Cú tát ao...cuối cùng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kimono88, 25/11/2014.

3145 người đang online, trong đó có 293 thành viên. 07:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9010 lượt đọc và 126 bài trả lời
  1. luong_gia

    luong_gia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2010
    Đã được thích:
    2.705
    Chuẩn ko cần chỉnh
    ThanTuDo, Kimono88windflower thích bài này.
  2. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Hi hi...
    Nhiều anh khen, em ngại quá à...:">
    ThanTuDowindflower thích bài này.
  3. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Trung Quốc có thể tiếp tục hạ lãi suất do lo ngại giảm phát
    Thứ Hai, 24/11/2014 | 20:42 GMT+7

    Động thái hạ lãi suất cho vay vừa qua xuất phát từ lo ngại rằng các chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc quản lý số nợ lớn.

    Theo các nhà kinh tế thuộc các cơ quan tham mưu cho Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề chính sách, các nhà lãnh đạo và ngân hàng trung ương nước này sẵn sàng hạ thêm lãi suất và nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay, do lo ngại rằng giá cả giảm có thể dẫn tới một làn sóng các vụ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tình trạng mất việc làm.

    Thông báo hạ lãi suất gây bất ngờ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOCC) vào cuối tuần trước, lần hạ lãi suất đầu tiên trong hơn hai năm, đã cho thấy sự chuyển hướng từ chỗ kiên trì các biện pháp kích thích nhỏ đến chỗ thực hiện biện pháp chính sách tiền tệ cần thiết để ổn định nền kinh tế.

    Theo một nhà kinh tế kỳ cựu của một nhóm chuyên gia cố vấn của chính phủ, các nhà lãnh đạo đã thay đổi quan điểm và PboC đã chuyển trọng tâm từ việc hướng vào các biện pháp kích thích sang cắt giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng, một cách đã hạn chế đáng kể lượng vốn khả dụng để cho vay.

    Ông cho rằng việc cắt giảm lãi suất hơn nữa đang được thảo luận khi Trung Quốc bước vào chu kỳ cắt giảm lãi suất và việc hạ RRR cũng có thể được thực hiện.

    Động thái hạ lãi suất cho vay vừa qua xuất phát từ lo ngại rằng các chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc quản lý số nợ lớn.

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó đã miễn cưỡng trong việc hạ lãi suất bởi cho rằng điều này sẽ làm gia tăng nợ và làm xuất hiện bong bóng bất động sản, nhưng có những dấu hiệu về sự giảm tốc của nền kinh tế và sự hạ nhiệt của thị trường nhà đất.

    Các biện pháp chính sách chọn lọc đã được thực hiện sau đó như hạ RRR đối với một số ngân hàng và bơm tiền vào hệ thống tài chính.

    Tuy nhiên, những biện pháp này đã không làm giảm chi phí vay mượn của các doanh nghiệp. Việc làm vẫn tăng, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp thì teo đi do giảm phát giá của nhà sản xuất. Và sẽ là không hợp lý khi các ngân hàng vẫn hưởng lợi lớn.

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc làm và sự ủng hộ của người dân với các cải cách.

    Chính phủ nước này muốn thực hiện một số cải cách trong năm tới, trong đó có những cải cách tài chính nhằm giải quyết núi nợ của các chính quyền địa phương và nguy cơ vỡ nợ của các chính quyền địa phương có thể được hạn chế bớt nhờ các mức lãi suất thấp hơn.

    Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chững lại ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua, đạt 7,3% trong quý trước.

    Nhiều nhà kinh tế nước này đã kêu gọi những hành động chính sách mạnh mẽ hơn khi số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế nước này đang để mất nhiều động lực hơn trong quý 4 và lạm phát giá tiêu dùng đang giảm.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng hạ lãi suất một cách không cân đối (mức giảm đối với lãi suất cho vay là 40 điểm cơ bản, còn đối với lãi suất tiền gửi là 25 điểm cơ bản) sẽ gây thêm khó khăn cho các ngân hàng thương mại, vốn đã đối mặt với sự giảm sút lợi nhuận, nợ xấu tăng và những sức ép lên chất lượng tài sản.

