Cú tát ao...cuối cùng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kimono88, 25/11/2014.

3145 người đang online, trong đó có 293 thành viên. 07:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9010 lượt đọc và 126 bài trả lời
  1. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Đích đến của Thông tư 36 không phải là lượng margin mà là vấn đề sở hữu chéo


    Mục tiêu của NHNN là siết chặt các hoạt động cho vay margin trên thị trường để đảm bảo an toàn tín dụng.
    Xoay quanh những quy định tại Thông tư 36 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ - Viện Kinh tế - Tài chính (học viện Tài chính).

    Những quy định trong Thông tư 36 được xem là khá mạnh tay với thị trường tài chính hiện nay, ông có nghĩ thế không?

    Câu trả lời phụ thuộc vào việc 17.000 tỷ đồng margin trên thị trường hiện nay do ai cung cấp. Nếu phần lớn lượng margin này do các TCTD cung cấp, thì đó là tin xấu đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.

    Tuy nhiên, nếu phần lớn lượng margin trên thị trường hiện nay do các CTCK cung cấp trên cơ sở vốn tự có của mình, thì Thông tư 36 không gây áp lực nhiều lên thị trường.

    Tất nhiên, các TCTD đang nắm giữ cổ phiếu ngân hàng ở mức cao hay đang cho vay chứng khoán với quy mô lớn hơn 5% vốn điều lệ sẽ phải chịu một số bất lợi.

    Theo ông các TCTD liệu có về đúng đích là ngày 1/2/2015 như Thông tư 36 quy định không?

    Điều này phụ thuộc vào xu hướng của thị trường cũng như phụ thuộc vào câu trả lời về việc ai là người đang cung cấp margin cho thị trường đã nói ở trên.

    Những thông tin được công bố cho tới thời điểm hiện nay cho thấy, NHNN đã có những tính toán nhất định và đích ngắm của Thông tư 36 có lẽ không phải là lượng margin trên thị trường hiện nay, mà là vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

    Nếu mục tiêu của NHNN là siết chặt các hoạt động cho vay margin trên thị trường để đảm bảo an toàn tín dụng, NHNN đã không giảm hệ số rủi ro cho vay cổ phiếu từ 250% xuống còn 150%.

    Ông có cho rằng Thông tư này sẽ giải quyết được dứt điểm vấn đề sở hữu chéo không?

    Quy định về giới hạn mà các NHTM được phép mua, nắm giữ cổ phiếu của các TCTD khác là điều kiện cần để giải quyết vấn đề sở hữu chéo. Tuy nhiên, việc giải quyết dứt điểm vấn đề sở hữu chéo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

    Ma trận sở hữu chéo liên quan mật thiết với ma trận về lợi ích. Thêm vào đó, hệ thống NHTM rất nhạy cảm với các biện pháp mạnh. Không dễ để giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong một sớm một chiều.

    Kiến nghị của ông đối với các chế tài đi kèm khi áp dụng Thông tư này là gì?

    Các chế tài thường chỉ hiệu quả khi số lượng các vi phạm không nhiều. Lúc đó các hình phạt mới có tính răn đe cao. Còn một khi “cả làng” đều đang trong tình trạng vi phạm các quy định, sẽ rất khó để áp dụng các chế tài trên diện rộng, nhất là với lĩnh vực nhạy cảm như hoạt động ngân hàng.

    Trong trường hợp này, việc khuyến khích các TCTD “hành xử đúng đắn” có thể mang lại hiệu quả cao hơn. NHNN đang khuyến khích các TCTD bán nợ xấu cho VAMC, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3%, đồng thời giảm quy mô sở hữu chéo tại các TCTD để đổi lấy cơ hội kiếm tiền trên thị trường cổ phiếu.

    Xin cảm ơn ông!
  2. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Thêm một lần "nới" cho vay - bất động sản sẽ hồi phục?

    Với quy định mới trong thông tư 36, nhiều ý kiến nhận định cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang phát đi thông điệp muốn mở rộng tăng trưởng tín dụng nhất là đối với Bất Động Sản.
    Ngày 20/11/2014 vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ký quyết định ban hành Thông tư 36/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Liên quan đến hạng mục bất động sản, thông tư mới điều chỉnh hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán tại các Ngân hàng thương mại.

    Theo đó, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được điều chỉnh từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ).

