn làn sóng đầu tư thì tốt thôi. Các công ty làm ăn tốt thì bà sẽ có thêm nhiều tiền.
    Tôi: Dịch lở mồm long móng ở heo đang lan rộng, có thể mấy công ty sẽ làm ăn khó khăn đó. Bà sẽ làm gì?
    Bà Năm: Bà cũng sẽ vẫn bán phở. Mấy công ty bán thịt heo có thể thua lỗ, nhưng mấy công ty bán thịt gà và thịt bò sẽ lời. Còn lở mồm long móng thì liên quan gì đến kinh doanh địa ốc. Cháu thấy không, mấy cái sạp bán thịt heo bên kia đường điêu đứng rồi, nhưng mấy người bán thịt gà thì phất to. Nhiều người bán gà sẽ nhảy vào chiếm chỗ mấy cái sạp bán thịt heo. Cuối cùng thì ông chủ cho thuê mặt bằng làm sạp vẫn giàu có.
    Tôi: Nhưng mà bà Năm ơi, nhiều tổ chức nước ngoài nói rằng Việt Nam mình tham nhũng và lạm phát cao quá, tình hình năm sau sẽ đi xuống nhiều lắm đó. Bà sẽ làm gì vậy?
    Bà Năm: À, lần này thì khác à. Bà sẽ không chỉ bán phở, mà phải bán thật nhiều phở. Thị trường đi xuống thì bà làm được gì chứ. Mà thị trường đi xuống thì nhiều người sẽ không còn nhiều tiền. Không có nhiều tiền thì sẽ không còn đi ăn mấy chỗ sang trọng nữa. Họ sẽ chuyển sang ăn phở của bà để bù đắp. Bà sẽ có nhiều tiền để mua cổ phiếu giá rẻ. Mấy cái ông phái trên là lo chuyện vĩ mô, còn bà thì lo chuyện vi mô bán phở, rồi cũng có ngày kinh tế đi lên thôi. Lúc đó thì bà giàu lại càng giàu hơn.
    Tôi: Trước mắt thì cổ phiếu đang tăng giá chóng mặt kìa. Mấy người hàng xóm đang đổ xô đi mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu tăng kìa. Bà Năm làm gì bây giờ?
    Bà Năm: Dĩ nhiên là bà sẽ vẫn bán phở. Mấy người đó đi mua khi cổ phiếu tăng, vậy chắc sẽ bán lúc cổ phiếu giảm hả? Vậy họ kiếm tiền bằng cách nào vậy? Mà bà có thời gian đâu để lo chuyện căn lúc nào mua, lúc nào bán đó.
    Vâng, bí quyết làm giàu của bà Năm rất đơn giản: hãy bán phở. Bán phở sẽ có tiền để mua cổ phiếu bằng phương pháp mua VN-Index. Dĩ nhiên bà Năm hiểu đứng bán phở thì không làm cổ phiếu tăng giá. Cũng như bà hiểu rằng đứng chen chúc nhìn bảng giá điện tử cũng không làm cổ phiếu tăng giá được đấy thôi.
    Trước lúc chia tay thì bà Năm nói với tôi rằng như bà đây còn kiếm tiền nhờ chơi cổ phiếu được, nên bà muốn tôi hãy truyền đạt lại kinh nghiệm của bà cho những người khác, nhất là những người kiếm được tiền nhưng chưa biết sử dụng đồng tiền của mình một cách khôn ngoan.
    Kiếm 100 triệu đồng/giờ nhờ cổ phiếu
    Tôi vẫn còn nhớ mấy người quen của tôi trầm trồ, xuýt xoa (và dĩ nhiên sau đó là than thở về thân phận của mình) khi đọc bài báo viết về người có mức lương 6 ngàn đô la/tháng. Cứ cho người đó làm một tháng 160 giờ (4 tuần x 40 giờ). Vậy mỗi giờ người đó kiếm được khoảng 37 đô la (khoảng 600 ngàn đồng).
    Với cách đầu tư của tôi thì từ 100 triệu, sau sáu năm tôi được 700 triệu, có nghĩa là kiếm được 600 triệu trong 6 năm, tức là 100 triệu trong 1 năm. Mỗi năm tôi chỉ việc gom tiền 12 triệu đồng đi viết lệnh mua cổ phiếu, thời gian đó chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Vậy tốc độ kiếm tiền của tôi là 100 triệu/1 giờ!
    Đừng mơ mộng về tốc độ 600 ngàn/1 giờ. Thay vì vậy hãy dành thời gian suy nghĩ về tốc độ 100 triệu/1 giờ.




  2. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này em đã đọc cáh đây 2 năm từ ngày em chưa biết mô tê gì về TTCK, em rất tâm đắc bài viết này và copy ra đây hầu các cụ.



    ---( trích )---
    Hôm nay, tôi trao đổi với bạn về một vấn đề: Kiểu cách chơi CK theo các nhóm thành viên (chủ yếu) trên diễn đàn OTC (www.sanotc.com.vn) . Hiện nay trong các diễn đàn mà tôi theo dõi thấy có một số nhóm các NĐT theo kiểu cách sau, để dễ trình bày với bạn, tôi tạm gọi là trường phái vậy;

    Nhóm 1 : Dựa phân tích chủ yếu trên cơ sở phân tích kỹ thuật, mà đại diện tiêu biểu là Gia Bình và Phonglannha của HNSC;

    Quan niệm : mọi thông tin đều được phản ánh vào giá, nên thông qua giao dịch CK trên sàn, bằng các biểu đồ (chat) mà nhận định xu hướng cho từng mã mà họ quan tâm

    Tuy nhiên PTKT dù mang tính khoa học nhưng vẫn mang nặng tính nghệ thuật về kỹ năng/kỹ xảo và cũng như kỹ năng đọc biểu đồ và ứng dụng các mô hình theo những trường phái khac nhau, từ đó mà rút ra xu hướng cũa mã CK mà họ quan tâm.

    Vì vậy tính chính xác phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người phân tích.

    Trên diễn đàn vì không có thời gian nên ta thấy họ thường nói ngắn gọn, ít đi sâu trả lời câu hỏi của NĐT về các chỉ số tài chính, quản trị, định hướng kinh doanh (bởi họ quan niệm thông tin đã được phản ánh đầy đủ vào giá CK hết rồi); Và đây cũng lại là điểm yếu chết người của những cá nhân quá nghiêng nặng về trường phái này. Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy trường phái này hiếm khi nhận xét về kinh tế vĩ mô hay chính sách.

    Ưu điểm: Vào ra từng mã CK ít phụ thuộc vào cảm tính mà dựa vào kết quả phân tích,
    Nhược điểm: Hay ra vào sớm/hay ra quá sớm trong khi đà tăng giá của mã CK vẫn còn chưa định hình/ hay còn kéo dài một thời gian nữa.

    Thành công vừa qua: Lấy một dẫn chứng cụ thể là mã LBM, họ đoán được đúng thời điểm LBM tích lũy đã xong và chuẩn bị phi lên, mức lời đạt được nếu NĐT bán vừa đúng (20%-30%); thành công vang dội còn ở mã SPP từ lúc giá còn 16-17.xxx; nhưng tôi không đánh giá cao thành công này vì SPP có tin rất tốt hỗ trợ sau đó mới xì ra : SPP nhập được 2 dàn máy mới vào lúc giá rẻ, nâng gấp đôi công suất hiện có, kí được hợp đồng sản xuất cả năm... Thành công này cũng sẽ được những NĐT thạo tin nóng biết mà thực hiện.

    Thất bại điển hình : Không thấy được sự tăng giá liên tục của các mã nóng điển hình như VCG và DQC, CTN... Cũng như không bao giờ khuyên các NĐT tham gia đua nóng (mua trần) các mã CK mới lên sàn, mà suốt một thời gian dài vừa qua đã đem lại bao nhiêu là lợi nhuận cho dân lướt sóng. Hình như chỉ duy nhất có EIB mới lên sàn là không có mức tăng ấn tượng này.

    Trường phái này chỉ dự đoán với xác suất thành công khá cao khi TT vào xu thế tăng hay giảm ổn định (không lên xuống thất thường); còn khi TT như giai đoạn ngày 23.10 đến 29.10 thì họ không dự đoán được. Ngoài Gia Bình thì Trịnh Phát (em_stockpro / stockpro) cũng là người PTKT có trình độ cao, nhưng Trịnh Phát ít nêu ra các mã CK có thể mua mà thường đưa ra xu hướng chung cho TT trong một quãng thời gian nào đó; hai người này dù nhiều khi nhận xét trái ngược nhau, nhưng không vì thế mà có thể kết luận ai hơn ai được và không nên đánh giá thấp khả năng của họ. Ví dụ: Hiện tại Gia Bình vẫn cho là TT đang trong xu thế đi lên, chỉ điều chỉnh vài phiên, còn Trịnh Phát lại cho rằng đã bước vào 1 chu kỳ điều chỉnh khá dài (bài viết có trên Blog)

    Nếu bạn mua bán theo họ, bạn phải chú í một điểm đặc biệt mà giabình đã phát biểu: Mã nào công bố ra diễn đàn là họ đã mua, và không công bố khi nào bán; cho nên chơi theo họ thường là vuốt đuôi sau khi họ đã đi qua.

    Nhóm 2: Phân tích xu hướng (phân tích cơ bản) kết hợp với ít nhiều với phân tích kỹ thuật, mà đại diện tiêu biểu là B_77;

    Nhanh nhẹn trong việc phát hiện những mã CK tiềm năng, vì chịu khó quan sát quan hệ Cung-Cầu của CK, có xét đến nhiều yếu tố để đánh giá trước khi đưa ra kết luận là mã CK tiềm năng hay không tiềm năng, nặng phân tích các chỉ số tài chính/phân tích vi mô ngành hàng hơn là phân tích kỹ thuật dựa trên biểu đồ; hay để í đến các thành phần mua bán CK để dự đoán xu hướng (ví dụ: Tây thường kinh doanh CK có bài bản, mà nay Tây mua nhiều mã này, thì chắc là tốt rồi); đặt nặng yếu tố thông tin tác động vào giá,

    Nhược điểm của nhóm này, nặng về nghe ngóng tin nồi chõ (hay tin và dễ cho rằng điều đó xảy ra, nên họ dám bỏ tiền để mua tin lắm) nên dễ bị ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, hay cho rằng mã này lên hay xuống là do BBs ủn giá hay đè giá; phản ứng nhanh nhạy với thông tin nhạy cảm, và đây nhiều khi là lợi thế, nhưng nhiều khi cũng là mặt hạn chế làm cho tâm lí đầu tư dễ giao động, dẫn đến không ít lần bị sụp hầm.

    Ưu điểm : Do trước khi mua hay bán đã có sự phân tích cơ bản, cho nên nhóm khi đã vào mã nào đó là vào sâu, vào lâu, ăn dày hơn nhóm 1, họ chỉ thoát ra khi cảm thấy hết đà tăng giá, nên nhiều khi ra trễ bởi lòng tham.
    Các mã CK điển hình mà họ đang tiến cử như : NTP, VHL

    Nhóm này có nhận xét xu hướng của TT để quyết định vào hay ra

    Nhóm 3: Tạm gọi là nhóm “chợ"; chợ ở đây được hiểu là họ đông đúc, không có thủ lĩnh, không theo xu thế của bất cứ ai, chủ yếu quyết định theo suy nghĩ cá nhân, họ không yêu mã CK nào hết, cứ vào ra có lời là ok, với họ lướt sóng là chủ yếu, là phương châm thường trực trong hoạt động kinh doanh của họ, đầu tư mang tính lâu dài chỉ là trong trường hợp bắt buộc. Mua bán của nhóm này bị ảnh hưởng nặng bởi yếu tố phong trào, phân tích cơ bản hay PTKT thường không có gì nổi bật, biết để hiểu chứ không chuyên sâu; họ mua bán phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ Cung-Cầu của CK trên TT; đại diện tiêu biểu của nhóm này là sulang và các bạn. sulang đã từng phát biểu: CK vầ trên TK mà không có lời 5% là cho đi ngay, chuyển sang ứng tiền mua mã khác; một đại diện khác đã từng thốt lên, ngay trong đợt VNi từ 235 lên 512 mà người đó lướt sóng nhiều lợi nhuận tổng hợp lại chỉ có 10%, trong khi rất nhiều NĐT lời vài chục %.

