Cứ tưởng Tây đi ra, hoá ra Tây lại đi vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 16/12/2011.

2749 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 05:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12773 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ vỡ bờ


    Nguồn: Financial Times

    Khi triển vọng kinh tế ở Mỹ và châu Âu ngày càng xấu đi, các nhà đầu tư quay sang các nước ở Đông Nam Á để thăm dò xem nước nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của cuộc suy thoái toàn cầu.

    Leif Eskesen, một nhà kinh tế trong khu vực Đông Nam Á thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore, cho biết rằng Việt Nam không những đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính của riêng họ, mà còn phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu khác vì nền kinh tế ở đây bị lệ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các bản tổng kết tài chính của các tập đoàn lại quá yếu kém, khu vực ngân hàng lại gặp khó khăn, và một năm tài khóa tồi tệ đã tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam.

    Ngược lại, Indonesia được cho là nền kinh tế ổn định nhất vùng Đông Nam Á vì họ có thị trường nội địa vững vàng và tài chính của các tập đoàn cũng vững mạnh.

    Để đánh giá tính chất có thể dễ dàng gây tổn thương do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu của các nền kinh tế ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét ba yếu tố:

    Sự cố tràn giao (spill-over risk) liên quan đến các rủi ro về tài chính, thương mại và mức tín nhiệm của các nhà đầu tư; sức mạnh của bảng tổng kết tài chính của các công ty và ngân hàng; và biện lý/chính sách mà chính phủ phải đáp ứng.

    Eskesen đánh giá mức tổn thương ₫ương đối của năm quốc gia trên từ 1 đến 5 điểm dựa trên các yếu tố vừa nêu, và kết luận này đã cho thấy chỉ số của Việt Nam có thể sẽ gây khó chịu cho các giới chức nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

    Indonesia dẫn đầu với số điểm trung bình là 2 và Malaysia (2,3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3). Nhưng Việt Nam lại đứng dưới cùng với số điểm là 5 cho mỗi yếu tố trên.

    Tại sao Việt Nam lại bị đánh giá rất tệ như thế? Eskesen viết:

    “Ở Việt Nam, sự cố tràn giao có nguy cơ trầm trọng hơn vì đến nó từ bên ngoài (thâm hụt tài khoản rất lớn và dự trữ lại rất thấp) và kinh tế nội địa mất cân bằng (lạm phát cao, thâm hụt tài chính trầm trọng và bảng thống kê tài chính yếu kém). Ngoài ra, Việt Nam còn có các chính sách rất hạn chế.”

    Với sự nhạy cảm của các quan chức trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản cai trị, thì các số liệu và phát hiện của HSBC có thể sẽ không được báo chí nhà nước gấp rút đăng tải. Cán bộ cao cấp đã hướng dẫn các nhà báo địa phương không nên loan tải các báo cáo rằng Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở châu Á (lên đến 19,8% so với năm trước).

    Tuy nhiên, để mượn câu cách ngôn của Warren Buffett, rằng Việt Nam là nước có rủi ro cao nhất nếu nước vỡ bờ, nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực.

    Toàn bộ khu vực có khả năng phải hứng chịu ảnh hưởng suy thoái, Eskesen viết, nếu thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như năm 2008-09, “nếu không phải là tồi tệ hơn, thì các nền kinh tế tiên tiến lần này xem ra không còn nhiều chính sách để khắc phục”.

    Ông kết luận rằng:

    “Trong khi các thị trường mới nổi, bao gồm cả các nước trong ASEAN-5, có giới hạn trong việc thực hiện các chính sách phản chu kỳ nếu suy thoái xảy ra, thì xem ra họ cũng không còn nhiều lựa chọn như ba năm trước đây.”
  2. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Doanh nghiệp FDI: Vẫn chuyển giá, trốn thuế
    Nhiều Doanh nghiệp (DN) FDI ở Lâm Đồng vẫn tìm mọi cách đối phó với cơ quan thuế, từ chối xác định lại giá xuất khẩu cho phù hợp với thị trường…

