1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cứ tưởng Tây đi ra, hoá ra Tây lại đi vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 16/12/2011.

4862 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 17:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12758 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. datthep02

    datthep02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2011
    Đã được thích:
    40

    Bác ạ theo e, Tây có thoái vào mắt, lợi ích của nó là nằm im, rút thật êm sao ko ai cảm thấy gì còn được. Bài bản, tình nghĩa, bắt rễ vào VN như anh Đuôi ngựa, hay ăn xổi ở thì như DonL đều phải cộng sinh với VN thôi, dù vô tình đã bị VN cho quả lừa thiên thu đắng mọng.....[r37)][r37)][r37)][:p][:p][:p]:)):)):))
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vội đi đầu khi vầng dương vừa ló dạng
    Ở lại bên anh ta say mối tình nồng
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Kiều hối sẽ đạt 9 tỉ USD?
    Thứ 7, 17/12/2011, 08:29

    [​IMG]

    Dù có nhiều ý kiến lo ngại mùa kiều hối năm nay sẽ “thất bát” nhưng thực tế tiền vẫn về nhiều. Tại TP.HCM, lượng kiều hối hiện đạt khoảng 5 tỉ USD. Ước cả năm 2011 kiều hối về VN đạt 8,5-9 tỉ USD.

    Theo các công ty kiều hối, chính sách thắt chặt tín dụng với bất động sản, chứng khoán và khống chế trần lãi suất USD đã khiến các món tiền gửi lớn với mục đích đầu tư giảm mạnh, thay vào đó là các món tiền mang tính chất trợ cấp sinh hoạt.

    [​IMG]
    Lượng kiều hối về Việt Nam những năm qua. Đơn vị: Tỷ USD​

    Tăng trên 20%


    Ông Trịnh Hoài Nam, phó giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, cho biết dù kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng doanh số kiều hối của công ty trong 10 tháng đầu năm đã đạt 1,3 tỉ USD, và có khả năng đến hết tháng 12 sẽ đạt 1,6 tỉ USD, tăng 20% so với năm ngoái.

    Tại Công ty kiều hối Sacomrex, doanh số chuyển tiền kiều hối năm 2011 ước đạt 1,65 tỉ USD, tăng 25% so với năm ngoái và vượt gần 20% kế hoạch. Theo lãnh đạo Công ty kiều hối Sacomrex, mặc dù số lượt gửi có xu hướng tăng nhưng giá trị món tiền giảm. Trước đây các khoản tiền gửi có giá trị lớn mang tính chất đầu tư khá nhiều. Còn hiện nay phổ biến chỉ 300-400 USD/lần. Để cạnh tranh, các công ty kiều hối phải lấy số lượng bù chất lượng, chú trọng đầu tư vào thị trường đang có thế mạnh, tăng thêm tiện ích cho đối tác, đồng thời rút ngắn tối đa thời gian chuyển tiền.

    Công ty kiều hối Sacomrex chú trọng khai thác thị trường Mỹ, Úc, Canada. Hiện nay phần lớn công ty kiều hối do người Việt làm chủ tại các thị trường trên đã trở thành đối tác của Sacomrex do công ty này có lợi thế ngân hàng mẹ là Sacombank có mạng lưới rộng ở thị trường VN, Lào, Campuchia. Do vậy ký hợp đồng chuyển tiền với Sacomrex, các đơn vị này không chỉ chuyển tiền từ nước ngoài về VN mà còn có thể chuyển tiền về cả thị trường Đông Dương.

    Ông Trần Văn Trung, giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, nhận định khó khăn kinh tế chung đã tác động nhất định đến nguồn tiền chuyển về VN, đặc biệt những khoản tiền gửi mang tính chất đầu tư. Những thị trường kiều hối chính của công ty vẫn là Mỹ, châu Âu, Úc, Canada, bên cạnh đó công ty vẫn cố gắng duy trì doanh số ở những thị trường xuất khẩu lao động như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

    “Dự báo kiều hối về VN năm 2011 gần 9 tỉ USD, so với con số 8 tỉ USD/năm 2010 mức tăng này không phải quá mạnh. Qua đó có thể thấy được doanh số kiều hối chuyển về VN phần nào bị ảnh hưởng từ những món tiền ngoài mục đích trợ cấp sinh hoạt”, ông Trịnh Hoài Nam nói.