    Nhóm này mang nặng tính phiêu lưu và mạo hiểm, bởi vì quan điểm lướt sóng ngắn hạn, cho nên lỡ mua phải CK không tốt thì bán, tốt thì để ngâm lâu; vì thế có khá nhiều người nhóm này ăn đậm cho 1 mã đến tận cùng. Các mã VCG, DQC là những mã mà nhóm này khai phá, tận hưởng quả ngọt hơn nhiều nhóm khác, mặc dù VCG và DQC lúc đó có rất nhiều tin xấu, tin đồn; Tuy nhiên đây lại là nhóm nếu có thiệt hại thì bị thiệt hại nhiều nhất, vì do ảnh hưởng nặng của yếu tố tâm lí bầy đàn mà tháo chạy hàng loạt; còn nếu có ai đi ngược lại, thì lại ngoan cố/bảo thủ nên thua lỗ cũng nhiều.

    Nhóm này sẽ thua lỗ đa số khi TT xác định xu hướng đi xuống là chủ đạo, nhưng lại là đa số thắng lợi khi TT có xu hướng đi lên; mà khi TT đã định hình hướng đi lên thì mấy ai bị thất bại (?). Nhóm này không thể đoán xu thế chung của TT, nếu có chỉ là những nhận định thiếu chiều sâu, hoặc chỉ dựa trên một vài số liệu ít ỏi, rồi phán, tâm lí của nhóm này muốn thắng nhanh, quyết định nhanh, trả lời nhanh cho quyết định đầu tư nhanh của họ. Và nếu lấy 1 cuộc CM làm ví dụ, thì có thể xem họ như là quần chúng, một lực lượng đông đảo, nhưng không thể tự mình biết mình cần phải làm gì; dễ bị chi phối lợi dụng từ các tin đồn thổi ác Ý, để cho các NĐT cáo già xả hàng.

    Đặc điểm của nhóm này = nghe ngóng tin tức + xem xét tình hình chung của các NĐT + sự nhận xét của cá nhân = ra quyết định.

    Nhóm 4: Nhóm nghiêng nặng về phân tích cơ bản, xem trọng yếu tố tài chính, các chỉ số kinh tế, các yếu tố thị trường/vĩ mô/vi mô liên quan đến DN, còn phân tích kỹ thuật lại yếu thậm chí có NĐT còn không biết nữa. Đại diện tiêu biểu là bác thu_viva;

    Lập luận của nhóm này: CK dù có thị giá cao thế nào đi nữa cũng không thể thoát ly quá xa giá trị thực của DN, cũng không thể thoát ly môi trường mà DN đang hoạt động (trừ những trường hợp cá biệt); cho nên cái gì thái quá cũng khiến họ nghi ngờ. Với họ những mã CK như VCG hay DQC thì họ khó mà có trong danh mục đầu tư của mình.

    Nhóm này có ưu thế về dự đoán xu thế TT trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó quyết định tham gia hay không tham gia TT; sau đó thường so sánh các mã CK trong tầm ngắm theo những chẩn mực đầu tư mà họ đưa ra rồi mới quyết định, cho nên việc ra quyết định thường chậm, Chính vì sự cẩn thận quá kỹ như thế, cho nên các mã CK của họ thường mạnh, ít bị giảm giá trong một khoảng thời gian dài, và nếu thông tin đã phản ánh trung thực vào giá, thì khoảng lợi nhuận mà họ thu được thường ở mức trung bình khá -> khá so với các nhóm khác (mức lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận thực tế đạt được thường gần bằng nhau), bởi họ thiếu yếu tố phiêu lưu, không chấp nhận rủi ro cao, thì không thể có lợi nhuận cao được. Thường thì họ vào hơi trễ và ra thì lại hơi sớm so với số đông.

    Ví dụ : Sự nhìn nhận về mã SJE điển hình của họ, (do bây giờ các chỉ số tài chính thay đổi, nên tôi chỉ nhớ mang máng thôi)
    EPS : 3,5
    P/E : nhiều lần hơn giá trị 1 tỷ chứ? Vậy SJE đang được mua bán với giá bằng giá trị sổ sách như thế này thì quá RẺ rồi còn gì. Chưa kể giá trị sổ sách cao hơn giá trị danh nghĩa của 1 CP (1 CP=10.000 đ); thì khả năng được chia CP thưởng là lớn. VĐL của SJE thấp, lợi nhuận dự kiến cao, nếu SJE phát hành thêm CK thì chưa phải là một vấn đề lớn (tỷ lệ lợi nhuận/CP) đối với HĐQT.

    Và bây giờ thì bạn thấy rồi đó SJE đã lên đến mức giá trần ngày 30.10.2009 = 54.100, thị giá này hiện nay hơn gấp 2 lần gía trị sổ sách (25.47); mà các chỉ số tài chính cafef cập nhật đến 30.10 là : EPS = 5.17 ; P/E = 10.46 ; vẫn còn hấp dẫn lắm.
    ......

    Bốn nhóm này, đều có những ưu nhược điểm có thể bổ sung cho nhau, nhưng nếu như mỗi thành viên thuộc trường phái nào mà phát huy sở trường của họ đến cao độ, thì sẽ bù đắp được phần nào những phần họ còn thiếu/còn yếu nếu so sánh với các trường phái khác. Ngoài ra kinh nghiệm chiến trường dày dạn (kỹ thuật vào ra đặt lệnh, thời điểm đặt lệnh, kỹ năng phán đoán xu hướng TT qua khối lượng giao dịch trong phiên, tâm lí vững chắc), cũng sẽ giúp nhiều cho họ trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư khi đã quyết định mua hay bán mã CK nào đó?

    Thế nhưng dù trường phái nào cũng phải nên nhớ rằng TTCK VN hiện nay rất bất đối xứng thông tin, tình trạng nội gián chưa thể khống chế ở tỷ lệ thấp, tâm lí TT rất dễ bị tác động, nên việc quá nghiêng nặng vào trường phái nào, để rồi bảo thủ, cố chấp, thiếu sự đầu thị học hỏi, thì đều không thể thu được lợi nhuận ở mức cao như mong muốn; không sự phân tích kỹ thuật nào có thể giúp ta thoát khỏi rủi ro chính sách.

    Đó là chưa kể, các rất nhiều NĐT còn một nhược điểm lớn giống nhau là máu tham quá lớn kèm theo sự chần chừ không dứt khoát trong những thời khắc quyết định. Máu tham quá lớn sẽ làm cho NĐT không ra đúng khoảng thời điểm cần ra, còn sự chần chừ lại khiến cho họ không kiên quyết cắt lỗ đúng lúc để rút ra khỏi TT hay để đảo hàng kịp thời nhằm bảo toàn khoản lợi nhuận đã kiếm được

    Với nhiều NĐT cá nhân, mua CK là sự đầu tư dù ngắn hạn (lướt sóng) hay dài hạn đều chỉ xem CP là một vật trung gian chuyển hóa giá trị để thu tiền nhiều hơn;

    Công thức chuyển hóa: Tiền => CK => Tiền bỏ ra ban đầu + Lợi nhuận

    Cho nên họ không có khái niệm yêu hay thích CP nào, sẽ quyết sống chết với một mã CK nào cả, họ không có khái niệm CP “lởm”; với họ chỉ có CP cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao hay thấp, nếu mua CP mà sẽ có lợi nhuận cao hơn kỳ vọng của NĐT, họ vẫn sẽ mua dù nó được TT/hay có các chỉ số tài chính, báo cho biết trước đó là CP lởm (VD: VCG, DQC, TKU hiện nay...), còn nếu mua mà khả năng có lợi nhuận thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của TT, thì ngay với các mã CK của các DN tốt, NĐT cũng không để í lắm đâu. Ví dụ TKU sẽ còn nhiều phiên tăng trần nhưng HPG, VF1... thì chưa chắc.

    Ngoài bốn nhóm trên, theo tôi còn có không ít các NĐT chẳng thuộc nhóm nào,và tôi tạm xếp vào nhóm thứ 5 : Nhóm cơ hội (làm ơn đừng hiểu từ cơ hội ở đây theo hướng xấu nhé);

    Nhóm cơ hội : Đây là nhóm có kiến thức để nhận biết về CK, nhận biết về tin tức TT, biết đánh giá nhận xét cơ bản, biết đôi chút về kỹ thuật; nhóm này là tổng hợp của các nhóm trên, mang đặc điểm của các nhóm trên, mỗi thứ 1 tí, nhưng lại nhanh nhẹn và cơ hội, không nghiêng nặng và không dứt khoát theo trường phái nào cả, miễn ai tốt là học, ai đúng là ok. Sẵn sàng phủ định mình nếu mình sai mà không áy náy.

    Nhóm này hành xử theo lối sàng lọc; rồi dựa trên khả năng về trình độ kinh nghiệm của mình về CK để đi đến quyết định.

    Ví dụ: Khi TT vào xu thế tăng điểm, họ quyết định gia tăng tính mạo hiểm (vì mạo hiểm trong xu thế tăng sẽ ít rủi ro hơn mạo hiểm trong xu thế giảm giá); Khi TT tăng điểm thì :

    1/ Nương theo trường phái nhóm 1 để chọn ra những mã CK tốt (qua cái sàng thứ nhất)
    2/ Theo tiêu chí đầu tư của mình để thẩm tra lại (lọc CK qua cái sàng thứ hai); cái sàng này nghiêng nặng về phân tích cơ bản của nhóm 4.
    3/ Đánh giá sức Cầu chung của TT qua cái sàng của nhóm 3
    4/ Đối chiếu với nhận định cá nhân (trong đó có gia tăng tính phiêu lưu, mạo hiểm)=> Đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với khả năng phân tích, đón nhận và xử lí thông tin, cũng như phù hợp với nguồn lực tài chính của mình.

    Khi thị trường điều chỉnh giảm thì : CK sẽ được xem xét theo thứ tự, để tránh việc cắt lỗ quá sớm lại trở thành cắt lãi (vì yếu tố T+3; 4...)

    1/ Nghiêng nặng về nhóm 4 (qua cái sàng thứ nhất để quyết định: tiếp tục cầm giữ, thoát ra TT hay cơ cấu/hay đảo hàng trong danh mục đầu tư)
    2/ Qua cái sàng thứ hai của nhóm 2/nhóm 3 để phân tích và đánh giá giá trị thông tin, cũng như xác định niềm tin của thị trường (TT) về sức Cầu của CP còn lớn hay nhỏ để có quyết định tốt nhất về việc bán ra vào thời điểm tốt nhất có thể.
    3/ Đối chiếu với nhận định cá nhân một cách thật cẩn trọng => Ra quyết định.

    Bản thân tôi đang mong muốn mình trở thành một thành viên của nhóm 5 này, mà mới chỉ đạt được 40% thôi. Bởi những lí do khách quan và chủ quan của tôi, như tôi đã gửi cho bạn trong 3 mail trước đó.

    Hiện tại tôi đang chơi như thế này (trong điều kiện kinh tế hiện nay và chính sách đang có): Giả sữ danh mục đầu tư CK của tôi là 100%; thì tôi dành 40%-50% cho những mã CK có tiềm năng phát triển, tài chính tốt, quản trị và chiến lược tốt, chỉ số tốt, có nhiều khả năng chia CP thưởng, phát hành CP tăng vốn, lĩnh vực SX-KD được nhiều ưu đãi trong chính sách kinh tế hiện tại và trong một khoảng tương lai gần; 30% cho các mã SX-KD-TM các ngành nghề có nhiều lợi thế trong những tháng cuối năm; 20% dành chơi các mã CK mạo hiểm mà TT chưa phát hiện, hay mới phát hiện nhưng tăng trưởng chưa nhiều, nếu cần thiết chấp nhận đua nóng (mua giá trần)... Biện pháp bảo hiểm, trong trường hợp xấu nhất, khi kết thúc cuộc chơi thì phải bảo toàn được vốn, nghĩa là lợi nhuận phải bằng 0 chứ không thể âm. Mã này lỗ thì mã CK kia phải lãi, trường hợp TT thuận lợi sẽ ăn dày.