    Do hoạt động kinh tế yếu hơn, tổng lợi nhuận của 16 ngân hàng thương mại đã niêm yết của Trung Quốc tăng 9,7% trong ba quý đầu năm nay, trong khi tăng hai con số trong những năm trước.
    windflower thích bài này.
  4. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Giải ngân 11,2 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng
    Thứ Hai, 24/11/2014 | 15:36 GMT+7

    Thái Nguyên dẫn đầu về thu hút FDI với dự án tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD.

    Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng năm 2014.

    Theo đó, tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 11 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 17,33 tỷ USD, bằng 83,3% so với cùng kỳ 2013. Ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11,2 tỷ USD, tăng 6,2 % so với cùng kỳ năm 2013.

    Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 11 tháng năm 2014 đạt 92,212 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 67,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 11 tháng đạt 85,352 tỷ USD tăng 15,1% so với cùng kỳ 2013.

    Nhập khẩu của khu vực FDI tính đến tháng 11 năm 2014 đạt 76,671 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 56,8% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 11 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 15,54 tỷ USD.

    Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20/11/ 2014 cả nước có 1.427 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 13,41 tỷ USD, bằng 97,3% so với cùng kỳ năm 2013. Đến 20/11/2014, có 515 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,92 tỷ USD, bằng 55,7% so với cùng kỳ năm 2013.

    Tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 11 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 17,33 tỷ USD, bằng 83,3% so với cùng kỳ 2013.

    Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 689 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 13,15 tỷ USD, chiếm 75,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng năm 2014.

    Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 32 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,27 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,02 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng vốn đăng ký.

    Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 6,82 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,75 tỷ USD, chiếm 15,9 % tổng vốn đầu tư;

    Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 1,71 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,69 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

    Trong 11 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Thái Nguyên với 3,27 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư của cả nước.

    TPHCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,01 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Bình Dương đứng thứ 3 với 1,42 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm. Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng với quy mô vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,42 tỷ USD; 1,39 tỷ USD và 1,03 tỷ USD.

    3 trong số 4 dự án có vốn FDI lớn nhất trong 11 tháng 2014 là của tập đoàn Samsung Hàn Quốc, lớn nhất là dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD.
    ThanTuDowindflower thích bài này.
  5. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    TCM ngày 18/12 giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức 6% bằng tiền
    Thứ Ba, 25/11/2014 | 07:56 GMT+7

    Cổ tức sẽ được thanh toán từ ngày 16/01/2015.

    Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công TCM thông báo sẽ trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 6%, tương ứng với 600 đồng cho mỗi cổ phiếu.

    Ước tính Công ty sẽ chi 29 tỷ đồng trả cổ tức. Lượng cổ tức này được thanh toán từ ngày 16/01/2015.

    Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 22/12/2014. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 18/12/2014.

    Trước đó, trong tháng 5/2014, Công ty đã thanh toán cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 10%, tương ứng với 1.000 đồng cho mỗi cổ phiếu.

    Cuối quý III/2014, tiền và các khoản tương tiền của TCM là 95,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ là gần 130 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu là 2.645 đồng.
    windflower thích bài này.
  6. hong phuc

    hong phuc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/08/2014
    Đã được thích:
    74
    câm mồm đi cu biết gì mà ao với chuôm ,
    Lần đầu tiên trong lịch sử công bố nợ xấu của lãnh đạo chính phủ đã xuất hiện con số 17%.

    Tỉ lệ nợ xấu 17% trong hệ thống ngân hàng lại trùng khớp với con số nợ xấu 500,000 tỷ đồng, lần đầu tiên được Thống Đốc Nguyễn Văn Bình như cố ý công bố tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội diễn ra ngay trước kỳ họp Quốc Hội lần thứ 8.