    Khai thác thị trường xuất khẩu lao động


    Bên cạnh thị trường truyền thống, các đơn vị chi trả kiều hối đã khai thác nguồn kiều hối mới, đích nhắm là những người VN đi xuất khẩu lao động.

    Bà Drina Yue, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc điều hành Western Union khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết với khoảng 4 triệu người đang làm việc, sinh sống và học tập ở 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, VN nằm trong số 16 thị trường nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Trái ngược với tình hình suy thoái kinh tế, lượng kiều hối do Western Union nhận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 11%. Riêng tại VN kiều hối ổn định hơn một số nước trong khu vực vì công dân VN ở nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để duy trì nguồn tài chính chuyển về cho gia đình.

    Theo bà Nguyễn Thị Như Lý, giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, một phần quan trọng trong lượng kiều hối chuyển về VN là của đối tượng đi xuất khẩu lao động chủ yếu ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia. Hiện nay có hơn 400.000 lao động VN đang làm việc ở nước ngoài.

    “Kiều hối về VN thời gian qua chủ yếu chảy về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều lao động xuất khẩu”, bà Lý nhận định. Trước đây, chủ yếu tiền gửi về để thăm hỏi người thân, nhưng hiện nay ngày càng nhiều người gửi tiền về để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và hỗ trợ nhân đạo.

    Ngoài ra, kiều hối về VN ngày càng được mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào VN, kiều hối chuyển về VN qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có nghĩa ngày càng có nhiều người chuyển tiền về VN qua kênh chính thức.

    Ông Ngô Xuân Hải, trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối Ngân hàng Vietinbank (đơn vị có doanh số kiều hối năm 2011 đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm 2010), khẳng định ngoài mục đích trợ cấp cho thân nhân, nhiều người còn chuyển tiền về VN làm ăn.

    “Hiện nay việc làm ăn, đầu tư kinh doanh ở một số nước như Nga, châu Âu cực kỳ khó khăn nên nhiều người muốn chuyển vốn về nước làm ăn đầu tư. Ngân hàng vẫn chuyển những món tiền trị giá vài trăm nghìn USD. Những món tiền đó chắc chắn không phải để trợ cấp sinh hoạt”, ông Hải nói.

    Kiều hối chảy ra tiệm vàng


    Nhiều ngân hàng cho biết rất tích cực thu hút nguồn kiều hối vào ngân hàng thông qua các hình thức tích điểm, tặng quà... nhưng không nhiều người nhận kiều hối bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Đại diện Công ty kiều hối Sacomrex cho biết số người muốn nhận kiều hối bằng ngoại tệ cao hay thấp tùy theo tỉ giá, nếu tỉ giá tại thị trường tự do cao hơn của ngân hàng thì họ có xu hướng nhận ngoại tệ và ngược lại. Theo các ngân hàng, những ngày gần đây USD tự do nhích lên, hiện chênh khoảng 200-300 đồng/USD so với giá niêm yết tại ngân hàng nên người dân thích bán USD cho tiệm vàng


    Theo Ánh Hồng
    Tuổi trẻ​

  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Với những thay đổi lớn trong ngành tài chính- ngân hàng, lạm phát được kềm chế, nhập siêu giảm mạnh... kinh tế Việt Nam sẽ ấm dần lên từ năn 2012

    Tôi vẫn giữ quan điểm thị trường đang ở chân dốc.
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    MSN mà sàn 1 phiên nữa thì có khả năng Tây lại đỡ giống VIC
  6. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ

    Về nhiệm vụ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết như trên tại hội nghị ngành ngân hàng diễn ra ngày 17-12
    Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết tăng trưởng tín dụng sang năm sẽ được nới lên mức 15% - 17%, tăng 2% - 4% so với mức thực hiện của năm 2011. Định hướng tín dụng là vốn tiếp tục ưu tiên cho sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu nhưng bất động sản và tiêu dùng cũng sẽ dễ thở hơn.