    Chế biến chè ở Lâm Đồng.
    Lỗ triền miên
    Đầu năm 2010 hơn 100 DN (chiếm gần 95% số DN FDI) báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh thua lỗ trong năm 2009, hầu như không DN FDI nào báo cáo kinh doanh có lãi hơn 10 năm qua và có nguy cơ kéo dài đến hết đời dự án. Nghi ngờ DN báo cáo lỗ giả để trốn thuế, Cục thuế Lâm Đồng quyết định triển khai đề án chống chuyển giá.
    Bằng nhiều biện pháp đấu tranh, Cục Thuế Lâm Đồng đã làm rõ thủ đoạn cơ bản của nhóm DN FDI chuyên sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè ô long là nâng giá hàng hóa, tài sản nhập khẩu từ Đài Loan vào Việt Nam để tăng chi phí, giá trị đầu tư; trong khi đó lại tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm chè xuất khẩu từ Việt Nam về Cty mẹ ở bản quốc dẫn đến thua lỗ triền miên. Cục thuế quyết định cắt toàn bộ khoản lỗ hơn 300 tỷ đồng và lần đầu tiên trong vòng 10 năm phát sinh thuế thu nhập DN phải nộp ngân sách nhà nước trong nhóm DN này.
    Sau một năm Cục thuế Lâm Đồng triển khai cuộc chiến chống chuyển giá rất cam go (trước đó chưa địa phương nào làm), hầu hết các DN nói trên đều báo cáo quyết toán làm ăn có lãi trong năm 2010 với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng, chỉ còn một DN là Cty TNHH Junhong Việt Nam báo cáo lỗ với số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục thuế Lâm Đồng Phan Thị Vịnh, nhiều DN vẫn báo cáo chưa trung thực, còn mang tính đối phó: Kê khai quyết toán giá chè thành phẩm xuất khẩu rất thấp từ 3,6 USD đến 8,25 USD/kg (bình quân 5,9 USD/kg).
    Qua quá trình kiểm tra của Cục thuế Lâm Đồng, 10/15 DN đã kê khai điều chỉnh giá bán chè xuất khẩu lên từ 7 USD đến 16,6 USD/kg (bình quân 8,4 USD/kg). Từ đó, Cục thuế đã tăng thu nhập chịu thuế thu nhập DN năm 2010 so với số mà 10 DN tự kê khai hơn 52 tỷ đồng; truy thu thuế thu nhập DN và xử phạt vi phạm hành chính về thuế gần 3,2 tỷ đồng.
    DN vẫn từ chối xác định lại giá
    Ngày 9-12-2011, Trưởng phòng Đầu tư nước ngoài Cục thuế Lâm Đồng Chu Văn Trí cho biết: Mặc dù đã nhiều lần yêu cầu các DN tự lựa chọn xác định lại giá xuất khẩu cho phù hợp với giá thị trường đối với giao dịch liên kết nhưng 5 DN ở TP Bảo Lộc và huyện Di Linh gồm Cty TNHH Trà Kinh Lộ, Cty TNHH Tứ Hải, Cty TNHH Hsieh Hsin, Cty TNHH Triệu Minh và Cty TNHH TFB Việt Nam vẫn từ chối thực hiện, do đó Cục thuế quyết định ấn định giá bán chè xuất khẩu năm 2010 đối với các DN này từ 8 đến 8,2 USD/kg.
    Như vậy, sẽ tăng thu nhập chịu thuế thu nhập DN của 5 DN hơn 22,3 tỷ đồng; truy thu thuế thu nhập DN và xử phạt vi phạm hành chính về thuế trên 1,7 tỷ đồng. Các DN không chấp thuận và đề nghị Văn phòng Văn hóa kinh tế Đài Bắc tại TPHCM trao đổi một số vấn đề về giá xuất khẩu mặt hàng chè và nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư Đài Loan với UBND tỉnh.
    Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, những vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, các DN nên liên hệ với Cục thuế Lâm Đồng hoặc Tổng cục Thuế để được xem xét xử lý theo quy định. Cục thuế phải đề xuất xử lý nghiêm các DN cố tình vi phạm, vi phạm đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng không hoặc chậm khắc phục, sửa chữa, đặc biệt là việc kê khai không trung thực (giá xuất khẩu quá thấp…) để lách luật, trốn thuế.
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Sẽ phân bổ lại chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng

    Hiện tượng “lách” trần lãi suất huy động, kiến nghị nâng trần lãi suất cho vay để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm... là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 17/12.

    Trần lãi suất huy động lại bị “lách”

    Tại Hội nghị, một số đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, các biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước được tiến hành dồn dập đã làm cho thị trường tiền tệ cả VND và USD đều ổn định. Các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ: Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa vốn huy động từ các tổ chức và dân cư và vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm.

    Bên cạnh đó, thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Từ tháng 10, một số tổ chức tín dụng có khó khăn thanh khoản tạm thời do mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, do huy động vốn từ các tổ chức và dân cư giảm, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng chưa đủ bù đắp, nhưng đã được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.

    Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại cho rằng, từ tuần đầu tháng 12, hiện tượng lách trần lãi suất lại nở rộ. Ông Hà cho biết, cách đây ba ngày BIDV đã bị rút một khoản 600 tỷ đồng, khách hàng “mặc cả” nếu BIDV đồng ý mức lãi suất 16,5% thì vẫn gửi tiếp, BIDV đã không đồng ý và khoản tiền đó đã bị rút đi đến gửi ở một ngân hàng khác.