    Một số lưu Ý khác: Thường khi đến kỳ hạn công bố báo cáo tài chính:

    1/ Các DN nào công bố trước, hay đúng hạn, thì DN đó thường tự tin vào lợi nhuận của mình; khả năng là lãi thật
    2/ Các DN nào công bố báo cáo tài chính chậm, dễ bị nghi nghờ là có vấn đề, đang cần thời gian điều chỉnh, xào nấu lại số liệu
    3/ Các DN xin công bố báo cáo tài chính trễ hạn thường rơi vào các trường hợp sau:
    - Các DN SX-KD yếu kém, cần thời gian để chỉnh sữa, [trong khi các Cty Cổ phần khác đã công bố, TT tăng điểm mà CK của Cty công bố báo cáo tài chính chậm lại bị nằm sàn ], thì thường là xấu, phải chạy ngay, vì tin nội gián đã xuất hiện, nên NĐT cắt lỗ;
    - Nếu báo cáo tài chính chậm mà giá CK của Cty đó cứ cởi trần thì thông tin tài chính của nó thường là tốt, hay có tin tốt nào khác chưa công bố;
    - Các Cty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động dàn trải, cần thời gian tập hợp số liệu, muốn biết tốt xấu, phải xem diễn biến giao dịch CK của nó, và chờ báo cáo chính thức đã ra.

    TT không vô cớ tăng hay giảm, Tăng hay Giảm đều có nguyên nhân hết, chỉ có điều ta biết hay không biết mà thôi; trong môi trường mà thông tin nội gián đầy rẫy phải hết sức cảnh giác, nếu không dễ bị thiệt hại. Mọi rủi ro có thể phân tích nhưng rủi ro chính sách thì chỉ có thể dự đoán mà thôi


    Hướng dẫn cách sử dụng lọc cổ phiếu


    * MACD là chỉ báo xác định xu hướng thị trường, MACD có giá trị càng cao thì xu hướng càng mạnh và ngược lại. Khi dùng MACD như chỉ báo để lọc xu hướng thì chúng ta có thể lựa chọn ra được các cổ phiếu

    o Các cổ phiếu có xu hướng tốt nhất thị trường(Biểu hiện ở chỉ báo MACD lớn nhất trên toàn thị trường). Tuy nhiên điểm yếu của MACD là nó loại bỏ các dao động trong ngắn hạn cho nên có thể các cổ phiếu có xu hướng tốt nhất nhưng có thể nó cũng là các cổ phiếu đang dao động trên đỉnh ngắn hạn của nó. Việc lọc các cổ phiếu có xu hướng tốt nhất thị trường sẽ có hiệu quả nhất khi thị trường đã có một giai đoạn xuống khá lâu và chúng ta tìm kiếm các cổ phiếu có thể tăng sớm nhất

    o Các cổ phiếu có xu hướng xấu nhất thị trường(là các cổ phiếu có MACD nhỏ nhất trên thị trường). Các cổ phiếu này là các cổ phiếu có thể được lựa chọn để đầu tư lướt sóng trong khi TT chung điều chỉnh sau đợt tăng mạnh hoặc là tìm kiếm các cổ phiếu ở đáy khi thị trường sắp lên.

    o Các cổ phiếu có tín hiệu MUA do MACD cắt tín hiệu là các cổ phiếu có thể có xu hướng tăng đang bắt đầu. Cần kết hợp các tín hiệu khác để khẳng định có nên tham gia đầu tư không

    * RSI là một chỉ báo xác định sức mạnh tương đối giữa người mua và người bán. Nếu người mua mạnh thì giá tăng và RSI tăng và ngược lại. Lọc theo RSI là tìm kiếm các cổ phiếu đang có lực mua hay bán mạnh hơn

    o Các cổ phiếu được mua quá mạnh so với thị trường chung là các cổ phiếu có RSI lớn nhất thị trường{Các cổ phiếu này nếu như ở cuối giai đoạn tăng thì có lẽ không nên mua, tuy nhiên nếu các cổ phiếu này ở cuối giai đoạn giảm và xu hướng đang tăng lên thì rất tốt nếu sở hữu.}

    o Các cổ phiếu bị bán quá mạnh so với thị trường là các cổ phiếu có RSI thấp nhất thị trường{Là các cổ phiếu yếu nhất thị trường, có thể mua lướt sóng nếu các cổ phiếu này đã rơi về hỗ trợ}

    * Khối lượng giao dịch (KLGD)

    o Có hai loại thay đổi KLGD đáng quan tâm, một là thay đổi KLGD đột biến điều này cho thấy có sự thay đổi cung cầu trong ngắn hạn. Và NĐT có thể dựa vào điều này để quyết định xem nên mua hay bán

    o Hai là KLGD tích lũy hoặc phân phối, tức là KLGD tăng lâu rất lâu nhưng giá không thay đổi nhiều cho thấy cổ phiếu đang được tích lũy hoặc bán ra dần dần tùy theo biến động giá của cổ phiếu

    o S&D cung cấp lọc KLGD theo hai tiêu chí trên

    + KLGD tăng mạnh nhất so với toàn bộ cổ phiếu trên thị trường: các cổ phiếu này có thể là các cổ phiếu có sự thay đổi lớn trong cung cầu ngắn hạn

    + KLGD tích lũy là các cổ phiếu đang có KLGD lớn hơn trong cả giai đoạn thị trường.

    Nguồn: S&D Co., Ltd

    .......................................................................

    Hướng dẫn sử dụng Explorer trong Metastock


    MetaStock là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật phổ biến, dễ sử dụng. Biểu diễn các biểu đồ phân tích trực quan và cho phép người dùng tự định nghĩa, tùy biến các System Trade là sức mạnh cốt lõi của MetaStock.

    MetaStock cho phép bạn sử dụng các System Trade từ các mô hình được cung cấp sẵn, hoặc tự xây dựng các mô hình mới phù hợp với tình hình thực tế.

    Từ các biến số, hàm số (Functions) do MetaStock cung cấp bạn có thể thiết lập các công thức (Formulas) phục vụ cho việc xây dựng từ: Expert Advisor, System Tester, Indicator, Explorer cho đến Commentary của Expert.

    Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ yếu từ MetaStock Help và các trang web nước ngoài có liên quan.

    Những công thức của MetaStock gồm các thành phần cơ bản sau: Các hàm chức năng, các toán tử và các biến mảng dữ liệu.

    1/. Các thành phần thường dùng để tạo công thức cho System Trade:
    - Các biến mảng dữ liệu cơ bản: Volume, Open, Close, High, Low (lượng giao dịch, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất của phiên giao dịch, giá thấp nhất …), khi dùng có thể viết tắt theo ký tự đầu của biến.
    - Các hàm chức năng dựng sẵn: REF, MOV, AD, ADX, ADXR, AroonDown, AroonUp, BbandBot, BbandTop, CCI, DI, MACD, MarketFacIndex, MFI, OBV, OscP, OscV, ROC, RSI, SAR, HHV, LLV, MAX, MIN, SUM, IF, …
    - Các toán tử: (+), (-), (*), (/); toán tử logic AND, OR, …

    Một số ví dụ về công thức:
    + Mức chênh lệch giá cao và thấp nhất ngày: H – L
    + Mức chênh lệch giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: C – Ref(C, -1)
    + % tăng giảm giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: ROC(C, 1, %)
    + Giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần nhất: MOV(C, 5, S)
    + Tính RSI 14 ngày: RSI(14)

    Nội dung và tính năng của các biến và hàm, bạn có thể xem thêm trong HELP của MetaStock. Việc vận dụng các hàm sẽ được minh họa trong từng mô hình cụ thể trong các phần sau.

    2/. Xây dựng mô hình cho The Explorer và cách ứng dụng:
    a. Cách thiết lập công thức cho The Explorer: Có 2 cách
    - Cách 1: Copy 1 mẫu có sẵn và sửa lại theo ý thích cá nhân
    Vào Menu Tools, chọn The Explorer … hoặc chọn Toolbar đánh dấu đỏ

    Chọn 1 mẫu có sẵn để Copy, ở đây tôi chọn Equis - Binary Waves (1),

    Tiếp theo ấn nút chọn Copy (2), đặt tên cho mẫu bạn muốn tạo trong ô Name (3), viết ghi chú cần thiết để sau này dễ tra cứu trong ô Notes, thiết lập công thức cho các cột số liệu bằng cách chọn từng cột (4), gõ hoặc chỉnh sửa công thức (5), đặt tên cho cột ở mục Col. Name (6). Lưu ý, các bước thực hiện tuần tự từ trên xuống theo các vị trí khoanh tròn màu đỏ trong hình minh họa.

    - Cách 2: Tạo mới hoàn toàn. Làm tương tự như trên, chỉ thay việc chọn nút Copy (2) bằng chọn nút New.

    Ví dụ minh họa về việc tự tạo một mẫu Explorer: Tạo một mẫu tìm kiếm các chứng khoán có giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần đây có xu hướng tăng lớn hơn 10% so với giá trung bình 20 ngày

    00 Average Price 5-20 Up
    COLUMN FORMULAS
    ---------------
    ColumnA: Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S)
    ColumnB: C

    ColumnC: Mov(C,5,S)

    ColumnD: Mov(C,20,S)

    FILTER SOURCE
    (Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S))>1.09

    b. Giải thích công thức áp dụng:
    + Hàm Mov(C,5,S) or Mov(C,20,S): Tính giá đóng cửa (C) trung bình theo số ngày chỉ định (5 or 20) theo phương pháp giản đơn (S).
    + Cột A: Tỷ lệ tăng/giảm của giá trung bình 5 ngày so với giá trung bình 20 ngày, lớn hơn 1 là tăng / nhỏ hơn 1 là giảm (có thể dùng hàm ROC để tính toán nhưng vì đây chỉ là minh họa nên tôi chưa tối ưu công thức).
    + Cột B: Giá đóng cửa ngày gần nhất
    + Cột C/D: Giá trung bình 5 ngày và 20 ngày
    + Cột Filter: Lọc những CK thỏa mãn điều kiện giá trung bình 5 ngày tăng 10% so với giá trung bình 20 ngày.

    Kết luận: Như vậy bạn có thể tạo ra 1 mẫu Explorer tùy ý nhưng các bạn phải nhớ, nếu bạn đưa ra yêu cầu sai thì bạn có thể sẽ bị tổn thất về tài chính khi quyết định mua/bán dựa vào mẫu tìm kiếm tự tạo.


    Bài 8: TÍCH LUỸ VÀ PHÂN PHỐI

    § 1. KHÁI NIỆM

    Khi tìm hiểu “Khối lượng giao dịch” (Bài 7), chúng ta đã làm quen với các mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch với hình thái thị trường, xu hướng thị trường và sự biến động giá cả.
    Bài này giới thiệu một khía cạnh khác của sự liên quan giữa khối lượng và giá cả qua chủ đề “Tích luỹ và phân phối”. Đó là những kiến thức cơ bản giúp ta tìm hiểu thêm thị trường, đồng thời hiểu được sâu sắc một số chỉ số rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật – chỉ số lưu lượng tiền (MFI), chỉ số cân bằng khối lượng (OBV).

    I. NGÀY TÍCH LUỸ VÀ NGÀY PHÂN PHỐI
    Trong xu thế tăng/giảm của thị trường sẽ có ngày tích luỹ và ngày phân phối thể hiện qua khối lượng và giá cả.