    Khuyến khích các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập

    Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định: Năm 2012 là năm xử lý dứt điểm tình trạng tài chính yếu kém của một số NH, bảo đảm thanh khoản của toàn hệ thống, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh lãi suất để làm sạch hệ thống NH, tạo tiền đề cho bước tiếp theo là sáp nhập tự nguyện để tăng quy mô của từng NH.


    Xây dựng hệ thống NH thương mại được quản trị tốt là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
    Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: HỒNG THÚY
    Năm 2011 thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, NH Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỉ giá và lãi suất. Ước tính cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12% góp phần đưa lạm phát tăng chậm; giảm mạnh nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán. Đến cuối năm, tín dụng toàn hệ thống tăng 12%, trong đó VNĐ tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7% nhưng có xu hướng tăng chậm lại từ tháng 8-2011.

    Việc thanh tra, giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các NH thương mại được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường… tạo sự phân hóa giữa các nhóm tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh với các nhóm kém hiệu quả. Trước tình hình này, NH Nhà nước khuyến cáo các NH cần chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động, khuyến khích các NH tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh. Việc sáp nhập NH cũng góp phần từng bước lành mạnh hóa hệ thống NH và tiến tới cơ cấu lại hệ thống NH trong tương lai.

    Lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu...

    Cơ quan này cũng thừa nhận việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho tất cả NH chưa phù hợp đối với các đơn vị hoạt động lành mạnh có thể tăng trưởng cao hơn và ngược lại, đơn vị yếu kém phải hạn chế tăng trưởng tín dụng hơn nữa. Đồng thời, một số NH thương mại cổ phần gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản đã ảnh hưởng đến các NH khác, gây biến động trên thị trường liên NH. Còn thị trường ngoại hối, tình trạng đô la hóa vẫn chưa giải quyết triệt để, tín dụng ngoại tệ tăng cao. Thậm chí một số NH có hệ thống sử dụng vốn vượt 100%; một số NH khác còn huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn này bị rút đột ngột…

    Năm 2012, NH Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt sao cho bảo đảm kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%; tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%. Đồng thời, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm NH theo nguyên tắc NH hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm NH hoạt động kém hơn.
  7. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Công ty CK 'còi': Làm gì để tồn tại?

    - Các công ty chứng khoán nhỏ có cách nào để tồn tại trong điều kiện chứng khoán khó khăn. Thử làm vài phép tính về tài chính để xác định khả năng tồn tại (có lãi) của CTCK.

    LTS: Trong bối cảnh các thị trường nghiệt ngã, các công ty chứng khoán đang dần bị sàng lọc, vậy làm thế nào để CTCK nhỏ có thể tồn tại được? Bài viết dưới đây của tác giả Việt Thắng như lời gợi ý để các công ty tham khảo hướng đi cho mình. Mời độc giả cùng tham gia tranh luận và đóng góp ý kiến. Trân trọng cảm ơn.

    Tình hình kinh tế vĩ của Việt Nam trong những năm vừa qua đều trong tình trạng kém ổn định. TTCK Việt Nam cũng bị tác động không nhỏ bởi tình hình chung này. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong công tác quản lý thị trường và tính bất cập của các giải pháp phát triển thị trường cũng góp phần làm cho quá trình lao dốc diễn ra kéo dài.

    Trong tình hình hiện nay, việc tái cơ cấu lại các CTCK đang đặt ra là một vấn đề cấp thiết. Do đó, việc xem xét và đánh giá khả năng tồn tại (có lãi) về mặt tài chính của CTCK được đặt ra hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.

    Ở đây, tôi đưa ra phân tích trường hợp điển hình đối với các CTCK có vốn chủ sở hữu từ 135 tỷ trở xuống, CBNV 50 người và có trụ sở ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở TP.HCM hoặc ngược lại. Các khía cạnh phân tích dựa trên tính toán về doanh thu và chi phí điển hình phổ biến của các công ty chứng khoán chung theo tình hình báo cáo trong những năm vừa qua.