    Vậy, câu hỏi đặt ra bây giờ là thông tư 36 tác động ra sao đến Bất động sản?

    Gần 4 năm "khổ" của Bất động sản

    Còn nhớ hồi tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về “những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” trong đó có chỉ định “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực kinh doanh phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán”.

    Ngay sau đó, NHNN đã ra thông tư 13/TT-NHNN, trong đó NHNN đã xếp các khoản vay của các công ty chứng khoán và các khoản vay của các công ty kinh doanh bất động sản vào nhóm có hệ số rủi ro 250%. Đồng thời NHNN cũng siết chặt các điều khoản vay cho kinh doanh bất động sản,NHNN đã xây dựng kịch bản để giảm tỷ trọng cho vay phisản xuất này xuống 16% vào cuối năm. Một trong những cách để ngân hàng hạn chế cho vay bất động sản là tăng lãisuất cho vay. Thời điểm đó, có lúc lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất lên đến 18 - 22%/năm. Mức lãi vay này đã làm rất nhiềukhách hàng cần vay vốn đầu tư bất động sản từ bỏ ý định. Đây là thời điểm nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao, xuống dốc.

    Và cho đến nay, khi việc tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định thì thị trường bất động sản cũng dễ thở hơn với hàng loạt động thái nới lỏng, hỗ trợ.

    Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chưa thể lấy lại những gì đã mất trong "thời gian khó".

    Thêm một lần "nới"-bất động sản sẽ hồi phục?

    Một năm trở lại đây, bất động sản dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình mở bán, đầu tư mới đã tăng đáng kể. Tồn kho đã giảm mạnh và điều đáng nói hơn cả là ngành này đã "chạm tay" đến những người mua ở thực. Từ "đáy" được nhắc đến nhiều khi mà giá bán nhúc nhích tăng, thậm chí, có dự án còn chứng kiến cảnh tranh mua.

    Thông tư 36 được Ngân hàng Nhà nước ký vào 20/11 đã thổi thêm một luồng sinh khí mới cho bất động sản trong bối cảnh hàng loạt thông tin hỗ trợ khác như hỗ trợ lãi suất, khuyến mại khi mua nhà...đang dần trở nên nhàm chán.

    Với quy định mới trong thông tư 36, nhiều ý kiến nhận định cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang phát đi thông điệp muốn mở rộng tăng trưởng tín dụng nhất là đối với Bất Động Sản.

    Bất động sản là hàng hoá có tính chất lâu bền, không như thị trường chứng khoán. Thông tư vừa được đưa ra sẽ tác động không nhỏ đến thị trường. Tuy nhiên, tác động như thế nào, ra sao thì cần thêm thời gian để minh chứng.
  3. manheo

    manheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    645
    "Cái mặt anh đẹp zai vậy mà suốt ngày vét máng hử ?" =))=))=)) câu nói hay nhất trong ngày!
  4. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    :">:">:">:-P:-P:-P
    Haophu6688 thích bài này.
  5. baotran68

    baotran68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    245
    Em đầu tư thuỷ sản VHC (Eps 6200, giá 35++), Bđs CCL giá 5.4-5.5 (chuẩn bị có game), dầu khí PGS (bị định giá quá thấp).
    Kimono88 thích bài này.
  6. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    - Tổng Bí Thư cùng Tập đoàn dầu khí thăm Nga từ 23-28 tháng 11 kỳ vọng có nhiều thông tin mới về hợp tác hai bên
    Haophu6688 thích bài này.
  7. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    OPEC nhóm họp trước sức ép cắt giảm sản lượng dầu thô
    Nguồn tin: VTV | 25/11/2014 11:26:21 SA
    [​IMG]
    Ngày 27/11 tới, Bộ trưởng các nước khai thác dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp nhằm thảo luận về sản lượng dầu.

    Những thông tin sẽ được giới đầu tư dõi theo tuần này là số liệu lạm phát châu Âu và kết quả của cuộc họp giữa Bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hôm thứ năm tới (27/11) nhằm thảo luận về sản lượng dầu. Giá dầu tụt dốc là tin mừng với người tiêu dùng, nhưng với các nước OPEC, đây là chuyện không dễ chịu.

    Kể từ tháng sáu, giá dầu thô Brent đã giảm 1/3. Nguyên nhân do nguồn cung tăng mạnh từ dầu đá phiến của Mỹ, cũng như nhu cầu thấp ở châu Âu và châu Á.