    • Khi thị trường tăng giá:
    Ngày tích luỹ:
    -Giá tăng mạnh
    -Khối lượng giao dịch nhỏ
    Ngày phân phối:
    -Giá tăng yếu (hoặc đứng giá)
    -Khối lượng giao dịch lớn

    • Khi thị trường giảm giá:
    Ngày tích luỹ:
    -Giá giảm mạnh
    -Khối lượng giao dịch nhỏ
    Ngày phân phối:
    -Giá giảm chậm (hoặc đứng giá)
    -Khối lượng giao dịch lớn

    • Tóm tắt:
    [​IMG]

    II. GIẢI THÍCH

    • Khi thị trường trong xu thế tăng giá:
    -Người có cổ phiếu giữ lại chưa bán vội chờ giá lên
    -Người chưa có cổ phiếu mua vào
    Tình trạng trên khiến cho cổ phiếu trở nên khan hiếm, lượng cầu cao hơn cung làm cho giá tăng mạnh nhưng khối lượng không cao: đó là ngày tích luỹ.
    -Tới khi được giá, người có cổ phiếu bắt đầu bán ra
    -Các nhà đầu tư khác được dịp mua vào.
    Tình trạng trên khiến cho khối lượng giao dịch tăng mạng nhưng giá cả tăng chậm hoặc đứng giá (thậm chí giá giảm): đó là ngày phân phối.

    • Khi thị trường trong xu thế giảm giá:
    -Khi thị trường đang trong xu thế giảm, nhiều nhà đầu tư sợ hãi bắt đầu bán tháo và khi đó lượng mua vào cũng rất ítkhiến lượng cổ phiếu dư bán khá nhiều làm cho giá cả giảm mạnh với khối lượng giao dịch không cao: đó là ngày tích luỹ.
    -Hiện tượng tích luỹ đã trôi qua vài ba ngày vì giá cả bây giờ rất hấp dẫn (do quá rẻ) các nhà đầu tư bắt đầu mua vào khiến cho giá giảm chậm lại hoặc đứng giá (thậm chí có khi tăng giá) với khối lượng giao dịch khá lớn: đó là ngày phân phối.

    • Chú ý:
    -Khi thị trường đang trong xu thế tăng/giảm sẽ bao gồm các ngày tích luỹ và phân phối xen kẽ nhau
    -Thông thường sau 3 tới 5 ngày phân phối xu thế tăng/giảm của giá sẽ kết thúc


    § 2. SỬ DỤNG

    Khái niệm “Tích luỹ và phân phối” cũng như “Hội tụ và phân kỳ” (Bài 7) có mặt tại rất nhiều nơi trong lĩnh vực PTKT. Vì vậy chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi. Một trong những ứng dụng khá gần gũi với chúng ta là: “Phát hiện thị trường chạm đỉnh căn cứ vào hiện tượng phân phối”

    PHÁT HIỆN THỊ TRƯỜNG CHẠM ĐỈNH

    • Nguyên lí:
    -Đỉnh của thị trường là mức giá cao nhất của toàn bộ thị trường
    -Sau khi thị trường chạm đỉnh, giá sẽ giảm
    -Phân tích sự biến động giá cả và khối lượng giao dịch có thể giúp chúng ta phát hiện thời điểm chạm đỉnh để tiến hành bán ra ngay vì khi giá cả và khối lượng đã nói lên rằng chúng đang ở tình trạng phân phối lớn (do các tổ chức đang đổ ra ồ ạt) thì hành động tốt nhất là nên bán ngay mà không cần tới các chuyên gia phân tích (cơ bản hay kỹ thuật) nói gì

    • Phát hiện:
    -Hiện tượng phân phối có các tín hiệu:
    Giá đóng cửa thấp hơn phiên trước
    Khối lượng giao dịch tăng
    Hoặc:
    Giá đứng hoặc thay đổi rất nhỏ
    Khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm trước
    -Nên theo dõi chặt chẽ hai thông số giá cả và khối lượng hàng ngày vì các tín hiệu của hiện tượng phân phối thường xuất hiện bất chợt mà không hề có cảnh báo
    -Nếu “bốn ngày phân phối” kéo dài ra hai, ba tuần xu hướng thị trường sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm
    -Sau “bốn ngày phân phối” nên rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư và nghĩ ngay đến việc loại bỏ các cổ phiếu không mạnh vì sau bốn, năm ngày phân phối, thông thường giá sẽ giảm.

    • Chú ý:
    Luôn nhớ rằng chúng ta có bốn ngày phân phối là thời điểm thích hợp để “bán ra” và đừng bao giờ nghĩ tới chuyện “mua vào” trong thời điểm này

    SỬ DỤNG TỶ LỆ TÍCH LUỸ/PHÂN PHỐI

    • Nguyên lý
    -Căn cứ vào sự theo dõi khối lượng giao dịch 13 tuần trước đó, người ta còn dùng tỷ lệ tích luỹ/phân phối để phát hiện cổ phiếu đang được các quỹ đầu tư lớn mua vào hay bán ra?

    • Phát hiện
    -Tỷ lệ tích luỹ/phân phối xếp theo 5 bậc với những số liệu cụ thể từ a đến e:
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối xuống tới mức a, b: cồ phiếu đang được mua vào
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức c: mua bán cân bằng
    Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức d, e: cồ phiếu đang được bán ra
    Tra cứu các số liệu cụ thể kể trên ở bất kỳ giáo trình nào về PTCB hay PTKT
    -Nếu chỉ chú ý tới mối liên hệ khối lượng và giá cả (Bài 7), về mặt trực quan chúng ta đã rõ:
    Khi khối lượng tăng và giá tăng: các tổ chức lớn đang mua vào
    Khi khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức lớn đang bán ra


    Tới đây chúng ta đã chấm dứt việc làm quen với những khái niệm cơ bản của Phần I: “Mở đầu” trong “Những kiến thức cơ bản trong PTKT”, bao gồm:
    Bài 1: Đại cương về PTKT
    Bài 2: Vấn đề xu hướng thị trường
    Bài 3: Khái niệm chống đỡ và kháng cự
    Bài 4: Đại cương về các chỉ số
    Bài 5: Đồ thị giá
    Bài 6: Khái niệm về hội tụ và phân kỳ
    Bài 7: Khối lượng giao dịch
    Bài 8: Tích luỹ và phân phối

    Tới Phần II: “Các chỉ số trong PTKT”, chúng ta sẽ làm quen với các chỉ số cụ thể thông qua một đề cương tổng quát:

    • Tính chất và đặc điểm
    • Sử dụng
    • Tổng kết
    Tuy là những chỉ số độc lập nhưng chúng có nhiều liên quan với nhau và liên hệ chặt chẽ với những kiến thức đã được giới thiệu trong Phần I: Những kiến thức mở đầu”.

    Chu Xuân Lượng
    Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock



    46 sai lầm của nhà đầu tư (sưu tầm)
    1. Mua bán quá nhiều:

    Sai lầm lớn nhất là ham giao dịch quá nhiều. Nên nhớ mỗi lần giao dịch là mỗi lần phải trả phí và cuối cùng nhà đầu tư chỉ làm lợi cho các công ty chứng khoán. Một nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean cho thấy 20% nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ giao dịch nhiều nhất chỉ thu lợi nhuận bình quân mỗi năm 11,4% trong khi 20% giao dịch ít nhất lại nâng lợi nhuận hàng năm của họ lên 18,5%. Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả này, nữ giới thường đầu tư giỏi hơn nam giới và một trong những lý do là bởi tần suất mua bán của nữ giới thấp hơn nam giới. Nhà đầu tư hiệu quả nhất là các cặp vợ chồng trung niên, mua bán cẩn thận, ít thay đổi danh mục đầu tư.
    2. Đầu tư dựa vào danh tiếng:

    Trong chứng khoán, nên nhớ nguyên tắc: “Danh tiếng không là gì cả, lợi nhuận là đáng lưu ý, còn dòng tiền lưu chuyển là quan trọng nhất”. Đừng mua cổ phiếu của một công ty chỉ vì bạn thích tên tuổi của công ty này. Felix Meschke nghiên cứu thấy mỗi khi tổng giám đốc của một công ty lên đài truyền hình CNBC, cổ phiếu của công ty này tăng bình quân 1,65% trong ngày đó và vài ngày sau, giá cổ phiếu sẽ sụt về mức cũ. Điều này chứng tỏ nhiều người mua cổ phiếu chỉ vì họ bị tác động bởi hình ảnh công ty trên truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy nhà đầu tư trông chờ lợi nhuận cao từ những ngành họ có cảm tình. Để tránh sai lầm này, nên dựa vào phân tích tài chính khách quan chứ đừng dựa vào cảm tính khi quyết định đầu tư.
    3. Đầu tư theo đám đông:

    Cổ phiếu là một con số giới hạn. Nếu quá nhiều người đổ xô mua một loại cổ phiếu nào đó, chắc chắn giá của nó sẽ lên quá mức giá trị thật. Lịch sử thị trường đã có quá nhiều dẫn chứng cho sai lầm khi chạy theo đám đông mà vụ các công ty dot.com thời bùng nổ Internet là một dẫn chứng vẫn còn nóng hổi. Lúc đó, người ta nghiên cứu thấy một công ty chỉ cần đổi tên để tận cùng có chữ .com là giá tăng ngay 74% dù công ty không thay đổi mô hình kinh doanh. Mua cổ phiếu giá cao không có vấn đề gì nếu sau đó ta vẫn kiếm được người mua lại với giá cao hơn. Vấn đề là chiến lược tìm “người khờ hơn” như thế dẫn đến người cuối cùng “ôm” cổ phiếu ở mức giá cao nhất thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
    4. Không đa dạng hóa “Bỏ trứng vào một giỏ”

    Một trong những sai lầm thường thấy là bỏ hết tiền đầu tư vào một hay hai loại cổ phiếu. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể bù trừ rủi ro ở ngành này bằng cổ phiếu của ngành khác. Nói thì dễ thấy nhưng thực tế rất nhiều nhà đầu tư thỏa mãn với một hai loại cổ phiếu mình thích. Lúc các đại công ty làm ăn gian dối như Enron sụp đổ, nhiều người phá sản theo vì để hết tiền dành dụm cho riêng cổ phiếu này thôi. Đa dạng hóa còn có nghĩa nên dành tiền cho các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu chẳng hạn.
    5. Cứ nghĩ mình luôn đúng:

    Đây là một tâm lý phổ biến vì bản chất của con người là tránh thừa nhận sai sót hay thất bại. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để chặn lỗ. Họ nghĩ khi chưa bán, chưa thể gọi là lỗ và tâm lý con người không ai muốn hiện thực hóa khoản lỗ của mình. Ngược lại, con người cũng có tâm lý muốn bán sớm khi thấy cổ phiếu lên giá mặc dù biết tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhà đầu tư thường gán lỗ cho những lý do khách quan còn lãi là do sự tài giỏi của họ. Nhà đầu tư giỏi phải biết bỏ cái tôi to tướng ra khỏi quá trình mua bán, phải định trước mức mua hay bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào.

    6. Nghe hơi nồi chõ

    Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.
    Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài cán bộ môi giới - tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:
    - Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.
    - Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.
    - Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.
    - Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.
    7. Không có kỳ vọng đầu tư riêng

    Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.
    Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.
    Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số tiền đầu tư.
    Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.
    8. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức

    Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức.
    Điều này sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của các vấn đề tồn tại ở trên.
    Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "bầy đàn."