    Về doanh thu: Các CTCK hiện có các nguồn thu theo ngành nghề kinh doanh gồm: Môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán và các khoản doanh thu khác (dịch vụ tài chính).



    1. Doanh thu từ hoạt động môi giới: Với quy mô giao dịch của TTCK hiện tại cả HSX và HNX hiện nay đều dưới 500 tỷ đồng/phiên. Nếu mức phí giao dịch bình quân là 0,2% thì tổng phí giao dịch một phiên của toàn thị trường khoảng 4 tỷ đồng, tương đương với tổng doanh thu môi giới cả năm của toàn thị khoảng 1.000 tỷ đồng (số phiên GD trong năm khoảng 250 phiên).

    Với tổng doanh thu môi giới này, việc đầu tiên là 10 CTCK lớn nhất sẽ lấy mất tỷ trọng khoảng 50% về thị phần (500 tỷ đồng), 95 CTCK còn lại sẽ phải chia nhau miếng bánh 500 tỷ với mức bình quân 5 tỷ đồng/CTCK/năm (tương đương với 420 triệu đồng/tháng). Mức doanh thu môi giới này không nhiều CTCK đạt được.

    2. Doanh thu từ hoạt động tự doanh: Đa phần các CTCK hiện tại đều đã đầu tư vốn vào chứng khoán mà TTCK liên tục suy giảm như hiện nay thì không thể có doanh thu mà còn phải trích dự phòng đưa vào chi phí.

    3. Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư: Với việc TTCK liên tục suy giảm thì hoạt động tư vấn của các CTCK hầu như bị tê liệt. Khi TTCK tăng trưởng, CTCK thu được doanh thu từ tư vấn niêm yết, tư vấn IPO, tư vấn tái cơ cấu (tăng vốn, cổ đông chiến lược, cơ cấu cổ đông...). Với tình trạng hiện tại, CTCK chỉ có thể thu được doanh thu từ hoạt động tư vấn tối đa ở mức 5 tỷ đồng/năm thông qua các hợp đồng kéo dài với các khách hàng truyền thống và một số đối tác "ruột" của Công ty.

    4. Doanh thu khác: Với nguồn vốn 135 tỷ, sau khi trừ đi các chi phí mua sắm TSCĐ, các khoản chi bằng tiền khác (tiền nộp quỹ hỗ trợ thanh toán, các khoản đặt cọc thuê trụ sở...) dự trù tối thiểu khoảng 10 tỷ đồng thì nguồn vốn khả dụng còn lại là 125 tỷ đồng. Với việc các CTCK đều đã triển khai tự doanh (dự trù đều đã sử dụng ½ vốn để đầu tư) thì mức vốn còn lại để triển khai hoạt động margin và dịch vụ tài chính chỉ còn tối đa 70 tỷ đồng. Với mức vốn này, nếu triển khai hiệu quả tối ưu, CTCK có thể thu được 2%/tháng, tương đương 16,8 tỷ đồng/năm (1,4 tỷ đồng/tháng).

    Với việc phân tách doanh thu của CTCK ở mức tối ưu nêu trên, tổng doanh thu CTCK thu được một năm: 5 tỷ đồng môi giới + 5 tỷ đồng tư vấn + 16,8 tỷ đồng doanh thu khác = 26,8 tỷ đồng (2,23 tỷ/tháng)

    Mức doanh thu này chỉ thực hiện được với mức vận hành tối ưu các hoạt động và đối với các CTCK có tiềm lực về khách hàng và có cơ chế quản lý-kiểm soát hoạt động tốt.

    Về chi phí: Các chi phí lớn, chủ yếu của CTCK bao gồm:

    1. Chi phí thuê trụ sở: Chỉ với một trụ sở và một chi nhánh, thông thường mức chi tối thiểu và khoảng 400 triệu đồng/tháng với diện tích trụ sở 400 m2, chi nhánh 150 m2 (Bình quân giá thuê hiện nay vào khoảng 33-35 USD/m2/tháng). Tổng chi phí thuê trụ sở hàng năm CTCK mất 4,8 tỷ đồng.