    Ông Hà đưa ra ý kiến, với tình trạng lách trần lãi suất huy động như hiện nay thì có nên đặt trần lãi suất cho vay không, một cho nhóm G12 và một cho nhóm các ngân hàng còn lại. Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc áp trần lãi suất cho vay, thực tế lãi cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế có 3 loại 17-19%, 19-21% và trên 22%. Nhưng lãi vay liên ngân hàng lại quá cao, nếu ngân hàng nào nợ quá hạn không trả sẽ bị phạt lên tới 48% thì làm sao các “bạn” nhà mình sống được. Ông Hà còn dùng từ như vậy là "tàn nhẫn" quá. Họ cần tiền thì mình lại đưa ra mức lãi suất cao ngất ngưởng, như thế là không được. Chính vì vậy càng cần phải áp dụng trần lãi suất cho vay.

    Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cũng cho biết, trong những ngày qua, tình trạng lách trần lãi suất huy động vẫn xảy ra và đã lên đến 17%, nhưng khác với thời điểm trước, hoạt động này diễn ra rất kín đáo và tinh vi nên rất khó phát hiện.

    Cả ông Hà và ông Hùng đều kiến nghị, thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn và quyết liệt để hệ thống ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh, công khai.

    Trong trung hạn bỏ trần lãi huy động chuyển sang trần cho vay, không còn chuyện chi phí này chi phí kia. Công cụ tái cấp vốn điều hành chặt chẽ linh hoạt.

    Sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm

    Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2012 sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm tổ chức tín dụng trên cơ sở sắp xếp loại tổ chức tín dụng của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và theo nguyên tắc tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm tổ chức tín dụng hoạt động chất lượng thấp hơn.

    Theo đó, có 4 nhóm tổ chức tín dụng là nhóm hoạt động lành mạnh (nhóm A), nhóm hoạt động ở mức trung bình (nhóm B), nhóm hoạt động dưới mức trung bình (nhóm C) và nhóm các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém.

    Một số đại biểu cũng đồng tình sẽ phân loại theo nhóm, nhưng các đại biểu cũng kiến nghị là cần phải đưa ra được những điều kiện, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để phân theo nhóm A, B, C.

    Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Nguyễn Đức Hưởng cho rằng, phân theo nhóm là hợp lý nhất, Ngân hàng Nhà nước nên tổng hợp lại tất cả các ngân hàng có tín dụng năm nay kém, thì năm tới không thể cho người ta phát triển mạnh tín dụng được. Những đơn vị mà năm nay không có nguồn vốn phải tăng thanh khoản thì cũng không thể cho tối đa room được. Ngược lại những đơn vị chất lượng tín dụng tốt thì phải cho họ vượt mức room bình thường và sau đó san bằng ra cả hệ thống thì sẽ đạt khoảng 15-17% vào cuối năm 2012. Có như vậy thì một bên là thiếu vốn, một bên là thừa vốn thì mới gặp nhau được mà sẽ không phải chịu áp lực.

    "Việc này khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nền kinh tế cũng bị chậm tăng trưởng,” ông Hưởng khẳng định./.
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Khác với các năm trước, năm nay tnhập siêu giảm mạnh trong những tháng cuối năm
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nếu có tầm nhìn xa hơn, những thay đổi hiện nay sẽ tạo ra một động lực phát triển bền vững hơn trong các năm tới
  6. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    đúng , nhưng trước khi đến một cái tốt đẹp hơn thì chúng ta phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn,,,,,,,,,,, đó là năm 2012

    ai được ai mất , ai tồn tại dược qua năm 2012 thì người đó mới chở thành người chiến thắng ....còn không sẽ bị san phẳng ..........
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Khó khăn thì có, nhưng Năm 2012 là năm mà kinh tế chuyển mình khả hơn... sao khi đã sàn lọc bớt nhửng cái xấu dần rồi, đừng có bi quan quá đà. Cơ bản là hệ thống ngân hàng, huyết mạch của nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn, an toàn hơn.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tiếp tục làn sóng cover hàng trong 3 phiên cuối tuần rồi... thứ hai tuàn này, ngày 19/12, có khả năng sẽ tiếp tục làn sóng cover hàng mới.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    tôi bchỉ biêt bác làm ở công ty ck , chứ không phải trong hệ thống ngân hàng,,,,,,,,,tôi không bi quan vì tôi đã rút sạch ra một nền kinh tế để giải quyết hậu quả của dự nợ xấu không thể ngày một ngày hai giải quyết dược. lợi ích nhóm rất lớn không phải nói là làm được đâu bác ...... cái giá của sự ăn chia rút ván sẽ trả giá nếu không là trạng chết chùa cũng băng hà,
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chỉ việc bác nhận định tôi làm ở công ty chứng khoán là không chính xác đến 100% rồi...

Chia sẻ trang này