    9. Không có chiến lược đầu tư

    Ngay khi mới bắt đầu, mỗi nhà đầu tư nên lập cho mình một chiến lược đầu tư đóng vai trò như một khung chương trình đã lập sẵn để giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn sau này.
    Một chiến lược đã được lên kế hoạch kỹ phải bao quát được những yếu tố quan trọng như sự trải dài về thời gian, tính chịu đựng rủi ro, số tiền có thể dùng để đầu tư và những đóng góp có thể cho tương lai.
    10. Đầu tư vào cổ phiếu chứ không phải vào các công ty (đầu tư dài hạn)

    Đầu tư chứng khoán không phải là bạn đang đánh bạc và vì vậy đừng nên đối xử với nó như làm một việc làm “chẳng trúng thì trượt”. Khi bạn đem tiền đi đầu tư, bạn hãy đặt giả sử một số rủi ro nhất định để giúp bạn rải tiền của bạn vào các doanh nghiệp mà bạn tin rằng họ có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong thời kì dài hạn.
    Trước khi bạn quyết định mua một loại cổ phiếu nào đó, hãy phân tích những nền tảng của công ty đó hay của nhóm ngành đó và chắc chắn rằng công ty hay ngành đó có sự bảo hộ tối thiểu từ nhà nước. Bạn đừng nên chỉ nhìn vào giá cổ phiếu tăng giảm từng ngày.
    Việc bạn mua một cổ phiếu nào đó là bởi vì trông nó có vẻ sắp lên giá hoặc bởi vì bạn rất thích các sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó thì không phải là một chiến lược đầu tư đúng đắn.



    10. Đưa ra những quyết định nhằm tránh bị đánh thuế

    Khi bạn có ý thức về việc thuế có ảnh hưởng như thế nào đến những quyết định của bạn thì mục tiêu đầu tiên nên là đưa ra những quyết định đầu tư nền tảng đúng đắn.
    Có một số nhà đầu tư nhằm tránh phải nộp thuế thu nhập chứng khoán họ đã để cho giá trị chứng khoán của một cổ phiếu tốt tăng lên trong tài khoản của họ nhằm có một tỉ lệ bất thường trong toàn danh mục đầu tư của họ.
    Tương tự như vậy, bạn cũng đừng nên giữ lại một cổ phiếu nào đó đến mức nó qua hạn bán một năm chỉ để tận dụng tỷ lệ lợi nhuận thấp giúp bạn chỉ phải đóng thuế thấp. Nếu bạn cứ bận tâm quá về các khoản thuế thì nên tìm một nhà tư vấn về thuế tốt, đừng để những lo lắng về thuế làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bạn.
    11. Những mong đợi phi thực tế

    Sự kỳ vọng đạt được 20 – 25% lợi nhuận một năm chỉ có thể làm cho bạn thất vọng hơn hoặc sẽ phải chịu quá nhiều rủi ro. Theo Hiệp hội Ibbotson, lợi nhuận kép hàng năm đối với các cổ phiếu thông thường trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 2001 là 10,7%, nhưng chỉ còn lại 4,7% sau thuế và do lạm phát.
    Lợi nhuận thu được từ trái phiếu dài hạn mang lại cũng trong thời gian đó là 0,6% sau thuế và lạm phát. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải có một tầm nhìn dài hạn đối với việc đầu tư và đừng có để cho những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn và gây ra cho bạn những sự thay đổi đáng kể đột ngột trong chiến lược đầu tư của bạn.


    Lý thuyết sóng ELLIOTT và dãy số FIBONACCI ứng dụng trong thị trường tài chính
    Dùng sóng Elliot và dải Fibonaci để dự đoán xu hướng giá

    Lý thuyết sóng Elliott
    Nguyên tắc sóng Elliott là 1 trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà 1 số nhà kinh doah chứng khoán dùng để phân tich những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “ Cha đẻ ”của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott ( 1871-1948). Nghề chính của Ông là kế toán và Ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước.
    Theo Ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những con sóng, như hình vẽ bên. Trong đó 1 con sóng cơ bản sẽ có 5 con sóng chủ và 3 con sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1,3,5 gọi là sóng chủ, và sóng 2,4 là sóng điều chỉnh. 2 con sóng điều chỉnh được gọi là sóng ABC.
    Trong mỗi 1 con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo qui luật của lý thuyết Elliott. 1 đợt sóng chủ hoàn chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hoàn chỉnh có 55 sóng.
    Tùy theo độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau :Grand supercycle : sóng kéo dài nhiều thập kỷ, thế kỷ…Supercycle : Vài năm đến vài thập kỷ,Cycle : 1 đến vài năm,Primary : vài tháng đến vài năm,Intermediate : Vài tuần đến vài tháng,Minor : vài tuần,Minute : vài ngày,Minuette : vài giờ,Subminutte : vài phút.

    [​IMG]

    Dãy số Fibonacci
    Dãy số do nhà toán học người Italya Leonardo Fibonacci ( 1175-1250)phát minh ra. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những con số kế tiếp được tạo thành bằng cách cộng 2 số đứng trước…0.1.1.2.3.5.8.13.21.34.55.89.144.233.37 7……
    Điều kỳ diệu xảy ra là : số sau chia cho số đứng trước luôn bằng 1.618
    Số trước chia cho số đứng sau luôn bằng 0.618.
    Số trước chia cho số đứng sau 2 vị trí luôn bằng 0.382
    …và rất nhiều điều kỳ lạ xảy ra khi nhân chia các số trong dãy số Fibonacci.
    Tất cả các con số trong dãy số Fibonacci 1.2.3.5.8.13.21…..và tỷ lệ 0.618 và 1.618 và 0.382 xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong vũ trụ, kiến trúc, xây dựng,….
    Quan trọng hơn với chúng ta, những nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng, ngoại hối…những con số đầy ma lực trên xuất hiện ngay trong thị trường tài chính, nhất là biên độ giao động giá cả…
    Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng, ông nghiên cứu và phát minh ra lý thuyết sóng trước khi biết Fibonacci. Nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lạ : 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở xung quanh các tỷ lệ Vàng 0.618, 1.618, 0.328…do đó có 1 giả thuyết cho rằng Elliott đã ứng dụng Fibonacci vào lý thuyết của mình.
    Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị trường “Bò húc”
    Dưới đây là phân tích 1 con sóng 5-3 điển hình của thị trường tăng trưởng “ Bò húc”…con sóng này vẽ trong thị trường suy thoái “ Gấu ngủ” hoàn toàn ngược lại.
    Sóng chủ số 1 : đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị trường con gấu( suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này các thông tin vẫn đang tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi xảy ra sóng 1 vẫn là thị trường suy thoái.
    Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này không đáng kể. Do đó ít nhà phân tích nhận ra con sóng số 1 này ngay từ đầu.
    -Sóng chủ số 2 : là con sóng sóng điều chỉnh con sóng số 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ thấp hơn điểm xuất phát của sóng 1. Tin tức thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc kiểm tra độ thấp của thị trường. Những người theo xu hướng xuống vẫn tin rằng thị trường vần đang thời kỳ ‘ con gấu’. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm thường nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức sóng 1.
    - Sóng chủ số 3 : thông thường đây là con sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng tăng giá. Khi thị trường bắt đầu nhận thấy xu hướng đi lên do những thông tin phân tích cơ bản tích cực ngày càng rõ nét. Mặc dù có những sóng nhỏ điều chỉnh ngay trong lòng sóng 3, nhưng biên độ sóng 3 tăng lên khá nhanh và rõ nét. Diểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn sóng 1 với tỷ lệ 1.618 lần.
    - Sóng chủ số 4 : đây thật sự là con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 theo tỷ lệ 0.382 đến 0.618 . Khối lượng giao dịch sóng 4 ít hơn sóng 3. Đây là thời điểm mua vào khi nhà kinh doanh nhận biết được xu hướng tiếp theo sau đó là con sóng số 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng số 4 khó nhận biết là sẽ xuống bao nhiêu.
    - Sóng chủ số 5 : Đây là đợt sóng cuối cùng của con sóng chủ. Thông tin tích cực đang tràn lan thị trường. Khối lượng giao dịch khá lớn. Tuy vậy sóng 5 thường nhỏ hơn sóng 3 .

    Điều đáng nói là các nhà kinh doanh không chuyên nghiệp thường mua vào ở thời kỳ cuối sóng 5 vì lúc này thông tin rất tốt. Vào cuối con sóng 5 , thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
    + Sóng điều chỉnh A : sóng này thường bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn rất lạc quan. Mặc dù giá xuống , nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng : thị trường đang trong thế Bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
    + Sóng điều chỉnh B : Giá tăng trở lại và với mức cao hơn đáy sóng A, sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường Bò húc. Đối với người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị đầu vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng chưa chuyển sang tiêu cực.
    + Sóng điều chỉnh C : giá có xu hướng giảm mạnh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng, Hầu như mọi nhà kinh doanh đều nhận ra xu hướng xuống của thị trường Gấu ngủ. Sóng C thường lớn như sóng A, điểm dừng của sóng C thường bằng 1.618 lần đáy của sóng A.
    Thị trường gấu ngủ cũng tương tự, nhưng theo chiều ngược lại…

    [​IMG]

    ÁP DỤNG FIBONACCI :
    Kẻ các đường hạn mức 0.00-- 23,6-- 38,2-- 50,0--61,8-- 76,4 -- 100 từ chân lên đến đỉnh của mỗi đợt sóng để dự đoán xu hướng của con sóng tiếp theo.

    ĐÀN ROBOT NHÀ EM NUÔI :
    http://www.flickr.com/photos/chunjunxo

    SG 3/10/2009
    Hôm nay thứ 7 tranh thủ VNI nghỉ cuối tuần em vào đây spam linh ta linh tinh.

    Chúng ta phải thống nhất một điều rằng bây giờ thời buổi loạn lạc, tranh sáng tranh tối nên 1 ngày các bác nhận được không biết bao nhiêu là thông tin vỉa hè từ internet, người quen...nói chung như một mớ hầm bà lằng chẳng biết đâu mà lần. Và cũng không nên tin tưởng mà mình nên có 1 bộ lọc cho dù tin này xì ra từ một người quen của các bác làm trong "nội bộ" của công ty X,Y,Z nào đó, cái này thì tuỳ trình và quan hệ của mỗi bác. Nói thì đơn giản nhưng là cả 1 vấn đề đấy, mà nếu giải quyết được thì đã giàu to.

    Mục đích cuối cùng của mua bán cp cũng chỉ để kiếm tiền tức mua thấp bán cao, cái này ai mà chẳng biết. Em vòng vo như thế để nói lên 1 câu nói nổi tiếng của 1 ông nào đó bên trời Tây: Không có cổ phiếu tốt, không có cổ phiếu xấu, chỉ có điều cổ phiếu đó có sinh lời cho bạn hay không mà thôi ! Nói đến đây em lại nghĩ đến bản thân mình, có 1 dạo lúc mới chân ướt chân ráo bước vào TTCK, đầu năm 2007, lúc đó CP Ngân hàng đang nóng, đâu đâu cũng bàn tán về cp NH, cụ thể ở đây là ACB, SACOMBANK, em liền múc STB giá 144 (VNI đang trên 1100 điểm), sau đó STB lên 177 em cũng không bán, sau khi STB chia tách em cũng không bán và giữ đến khi về 44 em bán, nói chung lúc đó em mê cp NH lắm, không chơi mã nào hết, em bảo đảm 90% các cụ mới chơi chứng cũng có tâm lý giống em !

    Em nghĩ rất nhiều nhà đầu tư giống như em, có những cp họ không bao giờ đoái hoài, và họ chỉ "mê" một vài cp nào đó trong tầm ngắm của họ và cả một thời gian dài họ chỉ "chơi" những cp đó mà thôi, đến 1 lúc nào đó họ chợt nhận ra nhiều cp khác mà xưa nay họ không thèm đoái hoài tăng đến mức mà họ không ngờ và lúc đó chỉ thốt lên một câu: "sao con này ngon vậy mà lâu nay mình không đề ý nó, biết thế....". Túm lại em muốn nói với các cụ 1 điều: Chúng ta nên yêu tiền hơn là yêu cp. Sự thật là như thế ! Công ty đó có tốt thế nào đi nữa, các chỉ số PTCB có ngon đi nữa, thương hiệu có ghê gớm khắp 5 châu mà khi ta mua vào giá của nó không tăng (chưa nói là giảm nha) thì cũng xem như là đồ bỏ, ngược lại cp đó có lởm khởm thế nào đi nữa, làm ăn thua lỗ te tua, nợ đầm đìa mà giá nó cứ tăng đều đều thì nên yêu nó ! Nếu đưa ra ví dụ về 2 trường phái này thì có vô số cp trên 2 sàn ! Nghe thì vô lý nhưng ngẫm kỹ thì có lý quá đi chớ !