    2. Chi phí lương CBNV: Với mức tối thiểu tại trụ sở và chi nhánh tổng số là 50 CBNV, mức chi bình quân lương hàng năm mặt bằng chung hiện nay là 9 triệu đồng/CBNV/tháng thì tổng chi phí lương của CTCK là 5,4 tỷ đồng/năm (tính cả tháng lương thứ 13).

    3. Các chi phí thiết yếu khác: 3,84 tỷ đồng

    - Chi phí khấu hao TSCĐ: mức tối thiểu 200 triệu đồng/tháng tương đương 2,4 tỷ đồng/năm;

    - Chi phí thành viên, phí đường truyền GD, viễn thông: tối thiểu 30 triệu đồng/tháng, tương đương 360 triệu đồng/năm;

    - Điện, nước, điện thoại: 30 triệu đồng tháng/tháng, tương đương 360 triệu đồng/năm;

    - VPP, chi phí khác cho nhân viên: 40 triệu đồng/tháng, tương đương 480 triệu đồng/năm;

    - Chi phí bằng tiền khác: đi lại, phí, lệ phí, chuyển tiền, tiếp khách... tối thiểu 20 triệu đồng/tháng, tương đương 240 triệu đồng/năm;

    Tổng các khoản chi phí tối thiểu một năm của CTCK là 14,04 tỷ đồng, tương đương 1,17 tỷ đồng/tháng.

    Kết quả kinh doanh ròng:

    Tổng doanh thu

    :

    26,8 tỷ đồng

    Tổng chi phí

    :

    14,04 tỷ đồng

    Chênh lệch thu nhập chi phí

    :

    12,76 tỷ đồng

    Lợi nhuận sau thuế TNDN (25%)

    :

    9,57 tỷ đồng

    Tỷ suất sinh lời/VCSH (135 tỷ đồng)

    :

    7,1%/năm

    Nếu CTCK với quy mô vốn 135 tỷ đồng và triển khai các hoạt động kinh doanh ở mức tối ưu về doanh thu và tiết kiệm chi phí tối đa, có định hướng kinh doanh và quản trị tốt mới đạt được mức sinh lời hàng năm trên VCSH là 7,1%/năm, bằng một nửa so với phương án gửi tiền ngân hàng. Đây là sức ép rất lớn đối với cổ đông cũng như HĐQT, Ban điều hành. Bên cạnh đó, CTCK phải gánh chịu một số rủi ro làm suy giảm mạnh doanh thu cũng như làm tăng chi phí như:

    - Chứng khoán tự doanh giảm giá: Nếu việc tự doanh của CTCK với giá trị 55 tỷ đồng, với việc danh mục tự doanh giảm giá (trích dự phòng rủi ro) 20%/vốn đầu tư (11 tỷ đồng) thì Kết quả kinh doanh đã là số âm. Trong khi, đa phần các CTCK đều có tình trạng trích DPRR từ 30-50% giá trị danh mục đầu tư tự doanh;

    - Mất vốn do hợp tác kinh doanh (margin): Với việc cho vay bằng vốn của CTCK giá trị 70 tỷ đồng (chưa kể các CTCK còn đi vay của ngân hàng, các tổ chức, các nhân khác để cho vay lại nhà đầu tư), chỉ cần một hai khách hàng lớn bị cháy tài khoản và lơ là trong công tác quản lý rủi ro, CTCK đã phải đối mặt với những món mất vốn không thu được vài tỷ đồng. Nếu CTCK đi vay để cho vay với giá trị lớn hơn nhiều thì việc để rủi ro cháy tài khoản của nhà đầu tư từ 30-50 tỷ đồng cũng là chuyện bình thường.

    - Chi phí gia tăng: Rất ít CTCK có kinh nghiệm quản lý chi phí, đặc biệt là những thời điểm khó khăn, CTCK vẫn phải đầu tư để đổi mới công nghệ, tuyển dụng người có năng lực để vận hành và chờ cơ hội khi TTCK phục hồi có nền tảng để tăng trưởng và phát triển. Do vậy, mức chi phí của hầu hết CTCK hiện nay đều không dưới 1,5 tỷ đồng/tháng (18 tỷ đồng/năm).