    ThanTuDo thích bài này.
  7. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Ôi, thật là con nhà thiếu giáo dục !
    Đáng thương cho ba má nó !
    windflowerThanTuDo thích bài này.
  8. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Thị trường bất động sản TP. HCM: Sóng ngầm M&A
    (ĐTCK) Dù ít được công bố rộng rãi, song gần đây, thị trường bất động sản TP. HCM đang diễn ra cơn sóng ngầm về mua bán (M&A) dự án bất động sản.
    [​IMG]
    Các doanh nghiệp đang có lợi thế về tài chính và thương hiệu xem đây là cơ hội để mua lại hàng loạt dự án của các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính.

    Nhiều dự án đổi chủ

    Nhiều năm trước đây, giới kinh doanh địa ốc ở TP. HCM từng được biết đến khu đất có vị trí khá đắc địa tại số 39 Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, bảng hiệu quảng bá trên khu đất này đã xuất hiện tên chủ đầu mới là Tập đoàn Novaland với tên Dự án The Tresor.

    Theo nguồn tin của chúng tôi, Novaland đã mua lại dự án này từ Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 830 tỷ đồng. Sau khi mua lại dự án này, Novaland đang xây dựng thành dự án khu căn hộ, thương mại, văn phòng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Novaland đã mua lại hàng loạt dự án bất động sản, trong đó có nhiều dự án chưa chính thức được công bố.

    Cuối tuần trước, trao đổi với Đầu tư Bất động sản, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai chia sẻ, dù chưa chính thức đặt bút ký kết hợp tác, nhưng Công ty Phú Mỹ Hưng là đơn vị có khả năng sẽ bắt tay với Quốc Cường Gia Lai triển khai Dự án Khu dân cư Phước Kiểng Nhà Bè. Theo kế hoạch, Phú Mỹ Hưng sẽ góp 51% vốn để triển khai dự án này, hiện đối tác này đang hỗ trợ Quốc Cường Gia Lai trong việc tư vấn làm bờ kè và các hạng mục hạ tầng.

    Theo bà Loan, Phước Kiểng Nhà Bè là dự án khu dân cư có quy mô lớn, với khoảng 93 héc-ra. Đây là dự án mà Quốc Cường Gia Lai đặt nhiều tâm huyết, kỳ vọng và đã đổ khá nhiều vốn vào đây.

    Ngoài những dự án kể trên, nguồn tin riêng của Đầu tư Bất động sản cho biết, mới đây nhất, Tập đoàn Hưng Thịnh đã chi hơn 600 tỷ đồng để mua lại một dự án tại quận Tân Bình. Theo kế hoạch, sắp tới, Hưng Thịnh sẽ xây dựng một dự án căn hộ tại khu đất này. Trước đó không lâu, Hưng Thịnh và CTCP Cơ khí - Xây dựng Bình Triệu đã bắt tay hợp tác đầu tư Dự án Khu dân cư Bình Triệu.

    Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng cho biết, vừa mua lại một dự án bất động sản có quy mô diện tích hơn 7,5 héc-ta tại vị trí khá đắc địa ở quận 9, TP. HCM. Đây là thương vụ mua dự án mới nhất của DXG trong năm nay. Trước đó, DXG đã mua lại thành công Dự án Water Garden (khu dân cư phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. HCM) từ CTCP Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương (PPI).

    Theo ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT DXG, từ đầu năm đến nay, DXG đã mua lại 4 dự án bất động sản và từ đây đến tháng 3/2015, DXG sẽ đẩy mạnh việc mua lại các dự án để tạo quỹ đất phát triển cho chiến lược phát triển của DXG trong 5 năm kế tiếp.

    Một đại gia khác trong lĩnh vực đầu tư địa ốc, được biết đến đã mua lại khá nhiều dự án bất động sản gần đây, nhưng chưa được chính thức công bố là Tập đoàn Him Lam. Một nguồn tin cho biết, gần đây nhất, Him Lam đã đã chi 1.050 tỷ đồng để mua lại dự án tại quận Thủ Đức của Hoàng Anh Gia Lai và mua lại một dự án có quy mô khá lớn khác tại quận 2, TP. HCM.

    Xu hướng tích cực

    Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, sự khởi sắc của thị trường bất động sản thời gian qua đã mang lại nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp có dự án tốt. Việc các doanh nghiệp có năng lực tài chính, có hoạt động đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp mua lại những dự án "chết" là cơ hội để sắp xếp lại trật tự mới cho thị trường bất động sản.

    Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, có thể xem những doanh nghiệp như Novanland, Hưng Thịnh… là những “người hùng” của thị trường bất động sản thời gian qua. Bởi không có những doanh nghiệp này, chưa hẳn thị trường đã sôi động và còn có nhiều dự án khác còn đang phải trùm mền.

    “Không nói đâu xa, lấy dẫn chứng từ Công ty Đất Lành. Chúng tôi cũng từng rơi vào tình trạng khó khăn, vì khi triển khai Dự án 8x Thái An ở quận 12, nhưng không bán được hàng. Sau khi có sự hợp tác của Hưng Thịnh, chỉ sau thời gian ngắn, dự án đã bán sạch hàng”, ông Đực nói và cho rằng, việc doanh nghiệp mạnh mua lại dự án của doanh nghiệp yếu là xu hướng tích cực cho thị trường, hoạt động này không chỉ có lợi cho bên mua, mà cả bên bán.

    Còn theo nhận định của Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, hoạt động doanh nghiệp mạnh mua lại dự án hoặc cùng bắt tay hợp tác là hoạt động mang tính nhân văn rất lớn.

    “Mua bán dự án diễn ra càng mạnh mẽ sẽ càng góp phần tạo sự phát triển ổn định cho thị trường bất động sản và kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ, hoạt động mua bán dự án hiện nay có thể được hiểu là sự điều chuyển các dự án từ những doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc thiếu tính chuyên nghiệp sang các doanh nghiệp chuyên nghiệp, mạnh về tài chính để triển khai, tránh tình trạng dự án bị đắp chiếu, hàng tồn kho gia tăng”, ông Trung nói và cho biết, thời gian qua, Hưng Thịnh đã làm việc với khá nhiều đối tác là các doanh nghiệp nhà nước đang muốn thoái vốn khỏi các dự án bất động sản.
    windflowerThanTuDo thích bài này.
  9. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    TTCK ASEAN hợp sức để thu hút vốn ngoại
    (ĐTCK) “Các Sở GDCK trong khu vực ASEAN đang tăng cường hợp tác để nâng quy mô của thị trường, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư từ các khu vực khác trên thế giới hiệu quả hơn”, ông Lê Hải Trà, Ủy viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực Sở GDCK TP. HCM (HOSE) trao đổi với ĐTCK bên lề sự kiện SET in the City 2014 vừa diễn ra tại Thái Lan.
    [​IMG]
    Các Sở GDCK của Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thiết lập hệ thống giao dịch liên thông giữa 3 thị trường này, tạo thuận lợi cho NĐT trong quá trình đầu tư. Vì sao TTCK Việt Nam chưa tham gia kết nối vào hệ thống này, thưa ông?

    Sự hợp tác giữa các Sở GDCK ASEAN gần đây liên tục được tăng cường và đi vào chiều sâu. Một trong những kết quả nổi bật của sự hợp tác này là 3 Sở GDCK lớn nhất trong khu vực: Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thiết lập hệ thống hạ tầng kết nối giao dịch liên thông, nên NĐT có thể dễ dàng tham gia các hoạt động đầu tư vào 3 thị trường này.

    3 Sở GDCK khác là Indonesia, Việt Nam và Philippines chưa kết nối với hệ thống này vì một số nguyên nhân.

    Đối với Việt Nam, một trong những lý do là đang hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của toàn thị trường. Tuy nhiên, thông qua việc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các Sở GDCK ASEAN, Việt Nam cam kết sẽ tham gia kết nối trong thời gian tới.

    Để chuẩn bị cho việc kết nối trên, Việt Nam cần tháo gỡ một số bất cập, nhằm giúp hệ thống chính sách có thể thuận lợi “khớp nối” với các thị trường trong khu vực. Ngoài ra, hợp lý hóa các quy định về quản lý ngoại hối, quản lý dòng tiền ngoài Việt Nam ra vào thị trường…

    Việc kết nối trên sẽ góp phần giúp TTCK ASEAN thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư từ các khu vực trên thế giới, đặc biệt là từ các định chế đầu tư lớn?