    Ngay trong lòng OPEC cũng có những quan điểm ngược nhau về giá dầu. Trong khi nước Nga cần giá dầu đi lên để hỗ trợ nền kinh tế và mong muốn OPEC cắt sản lượng, đại diện Saudi Arabia lại giữ lập trường bình thản khi phát biểu đây không phải lần đầu tiên thị trường dầu chịu cảnh cung vượt cầu.

    Với việc các quỹ đầu tư dự báo giá dầu có thể rơi xuống 60 USD/thùng nếu OPEC không cắt giảm sản lượng thích đáng thì đây có lẽ là lúc các nước OPEC chung lưng để bảo vệ quyền lợi của mình trước sự cạnh tranh từ Mỹ và Canada.
  8. chim se di nang

    chim se di nang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    29/04/2014
    Đã được thích:
    548
    em hỏi ngu phát ":))vét máng" là gì vậy ạ
    Kimono88 thích bài này.
  9. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    2 câu cuối của chữ ký em đó !
    Đàn ông như anh thì....
    chim se di nang thích bài này.
  10. Kimono88

    Kimono88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    1.363
    Báo Đức đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam
    Thứ ba, 25/11/2014, 10:10 (GMT+7)

    Hãng tin Làn sóng Đức (DW) vừa có bài viết đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, trước hết là sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô cũng như lực lượng lao động được đào tạo tốt.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    ASEAN”Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hãng tin Làn sóng Đức (DW) vừa có bài viết đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, trước hết là sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô cũng như lực lượng lao động được đào tạo tốt.Bài viết dẫn nguồn tin từ Phòng thương mại nước ngoài Đức (AHK) cho biết với trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, Đức hiện xếp thứ 22 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    Doanh nghiệp Đức đang ngày càng coi Việt Nam là một điểm đến quan trọng trong chiến lược đầu tư kinh doanh của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bài báo cũng cho biết Hội nghị doanh nghiệp Đức khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 14 (APK 14) vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút sự tham dự của khoảng 750 đại diện các doanh nghiệp Đức, con số lớn nhất từ trước đến nay của một sự kiện quảng bá thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.Bài báo lấy ví dụ về thành công của tập đoàn sản xuất đồ thể thao Adidas tại Việt Nam.

    Từ nhiều năm qua, các sản phẩm của hãng đã được gia công tại Việt Nam và Việt Nam trở thành điểm cung ứng sản phẩm quan trọng thứ ba của Adidas trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Bài viết trích dẫn lời của ông Simone Lendzian, đại diện Adidas tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam là thị trường tiêu thụ ngày càng quan trọng của Adidas, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam rất quan tâm tới với các thương hiệu quốc tế, trong đó có Adidas.

    Bài viết cho rằng không chỉ Adidas mà các thương hiệu của Đức nói chung đều có được sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là lĩnh vực ôtô với các thương hiệu như Mercedes, BMW hay Audi.Về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bài viết đánh giá đây là một bộ phận quan trọng của kinh tế Việt Nam khi đóng góp khoảng 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2013, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP 5,4% của Việt Nam trong năm qua.

    Tác giả bài báo dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá rất tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, trước hết là sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô cũng như lực lượng lao động được đào tạo tốt, và nhận định đang có một làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước xung quanh, nhất là từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo tác giả, để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn nữa, Việt Nam cần cải thiện về thủ tục hành chính, nhanh chóng xây dựng một lực lượng lao động lành nghề chất lượng cao và tăng tốc độ phát triển hạ tầng. Bên cạnh đó, bài báo cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư nếu muốn thu hút được những nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng.

    Theo tác giả, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được nhận được ưu đãi về vốn và trợ cấp chính phủ và điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh giữa các khu vực doanh nghiệp.Ngoài ra, hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn được xem là hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bài viết nhận định cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng cần được Chính phủ Việt Nam coi là một ưu tiên quan trọng trong thời gian tới.

    Bài viết kết luận, với dân số 90 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng ổn định, Việt Nam đã trở thành một thị trường tiêu dùng nội địa hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư Đức. Bên cạnh đó, với triển vọng tăng trưởng năm 2015 theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khoảng 5,7%, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới, hứa hẹn là thị trường nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài./.

Chia sẻ trang này