    Qua đây, có thể thấy, khả năng đẩy mạnh và nâng cao nguồn thu của CTCK là rất hạn chế trong khi luôn phải duy trì một mức chi phí cứng (cố định) từ 14-15 tỷ đồng/năm mà không có cơ hội cắt giảm trong thời kỳ khủng hoảng là một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của CTCK hiện nay. Bên cạnh đó, các rủi ro lỗ vốn hoặc gia tăng chi phí luôn cận kề và không có phương án khắc phục làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn của CTCK. Chính vì vậy, trong thời gian 6 tháng tới, có thể dự đoán về tương lai của các CTCK nhỏ là không mấy khả quan và sẽ có khoảng 40-50% CTCK sẽ phải giải thể, sáp nhận hoặc thậm chí phá sản.
  8. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Thị trường chứng khoán trước yêu cầu tái cấu trúc









    Ông Nguyễn Sơn đang trả lời báo giới tại hội thảo
    - Tại hội thảo nhận diện cơ hội và rủi ro năm 2012 được tổ chức ngày 17-12 tại TPHCM, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Nguyễn Sơn cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2011 mất nhiều hơn được, và cơ quan này đang thực hiện một loạt các giải pháp nhằm tái cấu trúc thị trường này.

    Chứng khoán 2011: Mất nhiều hơn được

    Theo số liệu ông Sơn cung cấp thì VN-Index đã mất 25%, thanh khoản thị trường giảm đến 50% so với năm 2010. Và mặc dù số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng (hiện tại đã có 695 công ty niêm yết trên 2 sở giao dịch, tăng thêm khoảng 60 công ty so với cuối năm ngoái) nhưng mức vốn hóa thị trường chỉ còn 32% tổng sản phẩm nội địa (GDP) so với 39% GDP vào năm ngoái. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng chững lại.

    Các công ty niêm yết gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh như chi phí đầu vào tăng do giá nguyên liệu và lãi vay ngân hàng đều tăng cao, và nhiều doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn đã ghi nhận mức lỗ trong 9 tháng. Giá cổ phiếu của 67% doanh nghiệp niêm yết đã thấp hơn giá trị sổ sách.

    Các doanh nghiệp niêm yết cũng gặp khó trong việc huy động vốn, phát hành cổ phiếu chỉ đạt 13.000 tỉ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ.

    Trong khi đó, thị trường có đến 68% công ty chứng khoán thua lỗ và hoạt động chính của các công ty này ngày càng bị thu hẹp. Để đối phó với khó khăn, nhiều công ty rút bớt nghiệp vụ môi giới, cắt giảm nhân sự. Tình trạng thanh khoản của nhiều công ty cũng đã đến mức báo động, và hiện có khoảng 20 công ty chứng khoán đang có vấn đề về tài chính cần tái cấu trúc.

    Ông Sơn cho rằng khó khăn của thị trường chứng khoán trong năm 2011 một phần bị tác động bởi tình hình kinh tế thế giới, kinh tế vĩ mô trong nước nhưng phần lớn vẫn do những vấn đề nội tại của thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn còn yếu kém về quản trị công ty, công bố thông tin, cơ quan quản lý thị trường chậm đưa ra các giải pháp củng cố, các sản phẩm bổ sung.

    Tái cấu trúc TTCK như thế nào?

    Vì vậy, theo ông Sơn, trọng tâm trong năm 2012 sẽ là tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán.

    Đối với các công ty chứng khoán, hiện UBCK đã phân ra 3 dạng dựa trên chỉ tiêu an toàn tài chính; trong đó có nhóm công ty hoạt động bình thường, nhóm công ty nằm trong diện kiểm soát và có 20 công ty nằm trong diện kiểm soát đặc biệt có thể sẽ bị UBCK rút giấy phép hoạt động môi giới, hoặc khuyến nghị các đơn vị này phải tìm phương án xử lý như tự sáp nhập lại, chuyển đổi mô hình hoạt động sang quỹ đầu tư…

    UBCK cũng sẽ xem xét kỹ báo cáo kiểm toán của các công ty chứng khoán, vì hiện tại các báo cáo này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.