    Với lại có 1 điều các bác mua cp phải xác định là mình đâu tư ngắn hạn, lướt lát hay trung hạn, dài hạn? Chứ xác định đầu tư dài hạn mà mới thấy nó giảm 1-2 phiên đã la lối um sùm là không được đâu nhé !.....

    Em đang viết dở, thằng bạn nó kiu đi nhậu ! sorry các bác, rảnh em viết tiếp !

  3. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    trạng: Vui vẻ Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    Đăng ngày: 11:51 06-09-2009 Thư mục: Tổng hợp



    Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ? ​
    [​IMG]
    Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan là người Do Thái.​

    Karl Marx, Alan Greenspan, Paul Krugman, George Soros, Michael Bloomberg...đều là những người gốc Do Thái rất thành công.




    Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
    Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại.
    Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ....
    Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
    Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
    - Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
    - Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
    - Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
    - 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
    Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người :
    - Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
    - Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.
    - George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.
    - Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...
    Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này.
    Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel.
    Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2003 bằng 19.000 USD. Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ xíu này đã đứng vững được trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người A Rập xung quanh ...
    Nguyên nhân do đâu?
    Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy.
    Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua.
    Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.
    Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.
    Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người.

    Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.
    Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.
    Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm.
    Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”.

    Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có.
    Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.
    Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có.

    Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật.

    Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
    Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái.

    Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn.
    Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.
    Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).
    Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án.
    Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái.
    Người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.
    Theo Nguyễn Hải Hoành
    Dongtac


  4. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    trạng: Vui vẻ Hãy tìm đường mới để tiến lên

    Đăng ngày: 11:36 06-09-2009 Thư mục: Tổng hợp



    Diễn văn nhậm chức của Tổng giám đốc FPT - Nguyễn Thành Nam
    Hãy tìm đường mới để tiến lên
    We seek new way forward

    Cách đây 20 năm, theo anh Bình và các anh thành lập FPT, hoàn toàn xa lạ với những khái niệm kinh doanh và tiền tệ
    Cách đây 10 năm, lại cũng theo anh Bình chập chững đi ra thế giới, như một thanh niên mới lớn rời quê tìm đường lên phố (mặc dù lúc đó cũng đã 38 tuổi)
    Tôi tự hỏi: Vào năm thứ 20, tràn đầy sinh lực, FPT đã phát triển thành Tập đoàn đạt doanh số mơ ước 1 tỷ đô la với gần 10,000 nhân viên, có mặt tại khắp các châu lục, tại sao lại quyết định thay đổi ban tổng giám đốc? Không ai nghi ngờ về tâm huyết, khả năng cống hiến, và lòng quyết tâm của các bậc giờ có thể gọi là tiền nhân. Càng không ai dám hoài nghi về tuổi tác và sức khoẻ của các Anh. Vẫn chơi golf, ăn ngủ bình thường, và khi cần vẫn có thể sinh con đẻ cái một cách đều đặn theo ý muốn.
    Đứng đây hôm nay trước những người thân quen đã gắn bó suốt thời gian dài với cảm giác như mình thực sự quay trở về quê cũ, tôi rất muốn tìm được một phần của câu trả lời.

    Dấu ấn của đổi thay

    Quê hương của tôi đã thay đổi hoàn toàn
    Danh tiếng FPT đã vượt xa ra ngoài lũy tre làng, là tấm gương để cho bao nhiêu trí thức trẻ phấn đấu. Bạn tôi, một người rất thành đạt, gọi điện nói: em kiếm được tiền nhưng không làm được gì cho đất nước. Các anh kiếm được tiền, các anh còn để lại được một thương hiệu FPT.
    Nhà cửa mới mọc lên san sát. Từ một công ty nhỏ bé, đã trở thành tập đoàn với hàng chục trụ sở con cháu khắp mọi miền đất nước. Tòa nhà FPT với cờ 3 màu kiêu hãnh đập vào mắt các lữ khách từ sân bay Nội Bài về đang bị tắc đường☺ Hàng trăm hecta đất đang chờ những chủ nhân mới biến từ đất với ngô khoai sắn thành các xa lộ bit-bite.
    Những chủ nhân mới là ai vậy? Là gần 10,000 thanh niên trí thức, trẻ trung đang miệt mài lao động và sáng tạo. Họ đang chờ đợi cơ hội để nâng FPT lên một tầm cao mới. Vì điều kiện đặc thù của Fsoft nên tôi hay phải đi tìm hiểu công tác quản lý nhân sự của các công ty khác ở Việt nam, kể cả các MNC như Pepsi, Unilever, IBM…Tôi có thể khẳng định FPT đang là một nơi tích lũy tri thức vào bậc nhất ở Việt nam.

    Tuy không thật sự rộn ràng, nhưng xóm làng vẫn còn mang đầy hương sắc văn hóa FPT: một Sotico hài hước, sẵn sàng phá rào; một tinh thần: làm cật lực, chơi hết mình; một thái độ kiên quyết với những sự thiếu trung thực; và một tấm lòng: sẵn sàng giúp đỡ đồng đội

    Tôi thấy tự hào về quê hương tôi.

    Mặc dù vậy tôi vẫn có một cảm giác rất lạ. Một cảm giác bất an!

    Có cái gì đó đang nứt vỡ trong bức tranh đồng quê tưởng như rất đẹp đẽ.
    Tôi sẽ nói ra những suy nghĩ thật của mình.

    Sing Wang, một anh tư bản gốc Mao, tuyên bố chắc nịch khi đàm phán với đội FPT tháng 10 năm 2006: “Tin tao đi, sau khi lên sàn chúng mày sẽ khác”.

    Thật đáng tiếc, đó lại là sự thật.

    Bắt đầu từ các bậc trưởng lão. Đột ngột được tung hô như những người giàu nhất Việt nam, HĐQT FPT đã mất phương hướng. Những vision mới như Chaebol hoặc E-Citizen không đi được vào thực tế mà chỉ dừng lại ở mức vài bài trên báo Chúng ta hoặc những nỗ lực cá nhân của a Bình. Tuy họp hành liên miên, nhưng không khí của các cuộc hội họp đó hoặc trang nhã quí tộc, hoặc nặng nề kiếm tìm đoàn kết, hoặc căm giận “bọn” ném đá râp tâm phá thối.
    Không phải là những cuộc họp dành cho những tranh luận kỹ càng và những quyết định cân nhắc hướng tới tương lai.

    Con cháu đã trưởng thành, tự lực làm ăn 4 phương 8 hướng ít cần nghe khuyên bảo làm cho ban TGĐ cảm thấy cô quạnh.. Cộng thêm tính khí tuổi già, trái tính tái nết, khó thống nhất. Thôi thì mỗi cụ tìm nguồn vui riêng cho mình.
    Cụ Tổng tâm huyết vào việc tạo sân chơi cho các công dân điện tử 9x, gác lại việc điều hành công ty, suốt ngày vui thú với vườn chim FPT. CFO của Tập đoàn thì bận bịu làm chủ ngân hàng. Phó Tổng khác, tay lăm lăm chậu vàng, bao lần đòi rửa tay, gác kiếm. Vị Phó Tổng Giám đốc trẻ tuổi nhất bị đùn cho làm xây dựng, trên đe dưới búa, lặng lẽ ra đi không một tiếng động. Còn lại bao nhiêu việc lớn đến nhỏ, từ duyệt ngân sách đến tắc bể phốt, đều dồn hết cho một Phó Tổng khả kính xuất thân giáo viên đại học, khiến cho vị này tàu hoả nhập ma, toàn thân tê dai, văng tục bừa bãi, hết đường thư giãn.
    Các bạn bè đồng môn của tôi, nhiều người đang dự họp hôm nay, nay ai cũng nhà cao cửa đẹp, không hiểu sao lại thiếu đi những nụ cười lạc quan.
    Tôi có thể cảm nhận thấy sự thay đổi này rất rõ khi cùng với một nhóm các bạn ở FPT đi du lịch hàng năm gọi là “về nguồn” từ năm 1999. Thay vào sự nhiệt huyết hứng khởi ban đầu, không phải là sự điềm đạm tự tin mà là một tâm trạng bi quan chán nản.
    Bị hoang mang bởi sự thiếu quyết định hoặc quyết định luôn được bập bập lại của các trưởng lão. Khá mất phương hướng trước sự thay đổi đột ngột của số phận. Họ hỏi nhau “đâu rồi ngày xưa?” và cho rằng có lẽ sự nghiệp của mình đến đây là đã là đỉnh cao, thôi túc tắc chờ ngày về hưu non.
    Thế nên cũng không có gì lạ là gần 10,000 tri thức mà chúng ta đang có, những người không được hưởng lợi ích từ cú sốc 12/2006, những người mà thu nhập từ đồng lương của họ dù được điều chỉnh bao nhiêu lần cũng không thể lấp được khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng xa vời vợi, sẽ khó có được cảm giác tinh thần đồng đội mà chúng ta mong muốn tuyên truyền.

    Đùng một cái, chúng ta mất một giấc mơ chung đổi đời, thiếu một quy hoạch chung để cùng lên phố, không được cùng đối mặt với một thử thách chung là thoát khỏi cảnh lố bịch “nửa tỉnh, nửa quê”.

    Phải chăng chúng ta đã hết thách thức?

    Hãy đọc lại vision của công ty mà các bậc tiền bối đã đặt ra

    1/ Một tổ chức kiểu mới
    2/ Bằng những nỗ lực sáng tạo công nghệ, góp phần hưng thịnh quốc gia
    3/ Đem lại cho mỗi thành viên của mình, điều kiện tốt nhất để phát triển, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần

    Chúng ta đã từng có kiểu mới, nhưng lại cũ ngay trong chốc lát. Tập đoàn sẽ theo mô hình nào? Học theo những gã khổng lồ tên tuổi IBM, Sony hay theo bọn mới nổi như Infosys, Neusoft, Sam sung, SBI? Hay gần đây nhất là ACB, Hòa phát.

    Chúng ta không dám tin vào mô hình FPT.
    Chúng ta gọi là tập đoàn, nhưng ngoài cái tên chung, rất thiếu sự cộng hưởng. Rất ít dịch vụ chung, rất ít buôn bán nội tập đoàn. Các công ty thành viên ăn nên làm ra nói toẹt ra rằng, chẳng hiểu cần tập đoàn làm gì. Các công ty nhỏ mới lớn thì ngơ ngác vì suốt ngày bị đàn anh dọa bóp chết, tự hỏi nhau: tập đoàn là thế này ư?

    Chúng ta có: “Sáng tạo công nghệ, hưng thịnh quốc gia”?

    Gọi là một sự nhục nhã cũng không quá khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt nam không sở hữu bất cứ 1 patent nào về công nghệ trong suốt 20 năm qua, kể cả do mình làm ra hay là mua về được.
    Cho tôi kể một câu chuyện về giáo sư Phan Toàn Thắng, một nhà khoa học hàng đầu về tế bào gốc, người đang giữ patent tại Anh, Singapore về tách và nuôi cấy tế bào gốc từ màng cuống rốn. Một anh bạn người Sing đã đầu tư cho Thắng 100k ban đầu để giờ đây đồng sở hữu. Chỉ có 100 ngàn đô la Singapore!
    Một thực tế nữa là ảnh hưởng của FPT đến kinh tế quốc gia là quá nhỏ bé. Đừng ru ngủ mình về việc a Bình, a Tiến thường xuyên được mời đi tháp tùng lãnh đạo cao cấp. Hãy làm một ví dụ giả tưởng: nếu không có FPT thì Việt nam sẽ ra sao. Chẳng sao cả!. Một viên đá vứt xuống ao bèo, sẽ bị bèo trùm lên trong chốc lát (chưa kể ối kẻ sẽ cười hô hố).