    Các Sở GDCK ASEAN gần đây tăng cường các hình thức hợp tác là xuất phát từ thực tế quy mô của mỗi thị trường trong khu vực hiện tại khá nhỏ, nên kém sức hút với các định chế đầu tư lớn trên thế giới.

    3 Sở GDCK lớn nhất trong khu vực ASEAN hiện nay là Singapore, Malaysia và Thái Lan, xét về quy mô thị trường chỉ xếp ở vị trí hơn 20 trên thế giới, nghĩa là thứ hạng khá thấp, nên khó thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu.

    Tuy nhiên, nếu 3 thị trường này cộng với 3 thị trường là Việt Nam, Philippines và Indonesia, thì quy mô lên tới gần 3.000 tỷ USD, xếp thứ 8 trên thế giới. Điều này rất có ý nghĩa trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng NĐT quốc tế, nhất là các tổ chức đầu tư lớn.

    Hiện trên website của các Sở GDCK ASEAN là www.asean exchanges.org thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến giao dịch của 180 mã cổ phiếu đại diện cho 6 Sở GDCK trong khu vực (mỗi Sở đề cử 30 mã cổ phiếu hàng đầu trên thị trường của mình). Điều này sẽ tạo cơ sở hình thành các bộ chỉ số, từ đó hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới như quỹ ETF của khu vực ASEAN, tiến tới các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên chỉ số được xây dựng từ 180 mã cổ phiếu đó.

    Tuy nhiên, để sớm hiện thực hóa các lợi ích này, Việt Nam cần có các giải pháp để giải tỏa một số điểm nghẽn hiện tại, trong đó có quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐT nước ngoài. Trong khi việc nới “room” trực tiếp không dễ được thực hiện, thì từ kinh nghiệm thành công của TTCK Thái Lan, Việt Nam nên nghiên cứu cho phép phát hành chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR).

    Để tăng sức hấp dẫn cho các TTCK trong khu vực ASEAN, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, các Sở GDCK ASEAN có kế hoạch phối hợp với các công ty hàng đầu trong khu vực triển khai nhiều chương trình giới thiệu cơ hội đầu tư tại nhiều nơi trên thế giới. Kế hoạch gần nhất là vào tháng 3/2015, các Sở GDCK ASEAN sẽ phối hợp với các doanh nghiệp lớn tổ chức sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư vào TTCK ASEAN tại Mỹ.

    Liệu TTCK Việt Nam có được hưởng lợi từ hiệu ứng tích cực này, thưa ông?

    Nếu không có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Sở GDCK ASEAN, thì dòng vốn trong khu vực này sẽ vẫn chảy vào Việt Nam thông qua việc NĐT trong khu vực mở tài khoản giao dịch tại các CTCK, hoặc bỏ vốn vào các quỹ đầu tư để đầu tư vào TTCK Việt Nam.

    Tuy nhiên, sự hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu của các Sở GDCK ASEAN tạo ra hiệu ứng tích cực kép. Đó là tạo thuận lợi cho các dòng vốn trong khu vực ngày càng dịch chuyển thuận lợi hơn thông qua các bước chuẩn hóa về quy định, thủ tục giao dịch giữa các thị trường, đồng thời cải thiện hình ảnh cũng như quy mô của thị trường, qua đó thu hút các định chế đầu tư lớn trên toàn cầu tham gia đầu tư.
    Phannhukecwindflower thích bài này.
  10. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Samsung đầu tư thêm 3 tỷ USD, vốn FDI vọt lên 17,33 tỷ USD
    Nguồn tin: Báo Đầu tư | 11/24/2014 2:03:28 PM
    [​IMG]
    Cục Đầu tư nước ngoài chính thức công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng đầu năm vào Việt Nam đạt 17,33 tỷ USD. Đóng góp lớn cho con số này là dự án 3 tỷ USD của Samsung ở Thái Nguyên.

    Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/11/2014 cả nước có 1.427 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 13,41 tỷ USD, bằng 97,3% so với cùng kỳ năm 2013.
    windflower thích bài này.

Chia sẻ trang này