    Trong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán cũng đề cập đến việc sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán. Hiện tại, sở giao dịch TPHCM và Hà Nội hầu như không có gì khác, cũng niêm yết cổ phiếu và doanh nghiệp có thể chọn sàn này hay sàn kia, điều đó đang gây ra sự lãng phí không cần thiết. Vì vậy trong đề án tái cấu trúc thị trường, UBCK kiến nghị Chính phủ cho phép cơ cấu lại còn 1 sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thống nhất bao gồm 1 thị trường cổ phiếu, 1 thị trường trái phiếu và 1 thị trường công cụ phái sinh trên cơ sở tận dụng các hệ thống công nghệ hiện tại. Dự kiến, thị trường cổ phiếu sẽ đặt tại TPHCM và 2 thị trường còn lại ở Hà Nội.

    Mô hình quỹ mở (là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư) cũng sẽ chính thức được áp dụng vào năm sau. Cụ thể vào tuần sau, Bộ Tài chính dự kiến sẽ ban hành quy định về quỹ mở để tạo cơ chế thông thoáng cho nhà đầu tư có nhu cầu, nhưng cũng để đón đầu để các quỹ đóng đến thời điểm đóng quỹ có thể chuyển sang quỹ mở.

    Đồng thời UBCK cũng đang xây dựng đề án phát triển các quỹ khác như quỹ đầu tư chỉ số chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện, các sản phẩm liên kết bảo hiểm.

    Tại hội thảo trên, ông Sơn cũng nói nhiều đến các hướng mới trong năm 2012 như xây dựng bộ chỉ số phân ngành, thuế, phí, trích lập dự phòng đầu tư tài chính đối với cổ phiếu OTC, xem xét việc đưa tín phiếu kho bạc vào giao dịch chung trên thị trường trái phiếu. Trong năm tới cũng sẽ có quy định nâng tiêu chuẩn niêm yết đối với doanh nghiệp, đưa thêm các quy định khắt khe hơn trong công bố thông tin giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch của cổ đông lớn...để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.

    Trong thời gian qua, đã có hiện tượng công ty chứng khoán gửi đơn xin rút giấy phép hoạt động chứng khoán, và trường hợp được nhắc nhiều trong thời gian gần đây là trường hợp của Công ty chứng khoán Đông Dương.

    Sau nhiều năm hoạt động, đầu năm nay, Công ty chứng khoán Đông Dương đã phải thu hẹp mặt bằng do không trả nổi chi phí. Với doanh số vài chục triệu tiền phí môi giới mỗi tháng thì chỉ tiền thuê nhà phải trả, chi phí cho phần mềm giao dịch trực tuyến phải mua đã khiến công ty lâm vào tình trạng thua lỗ nặng, và vì vậy ban lãnh đạo Đông Dương đã quyết định gửi đơn xin rút giấy phép và đã được chấp thuận. Hiện tại công ty đang chuyển toàn bộ tài khoản khách hàng sang Công ty chứng khoán KimEng.

    Ông Nguyễn Sơn cho rằng việc làm này của công ty chứng khoán Đông Dương là một hành động hợp lý, để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và cũng để đỡ ảnh hưởng chung đến thị trường.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Khó đầu ra, giá nông thủy sản đồng loạt lao dốc









    - Gần cuối năm, thị trường xuất khẩu các loại mặt hàng nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn đã tạo ra một lực kéo giá lao dốc mạnh, trong đó, có sản phẩm đã giảm giá đến 60-70% so với với mức kỷ lục.


    Sản phẩm nông, thủy sản đồng loạt lao dốc mạnh do gặp khó khăn trong tiêu thụ. Trong ảnh là nông dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đang lột vỏ dừa đen xuất khẩu - Ảnh: Trung Chánh
    Giá giảm 70%

    Sau một thời gian dài giá dừa khô tại Tiền Giang và Bến Tre - những địa phương có diện tích trồng dừa cao nhất cả nước liên tục lập những kỷ lục về giá, thì hiện giá đã giảm rất mạnh đến 60-70% so với mức giá cách đây khoảng 1 - 2 tháng.