    Thế còn “Cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”
    Chỉ có khoảng 5% dân số FPT hiện tại tạm được coi là đầy đủ về vật chất, chưa kể là còn xa mới có sự phong phú về tinh thần. Chúng ta có hiểu biết thế giới sâu sắc hơn, có luôn luôn tự nâng cao được trình độ của mình?
    Tôi thấy thất vọng khi Fsoft mở FLI Club, mời các bậc cao nhân đến đàm đạo. Mỗi buổi thường đều vắng hoe (trừ hôm có Phan Thị Bích Hằng đến).

    Vậy làm thế nào để hơn 9000 người còn lại có thể tự hào với vision của tập đoàn?

    Đây là trách nhiệm của chúng ta, những người đang ngồi đây.

    Chúng ta đã phát triển vượt bậc, nhưng nhìn ra bên ngoài, chúng ta vẫn là những kẻ tí hon. Nếu ví con đường đi là 100 bậc, có lẽ chúng ta mới qua được 3-4 bậc đầu tiên.

    Bởi thế, nhiệm vụ lớn nhất của mỗi chúng ta vẫn là đấu tranh với chính bản thân. Chống lại sự lười biếng vận động, chống lại sự thỏa mãn sớm, không dám nhìn ra và đối đầu với thách thức, chống lại sự run sợ khi đột nhiên thấy mình “ngang tầm” với các “cường quốc năm châu”.

    Chúng ta phải đặt một đích phấn đấu mới.
    10 năm đầu: FPT đã thoát nghèo, vươn lên hàng đầu VN trong CNTT.
    10 năm thứ hai: đã trở thành đại gia, đã bắt đầu toàn cầu hóa.
    10 năm tới:

    FPT phải trở thành một tập đoàn với thương hiệu thống nhất và mạnh mẽ, có giá trị thị trường đứng đầu khu vực, đóng vai trò then chốt trong các ngành kinh tế Việt nam được hội nhập toàn diện với thế giới, và mang lại cơ hội to lớn cho càng đông càng tốt những thanh niên tri thức Việt nam được đua tài cùng bạn bè khắp năm châu.
    Trong 20 năm qua, thành công của FPT được gắn liền với sự thành công của quá trình đổi mới ở Việt nam. Như một con thuyền nhỏ bé, được nước đưa lên cộng với sự hào hứng của mấy tay chèo lái trẻ
    Thời thế đã thay đổi, Việt nam đã gia nhập WTO và phải hòa nhập toàn diện với thế giới.
    Đại dương mênh mông đòi hỏi một tinh thần cách mạng.
    Cách mạng có thể biến những điều bình thường thành phi thường.
    Nhưng còn cách mạng hơn là biến những điều “phi thường” thành bình thường.
    Việt nam và đặc biệt là FPT phải dám đối mặt với thói quen tự coi mình là “phi thường” để trở thành một người “bình thường”.

    Việc đầu tiên là khôi phục lòng tin vào cổ phiếu của FPT. Vì chúng ta chưa có một chính sách leverage về PE giữa các cổ phiếu khác nhau, chưa có một “bát quái tiền đồ” để tiền mặt có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cổ đông của FPT hoang mang không biết định hướng tiếp theo sẽ thế nào.
    Anh Phan Đức Trung đã nói với tôi: nếu em ko tin là cổ phiếu của FPT sẽ tăng nhiều lần trong những năm tới (cụ thể bao nhiêu nhờ a Trung nói hộ) thì em sẽ không nhận nhiệm vụ CFO. Anh Trung tin, tôi tin. Rất mong các bạn cùng tin.
    Hãy giữ lấy cổ phiếu FPT, nếu có tiền thi bỏ tiền mua thêm cổ phiếu FPT vào thời điểm này, hay thậm chí đi vay để mua vào, để lấy quyết tâm gắn bó với sự nghiệp mà mình đã lựa chọn, để làm giàu hơn nữa cho bản thân và cho các thế hệ sau.

    Việc thứ hai là học cách làm việc theo pháp luật. FPT sẽ phải xây dựng bộ phận pháp chế mạnh mẽ. Các đơn vị và phòng ban phải hoạt động theo quy định, chứ không phải theo những chỉ đạo bất chợt của các Anh.
    Có những việc, tuy nhỏ, nhưng lại vô cùng khó. Chẳng hạn chúng ta phải sử dụng tiếng Anh. Chúng ta sẽ thực hiện tất cả các báo cáo bằng tiếng Anh, sẽ mạnh dạn chia sẻ với nhau những kiến thức thu nhập được bằng tiếng Anh, mà không đợi ai đó dịch ra tiếng Việt. Hãy bắt đầu viết/đọc in English từ ngày mai!
    Ngoài việc “thủ dâm” tự sinh con đẻ cái, chúng ta sẽ mạnh dạn liên doanh với các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực khác trong và ngoài nước, để có thể học hỏi những bí kíp quản lý và kỹ nghệ từ chính cuộc sống, chứ không phải nghe hơi nồi chõ. Chúng ta đang có kinh nghiệm tốt giữa Fcap và SBI. Ftel đang đàm phán với KDDI, Fsoft đang thảo luận với NashTech, FIS liên doanh với Itochu, FTG nghiên cứu xây dựng mạng lưới phân phối tại Mỹ với VietnamPartner. Chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đẩy quá trình này.
    Chúng ta phải có quỹ R&D và sẽ xây dựng các chính sách khuyến khích sáng tạo. Nhưng chúng ta cũng sẽ không tự huyễn hoặc là mình có đầy các chuyên gia hàng đầu có thể tự làm được mọi thứ, mà sẽ tìm kiếm đầu tư mua các tài sản trí tuệ, chi ít cũng là của các nhà khoa học Việt nam đang tự khẳng định.

    Chúng ta đã từng tự hào là có “vốn cộng đồng” cao. Nhưng chúng ta đã tiêu gần hết vốn đấy. Chúng ta phải học lại cách phối hợp với nhau. Chúng ta có rất nhiều công ty thành viên, độc lập về mặt pháp lý. Chúng ta có rất nhiều tài nguyên con người, tiền bạc, dịch vụ và các quan hệ khách hàng. Nhưng chúng ta không sử dụng thống nhất.
    Tại sao nhân viên FPT lại không muốn dùng dịch vụ/hàng hóa của FPT?
    Tại sao đàm phán trong nhà lại luôn gây thêm thương tổn chứ không phải gia tăng hòa khí?

    Nói như con nhà võ là chúng ta đang có một cơ thể cường tráng, nhưng khí huyết không thông, sức lực vì thế mà yếu. Không rèn luyện kịp thời, e rằng cái chết là khó tránh khỏi.

    Trước mắt, các bạn ngồi đây hãy thử hỏi người bên cạnh xem, có việc gì chúng ta có thể làm chung được không? Hãy cho nhau một cái hẹn để bàn bạc, hoặc đơn giản chỉ là để nhậu và bàn tán trên trời dưới biển.
    Chúng ta cũng nên xem xét quyết định: tất cả các nhân viên phải dùng máy tinh Elead, gọi điện thoại di động F1, mở tài khoản ở TPB, xem truyền hình IP của Ftel, bật kênh TV của FMD.
    Chúng ta phải tin tưởng Fsoft trong việc phát triển phần mềm, tin tưởng FIS trong các dịch vụ managed service, tin tưởng chất lượng những đường kết nối của Ftel và tin tưởng gửi con vào FU học tập
    Chúng ta sẽ sử dụng các dịch vụ của FPT không phải vì tình yêu mà đơn giản vì chúng ta tin rằng đó là những dịch vụ tốt nhất.

    Thầy tôi dạy tôi luôn nhớ 3 chữ: Tinh – Khí – Thần
    Tinh mạnh, Khí thông, Thần sáng

    Thần, đó là bộ mặt của FPT.

    Chúng ta tự hỏi, chúng ta có còn tự hào là người FPT không?
    (Tôi có một anh bạn già, đại khái được chị em rất thích, có điều đi đâu anh ấy vẫn cứ phải bảo mình là người Lào. Nhiều người trong chúng ta hình như cũng đang có cảm giác như vậy).
    Tôi đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều loại người cả ở Việt nam và các bạn bè thế giới. Tôi biết FPT đang được một sự ngưỡng mộ đặc biệt. Rất nhiều người coi FPT là biểu tượng của một nước Việt nam đổi mới.
    Nhưng FPT đang không dám soi gương hàng ngày! Không dám nhoẻn miệng làm duyên, nặn mụn, đánh phấn, bôi thuốc. Chúng ta chỉ biết mỗi một câu “Xưa kia nước Nam ai đẹp đường dường như ta”
    Thay vì tách mình ra làm một hiện tượng cá biệt, chúng ta sẽ phải hội nhập hơn nữa ngay trên đất nước mình.
    Thay vì báo chí, nhân viên, nhà đầu tư phải thầm thì xin gặp, chúng ta sẽ chủ động cung cấp thông tin cho họ, chủ động có các báo cáo nhanh hàng tháng, thậm chí hàng tuần.
    Chúng ta cần nhanh chóng lấy lại một bộ mặt FPT trẻ trung, khát vọng và nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với xã hội.
    Chúng ta cần đầu tư để cho mỗi thành viên của FPT là một niềm tự hào của gia đình, dòng họ.

    Quá nhiều việc phải làm. Nhưng chúng ta không có quyền từ chối.

    Bố mẹ sinh ra tôi, nhà nước cho tôi đi học, FPT là nơi tôi đã trưởng thành. Tại đây, tôi đã có may mắn được thụ giáo và được sự chỉ bảo thậm chí mắng mỏ của rất nhiều người, khách hàng và bạn bè đồng nghiệp, nổi tiếng và vô danh, ruột thịt và xa lạ, Việt nam cũng như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật.

    Tôi xin được cám ơn tất cả.

    Nhưng có 2 người ảnh hưởng đến tính cách tôi sâu sắc nhất là thầy Kao với những bài học cụ thể và ***** thông qua cuốn sách “Hồ Chí Minh, một cuộc đời.”
    Chúng ta chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta là chính mình, hành động theo những gì mà chúng ta cảm thấy tự nhiên, hòa hợp với sự vận động của môi trường xung quanh.

    Công ty cũng vậy.
    Tôi tin chắc một điều là nếu FPT muốn thành công, thì yếu tố công ty xuất phát từ Việt nam phải là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta phải hiểu chính chúng ta và nhân viên của chúng ta, phải có một tham vọng đủ để thuyết phục bản thân mình và xã hội của mình, phải có khát vọng lớn lên cùng dân Việt, mới đủ tự tin để giao tiếp và tìm hiểu. Mới có cửa thắng trong cuộc chơi toàn cầu. Để cho:
    Muôn thu sau lưu tiếng anh hào
    Người dân Việt lắm chí cao

    Nhiều người biết tôi đều hỏi, tại sao tôi lại nhận nhiệm vụ này. Họ thấy không hợp với tính cách của tôi!

    Quê hương lúc nào rồi cũng phải về.
    Quê hương của tôi là FPT.

    Ước mơ dẫn đường
    Thành công là động lực thúc đẩy
    Thất bại giúp chúng ta năng lượng mới
    Và thách thức luôn đồng hành cùng chúng ta.