    Ông Phan Tấn Tài, thương lái chuyên thu mua dừa tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết, đối với dừa khô loại 1 (trái có trọng lượng từ 1,1 kg/trái trở lên, đã lột vỏ) có giá chỉ còn 6.500 đồng/trái; loại 2 từ 900 gam đến dưới 1,1 kg/trái có giá 4.500 đồng/kg; loại 3 chỉ còn 3.000 đồng/trái (đây là mức giá mua tại vựa). Đặc biệt, đối với trường hợp mua chục, mỗi chục dừa (12 trái) có giá chỉ còn 50.000-55.000 đồng/chục, giảm khoảng 70% so với mức giá đỉnh được xác lập hồi cuối tháng 10.

    Gần đây, giá thanh long mùa nghịch tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang - vùng chuyên canh thanh long lớn nhất ĐBSCL cũng liên tục rớt giá. Cụ thể, đối với thanh long loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (trái có trọng lượng 300 gam trở lên, da bóng đẹp) chỉ còn 10.000-11.000 đồng/kg, giảm 7.000-8.000 đồng/kg; loại xô chỉ còn 2.500-3.000 đồng/kg, dù giá giảm mạnh nhưng sức tiêu thụ vẫn rất yếu.

    Tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật đã giảm khoảng 60-70% so với mức giá đỉnh 1-1,2 triệu đồng/tạ (tạ 60 kg) đã được xác lập cách đây không lâu. Theo đó, khoai lang tím Nhật hiện chỉ còn dao động quanh mức 400-500 ngàn đồng/tạ.

    Riêng mặt hàng thủy sản, so với mức giá cách đây khoảng 1 tháng, hiện giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm khoảng 3.000-4.000 đồng/kg, xuống mức giá 25.000-26.000 đồng/kg đối với cá tra thịt trắng, có trọng lượng từ 0,8-0,9 kg/con; cá tra thịt vàng chỉ còn 24.000-24.500 đồng/kg, cá biệt có nơi chỉ còn 21.000-22.000 đồng/kg.

    Chị Bùi Thị Thu Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã vú sữa Mai Sơn, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang cho biết, so với mức giá kỷ lục, hiện giá vú sữa nâu và vú sữa lò rèn cũng giảm khoảng 70%.

    Xuất khẩu gặp khó

    Lý giải nguyên nhân giá nhiều loại mặt hàng nông, thủy sản rớt mạnh, đa số ý kiến của bà con nông dân lẫn các nhà chuyên môn cho rằng thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn do vào thời điểm cuối năm.

    Anh Hồ Văn Mười, một hộ dân trồng thanh long tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết: “Theo tôi biết, hiện Trung Quốc ăn hàng rất ít (nhập khẩu thanh long- người viết) do đang trong mùa đông nên sức mua của họ yếu vì vậy ảnh hưởng đến thị trường nội địa. Riêng thị trường Mỹ, từ đầu tháng 12 đến nay, hầu như họ đã không còn nhập nữa do lo ngại an toàn vệ sinh thực phẩm”.

    Theo ông Phan Tấn Tài, sản phẩm dừa khô của Việt Nam được tiêu thụ ở Trung Quốc chiếm đến 70-80% khối lượng, nhưng gần đây xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm đáng kể nên giá mới đi xuống nhanh như vậy.

    Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh là do hiện tại nguồn cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại, trong khi đó thị trường nhập khẩu ở Châu Âu đã chựng lại do tác động từ những biến động của đồng euro, vì vậy các nhà nhập khẩu đang xem xét thị trường diễn biến như thế nào mới tính tiếp.

    Cụ thể, theo Vasep, khối lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường EU - thị trường quan trọng trong tiêu thụ cá tra phi lê của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh trong 2 tháng gần đây là nguyên nhân làm giá nguyên liệu thị trường nội địa biến động theo.
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    tôi sẽ đưa cho bác dữ liệu để phân tích về nền kinh tế 2012 ....... tôi không biết bác làm cho công ty ck nào? nhưng những nhận định của bác không có cái nhìn hai chiều ..........mang tính chủ quan

Chia sẻ trang này