    Xin cám ơn tất cả các bạn!
    Nguyễn Thành Nam 17/4/2009
  5. businessman1

    businessman1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Đã được thích:
    0

    Mùa hè oi bức, nóng lực + mất 50% tài sản nhìn mấy cốc bia và mấy em German girls bốc lửa này thấy mát lạnh...ui nhớ lại những ngày trước, biết thế ko về, ở lại cưới một em bây giờ có khi lại là Vịt Kiều...[r2)]...chứng mới chả khoán.
  6. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bấm vào chữ MƯA HỒNG để nghe :


    Mưa Hồng
    Ca sĩ: Khánh Ly

    Này em đã khóc, chiều mưa đỉnh cao, còn gì nữa đâu...​


    Chiều lại đổ mưa rồi… Mưa lạnh và buồn. Trong lúc này chỉ mong nghe một bài hát duy nhất: “Mưa hồng”.
    …Trời ươm nắng cho mây hồng
    Mây qua mau em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống như hôm nào
    Em đến thăm mây âm thầm mang gió lên…
    Ngay từ nốt đầu tiên mới cất lên, từnhạc đã hoà vào nhau quấn quýt dịu dàng. Và giọng của Khánh Ly vuốt cho âm điệu lên cao “Trời ươm nắng…” rồi thả xuống nhẹ nhàng quá đỗi “cho mây hồng…”. Tui yêu cái khoảng thả ấy biết bao nhiêu… Như mưa rơi chiều nay không ào ạt, mưa thả giọt nối nhau rơi miên man… Cửa sổ mở ra một khoảng mưa gần lắm, từng giọt mưa rơi xuống nền gạch rồi làm vỡ tung muôn ngàn giọt nhỏ, trong vắt, lịm đi rồi rơi xuống lòng đường. Bạn gửi cho tụi bài “Mưa hồng” - bật lên nghe và cả căn phòng chìm trong tiếng mưa. Mọi người vẫn làm việc, nhưng tui khụng tập trung được nữa. Tui thuộc về một nơi khác mất rồi… Tụi biết ơn cái không gian nhỏ nhoi mà tụi ngồi làm việc, chỗ ngồi cú cửa sổ, nhỏ thui nhưng đủ để tui nhận thấy khoảng đời bên ngoài, và mỗi khi trong căn phòng chật chội cứ căng thẳng, khi nhìn đâu cũng thấy những khuôn mặt lầm lì, mệt mỏi, chán nản, tui vẫn còn lối thoát nhìn ra cửa sổ, cây bên đường vẫn xanh…
    ….Người ngồi đó trong mưa nguồn
    ôi yêu thương nghe đá buồn
    Ngoài kia lá như vẫn xanh
    Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn môn trùng
    Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
    Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu​
    Em đi về cầu mưa ướt áo​
    Đường phượng bay mù không lối vào
    Hàng cây lá xanh gần với nhau​
    Tụi thích nhất câu “Này em đã khóc, chiều mưa đỉnh cao, còn gì nữa đâu…” và không muốn hát tiếp. “còn gì nữa đây…”, thế thôi. Mỗi lần để cái status IM là câu này thì lại có rất nhiều người bỗng dưng nhảy vào hỏi:​
    - Làm sao thế? ​
    - Cú sao đâu… Còn gì nữa đâu…​
    Người ngồi xuống mây ngang đầu
    Mong em qua bao nhiêu chiều
    Vòng tay đã xanh xao nhiều
    Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du
    Người ngồi xuống xin mưa đầy
    Trên hai tay cơn đau dài
    Người nằm xuống nghe tiếng ru
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ​
    Câu kết thật là thấm thía. Mỗi khi thất vọng về cuộc đời, lại tự nhủ mình rằng “Cuộc đời đó có bao lâu”…​
  7. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một...
    [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một chiếc lá rụng,
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thế là thành mùa thu. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một tiếng chim gù, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thành ban mai tinh khiết. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Dĩ nhiên là tôi biết, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một - lắm [/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]đi[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ều hay. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Như[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ng mà tôi cũng bi[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ết, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một - phiền toái thay! [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một lời dại dột, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Tức thì em bỏ [/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]đi. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Nhưng th[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]êm chút lầm lì, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thế nào em cũng khóc. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một ngư[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ời thứ ba, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Chuyện tình [/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]đâm dang d[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ở. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cứ thêm một lời hứa, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lại một lần khả nghi. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Nhận thêm một thiệp cư[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ới, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thấy mình lẻ loi hơn.[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm m[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ột đêm trăng tr[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]òn, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lại thấy mình [/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]đang khuy[/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]ết. [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Dĩ nhiên là tôi biết, [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thêm một lắm [/FONT][FONT=Courier New,Courier,mono]điều hay[/FONT]
    Trần Hoà Bình


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [/FONT]​
  8. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    trạng: Vui vẻ 1 ngày của sếp

    Đăng ngày: 07:34 15-05-2009 Thư mục: Tổng hợp



    7 giờ 30 sáng: Thức dậy. Nằm trên giường thêm ba mươi phút để cố nhớ lại những gì tối qua. Thường không nhớ ra. Khi suy nghĩ có ngáp và vươn vai nhưng không thò chân ra ngoài chăn. Máy lạnh đương nhiên vẫn mở.
    8 giờ: Vào toilet. Thực hiện những nhu cầu hồn nhiên. Vừa thực hiện vừa hát. Nhạc ngoại quốc, lời Việt là chủ đạo. Cạo râu và kiểm tra lông mũi theo tiêu chuẩn ISO-9002. Chỉ ngoáy tai khi có tắm.
    8 giờ đến 8 giờ 30: Ăn sáng. Mắng con. Khiển trách người làm. Than thở với vợ. Uống thuốc hạ huyết áp. Uống hải cẩu hoàn. Nghe tin bóng đá. Thắt cà-vạt. Mặc comple.
    8 giờ 30 đến 9 giờ: Ra xe. Vừa ra vừa xỉa răng. Vứt tăm qua cửa kính xe. Nhắn tin cho em. Xóa một số tin nhắn của em. Kiểm tra lại lớp keo trên tóc. Ngả lưng và nới khuy áo vest.
    9 giờ đến 9 giờ 30: Vô công ty. Bắt tay đủ ba người. Đọc báo. Mở vi tính xem giá chứng khoán, vào diễn đàn San OTC đàm đạo với anh em vài câu. Cười. Nhún vai. Uống trà. Treo áo vest lên lưng ghế. Ký một số công văn. Uống trà tiếp tục.
    9 giờ 30 đến 11 giờ: Mời đối tác sang quán cà phê trước công ty. Dặn thư ký là đi họp. Quyết định với đối tác là còn phải gặp nhiều lần. Cười bí hiểm khi được hỏi về hoa hồng. Cố gắng khi nói chuyện có pha tiếng Anh và tiếng Pháp. Gật đầu với mấy bàn quen. Tỏ ra nghiêm nghị với những em mới vào.
    11 giờ đến 1 giờ 30: Mời đối tác dùng cơm trưa. Chọn nhà hàng sang, nhưng có hóa đơn đỏ. Uống ba ly bắt đầu xưng cậu - tớ và vỗ vai nhau. Gọi một con cầy hương nhưng chả hiểu nhà hàng dọn con gì. Thề sẽ trung thực. Hứa ký hợp đồng. Nháy mắt khi bàn về phụ nữ. Dùng khăn lạnh lau cả cổ lẫn mặt. Nói to hơn lúc bình thường. Cầm cua rang muối bằng cả hai tay. Mở khuy áo trên. Khen cô thư ký của đối tác đẹp. Nếu cao hứng có thể đọc bài thơ do mình sáng tác. Kể về những chuyến đi Bangkok, tùy theo quan điểm và độ chân tình sẽ quyết định kể từ đâu. Tranh nhau thanh toán. Ôm vai rồi siết chặt tay.[​IMG]
    Từ 1 giờ 30 đến 3 giờ chiều: Ngủ trong salon phòng làm việc. Dặn thư ký không để ai vào. Ngáy to hay nhỏ là tùy loại rượu vừa uống. Khi ngủ thỉnh thoảng có giật mình.
    Từ 3 giờ đến 3 giờ 30: Thức dậy. Rửa qua mặt mũi. Xem lại giấy tờ ban sáng. Gọi thư ký vô khiển trách, cố gắng tìm ra vài lý do. Thư ký nên già để tránh dị nghị. Họp với tay trợ lý thân tín. Dặn nó phone về nhà khi mình đi vắng để nhờ nói lại với vợ một số thông tin đã chọn lọc. Trao đổi vài đĩa phim DVD. Nhờ tìm vài loại thuốc và vài thứ rượu ngâm. Khi trợ lý ra khỏi phòng thì phone cho em, than từ sáng tới giờ quá bận.
    Từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30: Họp các trưởng phòng chủ chốt. Mắng ba đứa, khen ba đứa, còn lạnh lùng với ba đứa. Nhấn mạnh những điều đã nói hôm qua. Kêu mệt và kêu nhức đầu nhưng đứa nào hỏi thăm thì gạt đi. Nhớ những câu quan trọng có đứng lên khi nói.
    Từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30: Ở lại trong văn phòng khi mọi người đang ra về, cố tình để hé cửa. Viết và đọc như điên. Quát ầm ầm trong điện thoại. Khi mọi người đã về hết, phone cho em hẹn cà phê chiều. Lại lướt tiếp qua một số bài viết của các bác trên SanOTC. Ngắm một số em các bác giới thiệu, chuẩn bị tinh thần đề oánh. Xem Hội Chứng, HNSC, SAFC, CKV có hội nào offline thì xin ghé 1 chân lên ngồi hấc mỏ nghe giảng.

    Từ 5 giờ 30 đến 7 giờ: Ngồi với em ở cà phê loại sang. Nói nhiều về tâm trạng, về cảm xúc và nghệ thuật. Tiết lộ rằng mình sinh ra đáng lẽ phải làm nghệ sĩ chứ không hợp kinh doanh, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, giờ mới thấy tiền bạc là phù du. Thở dài kín đáo. Nắm tay nhè nhẹ. Xa xôi về nỗi cô đơn mơ hồ. Đọc một câu trong cuốn tiểu thuyết vừa xem. Bất thình lình nhìn em không nói.
    Từ 7 giờ đến 9 giờ: Đi ăn tối với em. Thức ăn ngon, đĩa nhỏ, phòng kín đáo, rượu vang thơm. Đèn mờ dịu. Kể về thời thơ ấu vất vả. Kể về phim Sắc giới một cách cảm thông. Ngạc nhiên với những điều cổ hủ. Phẫn nộ với những nhỏ nhen. Cau mày khi nghe về tiền bạc. Bao dung khi nói về tội lỗi.
    Từ 9 giờ đến 10 giờ tối: Về nhà. Than với vợ là sắp điên lên vì họp. Ăn cơm nhà nửa chén, kêu mệt rồi thôi. Hỏi qua việc học của con. Đá cho con mèo hai cú. Bặt computer, hỏi thăm 3 người, cười với 3 người. Lên Diễn đàn SanOTC, hỏi 3 câu về 3 mã. Đàm đạo vài câu nữa rồi off.

    Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Vô toilet. Tùy hôm mà ngồi trong đó nhanh hay chậm. Kiểm tra kỹ các dấu vết trên thân mình. Nhìn toàn thân xem bụng đã chiếm bao nhiêu. Ho và khạc. Đánh răng bằng máy. Định xức dầu thơm rồi lại nhún vai.
    Từ 10 giờ 30: Lên giường. Tắt di động. Xóa hết tin nhắn còn sót lại. Đọc báo Thời trang trẻ, không dừng quá lâu ở các trang áo tắm để vợ khỏi nghi. Kêu mệt thêm lần nữa. Ngủ và ngáy đều. Nằm mơ thấy mình còn trẻ.

    Nguồn trích dẫn (0)
  9. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Người mẹ điên
    Vương Hằng Tích ( Trung Qu ốc)

    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "****** là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, ****** về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là ****** như thế này đấy!"

    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là ****** ấy! ****** mới là con điên ấy, ****** mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là ****** đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

    Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, ****** tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Một góc Khu tự trị Ân Thi-tỉnh Hồ Bắc (TQ)
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

    27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, ****** đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "****** có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

    ( Trang Hạ dịch)


  10. trumspam

    trumspam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
    Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.



    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
    Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
    Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.



    Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
    Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
    Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
    Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
    Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
    Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
    Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
    Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
    Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
    Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa *******.
    Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
    Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
    Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
    Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
    Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
    Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
    Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
    Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
    Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

    Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

    Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

    Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.



    PS: Đã 8 năm rồi e không đọc thơ phú............
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này